Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2010/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 15 tháng 9 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng;
Căn cứ Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐTTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 01/2010/TTLT-UBDT-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn;
Thực hiện Công văn số 596/HĐND-CTHĐ ngày 08 tháng 9 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần vùng cao và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 571/LS/NNPTNT-TC-BDT ngày 30 tháng 6 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần và thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng từ năm 2010.
Quyết định này thay thế Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định về chính sách đầu tư ứng trước giống, vật tư và các mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần và thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ miền núi và thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ỨNG TRƯỚC, TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN GIỐNG, VẬT TƯ ĐỂ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC CÁC XÃ THUẦN VÙNG CAO VÀ CÁC THÔN DÂN TỘC THIỂU SỐ XEN GHÉP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2010/QĐ-UBN ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng được hưởng chính sách này là hộ đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống và có đất sản xuất nông nghiệp tại 11 xã thuần vùng cao và 20 thôn dân tộc thiểu số xen ghép.
2. Điều kiện được hưởng chính sách này là hộ sản xuất nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại 11 xã thuần vùng cao và 20 thôn dân tộc thiểu số xen ghép, có đất sản xuất, có lao động, có khó khăn về vốn, có nhu cầu đầu tư ứng trước, được Ủy ban nhân dân xã xét duyệt và đề nghị.
Điều 2. Địa bàn thực hiện đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển
Bao gồm 11 xã thuần vùng cao và 20 thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (có danh mục kèm theo).
Điều 3. Chính sách đầu tư ứng trước
1. Mặt hàng thực hiện đầu tư ứng trước gồm: giống bắp lai, giống lúa nước, giống heo cỏ địa phương, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại.
2. Định mức đầu tư ứng trước:
a) Đối với giống cây trồng:
* Bắp lai:
- Diện tích: tính theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ và tối đa không quá 03 ha/hộ/vụ;
- Nội dung đầu tư, bao gồm:
+ Chi phí làm đất (cày, bừa): tính theo giá thị trường;
+ Giống bắp lai không quá: 15 kg/ha;
+ Phân bón các loại không quá: 550 kg/ha;
+ Thuốc diệt cỏ: 04 lít/ha;
+ Thuốc trừ sâu: 04 kg/ha.
* Lúa nước:
- Diện tích tính theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ và tối đa không quá 02 ha/hộ/vụ;
- Nội dung đầu tư, bao gồm:
+ Chi phí làm đất (cày, bừa): tính theo giá thị trường;
+ Giống lúa không quá: 160 kg/ha;
+ Phân bón các loại không quá: 550 kg/ha;
+ Thuốc diệt cỏ: 02 lít/ha;
+ Thuốc trừ sâu bệnh: 02 kg/ha;
b) Heo cỏ địa phương:
Giống heo cỏ địa phương: 10 con/hộ/năm.
1. Giá cả:
a) Đầu vào giá vật tư, hàng hóa dịch vụ bao gồm các khoản chi phí hợp lý theo quy định và giá từng mặt hàng phải bằng hoặc thấp hơn giá cùng thời điểm tại thành phố Phan Thiết;
b) Đầu ra là giá mua hàng hóa của đồng bào sản xuất ra tối thiểu phải bằng giá thị trường tại thời điểm ở địa bàn mua hàng.
2. Phương thức đầu tư theo tiến độ sản xuất từng vụ bằng hiện vật như: giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón các loại, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và tiền mua nhiên liệu làm đất. Hình thức đầu tư thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, giữa chủ hộ với đơn vị được giao trực tiếp thực hiện chính sách có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phương thức thu hồi vốn đầu tư thông qua thu mua sản phẩm (theo hợp đồng đã ký với đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách) và các nguồn thu nhập khác.
Điều 5. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi
1. Đơn vị tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước có trách nhiệm: a) Cung ứng đầy đủ kịp thời giống, vật tư, hàng hóa đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian từng thời vụ theo đúng hợp đồng với hộ đồng bào. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các địa phương tổ chức tập huấn hướng dẫn đồng bào sản xuất theo quy trình kỹ thuật. Đồng thời, huy động phương tiện thu hoạch kịp thời, thu mua toàn bộ sản phẩm do đồng bào sản xuất ra;
b) Có trách nhiệm niêm yết công khai tiêu chuẩn, chất lượng, giá bán giống bắp lai, giống lúa nước, giống heo cỏ địa phương, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại và giá mua bắp lai thương phẩm, lúa thương phẩm tại các điểm mua, bán;
c) Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu đơn vị tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước vi phạm một trong những nội dung: không mua hết nông sản hàng hóa; mua không đúng thời gian, không đúng địa điểm như đã cam kết trong hợp đồng; gian lận thương mại trong việc quy định tiêu chuẩn chất lượng, số lượng giống bắp lai, giống lúa nước, giống heo cỏ địa phương, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại và bắp lai thương phẩm, lúa thương phẩm; lợi dụng tính độc quyền của hợp đồng để bán cao hơn và mua dưới giá đã ký kết trong hợp đồng hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho đồng bào thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm phải chịu các biện pháp xử lý sau đây:
- Bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật về hợp đồng;
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm đình chỉ hoặc đình chỉ quyền kinh doanh đối với các mặt hàng mà đơn vị tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước vi phạm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm hợp đồng của đơn vị tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước.
d) Cuối mỗi kỳ sản xuất rà soát, đối chiếu công nợ với từng hộ đã đầu tư để có biện pháp thu hồi vốn, không để nợ dây dưa kéo dài dẫn đến mất vốn;
đ) Chỉ đầu tư ứng trước ở vụ kế tiếp, sau khi hộ ký hợp đồng đã trả xong nợ đầu tư ở vụ trước. Trong trường hợp khách quan mất mùa do thiên tai, dịch bệnh được các ngành chức năng xác nhận thì được tiếp tục đầu tư ứng trước và thu hồi nợ trong các vụ tiếp theo.
2. Đối với hộ được đầu tư ứng trước:
a) Có trách nhiệm sử dụng các loại giống, vật tư được ứng trước phục vụ cho sản xuất theo hợp đồng đã ký với đơn vị đầu tư ứng trước, đồng thời phải chủ động trong tổ chức sản xuất và thu hoạch sản phẩm theo sự hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn và đơn vị được giao trực tiếp thực hiện chính sách; b) Có trách nhiệm thanh toán đủ tiền đầu tư ứng trước cho đơn vị tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước tại khoản 1 Điều này, theo phương thức bằng sản phẩm quy ra giá trị bằng tiền tại thời điểm và bằng nguồn thu nhập khác theo đúng hợp đồng đã ký. Chỉ được nhận đầu tư ứng trước ở vụ kế tiếp, sau khi đã trả xong nợ ở vụ trước;
c) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu người sản xuất nhận tiền vốn, vật tư ứng trước của đơn vị tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước mà cố ý không bán đủ nông sản hàng hóa hoặc bán nông sản hàng hóa cho doanh nghiệp khác không ký hợp đồng đầu tư sản xuất; bán thiếu số lượng, không đúng thời gian, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa quy định trong hợp đồng; không thanh toán đúng thời hạn hoặc có hành vi vi phạm khác thì phải chịu các hình thức xử lý sau đây:
- Phải thanh toán lại cho đơn vị tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước các khoản nợ: vật tư, vốn (bao gồm cả lãi suất vốn vay theo mức lãi suất của Ngân hàng thương mại trong thời hạn nhận đầu tư ứng trước);
- Phải bồi thường thiệt hại đã gây ra theo quy định của pháp luật về hợp đồng.
d) Người sản xuất chỉ được bán nông sản hàng hóa sản xuất theo hợp đồng cho các đơn vị, cá nhân khác khi đơn vị được giao thực hiện đầu tư ứng trước từ chối không mua hoặc mua không hết nông sản hàng hóa của mình; đ) Trong trường hợp khách quan mất mùa do thiên tai, dịch bệnh được các ngành chức năng xác nhận sẽ được khoanh nợ (không tính lãi) và phải thanh toán trong vụ sản xuất sau.
3. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã có hộ nhận đầu tư ứng trước kiểm tra chặt chẽ từng hộ đủ điều kiện được đầu tư ứng trước theo quy định;
b) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với đơn vị được giao tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước giải quyết các tranh chấp về hợp đồng và thu hồi vốn cho đơn vị được giao hợp đồng đầu tư ứng trước.
4. Đối với Ủy ban nhân dân xã:
a) Có trách nhiệm tổ chức xét duyệt và đề nghị những hộ trong xã, thôn đủ điều kiện được đầu tư ứng trước đúng địa bàn và đúng đối tượng, số lượng theo quy định;
b) Chỉ đạo sản xuất và phối hợp cùng đơn vị được giao trực tiếp thực hiện chính sách thu hồi vốn đầu tư ứng trước.
Điều 6. Chính sách trợ cước vận chuyển
1. Điều kiện để được trợ cước vận chuyển là: các hộ sản xuất đã nhận đầu tư ứng trước theo chính sách tại Điều 3 Quy định này.
2. Mặt hàng thực hiện trợ cước vận chuyển, bao gồm: giống bắp lai, giống lúa nước, giống heo cỏ địa phương, phân bón các loại, bắp lai thương phẩm và lúa thương phẩm.
3. Định mức, cự ly trợ cước vận chuyển:
a) Định mức trợ cước vận chuyển tính theo lượng hàng thực tế đã nhận đầu tư ứng trước nhưng không vượt quá mức đầu tư sau:
- Giống bắp lai: 15 kg/ha;
- Giống lúa nước: 160 kg/ha;
- Phân bón các loại: 550 kg/ha.
Định mức trên tính theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ và tối đa không quá 03 ha/hộ/vụ;
- Giống heo cỏ địa phương: 10 con/hộ/năm. b) Cự ly tính cước vận chuyển:
- Cự ly tính trợ cước vận chuyển giống bắp lai, giống lúa nước, phân bón các loại và giống heo cỏ địa phương được tính theo cự ly vận chuyển thực tế nhưng phải nằm trong khoảng cự ly từ trung tâm tỉnh (thành phố Phan Thiết) đến trung tâm xã;
- Cự ly tính trợ cước vận chuyển bắp lai thương phẩm, lúa thương phẩm được tính theo cự ly vận chuyển thực tế, nhưng phải nằm trong khoảng cự ly từ trung tâm xã đến trung tâm tỉnh (thành phố Phan Thiết).
Điều 7. Các khoản chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách như: chi phí quản lý, phí cầu đường, chi phí cấp phát, khấu hao tài sản và các chi phí khác có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách (nếu có) được ngân sách thanh toán theo quy định.
Kinh phí thực hiện việc trợ cước vận chuyển giống bắp lai, giống lúa nước, giống heo cỏ địa phương, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật, cước vận chuyển tiêu thụ bắp lai thương phẩm và lúa thương phẩm phải đảm bảo đúng nguyên tắc:
1. Lượng giống bắp lai, giống lúa nước, giống heo cỏ địa phương, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật được thanh toán cước vận chuyển là lượng hàng hóa đã vận chuyển bán đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng định lượng, có chứng từ bán, có bảng kê lượng hàng hóa đã đầu tư ứng trước (ghi rõ mặt hàng, số lượng đã trợ cước vận chuyển) có chữ ký hoặc điểm chỉ của từng hộ dân và được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.
2. Lượng bắp lai thương phẩm, lúa thương phẩm được thanh toán cước vận chuyển là lượng bắp lai, lượng lúa mua đúng địa bàn, có bảng kê mua hàng của từng hộ dân (số lượng x đơn giá = thành tiền), có chữ ký hoặc điểm chỉ của từng hộ, có chữ ký của người mua (cán bộ địa bàn hoặc cửa hàng, đại lý), được Ủy ban nhân dân xã xác nhận; giá mua không được thấp hơn giá thị trường ở cùng thời điểm.
3. Mức thanh toán tiền cước vận chuyển không được vượt quá đơn giá cước được duyệt và kế hoạch vốn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.
Điều 9. Lập, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí
1. Việc lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này.
2. Đơn vị được giao kinh phí thực hiện chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển có trách nhiệm quản lý và bảo toàn nguồn vốn đầu tư ứng trước được ngân sách Nhà nước cấp. Đồng thời, thanh quyết toán kinh phí trợ cước vận chuyển theo đúng quy định hiện hành.
- Vốn ngân sách tỉnh;
- Vốn hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị được giao thực hiện chính sách.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy định này; tổng hợp đề xuất nhu cầu vốn hàng năm và phương thức thực hiện chính sách. Đồng thời, theo dõi tổng hợp và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, các vướng mắc phát sinh cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.
2. Sở Tài chính phối hợp với Ban Dân tộc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện chính sách này; thẩm định, xét duyệt đơn giá trợ cước vận chuyển, chi phí quản lý để thực hiện chính sách theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Trung tâm Giống vật nuôi, Trung tâm Giống cây trồng, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ miền núi làm tốt công tác khuyến nông phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được xác định tại Quy định này.
4. Trung tâm Dịch vụ miền núi (thuộc Ban Dân tộc) là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách này.
5. Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ miền núi và Ủy ban nhân dân các xã có hộ đồng bào thực hiện chính sách đầu tư ứng trước: tuyên truyền đến từng hộ về chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ miền núi thu hồi đủ vốn đầu tư ứng trước để tiếp tục quay vòng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
1. Giám đốc các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện có đối tượng được đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển; đơn vị được giao tổ chức thực hiện chính sách có trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này.
2. Quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc; các cơ quan, đơn vị, các địa phương phản ánh về Ban Dân tộc để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
11 XÃ THUẦN VÙNG CAO VÀ 20 THÔN XEN GHÉP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2010của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
STT | Tên huyện | Thôn - xã |
I | Huyện Tuy Phong | 01 xã, 02 thôn |
1 |
| Xã Phan Dũng |
2 |
| Thôn 3, xã Phong Phú |
3 |
| Thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo |
II | Huyện Bắc Bình | 04 xã |
1 |
| Xã Phan Sơn |
2 |
| Xã Phan Lâm |
3 |
| Xã Phan Điền |
4 |
| Xã Phan Tiến |
III | Huyện Hàm Thuận Bắc | 03 xã, 02 thôn |
1 |
| Xã La Dạ |
2 |
| Xã Đông Giang |
3 |
| Xã Đông Tiến |
4 |
| Thôn KuKê, xã Thuận Minh |
5 |
| Thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa |
IV | Huyện Hàm Thuận Nam | 02 xã, 01 thôn |
1 |
| Xã Mỹ Thạnh |
2 |
| Xã Hàm Cần |
3 |
| Thôn Lập Đức, xã Tân Lập |
V | Huyện Hàm Tân | 04 thôn |
1 |
| Thôn Tân Quang, xã Sông Phan |
2 |
| Thôn Láng Gòn, xã Tân Xuân |
3 |
| Thôn Suối Mấu, xã Tân Hà |
4 |
| Thôn Bà Giêng, xã Tân Đức |
VI | Huyện Tánh Linh | 01 xã, 08 thôn |
1 |
| Xã La Ngâu |
2 |
| Thôn 1, xã Măng Tố |
3 |
| Thôn Đồng Me, xã Đức Thuận |
4 |
| Thôn Trà Cụ, thị trấn Lạc Tánh |
5 |
| Thôn 1, xã Gia Huynh |
6 |
| Thôn 2, xã Gia Huynh |
7 |
| Thôn 2, xã Suối Kiết |
8 |
| Thôn Tà Pứa, xã Đức Phú |
9 |
| Thôn 4, xã Đức Bình |
VII | Huyện Đức Linh | 03 thôn |
1 |
| Thôn 7, xã Đức Tín |
2 |
| Thôn 4, xã Trà Tân |
3 |
| Thôn 9, xã Mé Pu |
- 1Quyết định 07/2008/QĐ-UBND Quy định về chính sách đầu tư ứng trước giống, vật tư và mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã thuần và thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 3Nghị quyết 19/2006/NQ-HĐND phê duyệt Đề án định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010
- 4Nghị quyết 131/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2015
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 41/2006/QĐ-UBND thực hiện chính sách trợ cước vận chuyển mặt hàng chính sách trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Quyết định 05/2016/QĐ-UBND Quy định về chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần vùng cao và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Quyết định 07/2008/QĐ-UBND Quy định về chính sách đầu tư ứng trước giống, vật tư và mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã thuần và thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 05/2016/QĐ-UBND Quy định về chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần vùng cao và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Thông tư 04/2003/TT-BTC hướng dẫn về tài chính thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-UBDT-BTC hướng dẫn Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị quyết 19/2006/NQ-HĐND phê duyệt Đề án định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010
- 7Nghị quyết 131/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2015
- 8Quyết định 41/2006/QĐ-UBND thực hiện chính sách trợ cước vận chuyển mặt hàng chính sách trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Quyết định 41/2010/QĐ-UBND về Quy định chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã thuần vùng cao và thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 41/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/09/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/09/2010
- Ngày hết hiệu lực: 11/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra