BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2002/QĐ-BVHTT | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2002 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT BẢN, IN, PHÁT HÀNH SÁCH ĐẾN NĂM 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Căn cứ Nghị định 81/CP ngày 8/11/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin;
Căn cứ Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2010;
Xét đề nghị của Cục Xuất bản tại tờ trình số 1506/TTg-CXB ngày 17/12/2002 của Cục Xuất bản và ý kiến của Bộ, ngành liên quan về việc Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2010;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu
- Ngành Xuất bản, In, Phát hành sách Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước quản lý, phát triển theo hướng độc lập, tự chủ, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xuất bản phẩm đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm ngày càng cao của nhân dân, Tuyên truyền, phổ biến những xuất bản phẩm tiêu biểu của Việt Nam với các nước trên thế giới. Tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để giới thiệu với nhân dân trong nước.
- Duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15-20% về số đầu sách, 10-15% về trang in. Đến năm 2005 đạt 4 bản sách/người/năm, 485 tỷ trang in tiêu chuẩn, kim ngạch xuất khẩu xuất bản phẩm tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000. Đến năm 2010 đạt 6 bản sách/người/năm, 785 tỷ trang in tiêu chuẩn, kim ngạch xuất khẩu xuất bản tăng gấp 2 lần so với năm 2005.
- Phấn đấu đến năm 2010 đưa ngành xuất bản - in - phát hành Việt Nam vươn lên hàng trung bình khá của Châu Á.
2. Định hướng phát triển
a) Về xuất bản:
- Hoàn thành việc xuất bản các bộ sách kinh điển về Chủ nghĩa Mác-Lê Nin; sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; toàn tập văn kiện Đảng và hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước; các chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, các tuyển tập, toàn tập về sự phát triển văn học nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật tương xứng với sự phát triển của đất nước.
- Bảo đảm thoả mãn nhu cầu sách giáo khoa ở bậc phổ thông, giáo trình cho các trường cao đẳng, đại học và sau đại học. Chú trọng các sách khoa học kỹ thuật phục vụ cho nghiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đào tạo nghề; sách dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng nhằm giáo dục lòng yêu ngước, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, lòng nhân ái, ý chí tự lực tự cường... hình thành nhân cách và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ.
b) Về In:
- Chuyển dịch cơ cấu in theo hướng tăng sản lượng ấn phẩm có chất lượng cao, trong đó sách khoảng 10-15%; báo, tạp trí 20-25%; bao bì, nhãn hàng 25%; quảng cáo 10-15% và nhu cầu về giấy tờ quản lý khác.
- Tập trung nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực in các sản phẩm bao bì trên vật liệu khác nhau như: màng, mỏng phức hợp, cát tông và kim loại nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bao bì cho các loại sản phẩm được sản xuất trong nước.
- Tiếp tục hoàn thiện về hiện đại hoá in offset với công nghệ, thiết bị tiên tiến, đồng thời chú trọng đầu tư công nghệ in ống đồng và in Flexo cho các loại bao bì màng mỏng phức hợp. Thí điểm các công nghệ chế bản không phim và in kỹ thuật số ở một số cơ sở in có nhu cầu in nhanh, chú trọng nghiên cứu sản xuất một số thiết bị chế bản, thiết bị phụ trợ khác và vật tư ngành in.
c) Về Phát hành sách:
- Phấn đấu đưa sách đến mọi miền đất nước, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá của nhân dân ở các vùng, miền. Mở rộng thị trường ra ngoài nước, nhất là các thị trường truyền thống.
- Xây dựng thị trường sách lành mạnh, phong phú, đa dạng về thể loại, có nội dung tư tưởng tốt phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân và giới thiệu nền văn hoá Việt Nam với các nước.
3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
a) Về tổ chức:
* Xuất bản:
- Các nhà xuất bản được tổ chức theo mô hình: nhà xuất bản tổng hợp, nhà xuất bản chuyên ngành và một số tập đoàn xuất bản (gồm 3 khâu: xuất bản - in - phát hành sách).
- Thành lập thêm nhà xuất bản chuyên ngành khoa học, kỹ thuật mũi nhọn ở Trung ương, Nghiên cứu thành lập các tập đoàn xuất bản ở thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạn chế thành lập thêm các nhà xuất bản có cùng chức năng thuộc các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các địa phương, nghiên cứu sáp nhập hoặc giải thể các nhà xuất bản có cùng chức năng.
- Doanh nghiệp xuất bản được coi là doanh nghiệp đặc thù, không cổ phần hoá theo Quyết định 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
* In:
- Từng bước xây dựng ba trung tâm in ở thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà nẵng. Hình thành các trọng điểm in ở Hải Phòng, Nghệ An, Cần thơ, Đắc lắc.
- Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều khó khăn, nhu cầu in không lớn chỉ thành lập một cơ sở in phục vụ in báo, các ấn phẩm khác của Đảng và Của địa phương.
- Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động các cơ sở in gồm: doanh nghiệp in, đơn vị sự nghiệp có thu, hộ kinh doanh cá thể và cơ sở in có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu mô hình công ty Mẹ, công ty con đối với các cơ sở in ở một số ngành, địa phương có nhiều cơ sở in và có điều kiện thực hiện.
- Các doanh nghiệp in không đủ điều kiện là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, trừ các cơ sở sau:
+ In phục vụ an ninh - Quốc phòng
+ In tiền, giấy tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ quốc gia.
+ In báo Đảng, báo Quân đội nhân dân và những cơ sở in nhà nước duy nhất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Phát hành sách:
- Đối với các cơ sở phát hành sách ở các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn khuyến khích hoạt động theo hình thức doanh nghiệp công ích, đơn vị sự nghiệp có thu.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào kinh doanh phát hành sách.
b) Về đầu tư:
* Xuất bản:
- Thực hiện đặt hàng và tài trợ cho các tác phẩm, công trình trọng điểm cần được phổ biến rộng rãi được Nhà nước phê duyệt.
- Từng bước hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho một số nhà xuất bản và thí điểm đầu tư cho cơ sở sản xuất sách điện tử.
* In:
- Hiện đại hoá ba trung tâm in và các trọng điểm in bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hỗ trợ ngân sách đầu tư cho các cơ sở in ở các tỉnh chưa có cơ sở in và các tỉnh có khó khăn.
- Khuyến khích đầu tư của nước ngoài và các thành phần kinh tế khác vào in bao bì, nhãn hàng hoá.
* Phát hành sách:
- Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách hoặc cho vay ưu đãi để xây dựng một số siêu thị sách ở các thành phố lớn.
- Tiếp tục thực hiện trợ giá cước vận chuyển sách, báo, tạp chí đến khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng núi khó khăn. Trợ cấp cho các cuộc triển lãm, hội chợ sách quốc tế theo kế hoạch phê duyệt.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư xây dựng các cửa hàng, trung tâm sách tự chọn trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
c) Về đào tạo nguồn nhân lực:
- Duy trì việc đào tạo bậc đại học về xuất bản tại Phân viện Báo chí tuyên truyền thuộc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, sau năm 2005 tiến tới đào tạo sau đại học. Tiếp tục và nâng cao đào tạo Kỹ sư và cao đẳng Công nghệ in tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội và trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Đào tạo bậc đại học về kinh doanh xuất bản phẩm tại Trường đại học Văn hoá.
- Mở rộng các hình thức đào tạo khác cho công nhân kỹ thuật in.
- Khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế với nước tiên tiến trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo cán bộ xuất bản, in và phát hành sách.
d) Tăng cường quản lý nhà nước lĩnh vực xuất bản - In - Phát hành sách:
- Chuẩn bị mọi điều kiện để sửa đổi Luật Xuất bản, xây dựng các giải pháp đồng bộ về mô hình tổ chức, cơ chế chính sách cho ngành xuất bản, In, Phát hành sách.
- Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản - In - Phát hành sách từ Trung ương đến địa phương, trước hết là đội ngũ cán bộ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Bộ Văn hoá - Thông tin
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến quản lý hoạt động xuất bản, in, phát hành sách.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ, khai thác nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án.
- Căn cứ vào mục tình hình thực hiện quy hoạch từ nay đến năm 2005 để điều chỉnh kịp thời các mục tiêu, chỉ tiêu và các dự án của quy hoạch cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Cục Xuất bản chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch hướng dẫn, triển khai, nội dung cơ bản của Quy hoạch phát triển ngành xuất bản - In - Phát hành sách đến 2010 tới các đơn vị trong toàn ngành Xuất Bản - In - Phát hành trong kế hoạch 6 tháng đầu năm 2003.
2. Các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị xuất bản, in, phát hành sách trực thuộc thực hiện đúng các nội dung cơ bản đã được phê duyệt tại quy hoạch này.
3. Các đơn vị xuất bản, in, phát hành sách căn cứ vào Quyết định phê duyệt quy hoạch và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch đào tạo và sắp xếp tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với quyết định này.
Điều 4. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán, Cục trưởng Cục xuất bản, Thủ trưởng các cơ quan chủ quản các đơn vị xuất bản - in - Phát hành sách, Giám đốc các sở Văn hoá Thông tin và các đơn vị xuất bản, in, phát hành sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
NGÀNH XUẤT BẢN, IN, PHÁT HÀNH SÁCH ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2002/QĐ-BVHTT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin)
A. Dự án trọng điểm về xuất bản
STT | Danh mục | Vốn ngân sách (tỷ đồng) |
I | Đầu tư xuất bản | 112 |
1 | Đại từ điển bách khoa (10 tập) | 8 |
2 | Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3+4) | 2 |
3 | Bách khoa thư Hà nội (10 tập) | 6 |
4 | Bộ sách tổng kết thành tựu nông nghiệp Việt Nam thế kỷ XX | 1 |
5 | Bộ sách tổng kết thành tựu y học Việt Nam thế kỷ XX | 1 |
6 | Văn học Việt Nam thế kỷ XX (60 tập) | 7 |
7 | Lịch sử Việt Nam bằng tranh (nhiều tập) | 1 |
8 | Tủ sách danh nhân lịch sử Việt Nam (10 tập) | 1 |
9 | Tủ sách tranh màu dân gian lịch sử (10 tập) | 1 |
10 | Bộ sách tổng kết chiến tranh cách mạng | 7 |
11 | Sách các dân tộc thiểu số (bằng tiếng dân tộc) hoặc song ngữ | 10 |
12 | Khai thác kho tư liệu hán nôm | 11 |
13 | Sách 50 năm Điện Biên Phủ | 3 |
14 | Sách 60 năm thành lập nước | 3 |
15 | Sách về 75 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ | 2 |
16 | Bộ Việt Nam quốc sử | 23 |
17 | Bộ sách 1000 năm Thăng Long- Hà nội | 10 |
18 | Sách tuyên truyền đối ngoại | 15 |
II | Đầu tư cơ sở vật chất | 105,5 |
1 | Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các nhà xuất bản | 70 |
2 | Đầu tư công nghệ thông tin để hiện đại hoá quy trình công nghệ biên tập cho 44 nhà xuất bản | 10 |
| Đầu tư công nghệ để thực hiện quản lý xuất bản phẩm theo mã số chuẩn quốc tế(ISBN) cho 44 nhà xuất bản | 20 |
3 | Xây dựng cơ sở xuất bản sách điện tử: 10 NXB | 5 |
4 | Xây dựng trung tâm dữ liệu quản lý ngành tại Cục Xuất bản | 0,5 |
III | Chính sách đặt hàng, trợ giá đến năm 2010 | 50 |
IV | Đào tạo, đào tạo lại | 15,89 |
| Tổng cộng | 283,39 |
STT | Nội dung | Tổng kinh phí (vốn ngân sách) | Tổng kinh phí (nguồn vốn khác) |
1 | Xây dựng trường dạy nghề in tại TP Hồ Chí Minh, đào tạo 150-200 công nhân/năm: | 25 | 10 |
| - Xây dựng vỏ và cơ sở vật chất hạ tầng | 10 | 5 |
| - Mua trang thiết bị đào tạo | 15 | 5 |
2 | Nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật trường trung học Kỹ thuật in Hà nội bao gồm: | 30 | 6,9 |
| - Mua trang thiết bị đào tạo | 23 | 5 |
| - Sửa, nâng cấp phòng học, xưởng thực hành. | 1,0 |
|
| - Viết giáo trình đào tạo: tìm nguồn, dịch, biên soạn, viết, in... | 1,5 | 0,2 |
| - Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên | 4,0 | 1,5 |
| - Xây dựng thư viện | 0,5 | 0,2 |
3 | Nâng cấp hệ thống in báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân: | 110 | 220 |
| - Nhà in báo Nhân dân Hà nội | 20 | 50 |
| - Nhà in báo Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | 20 | 50 |
| - Nhà in báo Nhân dân Đà nẵng | 15 | 30 |
| - Xây dựng một cơ sở in báo Nhân dân tại khu vực Tây Bắc (trên cơ sở xí nghiệp in Lai châu) | 20 | 20 |
| - Nhà in báo Quân đội Nhân dân I (HN) | 20 | 30 |
| - Nhà in báo Quân đội Nhân dân (TPHCM) | 15 | 40 |
4 | Xây dựng cơ sở in tại Bắc cạn (sau tái lập chưa có nhà in) | 30 | 30 |
5 | Đầu tư xây dựng cơ sở in tại tỉnh Bình Phước | 20 | 30 |
6 | Đào tạo và đào tạo lại 18,35 | 10 |
|
| Tổng cộng | 233,35 | 376,90 |
C) Dự án trọng điểm ngành Phát hành sách
TT | Tên dự án | Đơn vị | Diện tích (m2) | Số lượng | Đơn giá (triệu đồng VNĐ) | Tổng số (tỷ đồng) | Nguồn vốn | |
Ngân sách | Nguồn khác | |||||||
1 | Xây dựng hiệu sách theo chương trình đầu tư phát triển văn hoá thông tin ở địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn khu vực III | huyện | 80 - 100 | 201 | 200 | 40,2 | 40,2 |
|
2 | Xây dựng Trung tâm sách tại 6 khu vực trọng điểm: 1. Trung du và miền núi phía bắc; 2. đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm miền bắc; 3. Bắc miền trung, duyên hải miền trung, vùng kinh tế trọng điểm miền trung; 4. Tây nguyên; 5. Miền đông nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía nam; 6. đồng bằng sông cửu long. | Trung tâm vùng miền | 1.000 -> 1.500 | 06 | 10.000 | 60 |
| 60 |
3 | Trang bị xe, thuyền ( có loa đài, tăng âm) phát hành sách lưu động cho các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng lũ của 37 tỉnh miền núi, vùng lũ thuộc diện đầu tư của Nhà nước | Tỉnh |
| 37 | 310 | 11,47 | 11,47 |
|
4 | Xây dựng trung tâm sách quy mô lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng |
| 3.500-> 5.000 | 03 | 30.000 | 90 | 60 | 30 |
5 | Đào tạo, đào tạo lại |
|
|
|
| 15,08 | 15,08 |
|
| Tổng cộng |
|
|
|
| 216,75 | 126,75 | 90 |
NHU CẦU VỀ VỐN ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT BẢN, IN, PHÁT HÀNH SÁCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2002/QĐ-BVHTT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin)
Đơn vị tính: tỷ đồng
| Diễn giải | Xuất bản | In | Phát hành sách | Tổng cộng ba lĩnh vực | |||||
Ngân sách | Vốn khác | Ngân sách | Vốn khác | Ngân sách | Vốn khác | Ngân sách | Vốn khác | Tổng số | ||
1 | Dự án trọng điểm | 283,39 |
| 233,35 | 376,9 | 126,75 | 90 | 643,49 | 466,9 | 1110,39 |
2 | Đầu tư xuất bản sách | 112 |
|
|
|
|
| 112 |
| 112 |
3 | Đầu tư cơ sở vật chất | 105,5 |
| 215 | 366,9 | 111,67 | 90 | 432,17 | 456,9 | 889,07 |
4 | Trợ giá đặt hàng | 50 |
|
|
|
|
| 50 |
| 50 |
5 | Đào tạo và đào tạo lại | 15,89 |
| 18,35 | 10 | 15,08 |
| 49,32 | 10 | 59,32 |
6 | Huy động các nguồn vốn khác |
| 1838,60 |
| 1500 |
| 1068,03 |
| 4406,62 | 4406,62 |
| Tổng cộng (A+B) | 283,39 | 1838,6 | 233,35 | 1876,9 | 126,75 | 1158,03 | 643,49 | 4873,52 | 5517,01 |
| Chiếm % so với tổng số | 13,4 |
| 11,06 |
| 9,9 |
| 11,7 |
|
|
- 1Quyết định 216/QĐ-BTTTT năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 115/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Xuất bản 1993
- 2Quyết định 58/2002/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 115/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 40/2002/QĐ-BVHTT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành
- Số hiệu: 40/2002/QĐ-BVHTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2002
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá và Thông tin
- Người ký: Phạm Quang Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2003
- Ngày hết hiệu lực: 04/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực