Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 415/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT LÚA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản thẩm định số 382/BC- NN-KHTC ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc lập Quy hoạch vùng lúa ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu quy hoạch

1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai hiện có kết hợp với sự phát triển khoa học, công nghệ của thế giới và trong nước để phát triển các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao (CNC) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, bền vững; góp thần bảo đảm an ninh lương thực, tạo sản phẩm gạo hàng hóa có chất lượng cao cung cấp cho nhu cầu nội tại và xuất khẩu. Qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp Nghệ An phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao; đảm bảo phát triển ổn định và bền vững cả trước mắt và lâu dài.

Tiếp tục nhập nội, khảo nghiệm tuyển chọn giống; từng bước ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các loại giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chịu thâm canh, có khả năng kháng sâu bệnh và các tác động bất lợi của thời tiết để chủ động nguồn giống cung cấp cho sản xuất; đặc biệt là các loại giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản,...

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2015: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa tại các huyện vùng trọng điểm lúa của tỉnh với diện tích canh tác khoảng 8.400 ha, diện tích gieo trồng 16.800 ha; năng suất bình quân dự kiến đạt 65,0 tạ/ha; sản lượng 109.200 tấn, tương đương khoảng 71.000 tấn gạo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa.

b) Đến năm 2020: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa tại các huyện vùng trọng điểm lúa của tỉnh với diện tích canh tác khoảng 28.000 ha, diện tích gieo trồng 56.000 ha; năng suất bình quân dự kiến đạt 65,0 - 70,0 tạ/ha; sản lượng 364.000 tấn đến 392.000 tấn, tương đương khoảng 254.800 tấn gạo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa.

II. Nội dung quy hoạch

1. Quy mô diện tích và địa bàn bố trí

Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao có tính chất lâu dài, ưu tiên các vùng đất có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, như: Quy mô tối thiểu một vùng có diện tích tập trung ≥ 30 ha ở vùng đồng bằng và 20 ha đối với vùng trung du; liền vùng, liền khoảnh; thuận lợi về giao thông và phải có điều kiện chủ động tưới, tiêu. Tổng diện tích quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 28.000 ha; bố trí tại địa bàn 8 huyện vùng đồng bằng và trung du với 164 xã, thị trấn, gồm: Diễn Châu (29 xã, thị trấn), Yên Thành (26 xã), Quỳnh Lưu (21 xã), Đô Lương (22 xã), Nghi Lộc (17 xã), Hưng Nguyên (17 xã), Nam Đàn (14 xã), Thanh Chương (18 xã).

Được bố trí cụ thể như sau:

TT

Địa bàn huyện

Quy hoạch đến

2015 (ha)

Quy hoạch đến

2020 (ha)

1

Diễn Châu

1.200

4.000

2

Yên Thành

1.800

6.000

3

Quỳnh Lưu

900

3.000

4

Nghi Lộc

900

3.000

5

Hưng Nguyên

900

3.000

6

Nam Đàn

900

3.000

7

Đô Lương

900

3.000

8

Thanh Chương

900

3.000

 

Tổng

8.400

28.000

2. Tiến độ đầu tư phát triển vùng sản xuất lúa ứng dụng CNC

Căn cứ vào điều kiện đất đai và khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, dự kiến tiến độ đầu tư phát triển sản xuất lúa ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh đến 2020 như sau:

ĐVT: Ha

TT

Địa bàn huyện

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Diễn Châu

400

800

1.200

1.800

2.400

3.200

3.700

4.000

2

Yên Thành

600

1.200

1.800

2.600

3.600

4.600

5.400

6.000

3

Quỳnh Lưu

300

600

900

1.400

2.000

2.400

2.700

3.000

4

Nghi Lộc

300

600

900

1.400

2.000

2.400

2.700

3.000

5

Hưng Nguyên

300

600

900

1.400

2.000

2.400

2.700

3.000

6

Nam Đàn

300

600

900

1.400

2.000

2.400

2.700

3.000

7

Đô Lương

300

600

900

1.400

2.000

2.400

2.700

3.000

8

Thanh Chương

300

600

900

1.400

2.000

2.400

2.700

3.000

 

Tổng

2.800

5.600

8.400

12.800

18.000

22.200

25.300

28.000

3. Dự kiến kết quả sản xuất

Căn cứ vào điều kiện đất đai và khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, dự kiến tiến độ đầu tư vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, như sau:

TT

Huyện

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích canh tác

(ha)

Diện tích gieo trồng

(ha)

Dự kiến năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích canh tác

(ha)

Diện tích gieo trồng

(ha)

Dự kiến năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

1

Diễn Châu

1.200

2.400

65

15.600

4.000

8.000

70

56.000

2

Yên Thành

1.800

3.600

65

23.400

6.000

12.000

70

84.000

3

Quỳnh Lưu

900

1.800

65

11.700

3.000

6.000

70

42.000

4

Nghi Lộc

900

1.800

65

11.700

3.000

6.000

70

42.000

5

Hưng Nguyên

900

1.800

65

11.700

3.000

6.000

70

42.000

6

Nam Đàn

900

1.800

65

11.700

3.000

6.000

70

42.000

7

Đô Lương

900

1.800

65

11.700

3.000

6.000

70

42.000

8

Thanh Chương

900

1.800

65

11.700

3.000

6.000

70

42.000

 

Tổng

8.400

16.800

65

109.200

28.000

56.000

70

392.000

III. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, cơ giới hóa, các tiến bộ kỹ thuật,...) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất lúa theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với hiệu quả cao và bền vững. Trong đó cần chú ý:

a) Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quy trình canh tác như: Thực hành nông nghiệp tốt (Vietgap), thâm canh lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng (INM) và quản lý nước (IWM).

b) Về giống: Tiếp tục nhập nội, khảo nghiệm, tuyển chọn, phục tráng giống; từng bước ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các loại giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chịu thâm canh, có khả năng kháng sâu bệnh và các tác động bất lợi của thời tiết để chủ động nguồn giống cung cấp cho sản xuất; đặc biệt là các loại giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản,...

Trong những năm tới, tiếp tục sử dụng các giống đã được khẳng định phù hợp với điều kiện sản xuất ở Nghệ An, có năng suất, chất lượng cao vào để sản xuất, trong đó:

- Vùng sản xuất lúa hàng hóa: Sử sụng các giống lúa có chất lượng gạo ngon, ưu tiên phát triển các giống lúa đặc sản.

- Vùng sản xuất để tiêu dùng: Sử dụng cả lúa lai và lúa thuần năng suất cao, chất lượng gạo khá.

c) Thủy lợi: Tuỳ vào điều kiện cụ thể của các vùng sản xuất và khả năng để tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm để đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho vùng sản xuất lúa.

d) Ứng dụng cơ giới hóa: Tùy theo điều kiện, mức độ tập trung quy mô diện tích của mỗi vùng sản xuất và khả năng đầu tư để từng bước áp dụng các loại máy móc, thiết bị có công suất tương ứng, phù hợp, như: máy làm đất, máy cấy lúa, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc, vận chuyển,...

đ) Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT: Xây dựng mô hình, tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường để nông dân từng bước ứng dụng vào sản xuất.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách

a) Thực hiện hỗ trợ cho người sản xuất vùng quy hoạch theo các chính sách hiện hành của nhà nước.

b) Đẩy nhanh việc chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, tạo thành vùng tập trung quy mô lớn, thuận lợi cho ứng dụng máy móc và khoa học công nghệ vào sản xuất và có biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho đất.

c) Lồng ghép các Chương trình, dự án, cơ chế chinh sách liên quan đến sản xuất lúa gạo (khảo nghiệm giống, khuyến nông, các chính sách hỗ trợ hiện hành, dự án giao thông, thủy lợi nội đồng,...) để phát triển các vùng sản xuất lúa ứng dụng CNC.

d) UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách và liên doanh, liên kết với nông dân để tổ chức sản xuất, thu mua và chế biến lúa gạo ứng dụng CNC.

3. Giải pháp về xúc tiến đầu tư

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ để kêu gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân vào liên doanh, liên kết phát triển sản xuất lúa ứng dụng CNC và đầu tư các cơ sở chế biến theo quy hoạch được duyệt.

4. Giải pháp chế biến và tiêu thụ lúa gạo

Hiện nay, thóc lúa sản xuất ra trên địa bàn tỉnh được tiêu thụ theo các hình thức như: Chủ yếu là phục vụ nhu cầu lương thực, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu chế biến, sản xuất rượu, bún, bánh mướt,…của các hộ dân, các hộ buôn bán nhỏ; một phần được các tiểu thương thu mua, chế biến để bán tại các chợ, ki ốt; phần còn lại được các doanh nghiệp (công ty TNHH Vĩnh Hòa, Tổng công ty CP VTNN,…) thu mua, chế biến, đóng gói và xuất bán lưu thông trên thị trường, tại các siêu thị; hoặc các doanh nghiệp thu mua để chế biến thức ăn chăn nuôi,…nhưng với khối lượng còn ít, do đó giá trị của lúa gạo đang còn rất thấp.

Với sản lượng lúa gạo mỗi năm đạt trên 1,1 triệu tấn lương thực, trong đó lúa gạo sản xuất theo quy trình ứng dụng công nghệ cao dự kiến chiếm khoảng trên 35%, với nhu cầu lương thực/người ngày càng có xu hướng giảm nhưng yêu cầu cao về chất lượng. Các sản phẩm lúa gạo có chất lượng cao, đảm bảo an toàn sinh học ngày càng là đòi hỏi và nhu cầu thiết yếu. Do đó, cần phải có sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, thu mua và chế biến lúa gạo đảm bảo chất lượng, an toàn sinh học để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu.

Phấn đấu trong kỳ quy hoạch, mỗi huyện hình thành được từ 1 đến 2 mô hình liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp và người dân trong sản xuất, thu mua, bảo quản và chế biến lúa gạo chất lượng cao phù hợp với quy mô, địa bàn của từng địa phương. Đồng thời phải hình thành được chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lúa gạo trong đó có lúa ứng dụng CNC.

5. Giải pháp về đầu tư

a) Khái toán vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 1.328.895 triệu đồng, trong đó:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: 283.295 triệu đồng, trong đó:

+ Nâng cấp giao thông: 214.515 triệu đồng.

+ Thủy lợi:

* Nâng cấp trạm bơm: 7.500 triệu đồng.

* Nâng cấp kênh mương: 61.280 triệu đồng.

- Đầu tư sản xuất: 1.045.600 triệu đồng.

- Giống, vật tư: 67.200 triệu đồng.

- Máy móc sản xuất: 946.400 triệu đồng.

- Kho dự trữ: 32.000 triệu đồng. b) Nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách hỗ trợ theo chính sách hiện hành.

- Vốn của các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo.

- Vốn tự có của người sản xuất và các nguồn vốn hợp pháp khác.

6. Danh mục các dự án ưu tiên

a) Các dự án liên doanh, liên kết sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại từng huyện trong vùng quy hoạch.

b) Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống kênh mương, trạm bơm để chủ động tưới, tiêu cho vùng sản xuất lúa CNC.

c) Dự án du nhập, khảo nghiệm, tuyển chọn, phục tráng giống và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất giống lúa có năng suất, chất lượng cao, giống đặc sản.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phương thức tổ chức thực hiện quy hoạch

Việc tổ chức thực hiện quy hoạch phải tuân thủ quy hoạch của nhà nước, theo hình thức là: Các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nông dân để tổ chức sản xuất và thu mua, chế biến lúa gạo thông qua hợp đồng kinh tế.

2. Trách nhiệm của các ngành, các địa phương, đơn vị liên quan

a) Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, có trách nhiệm thông báo để các địa phương, đơn vị và các tổ chức cá nhân biết để thực hiện quy hoạch.

- Quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch; hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Kịp thời tham mưu UBND tỉnh xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách; giải quyết các vướng mắc đảm bảo thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt có hiệu quả.

- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy trình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao để làm căn cứ thực hiện.

b) Các Sở, ban ngành liên quan

Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện quy hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành, điều chỉnh bổ sung các cơ chế chính sách giải quyết các vướng mắc để thực hiện quy hoạch có hiệu quả.

c) UBND các huyện trong vùng quy hoạch.

- Chủ trì triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý việc thực hiện quy hoạch thuộc địa bàn quản lý một cách có hiệu quả.

- Chỉ đạo các các Phòng ban liên quan, UBND các xã trong vùng quy hoạch và các doanh nghiệp sản xuất lúa CNC tổ chức liên doanh, liên kết và chỉ đạo nông dân sản xuất đảm bảo chỉ tiêu diện tích; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo hài hòa lợi ích của nông dân và doanh nghiệp nhằm phát triển ổn định, bền vững.

- Lập dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa tại địa phương trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để có căn cứ triển khai thực hiện.

d) Các doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến lúa gạo ứng dụng công nghệ cao

Bám sát quy hoạch được phê duyệt để cùng Chính quyền các địa phương, các ngành liên doanh, liên kết hướng dẫn nông dân vùng quy hoạch tổ chức sản xuất lúa ứng dụng CNC, thu mua và chế biến. Đồng thời làm tốt công tác dịch vụ và đầu tư cho nông dân vay giống, vật tư phân bón, tổ chức sản xuất, hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao,… Ký kết hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo đúng tinh thần Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo giá hợp lý, tương đương hoặc cao hơn giá lúa trên thị trường (cùng thời điểm), nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các huyện trong vùng quy hoạch thực hiện tốt quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Thủ trưởng các ban ngành, đơn vị cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 415/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An

  • Số hiệu: 415/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/01/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Viết Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản