Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 409/QĐ-BKHĐT | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 409/QĐ-BKHĐT ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai, thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện cam kết tại Hiệp định.
2. Yêu cầu
a) Thực hiện có hiệu quả Hiệp định theo mục tiêu, quan điểm, chủ trương, chính sách tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
b) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP; các yêu cầu tại Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
c) Kết hợp và lồng ghép việc triển khai thực hiện Hiệp định CPTPP với nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh.
d) Triển khai các hoạt động thực hiện Hiệp định kịp thời, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
1. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định
a) Nội dung hoạt động
Các đơn vị phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành thực hiện các động sau:
- Tổ chức hội nghị, tập huấn để giới thiệu, phổ biến cho công chức, cán bộ các đơn vị thuộc Bộ và cơ quan quản lý nhà nước liên quan về nội dung và ý nghĩa của Hiệp định, đặc biệt là các quy định liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đàm phán để nâng cao nhận thức, hiểu đúng nội dung cam kết làm cơ sở thực hiện hiệu quả Hiệp định.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo để phổ biến, giới thiệu và trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư, tổ chức tư vấn, và các đối tượng liên quan nội dung cam kết liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh, bao gồm cam kết trong lĩnh vực đầu tư, mua sắm của Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.
- Giới thiệu, phổ biến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và các phương tiện truyền thông của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (như Báo Đầu tư, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Báo Đấu thầu...) các tài liệu, nghiên cứu, bình luận về nội dung và cam kết của Hiệp định.
b) Phân công thực hiện
- Vụ Pháp chế mời chuyên gia, tổ chức giới thiệu tổng quan cho cán bộ, công chức của Bộ về nội dung, ý nghĩa Hiệp định; các cam kết về mở cửa thị trường và khuyến khích bảo hộ đầu tư (thực hiện trong năm 2019).
- Cục Đầu tư nước ngoài tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài các cam kết về mở cửa thị trường đầu tư và quy định liên quan trong Hiệp định; lồng ghép thực hiện phổ biến, giới thiệu cam kết về đầu tư trong hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài; thiết lập kênh thông tin về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Hiệp định trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo).
- Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia giới thiệu đánh giá định lượng về lợi ích và cơ hội của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP (thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo).
- Cục Quản lý đấu thầu chủ trì tổ chức phổ biến, giới thiệu quy định về mua sắm của Chính phủ trong Hiệp định (thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo).
- Cục Phát triển hợp tác xã chủ trì tổ chức phổ biến các quy định về cam kết của Hiệp định CPTPP cho đối tượng là hợp tác xã, thành viên hợp tác xã (thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo).
- Trung tâm Tin học, Báo Đầu tư, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Báo Đấu thầu và các đơn vị liên quan phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến tài liệu, nghiên cứu, bình luận về nội dung và ý nghĩa của Hiệp định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, tạp chí và ấn phẩm của Bộ (thực hiện trong năm 2019 và trong quá trình thực thi Hiệp định).
2. Hướng dẫn thực hiện, áp dụng cam kết của Hiệp định
a) Nội dung hoạt động
- Giải đáp, hướng dẫn thực hiện, áp dụng trực tiếp cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư và các cam kết có liên quan, bảo đảm áp dụng thống nhất, đồng bộ với cam kết tương ứng theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA), điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam đã tham gia, ký kết, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Hướng dẫn thực hiện quy định về mở cửa thị trường mua sắm của Chính phủ theo văn bản hướng dẫn tại Mục 3a.
b) Phân công thực hiện
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Vụ Quản lý các khu kinh tế và các đơn vị liên quan nghiên cứu, giải đáp việc áp dụng trực tiếp cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư và các cam kết có liên quan (thực hiện trong năm 2019 và trong quá trình thực thi Hiệp định).
- Cục Quản lý đấu thầu chủ trì tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định, văn bản hướng dẫn về mở cửa thị trường mua sắm của Chính phủ (thực hiện trong năm 2019 và trong quá trình thực thi Hiệp định).
3. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chính sách thực thi Hiệp định
a) Nội dung hoạt động
- Xây dựng Nghị định hướng dẫn thực thi Điều ước quốc tế về đấu thầu làm căn cứ hướng dẫn thực hiện cam kết về mở cửa thị trường mua sắm của Chính phủ áp dụng với nhà thầu các Thành viên Hiệp định CPTPP theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Tiếp tục rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (nếu có) để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với cam kết của Hiệp định.
b) Phân công thực hiện
- Cục Quản lý đấu thầu chủ trì xây dựng Nghị định hướng dẫn thực thi Điều ước quốc tế về đấu thầu (trình Chính phủ tháng 11/2019).
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục Phát triển hợp tác xã, Cục Quản lý đấu thầu, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với cam kết tại Hiệp định về đầu tư kinh doanh, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (thực hiện trong năm 2019).
4. Nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng lợi ích của Hiệp định
a) Nội dung hoạt động
- Nghiên cứu các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế để thích ứng với quá trình hội nhập và khai thác hiệu quả lợi ích cơ hội từ Hiệp định CPTPP và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, ký kết.
- Tiến hành đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ để từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành này.
- Tăng cường công tác kinh tế dự báo và cảnh báo sớm trong lĩnh vực thương mại để có biện pháp thích ứng cần thiết trong bối cảnh quan hệ thương mại quốc tế có nhiều biến động.
- Các nhiệm vụ khác theo Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
b) Phân công thực hiện
- Cục Đầu tư nước ngoài nghiên cứu, xây dựng chương trình xúc tiến, giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập Hiệp định CPTPP; nghiên cứu xây dựng các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng (thực hiện trong năm 2019 và trong quá trình thực thi Hiệp định).
- Cục Phát triển doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để tận dụng cơ hội và lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do (báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019).
- Vụ Kinh tế nông nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng kế hoạch hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP để hỗ trợ cho hợp tác xã, thành viên hợp tác xã khi tham gia Hiệp định (thực hiện trong quá trình thực thi Hiệp định).
- Cục Phát triển hợp tác xã xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) theo chức năng, nhiệm vụ để hỗ trợ hợp tác xã, thành viên hợp tác xã phù hợp với cam kết của Hiệp định (thực hiện trong quá trình thực thi Hiệp định).
- Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia nghiên cứu, tổng hợp và phân tích những biến động về kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế trong quá trình thực thi Hiệp định để đưa ra các dự báo, cảnh báo và kiến nghị điều chỉnh chính sách trong quá trình chỉ đạo, điều hành, thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ và đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành này (thực hiện trong quá trình thực thi Hiệp định).
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nghiên cứu kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế để thích ứng với quá trình hội nhập và khai thác hiệu quả lợi ích cơ hội từ Hiệp định CPTPP trong quá trình xây dựng Đề án tái cơ cấu nền kinh tế (thực hiện trong năm 2019).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch của Bộ thực thi Hiệp định; định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm gửi báo cáo cho Vụ Pháp chế để tổng hợp gửi Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
a) Văn phòng Bộ chủ trì xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện Kế hoạch.
b) Vụ Kinh tế đối ngoại chủ trì tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức, đối tác nước ngoài để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ VĂN BẢN, ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH CPTPP
(Kèm theo Quyết định số 409/QĐ-BKHĐT ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
STT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Sản phẩm | Thời gian hoàn thành |
1. | Nghị định hướng dẫn thực thi Điều ước quốc tế về đấu thầu | Cục Quản lý đấu thầu | Các bộ, ngành, đơn vị liên quan | Nghị định của Chính phủ | Tháng 11/2019 |
2. | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, gói hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2030 | Cục Phát triển doanh nghiệp | Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan, VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp, Cục Phát triển hợp tác xã | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | Tháng 9/2019 |
3. | Đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ và đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành này. | Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. | Các bộ, ngành có liên quan, Tổng cục Thống kê | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ | Năm 2019 |
4. | Báo cáo về nghiên cứu giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh gia nhập Hiệp định. | Cục Đầu tư nước ngoài | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ | Tháng 10/2019 |
- 1Quyết định 645/QĐ-BVHTTDL năm 2016 về Kế hoạch rà soát, đánh giá tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với hệ thống pháp luật ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 456/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Bộ Công Thương
- 4Quyết định 287/QĐ-BNV năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Bộ Nội vụ
- 5Quyết định 734/QĐ-TTg năm 2019 về chỉ định cơ quan đầu mối để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 7848/TCHQ-GSQL năm 2019 vướng mắc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 7507/BCT-XNK năm 2022 về chuẩn hóa danh mục tại dự thảo Nghị định quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ Công thương ban hành
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Luật đấu thầu 2013
- 3Luật Đầu tư 2014
- 4Luật Doanh nghiệp 2014
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Luật điều ước quốc tế 2016
- 7Quyết định 645/QĐ-BVHTTDL năm 2016 về Kế hoạch rà soát, đánh giá tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với hệ thống pháp luật ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 9Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2016 thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 11Nghị định 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 12Nghị quyết 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan do Quốc hội ban hành
- 13Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 14Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 15Quyết định 121/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 456/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Bộ Công Thương
- 17Quyết định 287/QĐ-BNV năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Bộ Nội vụ
- 18Quyết định 734/QĐ-TTg năm 2019 về chỉ định cơ quan đầu mối để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Công văn 7848/TCHQ-GSQL năm 2019 vướng mắc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Tổng cục Hải quan ban hành
- 20Công văn 7507/BCT-XNK năm 2022 về chuẩn hóa danh mục tại dự thảo Nghị định quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ Công thương ban hành
Quyết định 409/QĐ-BKHĐT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 409/QĐ-BKHĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/04/2019
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra