Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4075/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA NĂM 2014

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm;

Căn cứ Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm ban hành kèm theo Quyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm;

Căn cứ Công văn số 840/AIDS-KH ngày 27/8/2013 của Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế” về việc xây dựng Kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 2125/TTr-SYT ngày 04/11/2013 về việc Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS” tỉnh Thanh Hóa năm 2014 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên và cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch

1.1. Tên kế hoạch: Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014.

1.2. Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

1.3. Cơ quan tổ chức thực hiện kế hoạch: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,25%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS lên 60% và phản đối những quan điểm sai lầm về lây nhiễm HIV/AIDS;

- 80% các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;

- 90% các cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương và các ban, ngành, đoàn thể được tập huấn về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hoặc về quản lý chương trình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

- 85% đơn vị, địa phương tổ chức ít nhất một mô hình, hoạt động truyền thông và triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS khác;

- 60% doanh nghiệp (3.564/5.940) trên địa bàn tỉnh có tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

2.2.2. Giám sát dịch HIV/AIDS và Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

- Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch HIV/AIDS tại 27/27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh;

- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 15%, nhóm người bán dâm dưới 4% và nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính dưới 3%;

- 100% đơn vị thực hiện đủ báo cáo định kỳ và đảm bảo chất lượng số liệu về tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm có nguy cơ cao, nhóm đại diện cho cộng đồng;

- 50% đối tượng có hành vi nguy cơ cao và 4% dân số trưởng thành được xét nghiệm HIV và biết được kết quả xét nghiệm của họ;

- 90% người nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch;

- Số người nghiện chích ma túy được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đạt 1.200 người vào năm 2014;

2.2.3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Trên 80% người lớn và 100% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV;

- 100% cán bộ Y tế và ngành Công an bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV;

- 80% người nhiễm HIV mắc Lao được điều trị đồng thời Lao và ARV;

- 80% người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục duy trì và điều trị sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARV phác đồ bậc 1;

- 75% PNMT được tư vấn HIV và 80% số PNMT được tư vấn chấp nhận làm xét nghiệm HIV;

- 100% PNMT nhiễm HIV phát hiện được và con của họ được điều trị ARV;

- 90% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc, can thiệp sau sinh;

2.2.4. Công tác xét nghiệm HIV: 80% phòng xét nghiệm thuộc y tế công lập đủ tiêu chuẩn sàng lọc HIV. Từng bước xây dựng phòng xét nghiệm HIV chuẩn quốc gia tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS đạt tiêu chuẩn ISO 15189.

2.2.5. Theo dõi và đánh giá chương trình

- 100% các chỉ số được đo lường đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

- 100% các huyện, thị, thành phố có đủ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS

3. Nội dung hoạt động và giải pháp

3.1. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi

- Phối hợp với đài truyền hình, đài truyền thanh tỉnh, huyện, các báo Trung ương và địa phương trên địa bàn thường xuyên đưa tin, bài về phòng, chống HIV/AIDS.

- Phát huy hệ thống loa, đài truyền thanh xã, thôn, bản trong hoạt động truyền thông, đặc biệt đội truyền thông lưu động tại các huyện miền núi.

- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp, chú trọng truyền thông trực tiếp tới các nhóm đối tượng nguy cơ, người nhiễm và người nhà người nhiễm.

3.2. Can thiệp giảm tác hại

- Duy trì và phát triển đội ngũ đồng đẳng viên, cộng tác viên, tăng cường tiếp cận người NCMT và MD.

- Duy trì các cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm y tế thành phố đưa vào hoạt động mới 04 cơ sở tại các Trung tâm y tế: Cẩm Thủy; Mường Lát; Sầm Sơn; Quan Hóa và tiếp tục triển khai thực hiện thêm 03 cơ sở tại các Trung tâm y tế: Hoằng Hóa, Đông Sơn, Hậu Lộc.

- Duy trì độ bao phủ và tính sẵn có của chương trình BKT sạch, tăng cường tiếp thị BCS tới các nhóm nguy cơ cao như NCMT, MD... đảm bảo 90% đối tượng NCMT và 60% PNBD tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

3.3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Triển khai công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng thông qua mạng lưới Y tế cơ sở và nhóm giáo dục viên đồng đẳng bằng gói chăm sóc sạch.

- Duy trì hoạt động Tư vấn, điều trị và hỗ trợ dinh dưỡng phòng LTMC tại Bệnh viện Phụ sản và TP. Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Quan Hoá, Mường Lát.

- Xây dựng quy chế hoạt động, thường xuyên hỗ trợ giám sát.

- Triển khai quy trình quản lý nhân sự, vật tư, thuốc, sinh phẩm.

3.4. Giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình

- Phối hợp và chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác giám sát phát hiện và tăng cường hoạt động quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS đảm bảo 80% đối tượng nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ được quản lý chăm sóc một cách thích hợp.

- Phối hợp với Trung tâm an toàn truyền máu, BCĐ hiến máu nhân đạo tăng cường vận động hiến máu, nhất là hiến máu nhân đạo đảm bảo luôn đủ lượng máu an toàn, dự kiến huy động khoảng 12.500 đơn vị máu (100%) được sàng lọc HIV.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS định kỳ và đột xuất tại 27/27 huyện, thị, thành phố và 100% xã, phường trọng điểm.

3.5. Quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

- Tổ chức hoạt động khám điều trị STIs tại các cơ sở dịch vụ y tế công lập và tư nhân, phối hợp và chỉ đạo 04 đơn vị TP. Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn và huyện Tĩnh Gia tăng cường kiểm soát STIs cho nhóm phụ nữ bán dâm và nhân viên khách sạn nhà hàng.

- Phối hợp các phòng ban Sở Y tế và các cơ sở khám điều trị Da liễu tăng cường quản lý và tiếp cận điều trị STIs theo căn nguyên và theo hội chứng.

3.6. An toàn truyền máu

Phối hợp với Trung tâm an toàn truyền máu, BCĐ hiến máu nhân đạo, các đơn vị y tế trong toàn tỉnh giám sát an toàn truyền máu, tổ chức vận động khoảng 12.500 đơn vị máu (100%) được sàng lọc HIV.

3.7. Nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức Quốc tế đặc biệt WHO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tiếp nhận và duy trì hoạt động của 03 dự án quốc tế (Quỹ toàn cầu, VAAC-USCDC và ADB).

- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch, can thiệp giảm tác hại, theo dõi, giám sát, đánh giá cho cán bộ phòng chống AIDS; đào tạo và đào tạo lại kỹ thuật viên xét nghiệm HIV cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.

4. Tổng hợp kinh phí năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nguồn kinh phí

Tổng kinh phí

Ghi chú

 

 

1

Trung ương cấp (Chương trình MTQG):

4.399.047

 

 

2

Địa phương (đối ứng):

1.040.000

 

 

3

Dự án Quỹ toàn cầu:

6.897.396

 

 

4

Dự án VAAC-US.CDC:

4.102.711

 

 

5

Dự án nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công:

1.250.000

 

 

6

Khác:

920.000

 

 

 

Tổng cộng:

18.609.154

 

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Y tế: thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn về y tế, sức khỏe; chỉ đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa tổ chức, triển khai kế hoạch. Chủ trì và phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị, thành phố thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn theo kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan: cân đối, đề xuất nguồn vốn sự nghiệp hàng năm để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh.

- Hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hàng năm của các đơn vị đảm bảo đúng quy định.

3. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp ngành Y tế tổ chức, triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn theo kế hoạch.

4. Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014 là cơ sở để ngành Y tế phối hợp với các ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị, TP tổ chức triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế đảm bảo đạt các chỉ tiêu đã đề ra.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động TB&XH; Công an tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4075/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

MỤC LỤC

Nội dung

 

Phần I. Các thông tin cơ bản

 

1. Thông tin chung:

 

1.1. Điều kiện dân số, địa lý.

 

1.2. Tình hình kinh tế, xã hội.

 

1.3. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội liên quan.

 

1.4. Mô hình tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.

 

2. Tình hình dịch HIV/AIDS và các yếu tố liên quan khác tại địa phương

 

2.1. Tình dịch HIV/AIDS, diễn biến và xu hướng

 

2.2. Các yếu tố liên quan khác

 

Phần II. Đánh giá kết quả phòng, chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2013

 

1. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu

 

2. Kết quả triển khai

 

2.1. Quản lý, tổ chức triển khai

 

2.2. Kết quả triển khai các hoạt động, giải pháp của Đề án thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

 

3. Hoạt động mua sắm, đấu thầu

 

4. Tình hình sử dụng kinh phí

 

5. Khó khăn và tồn tại

 

5.1. Một số nhận định chung về tình hình dịch HIV/AIDS

 

5.2. Thuận lợi

 

5.3. Vấn đề tồn tại, khó khăn

 

6. Khuyến nghị

 

7. Những ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

 

Phần III. Kế hoạch hoạt động năm 2014

 

1. Mục tiêu

 

1.1. Mục tiêu chung

 

1.2. Mục tiêu cụ thể

 

2. Chỉ tiêu chuyên môn năm 2014

 

3. Nội dung hoạt động và giải pháp

 

3.1. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi

 

3.2. Can thiệp giảm tác hại

 

3.3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

 

3.4. Giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình

 

3.5. Quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

 

3.6. An toàn truyền máu

 

3.7. Nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế

 

4. Kế hoạch ngân sách

 

4.1. Dự toán chi tiết kinh phí hoạt động các dự án

 

4.2. Tổng hợp kinh phí năm 2014

 

4.3. Nhu cầu và thiếu hụt nguồn lực

 

Phụ lục

 

 

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

ĐP

Địa phương

GSTĐ

Giám sát trọng điểm

MD

Mại dâm

MSM

Người có quan hệ tình dục đồng giới

MT

Ma túy

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

NBD

Người bán dâm

NCMT

Nghiện chích ma túy

NVNHKS

Nhân viên nhà hàng, khách sạn

PC

Phòng chống

PNMT

Phụ nữ mang thai

TNXH

Tệ nạn xã hội

TP

Thành phố

TTYT

Trung tâm y tế

TW

Trung ương

TX

Thị xã

Phần I

CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Thông tin chung.

1.1. Điều kiện dân số, địa lý.

Thanh Hóa là một tỉnh Bắc miền Trung có diện tích 11.168 km2, dân số trên 3.45 triệu người với 637 xã, phường, thị trấn, 27 huyện, thị, thành phố, trong đó có 11 huyện miền núi, phía Tây giáp với nước bạn Lào, phía Tây Bắc giáp ranh tỉnh Sơn La, Hòa Bình, phía Bắc giáp với Ninh Bình, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp Nghệ An.

1.2. Tình hình kinh tế, xã hội.

Là tỉnh có 4 vùng sinh thái (Miền núi; Trung du, đồng bằng; Thị xã, thành phố và Ven biển), có các khu công nghiệp như Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Lam Sơn..., khu nghỉ mát Sầm Sơn và cửa khẩu biên giới Việt - Lào, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, và đường Hồ Chí Minh chạy qua và cũng là nơi giao thương giữa 2 miền Nam - Bắc, do vậy Thanh Hoá là tỉnh có nhiều điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, hiện tại Thanh Hóa vẫn là một tỉnh nghèo và khó khăn. Cùng với sự mở cửa nền kinh tế thị trường, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh đã được nâng lên một bước. Song song cùng với nó thì các vấn đề tệ nạn xã hội ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp, nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm.

1.3. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội liên quan.

Theo thông báo Thường trực BCĐ PC AIDS & PC TNXH MT, MD tỉnh cho thấy diễn biến của các tệ nạn xã hội (Ma túy, Mại dâm) hết sức phức tạp và chưa có chiều hướng thuyên giảm, hiện nay Thanh Hóa xuất hiện đủ các loại ma túy có ở Việt Nam và trên thế giới như thuốc phiện, heroin, hồng phiến và các loại thuốc gây nghiện tổng hợp khác... nhưng chủ yếu là thuốc phiện và heroin. Số người nghiện ma túy trong những năm qua không những không giảm mà còn có chiều hướng diễn biến phức tạp. Theo báo cáo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, tính đến hết tháng 9 năm 2013 ước tính số đối tượng NCMT trên địa bàn khoảng 12.829 người và phụ nữ bán dâm khoảng 2.426 người, số đối tượng MSM là 374 trường hợp và ước tính di biến động đến khoảng 79.980 người và di biến động đi khoảng 309.595 người.

Cùng với diễn biến phức tạp của các tệ nạn xã hội như ma túy và bán dâm, thì tình hình dịch HIV/AIDS tại Thanh Hoá vẫn tiếp tục tăng, từ 1 trường hợp phát hiện nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1995 đến hết tháng 30/8/2013, Thanh Hoá đã phát hiện 6.400 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, số chuyển AIDS 3.673 và đã có 1.044 người tử vong do HIV/AIDS.

1.4. Mô hình tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.

1.4.1. Tuyến tỉnh.

- Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Giám đốc Sở Y tế là Phó Trưởng ban chỉ đạo phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS là cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh và là cơ quan tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Sở Y tế về công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

1.4.2. Các huyện, thị, thành phố.

Mỗi huyện thị, thành phố đều có BCĐ phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm huyện, thị do đồng chí Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, Trung tâm Y tế huyện, thị là quan Thường trực phòng, chống AIDS của huyện, thị, thành phố, đồng chí Giám đốc Trung tâm là phó BCĐ, mỗi huyện thị có một cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS thuộc khoa kiểm soát dịch bệnh và phòng, chống HIV/AIDS.

1.4.3. Tại các xã, phường, thị trấn.

Mỗi đơn vị đều có BCĐ chăm sóc sức khoẻ ban đầu xã, phường, thị trấn do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch làm Trưởng ban, Trạm Y tế là cơ quan Thường trực về lĩnh vực Y tế, trong đó có công tác phòng, chống HIV/AIDS, mỗi Trạm Y tế có 01 cán bộ làm công tác chuyên trách hoặc bán chuyên trách về phòng, chống HIV/AIDS.

2. Tình hình dịch HIV/AIDS và các yếu tố liên quan khác tại địa phương.

2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS, diễn biến và xu hướng.

Bảng 1: Tình hình HIV/AIDS theo các năm

TT

Các chỉ số

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

9 tháng đầu năm 2013

1

Số nhiễm HIV mới

747

724

653

421

340

2

Số nhiễm AIDS mới

599

558

526

428

295

3

Số tử vong

151

124

99

67

46

4

Lũy tích BN nhiễm HIV

4342

5066

5719

6140

6429

5

Lũy tích BN nhiễm AIDS

1909

2467

2993

3421

3705

2.2. Các yếu tố liên quan khác.

2.2.1. Tình hình về các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

2.2.1.1. Xác định các nhóm hành vi nguy cơ.

- Nhóm người nghiện chích ma túy: Nhóm người nghiện chích ma túy trong những năm gần đây vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, theo số liệu điều tra lập bản đồ điểm nóng tính đến hết tháng 6 năm 2013: ước tính toàn tỉnh có 920 tụ điểm và 12.829 đối tượng NCMT. Trong khi đó số quản lý được là 8.824 người, phân bố tập trung cao ở các địa phương: TP. Thanh Hóa, Mường Lát, Quan Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc, Đông Sơn và Sầm Sơn.

- Nhóm người bán dâm: Nhóm NBD tăng theo từng năm, hình thức hoạt động tinh vi và diễn biến hết sức phức tạp, theo số liệu điều tra tính đến hết tháng 6 năm 2013: ước tính toàn tỉnh có 986 tụ điểm và 2.426 đối tượng. Trong khi đó số quản lý được là 1.334 người, phân bố tập trung cao ở các địa phương: TP. Thanh Hóa, Sầm Sơn, Bá Thước, Ngọc Lặc, Quảng Xương và Tĩnh Gia.

- Nhóm dân di biến động: Nhóm dân di biến động: Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH và Chi cục Thống kê của tỉnh nhóm di biến động rất lớn. Ước tính di biến động đến khoảng 79.980 người và di biến động đi khoảng 309.595 người.

- Nhóm tình dục đồng giới: không có số liệu điều tra cơ bản, nhưng qua khảo sát sơ bộ ở các đơn vị y tế cơ sở cho thấy có nhóm tình dục đồng giới khoảng gần 374 người trong đó quản lý được 350 người, tập trung chủ yếu tại: TP. Thanh Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc, Thọ Xuân và Tĩnh Gia, đây cũng là nhóm nguy cơ có khả năng nhiễm HIV/AIDS cao.

2.2.1.2. Phân tích các thông tin phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch.

- Ước tính số lượng nhóm quần thể đích:

+ Nhóm NCMT: 1.829.

+ Nhóm mại dâm: 2.426.

+ Nhóm di biến động đến khoảng 79.980 người và di biến động đi khoảng 309.595 người.

+ Nhóm MSM: 374.

- Hành vi nguy cơ của nhóm quần thể đích: tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục nhiều người.

- Tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân: 0,15%.

- Xác định các ưu tiên cho can thiệp:

+ Quần thể: Nhóm NCMT, mại dâm.

+ Địa dư: Chủ yếu ở các địa phương có nhóm nguy cơ cao.

+ Nội dung can thiệp: Can thiệp giảm tác hại (BCS, BKT).

2.2.2. Tình hình các điểm cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Chương trình giáo dục đồng đẳng (Chương trình BKT, BCS, Methadone); khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đ­ường tình dục tại địa phương (STI); điểm triển khai tư vấn xét nghiệm tự nguyện, Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, khám và điều trị thuốc ARV.

Phần II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

1. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu.

Bảng 2. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu

Chỉ tiêu

9 tháng đầu năm 2013

Kế hoạch

Kết quả Thực hiện

Tỷ lệ (%)

- Chỉ tiêu 1. Các ngành, các cấp trong tỉnh tổ chức chỉ đạo và triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

100%

100%

100

- Chỉ tiêu 2. Cơ quan báo, đài trên địa bàn và các huyện, thị tổ chức tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.

100%

100%

100

- Chỉ tiêu 3. Triển khai Chương trình can thiệp giảm hại bằng BKT sạch tại 136 xã trọng điểm/16 huyện, thị đảm bảo 5.420/6024 (90%) đối tượng NCMT trên địa bàn can thiệp tiếp cận và nhận dịch vụ.

5420

5846

107,8

- Chỉ tiêu 4. Triển khai Chương trình 100% bao cao su tại 3 huyện, thị (TP.Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn), cung cấp dịch vụ cho 826/1334 đối tượng bán dâm trên địa bàn can thiệp.

826

1025

124,1

- Chỉ tiêu 5. Duy trì hoạt động 02 cơ sở điều trị Methadone tại TP.Thanh Hoá và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, triển khai 05-10 cơ sở điều trị Methadone mới như huyện Quan Hoá, Mường Lát, thị xã Sầm Sơn...

500

654

130,8

Chỉ tiêu 6. Số người nhiễm HIV có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng, hiện đang sinh sống tại địa phương (diện quản lý được) được tiếp xúc với các dịch vụ y tế và tư vấn, hỗ trợ.

80%

80

100

Chỉ tiêu 7. Số phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV trước sinh và con của họ được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

100%

100

100

Chỉ tiêu 8. Số bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau điều trị ARV, được tiếp tục theo dõi và chăm sóc sau khi sinh.

100

100

100

- Chỉ tiêu 9. Số cán bộ bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp được điều trị dự phòng.

100%

100

100

- Chỉ tiêu 10. Số đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền.

100%

100

100

- Chỉ tiêu 11. Đảm bảo cỡ mẫu giám sát và giám sát trọng điểm theo quy định Bộ Y tế (GSTĐ; 2.500 mẫu, GS phát hiện 1.500 -2.000 mẫu), CD4 4.500 mẫu.

10500

17228

164,0

- Chỉ tiêu 12. Các đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ thống kê báo cáo theo hướng dẫn.

100%

100

100

Chỉ tiêu 13. Đảm bảo triển khai các dự án và giải ngân theo kế hoạch.

95%

95

100

Chỉ tiêu 14. Duy trì tỷ lệ nhiễm HIV/dân số

0,25

0,15

166.6

Chỉ tiêu 15. Giám sát, đánh giá

27

27

100

2. Kết quả triển khai.

2.1. Quản lý, tổ chức triển khai.

- Chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch năm 2013 theo các dự án thuộc Chương trình MTQG và các dự án khác trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cam kết triển khai thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS năm 2013 giữa Thường trực phòng, chống HIV/AIDS tỉnh với 13 ban, ngành, đơn vị tuyến tỉnh và 27/27 huyện thị, thành phố.

- Hướng dẫn các TTYT tuyến huyện và một số ban, ngành, đoàn thể lập kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2013.

- Hướng dẫn triển khai thực hiện Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2013 và Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 tại các huyện.

- Hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch lập bản đồ điểm nóng các nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao tại các huyện.

- Thông báo các trường hợp nhiễm mới cho các huyện để thực hiện điều tra dịch tễ HIV/AIDS nhằm quản lý tốt người nhiễm HIV/AIDS, từ đó tăng cường công tác chăm sóc điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

- Tham mưu SYT các công văn:

+ Hướng dẫn thực hiện triển khai Giám sát trọng điểm HIV/AIDS/STI.

+ Hướng dẫn triển khai Thông tư 09/2012/TT-BYT.

+ Hướng dẫn triển khai Thông tư 06/2012/TT-BYT về việc quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về HIV/AIDS.

- Định kỳ hàng tháng, quý (Phối hợp thành viên BCĐ, các Dự án) tổ chức giám sát, chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS các ban, ngành, đơn vị tuyến tỉnh và các huyện, thị.

- Hàng quý, BCĐ tỉnh tổ chức giao ban các thành viên BCĐ đánh giá kết quả hoạt động, những thuận lợi, khó khăn và triển khai kế hoạch.

2.2. Kết quả triển khai các hoạt động, giải pháp của Đề án thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

2.2.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông.

- Trong 9 tháng đầu năm năm 2013, hoạt động truyền thông tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Các hoạt động truyền thông ngày càng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, nội dung tuyên truyền ngày một phong phú và chất lượng.

- Số lượt NCMT được truyền thông thay đổi hành vi 9 tháng đầu năm 2013 đạt 1,188,135 lượt người tham gia, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở nhóm người nghiện chích ma túy, người bán dâm, tiếp viên nhà hàng, quan hệ tình dục đồng giới, người nhiễm và thành viên gia đình người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thanh thiếu niên.... Số lượt truyền thông cho người bán dâm, tiếp viên nhà hàng 9 tháng đầu năm 2013 tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2012. Phát động 16 cuộc mít tinh tại các huyện, thị, thành phố.

- Đăng tải, đưa tin trên 3.200 tin, bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Làm trên 450 băng zoll, cờ phướn, ngoài ra chỉ đạo các huyện, thị, xã phường làm hàng ngàn băng zoll tuyên truyền tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con…

2.2.2. Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

* Địa bàn triển khai: Có 21 phòng VCT tại 19 huyện, thị và 03 đơn vị y tế tuyến tỉnh (Trung tâm phòng, chống AIDS, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Da liễu).

* Kết quả: Cung cấp dịch vụ TVXNTN cho gần 9,999 khách hàng nguy cơ, trong đó có 9,549 (95,5%) khách hàng nhận dịch vụ xét nghiệm HIV, trong đó có 376 trường hợp HIV (+).

2.2.3. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Số phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV: 28,604 người, tăng 1,6 lần so với năm 2012; Số phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV tự nguyện: 23,228 người. trong đó phát hiện nhiễm HIV: 12 người. Số trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng: 04 trẻ, 01 trẻ xét nghiệm khẳng định HIV (+).

2.2.4. Chương trình an toàn truyền máu.

Tổ chức sàng lọc 100% đơn vị máu theo đúng quy định của Bộ Y tế. Số đơn vị máu được thu gom và sàng lọc: 6,730 đơn vị, tăng so với cùng kỳ năm 2012 tăng gấp 2,4 lần. Số đơn vị máu phát hiện và loại trừ nhiễm HIV 02 đơn vị, giảm so với cùng kỳ năm 2012 (05 đơn vị).

2.2.5. Chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

* Đối tượng cần can thiệp:

- Người nghiện chích ma túy: 6,682.

- Người bán dâm: 1,100.

- Người có quan hệ tình dục đồng giới: 400.

- Tiếp viên nhà hàng: 972.

- Người thuộc nhóm di biến động: 16,895.

- Nhóm khác: 2,235.

* Chương trình Bơm kim tiêm và bao cao su:

- Địa bàn triển khai; tại 129/637 (20,3%) xã, phường ở 15/27 huyện, thị, thành phố.

- Số đồng đẳng viên/nhân viên tiếp cận cộng đồng NCMT: 126 người.

- Số đồng đẳng viên/nhân viên tiếp cận cộng đồng mại dâm: 32 người.

- Tuyên truyền viên đồng đẳng nhóm quan hệ tình dục đồng giới: 05 người.

- Số cộng tác viên: 33 người.

- Cấp 827,092 bơm kim tiêm sạch cho người NCMT và các đối tượng nguy cơ, thu gom và tiêu hủy 714,684 bơm kim tiêm bẩn.

- Triển khai 119,614 bao cao su tới đối tượng nguy cơ cao trong đó; Cấp miễn phí 82.588 cái và tiếp thị 37.056 cái.

* Chương trình Methadone:

- Số cơ sở đã triển khai là 02 (Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm y tế thành phố). Số hiện đang điều trị là 654 người.

- Số cơ sở đã lắp đặt trang thiết bị dự kiến đi vào hoạt động vào quý 4/2013 là 04 (Trung tâm y tế: Cẩm Thủy; Mường Lát; Sầm Sơn; Quan Hóa).

2.2.6. Chương trình chăm sóc và điều trị.

- Số cơ sở tiếp nhận chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên địa bàn gồm; 637 trạm y tế xã, phường, thị trấn, 27 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 1 bệnh viện đa khoa tỉnh, 1 bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh, ngoài ra còn các bệnh viện chuyên khoa khác, bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh...

- Số cơ sở OPC trên địa bàn tỉnh gồm; 11 cơ sở (6 cơ sở tại 6 huyện thị, 01 cơ sở tại TT 05-06, 01 cơ sở tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 01 cơ sở tại Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh, 01 cơ sở Trại giam Thanh Phong, 01 cơ sở tại trại giam số 5).

- Số bệnh nhân AIDS được chăm sóc tại cộng đồng là 1.523 người.

- Tổng số bệnh nhân tiếp nhận và đang điều trị ARV: 2.113 bệnh nhân.

2.2.7. Quản lý và điều trị STIs.

Phối hợp các đơn vị, các Dự án tổ chức khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho 10,474 lượt bệnh nhân.

2.2.8. Theo dõi và đánh giá.

- Trung tâm đã phối hợp các Dự án, các tổ chức đã tiến hành 06 đợt giám sát tại 130 xã, phường của 27/27 huyện, thị.

- Số mẫu giám sát HIV. Tiếp nhận và làm xét nghiệm HIV được 1,742 mẫu huyết thanh, trong đó số mẫu dương tính với HIV 741 mẫu, ngoài ra xét nghiệm được 843 mẫu CD4.

2.2.9. Đào tạo, tập huấn. 9 tháng đầu năm 2013 đã tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho 587 cán bộ chuyên trách, 78 cán bộ kiêm nhiệm.

2.2.10. Hợp tác quốc tế. Năm 2012 đến nay, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tiếp nhận và triển khai 04 dự án phòng về HIV/AIDS quốc tế và trong nước (Dự án WB, Quỹ toàn cầu, Life-Gap và Chương trình mục tiêu quốc gia).

2.2.11. Công tác nghiên cứu khoa học.

- Triển khai 01 đề tài cấp cơ sở - Cục phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt.

- Hoàn thiện báo cáo kết quả đề tài NCKH cấp ngành - Sở Y tế.

- Triển khai 02 đề tài NCKH cấp cơ sở.

2.2.12. Kết quả tiếp nhận và giải ngân các dự án (đến 30/9/2013).

Bảng 3: Kết quả tiếp nhận và giải ngân các dự án.

Đơn vị tính 1.000VNĐ

TT

Nguồn kinh phí

Kế hoạch cam kết

Giá trị thực hiện

Tỷ lệ (%)

1

Chương trình Mục tiêu Quốc gia

3.651.000

2.500.000

68.47

2

Dự án WB

8.828.396

7.322.660

82.94

3

Dự án QTC

4.825.558

2.768.816

57.38

5

Dự án VAAC-US.CDC

4.778.096

0

0

2.2.13. Công tác giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Tuyến tỉnh: Thành lập nhóm giám sát tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS để theo dõi, đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS toàn tỉnh. Trong năm, đã tiến hành giám sát trên 50% số huyện để hỗ trợ về mặt kỹ thuật và hướng dẫn công tác thống kê báo cáo.

- Tuyến huyện: thực hiện công tác điều tra dịch tễ HIV/AIDS khi có trường hợp nhiễm HIV được phát hiện.

- Tuyến xã: kết hợp với tuyến trên để thực hiện công tác giám sát dịch tễ học về HIV/AIDS.

3. Hoạt động mua sắm, đấu thầu.

- Mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm và thuốc theo kế hoạch được duyệt.

- Tính đến hết 30/9/2013, các hoạt động mua sắm sinh phẩm, thuốc, in ấn tài liệu truyền thông đã được tiến hành, đã ký kết xong hợp đồng.

- Hoạt động đấu thầu trên cơ sở tuân thủ các quy định của nhà nước về đấu thầu.

4. Tình hình sử dụng kinh phí.

Bảng 4: Tình hình sử dụng kinh phí.

Đơn vị tính 1.000VNĐ

TT

Nội dung

Tổng

TW

Địa phương

WB

QTC

LIFEGAP

I

Tổng hợp kinh phí năm 2012:

1

Theo kế hoạch

24.517.016

4.282.000

270.683

8.232.596

7.078.778

4.652.959

2

Đã thực hiện

19.656.312

4.282.000

270.683

7.984.279

7.119.350

0

II

Tổng hợp kinh phí 9 tháng đầu năm 2013

1

Theo kế hoạch

17.782.139

3.651.000

477.185

8.828.396

4.825.558

4.778.096

2

Đã thực hiện

12.791.476

2.500.000

200.000

7.322.660

2.768.816

0

5. Khó khăn và tồn tại.

5.1. Một số nhận định chung về tình hình dịch HIV/AIDS.

- Kết quả giám sát tại cho thấy người nhiễm HIV phát hiện mới liên tục tăng từ đầu vụ dịch cho đến năm 2008, và có xu thế giảm dần từ năm 2009, tuy nhiên, tỷ lệ giảm nhiều từ năm 2012 đến nay, 9 tháng đầu năm 2013 chỉ phát hiện 376 trường hợp HIV(+).

- Tỷ lệ người nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS cũng tăng nhanh đặc biệt từ 2007 đến 2009 và có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây, tỷ lệ người tử vong do HIV/AIDS cũng có xu hướng giảm dần từ 2008 đến nay.

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT có chiều hướng giảm dần từ 35,0% năm 2002 xuống còn 11,0% năm 2012.

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD và NVNHKS có chiều hướng gia tăng từ 3,32% năm 2002 lên 4,0% năm 2012.

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân lao và STIs không ổn định và diễn biến phức tạp.

- Trong khi đó diễn biến các tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp, số NCMT và MD trên địa bàn tỉnh chưa có chiều hướng thuyên giảm.

5.2. Thuận lợi.

- Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Thanh Hoá có một cơ quan Thường trực (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS) có cơ cấu nhân sự ổn định, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm và có đủ năng lực, trình độ hoàn thành nhiệm vụ.

- Chương trình đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, nhất là các thành viên trong BCĐ phòng, chống AIDS và ma túy, mại dâm tỉnh.

- Sự lãnh chỉ đạo của Sở Y tế; Sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam về chuyên môn, kỹ thuật.

- Công tác quản lý, giám sát đối tượng nhiễm HIV đã được củng cố và hoàn thiện bằng việc áp dụng phần mềm quản lý giám sát của Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam và hệ thống biểu mẫu báo cáo theo QĐ 28.

- Luật PC HIV/AIDS và Nghị định 108 hướng dẫn thực hiện Luật đã đi vào cuộc sống, là điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các chương trình PC HIV/AIDS trên địa bàn, nhất là các chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại.

- Được sự quan tâm, đầu tư về chuyên môn, kỹ thuật và nguồn lực của các tổ chức quốc tế, đặc biệt các hoạt động can thiệp giảm hại, VCT, khám và điều trị NTCH, điều trị ARV.

5.3. Vấn đề tồn tại, khó khăn.

- Chính quyền các cấp chưa thực sự vào cuộc, chưa có sự đầu tư thỏađáng, một số đơn vị còn xem đây là hoạt động của Y tế, vì vậy phó mặc hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho Y tế. Trong khi đó sự phối hợp giữa các ngành cho hoạt động này lại chưa thường xuyên, liên tục, các hoạt động còn mang tính thời vụ.

- Hầu hết các địa phương kinh phí phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu dựa vào chương trình và các Dự án trên cấp.

- Cơ sở vật chất như nơi làm việc, vật tư thiết bị tại Trung tâm y tế huyện thiếu, quá cũ và lạc hậu. Đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS ở cơ sở còn hạn chế về năng lực. Trong khi nguồn kinh phí từ chương trình MTQG định mức theo hướng dẫn tại Thông tư 147/2007/TTLT-BTC-BYT hiện không phù hợp với thực tế.

- Số lượng phòng khám điều trị ngoại trú thấp (09 phòng), trong đó có 01 tại Trung tâm 05-06, trong khi địa bàn rộng, nhu cầu người bệnh lớn, việc tiếp cận dịch vụ của người bệnh gặp không ít khó khăn.

- Hiện tại số cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone ít (hiện mới có 2 cơ sở) chỉ đủ cung cấp dịch cho khoảng 850 đối tượng, trong khi nhu cầu trong cộng đồng rất lớn khoảng 12.000 đối tượng.

- Vấn đề kỳ thị với HIV/AIDS tuy được cải thiện song vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương, là rào cản không nhỏ đến kết quả triển khai Chương trình.

- Trình độ dân trí thấp và không đồng đều nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng tổ chức các tệ nạn xã hội (NCMT, cờ bạc, MD..), trong khi việc tuyên truyền về HIV/AIDS, các tệ nạn ở khu vực này lại gặp nhiều khó khăn.

6. Khuyến nghị.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ban, ngành trong tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, tăng cường sự phối hợp liên ngành từ tỉnh đến các địa phương. Bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ các địa phương và ngành Y tế trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cấp kinh phí hàng năm sớm để chủ động thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch.

- Nhà nước có phương án sản xuất thuốc Methadone trong nước để đảm bảo nhu cầu cung ứng thuốc cho các cơ sở “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone”.

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ Tài chính và Bộ Y tế có thông tư hướng dẫn mức thu phí đối với bệnh nhân điều trị Methadone.

- Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm ở các huyện miền núi (đặc biệt các huyện 30A).

- Đề nghị UBND tỉnh phê duyệt đề án “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone” giai đoạn 2013-2020 tại tỉnh Thanh Hóa.

7. Những ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS NĂM 2014.

- Truyền thông phòng chống HIV/AIDS được triển khai trên diện rộng phủ khắp toàn tỉnh.

- Can thiệp giảm tác hại cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại các địa bàn trọng điểm như TP. Thanh Hóa; Mường Lát; TX Bỉm Sơn; TX Sầm Sơn; Quan Hóa...

- Tư vấn xét nghiệm tự nguyện, hỗ trợ Chăm sóc điều trị HIV/AIDS các Trung tâm y tế.

- Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và điều trị dự phòng cho mẹ và con.

- Tăng cường hoạt động giảm tác hại như; trao đổi BKT, cấp và tiếp thị BCS qua các kênh, duy trì hoạt động điều trị bằng Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế thành phố đưa vào hoạt động mới 04 cơ sở tại các Trung tâm Y tế: Cẩm Thủy; Mường Lát; Sầm Sơn; Quan Hóa và tiếp tục triển khai thực hiện thêm 03 cơ sở tại các Trung tâm Y tế: Hoằng Hóa, Đông Sơn, Hậu Lộc.

- Nâng cao năng cán bộ thông qua đào tạo và đào tạo lai, qua các hội nghị, hội thảo.

Phần III

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2014

1. Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu chung.

Góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,25%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thể.

1.2.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS lên 60% và phản đối những quan điểm sai lầm về lây nhiễm HIV/AIDS;

- 80% các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;

- 90% các cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương và các ban, ngành, đoàn thể được tập huấn về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hoặc về quản lý chương trình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

- 85% đơn vị, địa phương tổ chức ít nhất một mô hình, hoạt động truyền thông và triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS khác;

- 60% doanh nghiệp (3564/5940) trên địa bàn tỉnh có tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

1.2.2. Giám sát dịch HIV/AIDS và Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

- Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch HIV/AIDS tại 27/27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh;

- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 15%, nhóm người bán dâm dưới 4% và nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính dưới 3%;

- 100% đơn vị thực hiện đủ báo cáo định kỳ và đảm bảo chất lượng số liệu về tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm có nguy cơ cao, nhóm đại diện cho cộng đồng;

- 50% đối tượng có hành vi nguy cơ cao và 4% dân số trưởng thành được xét nghiệm HIV và biết được kết quả xét nghiệm của họ;

- 90% người nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch;

- Số người nghiện chích ma túy được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đạt 1.200 người vào năm 2014;

1.2.3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Trên 80% người lớn và 100% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV;

- 100% cán bộ Y tế và ngành Công an bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV;

- 80% người nhiễm HIV mắc Lao được điều trị đồng thời Lao và ARV;

- 80% người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục duy trì và điều trị sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARV phác đồ bậc 1;

- 75% PNMT được tư vấn HIV và 80% số PNMT được tư vấn chấp nhận làm xét nghiệm HIV;

- 100% PNMT nhiễm HIV phát hiện được và con của họ được điều trị ARV;

- 90% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc, can thiệp sau sinh;

1.2.4. Công tác xét nghiệm HIV. 80% phòng xét nghiệm thuộc y tế công lập đủ tiêu chuẩn sàng lọc HIV. Từng bước xây dựng phòng xét nghiệm HIV chuẩn quốc gia tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS đạt tiêu chuẩn ISO 15189.

1.2.5. Theo dõi và đánh giá chương trình.

- 100% các chỉ số được đo lường đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

- 100% các huyện, thị, thành phố có đủ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS

2. Chỉ tiêu chuyên môn năm 2014.

Bảng 5. Chương trình mục tiêu Quốc gia:

Nội dung hoạt động

Chỉ tiêu

1. Thông tin truyền thông và thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

 

Chỉ tiêu 1: Cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương và các ban, ngành, đoàn thể được tập huấn về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

90%

Chỉ tiêu 2: Các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế.

80%

Chỉ tiêu 3: Các đơn vị, địa phương tổ chức ít nhất một mô hình, hoạt động truyền thông và triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS khác.

85%

Chỉ tiêu 4: 60% doanh nghiệp (nhỏ và vừa trở lên) có tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

3.564 (DN)

Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15 đến 49 hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

60%

2. Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV

 

Chỉ tiêu 1: Thực hiện đủ báo cáo định kỳ và đảm bảo chất lượng số liệu về tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm có nguy cơ cao, nhóm đại diện cho cộng đồng

100%

Chỉ tiêu 2: 50% đối tượng có hành vi nguy cơ cao và 4% dân số trưởng thành được xét nghiệm HIV và biết được kết quả xét nghiệm của họ

7.820 - 81.600 người

Chỉ tiêu 3: 90% người nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch

11.550 người

Chỉ tiêu 4: Số người nghiện chích ma túy được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đạt 1.200 người năm 2014

1.200 người

3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

 

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ người lớn và trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV.

70% - 95%

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ cán bộ bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV

100%

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ người nhiễm HIV mắc Lao được điều trị đồng thời Lao và ARV

80%

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục duy trì và điều trị sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARV phác đồ bậc 1

80%

Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ PNMT được tư vấn xét nghiệm HIV

75%

Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ PNMT được tư vấn và chấp nhận làm xét nghiệm HIV

80%

Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ PNMT nhiễm HIV và con của họ được điều trị ARV

90%

Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc, can thiệp phù hợp sau sinh

90%

4. Đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế theo Thông tư số 07/2008/TT-BYT

 

1. Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về kỹ thuật xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

160 người

2. Đào tạo, tập huấn kỹ năng tư vấn HIV trong khám và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

450 người

3. Đào tạo, tập huấn kỹ năng giám sát, theo dõi đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

120 người

4. Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng, chống HIV/AIDS

450 người

Bảng 6. Dự án Quỹ toàn cầu:

Nội dung hoạt động

Chỉ tiêu

Hoạt động 1: Can thiệp giảm hại - Dự phòng lây nhiễm HIV và dự phòng tái nghiện.

3.880 người

Hoạt động 2: Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone

1.200 người

Hoạt động 3: Phân phát bao cao su và quản lý STI

580 người

Hoạt động 4: Điều phối và chuyển tuyến

120 người

Hoạt động 5: Tư vấn xét nghiệm

23.000 người

Hoạt động 6: Dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị ARV và theo dõi

2.500 người

Hoạt động 7: Phối hợp điều trị Lao/HIV

850 người

Hoạt động 8: Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

18.000 người

Hoạt động 9: Chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng

1.500 người

Hoạt động 10: Tăng cường hệ thống đánh giá và giám sát (M&E) quốc gia và địa phương

25 lần

Hoạt động 11: Lập kế hoạch và quản lý

05 lớp

Bảng 7. Dự án Hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (VAAC-US.CDC)

Nội dung hoạt động

Chỉ tiêu

Hoạt động 1. Chương trình tiếp cận cộng đồng

7.488 người

Hoạt động 2. Chương trình Methadone

700 người

Hoạt động 3. Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện

9.428 người

Hoạt động 4. Chăm sóc giảm nhẹ lao/HIV

1.929 người

Hoạt động 5. Chương trình STI/HIV

1.550 người

Hoạt động 6. Chương trình trẻ mồ côi và trẻ bị ảnh hưởng HIV

510 người

Bảng 8. Dự án Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng.

Nội dung hoạt động

Chỉ tiêu

Hoạt động 1. Nâng cao năng lực

300 người

Hoạt động 2. Giám sát đánh giá chương trình

17 huyện/thị

Hoạt động 3. Thiết lập cơ chế điều phối hoạt động phòng chống HIV/AIDS với tỉnh Hủa phăn của Lào.

01 Hội thảo

3. Nội dung hoạt động và giải pháp.

3.1. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi.

- Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, Nghị định 108 tới từng chi bộ và cộng đồng dân cư.

- Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Thực hiện Chương trình phối hợp số 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL ngày 26/11/2012 giữa Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012-2020;

- Phối hợp với đài truyền hình, đài truyền thanh tỉnh, huyện, các báo Trung ương và địa phương trên địa bàn thường xuyên đưa tin, bài về phòng, chống HIV/AIDS.

- Phát huy hệ thống loa, đài truyền thanh xã, thôn, bản trong hoạt động truyền thông, đặc biệt đội truyền thông lưu động tại các huyện miền núi.

- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp, chú trọng truyền thông trực tiếp tới các nhóm đối tượng nguy cơ, người nhiễm và người nhà người nhiễm.

3.2. Can thiệp giảm tác hại.

- Thực hiện Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 06/01/2010 của Bộ Y tế về việc quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;

- Thực hiện Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BYT-BCA ngày 20/01/2010 của Bộ Y tế và Bộ Công an về việc Quy định việc cấp phát, quản lý và sử dụng Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

- Thực hiện Thông tư số 33/2011/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh;

- Thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24/5/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;

- Thực hiện Thông tư số 06/2012/TT-BYT ngày 20/4/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với các tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS;

- Duy trì và phát triển đội ngũ đồng đẳng viên, cộng tác viên, tăng cường tiếp cận người NCMT và MD.

- Duy trì các cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế thành phố đưa vào hoạt động mới 04 cơ sở tại các Trung tâm Y tế: Cẩm Thủy; Mường Lát; Sầm Sơn; Quan Hóa và tiếp tục triển khai thực hiện thêm 03 cơ sở tại các Trung tâm Y tế: Hoằng Hóa, Đông Sơn, Hậu Lộc.

- Duy trì độ bao phủ và tính sẵn có của chương trình BKT sạch, tăng cường tiếp thị BCS tới các nhóm nguy cơ cao như NCMT, MD..., đảm bảo 90% đối tượng NCMT và 60% PNBD tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

3.3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Thực hiện Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ về xử phạt hành chính đối với những vi phạm liên quan đến khám bệnh, trong đó có việc từ chối cung cấp các dịch vụ y tế cho người nhiễm HIV;

- Thực hiện Thông tư số 09/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện và phạm vi chuyên môn của Sở Y tế điều trị bằng thuốc kháng HIV;

- Thực hiện Quyết định số 4139/QĐ-BYT ngày 02/11/2011 của Bộ trưởng bộ Y tế về việc sửa đổi Hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị HIV.

- Thực hiện Quyết định số 1782/QĐ-BYT ngày 27/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng’’.

- Thực hiện Quyết định số 4361/QĐ-BYT ngày 7/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy trình chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 12/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt hướng dẫn về xét nghiệm HIV cho trẻ dưới 18 tháng;

- Triển khai công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng thông qua mạng lưới y tế cơ sở và nhóm giáo dục viên đồng đẳng bằng gói chăm sóc sạch.

- Duy trì hoạt động tư vấn, điều trị và hỗ trợ dinh dưỡng phòng LTMC tại Bệnh viện Phụ sản và TP. Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Quan Hoá, Mường Lát.

- Xây dựng quy chế hoạt động, thường xuyên hỗ trợ giám sát.

- Triển khai quy trình quản lý nhân sự, vật tư, thuốc, sinh phẩm.

3.4. Giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình.

- Phối hợp và chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác giám sát phát hiện và tăng cường hoạt động quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS đảm bảo 80% đối tượng nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ được quản lý chăm sóc một cách thích hợp.

- Phối hợp với các phòng ban Sở Y tế chỉ đạo, Bệnh viện Da liễu và các Phòng khám Da liễu tư nhân tăng cường công tác khám và quản lý các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo hội chứng, đặc biệt quan tâm nhóm nhân viên khách sạn nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí, phối hợp giám sát STI với giám sát HIV/AIDS.

- Phối hợp với Trung tâm an toàn truyền máu, BCĐ hiến máu nhân đạo tăng cường vận động hiến máu, nhất là hiến máu nhân đạo đảm bảo luôn đủ lượng máu an toàn, dự kiến huy động khoảng 12.500 đơn vị máu (100%) được sàng lọc HIV.

- Phối hợp các đơn vị, các ngành tăng cường hoạt động giám sát phát hiện và giám sát trọng điểm theo quy định của Bộ Y tế.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS định kỳ và đột xuất tại 27/27 huyện, thị, thành phố và 100% xã, phường trọng điểm.

3.5. Quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

- Tổ chức hoạt động khám điều trị STIs tại các cơ sở dịch vụ y tế công lập và tư nhân, phối hợp và chỉ đạo 04 đơn vị TP. Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn và huyện Tĩnh Gia tăng cường kiểm soát STIs cho nhóm phụ nữ bán dâm và nhân viên khách sạn nhà hàng.

- Phối hợp các phòng ban Sở Y tế và các cơ sở khám điều trị Da liễu tăng cường quản lý và tiếp cận điều trị STIs theo căn nguyên và theo hội chứng.

3.6. An toàn truyền máu.

Phối hợp với Trung tâm an toàn truyền máu, BCĐ hiến máu nhân đạo, các đơn vị y tế trong toàn tỉnh giám sát an toàn truyền máu, tổ chức vận động khoảng 12.500 đơn vị máu (100%) được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các tuyến.

3.7. Nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức Quốc tế đặc biệt WHO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tiếp nhận và duy trì hoạt động của 03 dự án quốc tế (Quỹ toàn cầu, VAAC-USCDC và ADB).

- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch, can thiệp giảm tác hại, theo dõi, giám sát, đánh giá cho cán bộ phòng chống AIDS; đào tạo và đào tạo lại kỹ thuật viên xét nghiệm HIV cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tập huấn kỹ năng cho cán bộ các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, xã về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

4. Kế hoạch ngân sách.

4.1. Dự toán chi tiết kinh phí hoạt động các dự án.

Bảng 9. Nội dung hoạt động các dự án  

Đơn vị: 1.000 đồng

Tên dự án/Mục tiêu

Nội dung hoạt động

Mã HĐ

Kinh phí

1. Thông tin truyền thông và thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

1.209.130

Mục tiêu 1: 90% các cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương và các ban, ngành, đoàn thể được tập huấn về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hoặc về quản lý chương trình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

Hoạt động 1: Mua tạp chí AIDS và cộng đồng

1

86.400

Hoạt động 2: In ấn tài liệu truyền thông

1

176.880

Hoạt động 3: Duy trì trang Web

1

8.850

Hoạt động 4: Giám sát

1

50.000

Mục tiêu 2: 80% cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế.

Hoạt động 1: Truyền thông các ban, ngành, báo đài

1

360.000

Mục tiêu 3: 85% đơn vị, địa phương tổ chức ít nhất một mô hình, hoạt động truyền thông và triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS khác.

Hoạt động 1: Truyền thông tại các huyện, xã

1

373.000

Hoạt động 2: Băng zôn tháng hành động

1

55.000

Hoạt động 3: Tổ chức hội thi hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS

1

29.000

Hoạt động 4: Mít tinh hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS

 

50.000

Mục tiêu 4: 60% doanh nghiệp (nhỏ và vừa trở lên) có tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

Hoạt động 1: Truyền thông điểm khu vực

1

20.000

Hoạt động 2: Phát tài liệu truyền thông

1

 

2. Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV

1.553.994

Mục tiêu 1: 100% đơn vị thực hiện đủ báo cáo định kỳ và đảm bảo chất lượng số liệu về tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm có nguy cơ cao, nhóm đại diện cho cộng đồng

Hoạt động 1: Hoạt động giám sát

3

336.174

Hoạt động 2: Tập huấn, giao ban

9

22.325

Hoạt động 3: Mua sinh phẩm phục vụ giám sát phát hiện và giám sát trọng điểm, công lấy mẫu, xét nghiệm

5

756.561

Hoạt động 4: In ấn biểu mẫu báo cáo phục vụ công tác giám sát

3

121.300

Hoạt động 5: Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị xét nghiệm

5

28.034

Hoạt động 6: Vẽ bản đồ địa dư

9

100.000

Mục tiêu 2: 50% đối tượng có hành vi nguy cơ cao và 4% dân số trưởng thành được xét nghiệm HIV và biết được kết quả xét nghiệm của họ

Hoạt động 1: Công xét nghiệm, hỗ trợ công tác tư vấn

5

129.600

Hoạt động 2: Công lấy mẫu xét nghiệm LTMC

5

33.000

Hoạt động 3: Công xét nghiệm tại huyện

5

27.000

Mục tiêu 3: 90% người nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch

Hoạt động 1: Cấp BKT cho người NCMT

2

 

Mục tiêu 4: Số người nghiện chích ma túy được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đạt 4.000 người vào năm 2015

Hoạt động 1: Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 1.200 đối tượng năm 2014

2

 

3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

1.635.923

Mục tiêu 1: 70% người lớn và 95% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV. 100% cán bộ bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, 80% người nhiễm HIV mắc Lao được điều trị đồng thời Lao và ARV

Hoạt động 1: Tập huấn

9

38.440

Hoạt động 2: In ấn tài liệu chuyên môn

9

180.000

Mục tiêu 2: 80% người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục duy trì và điều trị sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARV phác đồ bậc 1

Hoạt động 1: Mua thuốc phục vụ điều trị BN

6

200.000

Hoạt động 2: Hỗ trợ xét nghiệm cơ bản cho bệnh nhân điều trị ARV

6

300.000

Mục tiêu 3: 75% PNMT được tư vấn xét nghiệm HIV, 80% số PNMT được tư vấn và chấp nhận làm xét nghiệm HIV, 90% PNMT nhiễm HIV và con của họ được điều trị ARV, 80% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc, can thiệp phù hợp sau sinh

Hoạt động 1: Mua sinh phẩm, vật tư xét nghiệm

5

807.583

Hoạt động 2: Mít tinh diễu hành hưởng ứng tháng LTMC

1

59.900

Hoạt động 3: Giám sát

3

50.000

4. Công tác đào tạo liên tục theo Thông tư 07/2008/TT-BYT

1.420.000

Mục tiêu chung: Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe; tư vấn điều trị; Theo dõi giám sát và Xét nghiệm trong phòng, chống HIV/AIDS.

1. Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về kỹ thuật xét nghiệm HIV

9

400.000

2. Đào tạo, tập huấn kỹ năng tư vấn HIV trong khám và điều trị

9

450.000

3. Đào tạo, tập huấn kỹ năng giám sát, theo dõi đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

9

120.000

4. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng, chống HIV/AIDS

9

450.000

5. Dự án Quỹ toàn cầu

6.897.396

Mục tiêu 1: Thiết lập và mở rộng gói dịch vụ dự phòng HIV và dự phòng tái nghiện

Hoạt động 1: Can thiệp giảm hại - Dự phòng lây nhiễm HIV và dự phòng tái nghiện.

1

1.590.854

Hoạt động 2: Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone

6

479.344

Hoạt động 3: Phân phát bao cao su và quản lý STI

2

169.264

Mục tiêu 2: Mở rộng và cải thiện dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc, điều trị; tối đa hóa lợi ích của liệu pháp điều trị ARV và lợi ích của điều trị dự phòng

Hoạt động 4: Điều phối và chuyển tuyến

9

55.565

Hoạt động 5: Tư vấn xét nghiệm

5

744.211

Hoạt động 6: Dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị ART và theo dõi

6

1.281.608

Hoạt động 7: Phối hợp điều trị Lao/HIV

6

134.112

Hoạt động 8: Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

8

1.496.325

Hoạt động 9: Chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng

7

61.981

Mục tiêu 3: Tăng cường hệ thống điều phối, quản lý, theo dõi chương trình phòng, chống HIV/AIDS

Hoạt động 10: Tăng cường hệ thống M&E quốc gia và địa phương

9

588.107

Hoạt động 11: Lập kế hoạch và quản lý

9

296.025

6. Dự án Hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (VAAC-US.CDC)

4.102.711

Mục tiêu 1. Dự phòng lây nhiễm HIV

Mục tiêu 2. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Mục tiêu 3. Nâng cao năng lực và cơ sở hạ tầng

Mục tiêu 4. Chăm sóc giảm nhẹ Lao/HIV

Mục tiêu 5. Chương trình OVC

Mục tiêu 6. Xây dựng lộ trình chuyển giao các chương trình dự án về cho tỉnh quản lý bằng các nguồn lực của nhà nước Việt Nam và của nhà nước địa phương.

Hoạt động 1: Chương trình tiếp cận cộng đồng

2

582.624

Hoạt động 2: Chương trình Methadone

2

792.183

Hoạt động 3: Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện

2

1.284.324

Hoạt động 4: Chương trình Lao

5

187.522

Hoạt động 5: Chương trình STI/HIV

6

115.653

Hoạt động 7. Chương trình trẻ mồ côi và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (OVC)

6

800.835

Hoạt động 8. Quản lý dự án

9

339.570

7. Dự án Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng

1.250.000

Mục tiêu 1: Cải thiện năng lực quản lý chương trình phòng chống HIV/AIDS tỉnh, huyện.

Hoạt động 1. Nâng cao năng lực

9

650.000

Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực HTYT tuyến xã, phường nhằm tăng sự hiểu biết về tiếp cận đối với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng đích.

Mục tiêu 3: Đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ các tỉnh của dự án được đầu tư và mở rộng nhằm tăng độ bao phủ các dịch vụ có chất lượng.

Hoạt động 2. Giám sát đánh giá chương trình

3

500.000

Mục tiêu 4: Đẩy mạnh hợp tác khu vực giữa các nước có chung đường biên giới trong phòng lây nhiễm HIV.

Hoạt động 3. Thiết lập cơ chế điều phối hoạt động phòng chống HIV/AIDS với 01 tỉnh của Lào.

9

100.000

Tổng cộng (1+2+3+4+5+6+7):

 

 

18.069.154

4.2. Tổng hợp kinh phí năm 2014.

Bảng 10: Kế hoạch ngân sách năm kế hoạch các tuyến.

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Tuyến huyện

Tại tuyến tỉnh

Tổng kinh phí

Ngành Y tế

Ngành khác

1

Dự phòng lây nhiễm HIV

4.032.608

1.1

Trung ương cấp

373.000

476.130

360.000

1.209.130

1.2

Viện trợ:

 

 

 

 

- Dự án Quỹ toàn cầu

954.500

636.354

0

1.590.854

- Dự án VAAC-US.CDC

582.624

0

0

582.624

- Dự án Dự án Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng

450.000

200.000

0

650.000

2

Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS

9.183.285

2.1

Trung ương cấp

 

1.635.923

 

1.635.923

2.2

Viện trợ:

 

 

 

 

- Dự án Quỹ toàn cầu

2.620.066

1.746.779

 

4.366.845

- Dự án VAAC-US.CDC

1.842.030

1.338.487

 

3.180.517

- Dự án Dự án Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng

 

 

 

 

3

Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

1.331.160

3.1

Trung ương cấp

0

0

0

0

3.2

Viện trợ:

 

 

 

 

- Dự án Quỹ toàn cầu

0

351.590

0

351.590

- Dự án VAAC-US.CDC

210.000

129.570

0

339.570

- Dự án Dự án Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng

0

100.000

0

100.000

3.3

Địa phương

 

540.000

 

540.000

4

Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

2.642.101

4.1

Trung ương cấp

150.000

1.393.994

10.000

1.553.994

4.2

Viện trợ:

 

 

 

 

- Dự án Quỹ toàn cầu

352.864

235.243

0

588.107

- Dự án VAAC-US.CDC

0

0

0

0

- Dự án Dự án Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng

300.000

200.000

0

500.000

5

Đào tạo theo Thông tư 07

 

 

 

1.420.000

 

Trung ương cấp

0

0

0

0

 

Địa phương

0

500.000

0

500.000

 

Khác

0

920.000

0

920.000

 

Tổng cộng:

 

 

 

18.609.154

 4.3. Nhu cầu và thiếu hụt nguồn lực.

Bảng 11. Dự kiến nhu cầu và thiếu hụt nguồn lực.

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

Nội dung

Nhu cầu

Kinh phí dự kiến được cấp

Thiếu hụt

TW

ĐP

Viện trợ

1

Dự phòng lây nhiễm HIV

4.632.608

1.209.130

0

2.823.478

600.000

2

Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị

10.183.285

1.635.923

0

7.547.362

1.000.000

3

Tăng cường năng lực

1.831.160

0

540.000

791.160

500.000

4

Giám sát và đánh giá

2.942.101

1.553.994

0

1.088.107

300.000

5

Công tác đào tạo liên tục theo Thông tư 07/2008/TT-BYT

1.420.000

0

500.000

0

920.000

 

Tổng kinh phí

21.009.154

4.399.047

1.040.000

12.250.107

3.320.000

 

PHỤ LỤC 1.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS THEO ĐỊA BÀN (ĐẾN THÁNG 6/2013).

TT

Tên huyện

Số nhiễm HIV

Số BN AIDS

Tử vong

Số HIV còn sống

Số AIDS còn sống

1

Thành phố

1700

1017

402

1298

615

2

Thọ Xuân

429

247

81

348

166

3

Đông Sơn

116

46

11

105

35

4

Tĩnh Gia

228

140

59

169

81

5

Quảng Xương

328

176

58

270

118

6

Bỉm Sơn

237

140

47

190

93

7

Hoằng Hóa

151

46

4

147

42

8

Sầm Sơn

176

70

10

166

60

9

Triệu Sơn

144

53

8

136

45

10

Nga Sơn

115

78

30

85

48

11

Quan Hóa

610

429

88

522

341

12

Yên Định

90

42

17

73

25

13

Nông Cống

105

55

21

84

34

14

Ngọc Lặc

155

86

6

149

80

15

Hà Trung

161

105

28

133

77

16

Thiệu Hóa

94

43

9

85

34

17

Hậu Lộc

148

81

15

133

66

18

Cẩm Thủy

126

78

25

101

53

19

Vĩnh Lộc

59

36

5

54

31

20

Thạch Thành

50

32

15

35

17

21

Như Thanh

55

29

7

48

22

22

Lang Chánh

91

58

17

74

41

23

Mường Lát

424

226

23

401

203

24

Bá Thước

226

134

17

209

117

25

Quan Sơn

70

30

6

64

24

26

Như Xuân

48

28

11

37

17

27

Thường Xuân

153

59

8

145

51

28

Không rõ

2

 

 

 

 

 

Tổng cộng

6.291

3.594

1.028

5.263

2.566

 

PHỤ LỤC 2.

TỶ LỆ NHIỄM HIV TRONG CÁC NHÓM QUẦN THỂ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM QUA CÁC NĂM

TT

Nội dung

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1

Nghiện chích ma túy

18,8

25,09

35,03

25,82

26,39

25,9

25,97

32,31

19,85

15,5

17,0

16,33

11,0

2

Phụ nữ bán dâm

12,23

7,83

3,32

0,01

0,61

0,61

3,0

2,41

1,75

2,75

4,6

4,67

4,0

3

Bệnh nhân STIs

1,05

0,33

1,23

0,86

0,49

0,5

0,73

1,25

1,25

0,0

0,67

0,0

0,3

4

Phụ nữ có thai thành thị

0,0

0,0

0,0

0,18

0,12

0,0

0,5

0,37

0,37

0,25

0,0

0,75

0,25

5

Phụ nữ có thai nông thôn

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,13

0,0

0,0

0,25

0,25

0,0

6

Bệnh nhân Lao

3,19

0,79

0,92

0,85

0,25

2,5

1,74

4,25

3,75

3,75

0,0

0,0

0,0

7

Thanh niên khám tuyển NVQS

0,0

1,46

0,93

0,77

0,28

0,63

0,25

0,0

0,0

0,0

0.1

0,0

0,0

 

Tổng

6,04

5,5

5,65

2,73

2,36

2,76

3,48

4,05

2,77

2,25

2,64

2,68

1,88

 

PHỤ LỤC 3.

PHÂN BỐ NGƯỜI THUỘC NHÓM HÀNH VI NGUY CƠ TẠI ĐỊA PHƯƠNG (ĐẾN THÁNG 6/2013)

TT

Tên huyện

Nghiện chích ma túy (NCMT)

Phụ nữ bán bán dâm (PNBD)

Dân di biến động (DBĐ)

Nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM)

Số NCMT ước tính

Số quản lý*

Số tụ điểm ước tính

Số PNBD ước tính

Số quản lý*

Số cơ sở nhà hàng, khách sạn

Ước tính số dân DBĐ đến

Ước tính số dân DBĐ đi

Số MSM ước tính

Số MSM quản lý*

1

Bá Thước

313

313

21

78

78

24

250

15260

0

0

2

Đông Sơn

563

405

67

54

26

25

2246

21700

5

1

3

Hậu Lộc

841

286

21

62

30

13

5079

21672

20

20

4

Sầm Sơn

302

271

63

265

265

411

491

7145

0

0

5

Hoằng Hóa

862

659

48

59

37

8

4350

20350

29

20

6

Tĩnh Gia

535

488

75

98

81

39

9683

31760

20

20

7

Cẩm Thủy

371

115

48

178

34

52

15278

13055

0

0

8

Quảng Xương

951

771

67

93

90

21

2053

24980

21

21

9

Như Thanh

94

51

12

14

8

3

352

5634

0

0

10

Nông Cống

601

438

25

13

9

14

1271

22474

19

17

11

Yên Định

185

126

18

18

11

7

3251

15268

0

0

12

Thường Xuân

586

188

11

116

2

10

6060

9775

0

0

13

Hà Trung

249

181

9

92

65

11

1252

21560

0

0

14

Lang Chánh

228

146

9

18

0

14

470

5706

0

0

15

Nga Sơn

150

63

30

22

0

8

3890

11324

0

0

16

Quan Sơn

100

82

10

50

35

5

1137

7328

2

2

17

Như Xuân

135

88

5

11

6

3

954

4564

0

0

18

Vĩnh Lộc

132

52

40

116

22

37

1788

2686

0

0

19

Thiệu Hóa

250

122

21

4

3

8

2890

3800

0

0

20

Thọ Xuân

520

425

24

29

14

12

4910

3541

24

24

21

Quan Hóa

731

543

43

35

23

5

3728

2800

0

0

22

Thạch Thành

185

90

21

139

23

85

2573

5727

0

0

23

TP. Thanh Hóa

1963

1631

90

556

379

89

1338

10804

213

213

24

Bỉm Sơn

429

283

44

177

87

43

105

3267

19

10

25

Mường Lát

693

541

40

29

22

7

177

5565

0

0

26

Ngọc Lặc

400

293

27

121

73

21

4055

6744

2

2

27

Triệu Sơn

460

173

31

79

11

11

349

5106

0

0

 

Tổng cộng

12.829

8.824

920

2.526

1.434

986

79.980

309.595

374

350

 

PHỤ LỤC 4.

CÁC ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐANG TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA PHƯƠNG (ĐẾN THÁNG 6/2013).

Địa bàn

Số xã can thiệp

Can thiệp giảm tác hại

TVX NTN

Điều trị ARV

PM TCT

BKT

BCS

MSM

Methadone

STI

Bá Thước

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Đông Sơn

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Hậu Lộc

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Sầm Sơn

 

1

1

 

1

1

1

 

 

Hoằng Hóa

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Tĩnh Gia

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Cẩm Thủy

 

1

1

 

1

 

1

 

 

Quảng Xương

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Như Thanh

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Nông Cống

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Yên Định

 

1

1

 

 

 

 

 

 

Thường Xuân

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Hà Trung

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Lang Chánh

 

1

1

 

 

 

 

 

 

Nga Sơn

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Quan Sơn

 

1

1

 

 

 

 

 

 

Như Xuân

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Vĩnh Lộc

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Thiệu Hóa

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Thọ Xuân

 

1

1

 

 

 

1

1

1

Quan Hóa

 

1

1

 

1

 

1

1

1

Thạch Thành

 

1

1

 

 

 

1

 

 

TP. Thanh Hóa

 

1

1

 

1

1

1

1

1

Bỉm Sơn

 

1

1

 

 

1

1

1

1

Mường Lát

 

1

1

 

1

 

1

1

1

Ngọc Lặc

 

1

1

 

 

 

1

1

1

Triệu Sơn

 

1

1

 

 

 

1

 

 

BV ĐK tỉnh

 

1

1

 

 

 

 

1

 

TTPC HIV/AIDS

 

1

1

 

1

 

1

1

 

BV Lao & Bệnh phổi

 

1

1

 

 

 

 

 

 

BV Phụ sản

 

1

1

 

 

 

 

 

 

BV Da liễu

 

1

1

 

 

1

1

 

 

TT 05-06

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5.

ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN QUỐC TẾ (ĐẾN THÁNG 9/2013)

TT

Tên huyện/thị

Các dịch vụ hiện tại 2013 trên địa bàn

Các dịch vụ trên địa bàn năm 2014

VCT

OPC

PLTMC

BKT

MMT

BCS

VCT

OPC

PLTMC

BKT

MMT

BCS

1

TP. Thanh Hóa

QTC

QTC

QTC

WB

LG

 

QTC

QTC

QTC

WB

LG

 

2

Thọ Xuân

QTC

QTC

QTC

QTC

 

 

QTC

QTC

QTC

QTC

QTC

 

3

Quan Hóa

QTC

QTC

QTC

QTC

QTC

 

QTC

QTC

QTC

QTC

QTC

 

4

Bá Thước

QG

 

 

QTC

 

 

QG

QTC

 

QTC

 

 

5

Ngọc Lặc

QTC

QTC

QTC

QTC

 

 

QTC

QTC

QTC

QTC

 

 

6

Triệu Sơn

QG

 

 

QTC

 

 

QG

 

QTC

QTC

 

 

7

Đông Sơn

QG

 

 

QTC

LG

 

QG

QTC

QTC

QTC

 

 

8

Quảng Xương

QG

 

 

QTC

 

 

QG

QTC

QTC

QTC

QTC

 

9

Tĩnh Gia

QG

 

 

QTC

 

 

QG

QTC

QTC

QTC

QTC

 

10

Hoằng Hóa

QG

 

 

QTC

FHI

 

QG

QTC

QTC

QTC

 

 

11

TX Sầm Sơn

QTC

 

 

QTC

QTC

QTC

QTC

 

QTC

QTC

 

QTC

12

TX Bỉm Sơn

QTC

QTC

QTC

QTC

 

QTC

QTC

QTC

QTC

QTC

 

QTC

13

Hậu Lộc

QG

 

 

 

 

 

QG

QTC

QTC

QTC

QTC

 

14

Nông Cống

QG

 

 

QTC

 

 

QG

QTC

QTC

QTC

QTC

 

15

Thường Xuân

QG

 

 

QTC

 

 

QG

 

QTC

QTC

 

 

16

Như Xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Như Thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Lang Chánh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Nga Sơn

QG

 

 

 

 

 

QG

 

 

 

 

 

20

Cẩm Thủy

 

 

 

 

QTC

 

 

QTC

QTC

QTC

 

 

21

Hà Trung

QG

 

 

 

 

 

QG

 

 

 

 

 

22

Yên Định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Thiệu Hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

QTC

QTC

QTC

 

24

Thạch Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Quan Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Mường Lát

QTC

QTC

QTC

QTC

QTC

 

QTC

QTC

QTC

QTC

 

 

27

Vĩnh Lộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4075/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014

  • Số hiệu: 4075/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/11/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/11/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản