Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4104/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 18 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

n cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế qun lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia; Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Thông số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Văn bản số 1496/SCT-KHTCTH ngày 16/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- NĐiều 3;
- Bộ Công Thương (b/c);
-
TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- C
T, các PCT UBND tnh;
- Cục TMĐT và CNTT
-Bộ CT;
-
CPVP;
- Lưu: VT,
KTTH, KTN.
D:\Dropbox\TAM a\TMai\Quyet dinh\2016\11.16 QD bh KH PT TMDT 16-20.doc

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Khánh Toàn

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 4104/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. Kết quả đạt được

Thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 475/KH-UBND ngày 21/02/2011 về việc phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015.

Sau 5 năm triển khai thực hiện, TMĐT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh. Nhận thức về vị trí, vai trò cũng như những lợi ích của TMĐT đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay của cán bộ, công chức, của cộng đồng doanh nghiệp và nhiều tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh ngày càng cao. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Trên 90% cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp biết đến lợi ích của thương mại điện tử; 90% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin; 10% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 20% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 10% cơ sở kinh doanh các lĩnh vực thương mại dịch vụ như vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.

- Hạ tầng phục vụ TMĐT đã bước đầu được các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người dân quan tâm đầu tư nhằm từng bước tiếp cận với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình trên mạng internet được sâu rộng hơn, cả trong và ngoài nước. Mức độ ứng dụng TMĐT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc tham gia mua bán, trao đổi trên mạng internet ngày càng tăng.

- Bên cạnh việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển TMĐT trong tình hình mới... , các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ công, bước đầu hình thành mô hình chính quyền điện tử.

- Các ngành, địa phương theo yêu cầu về công tác quản lý nhà nước của đơn vị triển khai các ứng dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư và phát triển; tuy nhiên một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý điều hành, đầu tư các phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; xây dựng các website để giới thiệu, quảng bá, giao dịch bán hàng, trao đổi thông tin tìm kiếm mở rộng thị trường.

- Để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng, nâng cấp Sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Nam tại địa chỉ www.quangnamtrade.com.vn do Sở Công Thương chủ trì nhằm xây dựng một môi trường giao dịch trực tuyến cho cộng đồng doanh nghiệp. Hiện nay đang hỗ trợ cho trên 200 doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử.

2. Về thuận lợi, khó khăn

a) Thuận lợi:

Thời gian qua, các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh đã quan tâm và có nhiu c gng trong việc trin khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị mình; tạo chuyn biến tích cực về nhận thức và hành động trong ứng dụng CNTT góp phn nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, nhà nước từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Khối doanh nghiệp đã nhận thức đúng đn về vai trò và tầm quan trọng của TMĐT nên đầu tư xây dựng hạ tầng CNTT, ứng dụng các phần mềm tin học phục vụ sản xuất kinh doanh, chăm sóc khách hàng, quảng bá giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khó khăn:

- Nguồn nhân lực ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, đội ngũ cán bộ chuyên trách TMĐT còn thiếu; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm, chú trọng công tác ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Công nghiệp CNTT tại địa phương chưa phát triển, chưa có các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính, phát triển các phần mềm ứng dụng; các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực CNTT chủ yếu là làm dịch vụ, cung cấp sản phẩm với quy mô nhỏ lẻ. Nhân lực CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; thiếu cơ sở đào tạo chuyên ngành CNTT; chưa có chính sách đãi ngộ đối với nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước cũng như trong doanh nghiệp.

- Hiện nay, nguồn kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT rất ít. Nhận thức của doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế; hầu hết doanh nghiệp chưa có người chuyên trách về công nghệ thông tin và TMĐT, chủ yếu là kiêm nhiệm. Việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp mới ở giai đoạn đầu nên hiệu quả chưa cao, chưa theo kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Mặc dù các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều giải pháp trong hệ thống thanh toán, quản lý doanh nghiệp và các dịch vụ trong TMĐT, nhưng nhìn chung việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT còn yếu. Nhiều doanh nghiệp đã có website nhưng vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin đơn thuần. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa quan tâm đến việc bảo mật dữ liệu, thông tin khi kinh doanh trên môi trường mạng.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ doanh nghiệp và bộ phận thanh niên khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT tuy được duy trì thường xuyên, nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của tình hình mới.

c) Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

- Nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của TMĐT trong các doanh nghiệp chưa được đầy đủ và chưa đúng mức. Doanh nghiệp chưa thấy rõ vai trò, hiệu quả kinh tế của TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hạn chế, chưa thực sự chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai TMĐT.

- Nhiều doanh nghiệp khả năng tài chính hạn hẹp, khó có điều kiện trang bị máy tính, phần cứng, phần mềm và nguồn nhân lực đủ mạnh để có thể quản trị và đẩy mạnh ứng dụng TMĐT.

- Việc mua hàng theo kiểu chợ truyền thống vẫn đang là một trong những cản trở lớn đối với việc thúc đẩy TMĐT phát triển ở các doanh nghiệp.

- TMĐT là lĩnh vực mới, phát triển rất nhanh nên nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân còn lúng túng với hoạt động của TMĐT; việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn nhiều bất cập.

Để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh hiểu rõ lợi ích và tham gia phát triển TMĐT, cần phải đẩy nhanh việc triển khai các hoạt động ứng dụng TMĐT với mục tiêu đề ra theo Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Mục tiêu đến năm 2020

1.1. Mục tiêu chung:

Triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước và đại bộ phận các doanh nghiệp trong tỉnh; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 như sau:

- 100% dịch vụ hành chính công cung cấp trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh và UBND cấp huyện phải cung cấp trực tuyến tối thiểu đạt mức độ 2;

- 90% các giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước với doanh nghiệp và công dân được thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh và qua bộ phận một cửa điện tử;

- 60% hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cơ sở cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền thông sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử;

- Áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT;

- Mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng;

- Ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B; giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C; giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G; giữa các cá nhân với nhau - C2C; giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C;

- Phấn đấu 30% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia sàn giao dịch TMĐT, 50% doanh nghiệp có website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm;

- 1.000 lượt cán bộ của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, thanh niên khởi nghiệp được tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn về TMĐT.

- 1.000 sinh viên năm cuối cấp được đào tạo, tập huấn về chuyên ngành TMĐT, đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp.

2. Nội dung và giải pháp

2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMĐT

a) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT:

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TMĐT thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, cẩm nang TMĐT, các tờ rơi quảng bá về TMĐT và các hình thức khác.

b) Tập huấn chuyên sâu về TMĐT cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp

Tổ chức tập huấn ngắn hạn cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên về TMĐT theo địa phương và lĩnh vực kinh doanh. Nội dung tuyên truyền chủ yếu bao gồm: Xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới và tại Việt Nam; các mô hình TMĐT điển hình trên thế giới và Việt Nam; gian lận trong TMĐT và chế tài xử lý vi phạm; các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thống kê TMĐT; dịch vụ công trực tuyến; lập kế hoạch marketing trực tuyến; các kỹ năng khai thác thông tin thương mại trực tuyến; các kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên internet: xây dựng và quản trị website TMĐT; thiết kế website thân thiện với thiết bị cầm tay; tối ưu hóa website thân thiện với công cụ tìm kiếm; sàn giao dịch TMĐT; xây dựng thương hiệu trên môi trường internet,...

2.2. Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT

Tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn mở khi triển khai ứng dụng TMĐT, sử dụng các công nghệ phục vụ phát triển thanh toán trực tuyến, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các tiện ích thanh toán qua phương tiện điện tử hỗ trợ người mua thanh toán trực tuyến, thúc đẩy phát triển TMĐT. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ cho thuê thiết bị tính toán, phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông khác.

Phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử ứng dụng trong TMĐT tới các doanh nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thông tin, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch TMĐT và lợi ích của việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động TMĐT. Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong kinh doanh điện tử giữa các doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để thông tin trao đổi trên môi trường mạng máy tính được đảm bảo an toàn.

Hỗ trợ kiểm tra và đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt các website TMĐT của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh tiến hành đăng ký hoặc thông báo hoạt động, phổ biến các lợi ích của hoạt động này đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

2.3. Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT

a) Duy trì, đăng tin trên sàn thương mại điện tử: www.quangnamtrade.com.vn

Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Nam được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 2006 tại địa chỉ: www.quangnamtrade.com.vn nhằm phục vụ việc quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi, tiếp cận cơ hội kinh doanh dễ dàng và thuận tiện hơn so với môi trường kinh doanh truyền thống.

b) Duy trì Cổng TMĐT của Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam tại địa chỉ: www.http://congthuong.quangnam.gov.vn (hiện có)

Cổng thông tin điện tử quản lý nhà nước của Sở Công Thương tích hợp module quản lý điều hành nhằm giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, thông tin của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngành Công Thương; đăng tải các thủ tục hành chính, tin tức sự kiện phản ánh hoạt động của ngành, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý và tích hợp các phần mềm quản lý.

Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và ngân sách chi thường xuyên của Sở.

2.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tnh ứng dụng TMĐT

a) Htrợ xây dựng mô hình ứng dụng TMĐT điển hình:

Mi năm hỗ trợ 10 doanh nghiệp chưa có hoặc đã có website TMĐT đang hoạt động, thiết kế, nâng cấp thành website TMĐT có đầy đủ chức năng đbán hàng như: giỏ hàng trực tuyến, tích hợp thanh toán trực tuyến, chức năng quản lý hoạt động khuyến mãi trực tuyến, facebook store, hỗ trợ chat live và website phải thân thiện với thiết bị cầm tay…

b) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Sàn, Cổng TMĐT lớn, quốc gia ECVN... nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp:

Mỗi năm, lựa chọn 10 doanh nghiệp tiêu biểu có khả năng và mong muốn ứng dụng TMĐT đhỗ trợ, tư vn cách thức tham gia. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua việc khai thác các cơ hội giao thương hàng ngày. Đào tạo kỹ năng quản trị gian hàng trực tuyến.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và sử dụng hệ thống thư điện tử với tên miền riêng của doanh nghiệp:

Thư điện tử là công cụ liên lạc, trao đổi thông tin, giao dịch trực tuyến có tốc độ cao, tin cậy, chi phí thấp, cần có chính sách hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ trong triển khai hệ thống thư điện tử với tên miền riêng của doanh nghiệp.

 2.5. Khảo sát, học tập kinh nghiệm và nhiệm vụ khác

a) Tổ chức cử cán bộ phụ trách TMĐT và công nghệ thông tin dự hội thảo, tập huấn, hội nghị trong và ngoài nước do các Bộ, ngành tổ chức; mua và phô tô tài liệu TMĐT.

b) Đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử ở địa phương có chuyên môn sâu đáp ứng công tác quản lý nhà nước về TMĐT.

c) Tổ chức các đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm các nước và các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch TMĐT đạt kết quả tốt, khảo sát một số doanh nghiệp ứng dụng thành công TMĐT trong sản xuất kinh doanh.

2.6. Tư vấn khảo sát, thống kê, báo cáo đánh giá và xây dựng kế hoạch ứng dụng TMĐT:

Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê tình hình ứng dụng TMĐT để đánh giá các tiêu chí phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh. Qua đó tăng cường công tác quản lý nhà nước theo thẩm quyền, đồng thời nắm bắt tình hình phát triển TMĐT, làm cơ sở xây dựng các giải pháp giúp doanh nghiệp ứng dụng TMĐT thành công và xây dựng chỉ số TMĐT tại địa phương.

Phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố các số liệu thống kê định kỳ về TMĐT.

3. Kinh phí triển khai thực hiện

Sử dụng các nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương cấp hàng năm, vận động các doanh nghiệp, cá nhân tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị, chủ động ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội tiếp tục quan tâm lồng ghép các nguồn kinh phí để đầu tư phát triển công nghệ thông tin hỗ trợ TMĐT.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương và các đơn vị có liên quan triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng TMĐT;

- Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định;

- Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và theo hướng dẫn của Trung ương;

- Định kỳ 6 tháng một lần, tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND tỉnh xem xét và đề ra những giải pháp mới nhằm đẩy mạnh sự phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc hỗ trợ các Sở, Ban, ngành, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT; đào tạo các kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin và TMĐT; gắn kết sự phát triển TMĐT với Chính phủ điện tử;

- Thực hiện tốt việc quản lý phát triển hạ tầng mạng phục vụ phát triển TMĐT; xây dựng và đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ hỗ trợ TMĐT;

- Đề xuất ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ hỗ trợ TMĐT;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu, bố trí cân đối nguồn vốn hằng năm theo kế hoạch để thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.

4. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020; định kỳ 6 tháng một lần báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch của đơn vị về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 1

CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4104/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung công việc

Tiến độ thực hiện

Tổng Kinh Phí (triệu đồng)

Đơn vị thực hiện

Bắt đầu

Kết thúc

Chủ trì

Phối hợp

1

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về TMĐT

2016

2020

100

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Tập huấn chuyên sâu về Thương mại điện tử cho cán bộ QLNN và doanh nghiệp

2016

2020

320

3

Tham dự hội thảo, tập huấn trong và ngoài nước

2017

2018

80

4

Đào tạo lực lượng chuyên trách về TMĐT

2017

2018

80

5

Duy trì, đăng tin Sàn Thương mại điện tử www.quangnamtrade.com.vn

2016

2020

260

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông

6

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Sàn, Cổng TMĐT lớn, quốc gia ECVN...

2017

2020

200

Sở Công Thương

UBND các huyện, thị xã, thành phố

7

Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng Thương mại điện tử điển hình

2017

2020

400

8

Tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê tình hình ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh

2016

2020

120

Sở Công Thương

UBND các huyện, thị xã, thành phố

9

Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và sử dụng hệ thống thư điện tử với tên miền riêng của doanh nghiệp

2017

2020

80

10

Tổ chức các đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm các nước và các địa phương

2017

2020

100

11

Duy trì Cổng TMĐT của Sở Công Thương tnh Quảng Nam

2017

2020

 

12

Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT

2017

2020

 

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố