Hệ thống pháp luật

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 399/QĐ-TTCP

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “BỘ CHỈ SỐ VÀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CẤP TỈNH NĂM 2020”

TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

Căn cứ Văn bản số 625/VPCP-V.I ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện chương trình công tác năm 2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Kế hoạch số 1006/KH-TTCP ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ về việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, Chống tham nhũng và Tổ Biên tập theo Quyết định số 372/QĐ-TTCP ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành “Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2020”.

Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Phòng, Chống tham nhũng; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó TTg TT Trương Hòa Bình (để b/c);
- Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Thanh tra các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Như Điều 2;
- Trung tâm thông tin;
- Lưu: VT, Cục IV (3b).

TỔNG THANH TRA




Đoàn Hồng Phong

 

BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CẤP TỈNH NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 399/QĐ-TTCP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ)

NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM

TỔNG ĐIỂM CÁC PHẦN (A) (B) (C) (D)

100

A. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PCTN

20

A.1 Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo:

4

A.1.1 Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN

1

A.1.2 Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

1

A.1.3 Lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN.

1

A.1.4 Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

1

A.2 Đánh giá việc tổ chức thực hiện:

16

A.2.1 Thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTN

4

A.2.2 Thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

4

A.2.3 Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN

4

A.2.4 Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

2

A.2.5 Việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh

2

B. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

35

B.1 Công tác phòng ngừa TN trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước

30

B.1.1 Kết quả thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật PCTN 2018

8

B.1.2 Kết quả cải cách hành chính (Quy đổi từ điểm PAR index 2020)

2

B.1.3 Kết quả việc ban hành, thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn

2

B.1.4 Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích

6

B.1.5 Kết quả việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

0

B.1.6 Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN)

6

B.1.7 Kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg của TTg CP

6

B.2 Công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước

5

B.2.1 UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước

1

B.2.2 Kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước

1

B.2.3 Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước

1

B.2.4 Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước

1

B.2.5 Kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước

1

C. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG

35

C.1 Việc phát hiện hành vi tham nhũng

12

C.1.1 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát

4

C.1.2 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua phản ánh, tố cáo

4

C.1.3 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua điều tra, truy tố, xét xử

4

C.2 Việc xử lý tham nhũng

20

C.2.1 Kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân

5

C.2.2 Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng

7.5

C.2.3 Kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.

7.5

C.3 Số lượng tiền, tài sản kiến nghị thu hồi qua phát hiện các hành vi tham nhũng

3

D. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG

10

D.1 Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính

5

D.2 Kết quả thu hồi bằng biện pháp tư pháp

5

 

(ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ)

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-……1

…..,ngày…tháng…năm 2021

 

Báo cáo tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố .... năm 2020

Kính gửi: Thanh tra Chính phủ

Thực hiện Kế hoạch số 1006/KH-TTCP ngày 28/6/2021 của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020, Quyết định số ../QĐ-TTCP ngày…./…. /2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Bộ chỉ số và Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; trên cơ sở tài liệu, báo cáo của các sở, ban, ngành, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các quận, huyện, thị xã về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố……….. báo cáo tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương từ ngày 16/12/2019 đến ngày 15/12/2020, cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Phần này địa phương khái quát chung cần nêu rõ được phạm vi, quy mô và những đặc điểm nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương trong năm 2019 và những chủ trương lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng (sau đây viết tắt là PCTN) của địa phương.

II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PCTN

1. Đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN:

- Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo.

- Đánh giá việc tổ chức thực hiện.

2. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:

2.1 Công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước:

- Kết quả thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật PCTN 2018.

- Kết quả cải cách hành chính 2020.

- Kết quả việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích.

- Kết quả việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức.

- Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

2.2 Công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước:

- UBND tỉnh ban hành VB hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

- Kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

- Kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

3. Đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng:

- Việc phát hiện hành vi tham nhũng.

- Việc xử lý tham nhũng.

- Số lượng tiền, tài sản kiến nghị thu hồi qua phát hiện các hành vi tham nhũng.

4. Đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng:

- Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính;

- Kết quả thu hồi bàng biện pháp tư pháp.

5. Điểm tự đánh giá công tác PCTN năm 2020:

Căn cứ Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn do Thanh tra Chính phủ ban hành, UBND tỉnh (thành phố)………….. tự chấm điểm đạt:………….. điểm/100.

III. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC PCTN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Đánh giá chung tiến triển của công tác PCTN 2020 về kết quả, hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp PCTN so với năm 2019; những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong việc thực hiện công tác PCTN.

Đề xuất giải pháp để tiếp tục tăng cường thực hiện, nâng cao hiệu quả các giải pháp PCTN nhằm thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng trong thời gian tới ở địa phương.

 

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CẤP TỈNH NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 399/QĐ-TTCP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ)

Thực hiện Kế hoạch số 1006/KH-TTCP ngày 28/6/2021 của Thanh tra Chính phủ về việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2020, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên cơ sở Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Mục đích

- Đánh giá đúng, khách quan và khuyến khích những nỗ lực của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) trong công tác PCTN.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp trong việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa; phát hiện và xử lý tham nhũng.

2. Phạm vi

- Phạm vi đánh giá là công tác PCTN cấp tỉnh năm 2020 bao gồm: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về PCTN và kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng của UBND cấp tỉnh, các sở, ngành, quận, huyện thuộc tỉnh.

- Thời kỳ đánh giá: từ 16/12/2019 đến 15/12/2020.

3. Nội dung tiêu chí đánh giá

Đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2020 gồm 4 nội dung như sau:

3.1 Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, bao gồm:

- Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo.

- Đánh giá việc tổ chức thực hiện.

3.2 Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm:

3.2.1 Công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước:

- Kết quả thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật PCTN 2018.

- Kết quả cải cách hành chính 2020.

- Kết quả việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích.

- Kết quả việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức.

- Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg; ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

3.2.2 Công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước:

- UBND tỉnh ban hành VB hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

- Kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

- Kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

3.3 Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng, bao gồm:

- Việc phát hiện hành vi tham nhũng.

- Việc xử lý tham nhũng.

- Số lượng tiền, tài sản kiến nghị thu hồi qua phát hiện các hành vi tham nhũng.

3.4 Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng, bao gồm:

- Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính;

- Kết quả thu hồi bằng biện pháp tư pháp.

II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ

1. Nguyên tắc đánh giá

Việc đánh giá khách quan, toàn diện, trung thực, công khai, minh bạch; căn cứ vào Bộ chỉ số và tài liệu chứng minh về công tác PCTN của UBND cấp tỉnh và các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.

2. Phương pháp tổ chức đánh giá

2.1 UBND cấp tỉnh

- Thu thập tài liệu, tổng hợp số liệu làm bằng chứng, lập hồ sơ đánh giá.

- Tự đánh giá bằng cách chấm điểm và xây dựng báo cáo đánh giá.

- Tổng hợp điểm tự đánh giá từng nội dung vào Phụ lục 1 - Bảng tổng hợp điểm tự đánh giá (kèm theo).

- Thuyết minh chi tiết kết quả tự đánh giá công tác PCTN của địa phương trong năm 2020 theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 - Thuyết minh tự đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2020 (kèm theo).

- Tài liệu, số liệu minh chứng của từng sở, ngành, quận, huyện được thể hiện theo Phụ lục 3 - Danh mục tài liệu, số liệu minh chứng theo Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN năm 2020 (kèm theo).

-Gửi Báo cáo kết quả đánh giá và hồ sơ đánh giá về Thanh tra Chính phủ (bản giấy qua Cục Phòng, chống tham nhũng và bản điện tử theo địa chỉ email pacac4@thanhtra.gov.vn).

- Phối hợp, giải trình, cung cấp tài liệu để làm rõ theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ trong quá trình thẩm tra.

2.2 Thanh tra Chính phủ

- Hướng dẫn và hỗ trợ UBND cấp tỉnh về công tác đánh giá.

- Phối hợp với UBND cấp tỉnh xem xét, làm rõ, thẩm tra Báo cáo đánh giá của UBND cấp tỉnh.

- Xây dựng và công bố Báo cáo về công tác PCTN cấp tỉnh năm 2020.

 

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)…………

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP ĐIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PCTN NĂM 2020

NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Thang điểm

Điểm tự đánh giá

Ghi chú

TỔNG ĐIỂM (A B C D)

100

 

 

A. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PCTN

20

 

 

A.1 Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo:

4

 

 

A.1.1 Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN

1

 

 

A.1.2 Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

1

 

 

A.1.3 Lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN

1

 

 

A.1.4 Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

1

 

 

A.2 Đánh giá việc tổ chức thực hiện:

16

 

 

A.2.1 Thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTN

4

 

 

A.2.1.1 Ban hành kế hoạch triển khai

1

 

 

A.2.1.2 Kết quả thực hiện

3

 

 

A.2.2 Thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

4

 

 

A.2.2.1 Ban hành kế hoạch

1

 

 

A.2.2.2 Kết quả thực hiện

3

 

 

A.2.3 Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.

4

 

 

A.2.3.1 Ban hành kế hoạch

1

 

 

A.2.3.2 Kết quả thực hiện

3

 

 

A.2.4 Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

2

 

 

A.2.4.1 Ban hành kế hoạch

1

 

 

A.2.4.2 Kết quả thực hiện

1

 

 

A.2.5 Việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh

2

 

 

B. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

35

 

 

B.1 Công tác phòng ngừa TN trong Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước

30

 

 

B.1.1 Kết quả thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật PCTN 2018

8

 

 

B.1.2 Kết quả cải cách hành chính (PAR 2020)

2

 

 

B.1.3 Kết quả việc ban hành, thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn

2

 

 

B.1.4 Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích (XĐLI)

6

 

 

B.1.4.1 Kết quả triển khai thực hiện rà soát XĐLI

3

 

 

B.1.4.2 Kết quả giải quyết XĐLI

3

 

 

B.1.5 Kết quả việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

0

 

 

B.1.6 Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN)

6

 

 

B.1.6.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện

2

 

 

B.1.6.2 Kết quả kê khai TSTN lần đầu

2

 

 

B.1.6.3 Kết quả công khai TSTN

2

 

 

B.1.7 Kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg của TTg CP (Chỉ thị 10)

6

 

 

B.1.7.1 Kế hoạch triển khai năm 2020

1

 

 

B.1.7.2 Việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của người

2

 

 

B.1.7.3 Kết quả xử lý vi phạm Chỉ thị 10

3

 

 

B.2 Công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài NN

5

 

 

B.2.1 UBND tỉnh ban hành VB hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

 

 

B.2.2 Kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

 

 

B.2.3 Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

 

 

B.2.4 Kết quả kiểm soát XĐLI trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

 

 

B.2.5 Kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

 

 

C. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG

35

 

 

C.1 Việc phát hiện hành vi tham nhũng

12

 

 

C.1.1 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát.

4

 

 

C.1.2 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua phản ánh, tố cáo

4

 

 

C.1.3 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua điều tra, truy tố, xét xử

4

 

 

C.2 Việc xử lý tham nhũng

20

 

 

C.2.1 Kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân

5

 

 

C.2.1.1 Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính đối với tổ chức

2.5

 

 

C.2.1.2 Kết quả xử lý kỷ luật hành chính đối với cá nhân

2.5

 

 

C.2.2 Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng

7.5

 

 

C.2.2.1 Kết quả xử lý qua điều tra

2.5

 

 

C.2.2.2 Kết quả xử lý qua truy tố

2.5

 

 

C.2.2.3 Kết quả xử lý qua xét xử

2.5

 

 

C.2.3 Kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.

7.5

 

 

C.2.3.1 Hình thức khiển trách

2.5

 

 

C.2.3.2 Hình thức cảnh cáo

2.5

 

 

C.2.3.3 Hình thức cách chức

2.5

 

 

C.3 Số lượng tiền, tài sản kiến nghị thu hồi qua phát hiện các hành vi tham nhũng

3

 

 

D. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG

10

 

 

D.1 Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính

5

 

 

D.2 Kết quả thu hồi bằng biện pháp tư pháp

5

 

 

Lưu ý: Không làm tròn số điểm và lấy 2 số thập phân;

Thống nhất chỉ sử dụng dấu chấm (.) khi chấm điểm

 

PHỤ LỤC 2

THUYẾT MINH TỰ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CẤP TỈNH NĂM 2020

TÊN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Điểm

CÁCH TÍNH ĐIỂM

Điểm tự đánh giá

TÀI LIỆU, SỐ LIỆU MINH CHỨNG

A. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PCTN

20

 

 

 

A.1 Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo:

4

 

 

 

A.1.1 Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN

1

Có VB chỉ đạo hoặc KH triển khai: 1 điểm

 

Liệt kê các văn bản do UBND tỉnh ban hành chỉ đạo hoặc KH triển khai thực hiện

A.1.2 Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

1

Có VB chỉ đạo hoặc KH triển khai: 1 điểm

 

A.1.3 Lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN.

1

Có VB chỉ đạo hoặc KH triển khai: 1 điểm

 

A.1.4 Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

1

Có VB chỉ đạo hoặc KH triển khai: 1 điểm

 

A.2 Đánh giá việc tổ chức thực hiện:

16

 

 

 

A.2.1 Thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTN

4

 

 

 

A.2.1.1 Ban hành kế hoạch triển khai

1

(Số sở, ngành, huyện ban hành KH, VB triển khai/Tổng số sở, ngành, huyện thuộc UBND tỉnh) x 1

 

Liệt kê các kế hoạch, văn bản của sở, ngành, huyện ban hành năm 2020 về xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTN

A.2.1.2 Kết quả thực hiện

3

(Số sở, ngành, huyện báo cáo tổng kết, sơ kết/ Tổng số sở, ngành, huyện thuộc UBND tỉnh) x 3

 

Liệt kê các báo cáo tổng kết, sơ kết của sở, ngành, huyện thực hiện xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTN năm 2020

A.2.2 Thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

4

 

 

 

A.2.2.1 Ban hành kế hoạch

1

(Số sở, ngành, huyện báo cáo tổng kết, sơ kết/ Tổng số sở, ngành, huyện thuộc UBND tỉnh) x 1

 

Liệt kê các kế hoạch, văn bản của s, ngành, huyện ban hành năm hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

A.2.2.2 Kết quả thực hiện

3

(Số sở, ngành, huyện báo cáo tổng kết, sơ kết/ Tổng số sở, ngành, huyện thuộc UBND tỉnh) x 3

 

Liệt kê các báo cáo tổng kết, sơ kết của s, ngành, huyện thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN năm 2020

A 2.3 Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN

4

 

 

 

A.2.3.1 Ban hành kế hoạch

1

(Số sở, ngành, huyện ban hành KH, VB triển khai/ Tổng số sở, ngành, huyện thuộc UBND tỉnh) x 1

 

Liệt kê các kế hoạch, văn bản của sở, ngành, huyện ban hành năm 2020 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN

A.2.3.2 Kết quả thực hiện

3

(Số sở, ngành, huyện báo cáo tổng kết, sơ kết/ Tổng số sở, ngành, huyện thuộc UBND tỉnh) x 3

 

Liệt kê các báo cáo tổng kết, sơ kết của sở, ngành, huyện thực hiện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN năm 2020

A.2.4 Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

2

 

 

 

A.2.4.1 Ban hành kế hoạch

1

(Số sở, ngành, quận, huyện ban hành KH, VB kiểm tra, theo dõi/ Tổng số sở, ngành, quận huyện thuộc UBND tỉnh) x 1

 

Liệt kê các kế hoạch, văn bản của sở, ngành, huyện ban hành năm 2020 về kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

A.2.4.2 Kết quả thực hiện

1

(Số sở, ngành, quận, huyện tổng hợp, báo cáo/ Tổng số sở, ngành, quận, huyện thuộc UBND tỉnh) x 1

 

Liệt kê các báo cáo tổng kết, sơ kết của sở, ngành, huyện thực hiện về kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN năm 2020

A.2.5 Việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh

2

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân tối thiểu mỗi tháng 1 lần, mỗi lần đạt 0.16 điểm.

 

Liệt kê các Văn bản:

- Biên bản tiếp dân của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết, xử lý các phản ánh sau khi tiếp dân.

B. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

35

CÁCH TÍNH ĐIỂM

 

 

B.1 Công tác phòng ngừa TN trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước

30

 

 

 

B.1.1 Kết quả thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật PCTN 2018

8

Mỗi sở, ngành, quận, huyện công khai thiếu 1 nội dung theo quy định tại Điều 10 Luật PCTN 2018 bị trừ 0.2 điểm

 

- Liệt kê các sở, ngành, quận, huyện thực hiện công khai đầy đủ theo quy định

- Liệt kê các sở, ngành, quận, huyện công khai thiếu nội dung theo quy định tại Điều 10 Luật PCTN 2018 bị trừ 0.2 điểm

B.1.2 Kết quả cải cách hành chính (PAR 2020)

2

Điểm số cải cách hành chính do Bộ Nội vụ công bố (PAR index 2020). (Điểm PAR của UBND tỉnh năm 2020) x 2/100%

 

 

B.1.3 Kết quả việc ban hành, thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn

2

(Số sở, ngành, quận, huyện kiểm tra việc thực hiện ĐM, CĐ, TC/ Tổng số sở, ngành, quận, huyện thuộc UBND tỉnh) x 2

 

Liệt kê các sở, ngành, quận, huyện kiểm tra việc thực hiện ĐM, CĐ, TC trong năm 2020

B.1.4 Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích

6

 

 

 

B.1.4.1 Kết quả triển khai thực hiện rà soát XĐLI

3

(Số sở, ngành, quận, huyện tổ chức rà soát Tổng số sở, ngành, quận, huyện thuộc UBND tỉnh) x 3

 

Liệt kê các sở, ngành, quận, huyện tổ chức rà soát XĐLI năm 2020

B.1.4.2 Kết quả giải quyết XĐLI

3

Giải quyết một vụ: Được tính 1 điểm

Giải quyết hai vụ: Được tính 2 điểm

Giải quyết từ ba vụ trở lên: Được tính 3 điểm.

 

Liệt kê các vụ việc XĐLI đã được giải quyết năm 2020

B.1.5 Kết quả việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

0

Lý do: Năm 2020, chưa ban hành đầy đủ các văn bản quy định về chuyển đổi vị trí công tác của CB CC VC.

 

 

B.1.6 Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN)

6

 

 

 

B.1.6.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện

2

UBND tỉnh có ban hành KH thực hiện: 2 điểm.

 

Liệt kê các văn bản do UBND tỉnh ban hành:

- KH thực hiện KSTSTN

- Báo cáo kết quả thực hiện

B.1.6.2 Kết quả kê khai TSTN lần đầu

2

(Số người KK/ Tổng số người phải KK) x 2

 

 

B.1.6.3 Kết quả công khai TSTN

2

(Số bản đã CK/ Tổng số BKK) x 2

 

 

B.1.7 Kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg ngày 22/4/2019 của TTg CP (Chỉ thị 10)

6

 

 

 

B.1.7.1 Kế hoạch triển khai năm 2020

1

UBND tỉnh có ban hành KH thực hiện Chỉ thị 10 năm 2020: 1 điểm

 

Liệt kê văn bản do UBND tỉnh ban hành

B.1.7.2 Việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp

2

(Số kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp đã được xử lý Tổng số kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp đã tiếp nhận) x 2

 

Số liệu cụ thể về kết quả thực hiện Chỉ thị 10 của tỉnh trong năm 2020

B.1.7.3 Kết quả xử lý vi phạm Chỉ thị 10

3

(Số người bị xử lý/ Tổng số người vi phạm) x 3.0

 

B.2 Công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

Bao gồm: (1) Công ty đại chúng, (2) tổ chức tín dụng và (3) tổ chức XH do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trên địa bàn tỉnh.

5

 

 

 

B.2.1 UBND tỉnh ban hành VB hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

UBND tỉnh có VB hướng dẫn thực hiện: 1 điểm

 

Liệt kê văn bản do UBND tỉnh ban hành

B.2.2 Kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

(Số DN, tổ chức khu vực ngoài NN có xây dựng, thực hiện QTUX, cơ chế kiểm tra nội bộ/ Tổng số DN, tổ chức khu vực ngoài NN trên địa bàn) x 1

 

Lập Phụ lục B.2:

- Danh mục các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN.

- Danh mục các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN đã thực hiện các tiêu chí: B.2.2.

- Danh mục các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN đã thực hiện các tiêu chí: B.2.3.

- Danh mục các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN đã thực hiện các tiêu chí: B.2 4.

- Danh mục các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN đã thực hiện các tiêu chí: B.2.5.

B.2.3 Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

(Số DN, tổ chức khu vực ngoài NN có thực hiện công khai, minh bạch/ Tổng số DN, tổ chức khu vực ngoài NN trên địa bàn) x 1

 

B.2.4 Kết quả kiểm soát XĐLI trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

(Số DN, tổ chức khu vực ngoài NN có kiểm soát XĐLI, cơ chế kiểm tra nội bộ/ Tổng số DN, tổ chức khu vực ngoài NN trên địa bàn) x 1

 

B.2.5 Kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

1

(Số DN, tổ chức khu vực ngoài NN có quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu/ Tổng số DN, tổ chức khu vực ngoài NN trên địa bàn) x 1

 

C. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG

35

CÁCH TÍNH ĐIỂM

 

 

C.1 Việc phát hiện hành vi tham nhũng

12

 

 

 

C.1.1 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát.

4

{(Số cuộc kiểm tra phát hiện hành vi có dấu hiệu TN/ Tổng số cuộc kiểm tra thực hiện) (Số cuộc giám sát phát hiện hành vi có dấu hiệu TN/ Tổng số cuộc giám sát thực hiện) (Số cuộc thanh tra phát hiện TN/ Tổng số cuộc thanh tra thực hiện)}x4

 

- Liệt kê cụ thể các cuộc kiểm tra phát hiện hành vi có dấu hiệu TN.

- Liệt kê cụ thể các cuộc thanh tra phát hiện hành vi có dấu hiệu TN.

- Liệt kê cụ thể các cuộc giám sát phát hiện hành vi có dấu hiệu TN.

- Báo cáo kết quả giám sát năm 2020.

- Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2020.

C.1.2 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua phản ánh, tố cáo

4

{(Số tin phản ánh phát hiện hành vi có dấu hiệu TN/ Tổng số tin phản ánh trong toàn tỉnh) (Số đơn tố cáo phát hiện hành vi có dấu hiệu TN/ Tổng số đơn tố cáo trong toàn tỉnh)}x4

 

- Liệt kê cụ thể các tin phản ánh phát hiện hành vi có dấu hiệu TN.

- Liệt kê cụ thể các cuộc giải quyết tố cáo phát hiện hành vi có dấu hiệu TN.

- Báo cáo kết quả công tác xử lý tin phản ánh, giải quyết đơn tố cáo năm 2020.

C.1.3 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua điều tra, truy tố, xét xử

4

{(Số vụ án TN được khởi tố/ Tổng số vụ việc liên quan TN (tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố)) (Số vụ án QĐ truy tố TN/ Tổng số vụ án đề nghị truy tố liên quan TN) (Số vụ án TN đưa ra xét xử/ Tổng số vụ án tiếp nhận liên quan TN)}x4

 

Số liệu cụ thể về kết quả thực hiện của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2020

C.2 Việc xử lý tham nhũng

20

 

 

 

C.2.1 Kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân do để xảy ra tham nhũng

5

 

 

 

C.2.1.1 Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính đối với tổ chức do để xảy ra tham nhũng

2.5

(Số tổ chức bị xử lý KL hành chính do để xảy ra TN/ Tổng số tổ chức phát hiện hành vi tham nhũng) x 2.5

 

- Liệt kê các tổ chức bị xử lý KL hành chính do để xảy ra TN.

- Liệt kê Tổng số tổ chức phát hiện hành vi tham nhũng.

C.2.1.2 Kết quả xử lý kỷ luật hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng

2.5

(Số người có hành vi TN bị xử lý KL hành chính/ Tổng số người có hành vi TN đã phát hiện) x 2.5

 

- Liệt kê danh sách người có hành vi TN bị xử lý KL hành chính.

- Liệt kê Tổng số người có hành vi TN đã phát hiện.

C.2.2 Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng

7.5

 

 

 

C.2.2.1 Kết quả xử lý qua điều tra

2.5

(Số người cơ quan điều tra đề nghị truy tố về hành vi TN Tổng số người bị cơ quan điều tra khởi tố trong các vụ án liên quan TN) x 2.5

 

Số liệu cụ thể về kết quả thực hiện của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2020

C.2.2.2 Kết quả xử lý qua truy tố

2.5

(Số người do Viện KS truy tố về hành vi TN/ Tổng số người có hành vi TN bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về hành vi TN) x 2.5

 

C.2.2.3 Kết quả xử lý qua xét xử

2.5

(Số người do Tòa án kết án tội phạm TN/ Tổng số người do Viện KS truy tố về hành vi TN) x 2.5

 

C.2.3 Kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.

7.5

 

 

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, báo cáo chính thức của cơ quan hoặc người có thẩm quyền về vụ việc, vụ án tham nhũng hoặc từ ngày bản án về tham nhũng có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng.

C.2.3.1 Hình thức khiển trách

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng (là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hình sự bằng hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm)

2.5

(Số Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị xử lý khiển trách/ Tổng số cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trên địa bàn) x 2.5

Không có trường hợp xử lý: 0 điểm.

 

- Liệt kê số Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị xử lý khiển trách, cảnh cáo, cách chức để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Liệt kê Tổng số cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

C.2.3.2 Hình thức cảnh cáo

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng (là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm )

2.5

(Số Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị xử lý cảnh cáo/ Tổng số cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trên địa bàn) x 2.5

Không có trường hợp xử lý: 0 điểm.

 

C.2.3.3 Hình thức cách chức

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng (là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm) hoặc đặc biệt nghiêm trọng (là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình)

2.5

(Số Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị xử lý cách chức/ Tổng số cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn) x 2.5

Không có trường hợp xử lý: 0 điểm.

 

 

C.3 Số lượng tiền, tài sản kiến nghị thu hồi qua phát hiện các hành vi tham nhũng

3

(Số lượng tiền, tài sản TN được kiến nghị thu hồi/Tổng số tiền, tài sản đã phát hiện TN) x 3

 

 

D. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG

10

CÁCH TÍNH ĐIỂM

 

 

D.1 Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính

5

(Số tiền, tài sản đã thu hồi/ Tổng số tiền, tài sản phải thu hồi (bao gồm cả số tiền, tài sản những năm trước chưa thu hồi được, tính tại kỳ đánh giá) qua biện pháp hành chính) x 5

 

- Liệt kê số tiền, tài sản đã thu hồi qua biện pháp hành chính theo từng vụ việc.

- Tổng số tiền, tài sản phải thu hồi (bao gồm cả số tiền, tài sản những năm trước chưa thu hồi được, tính tại kỳ đánh giá) qua biện pháp hành chính

D.2 Kết quả thu hồi bằng biện pháp tư pháp

5

(Số tiền, tài sản đã thu hồi/ Tổng số tiền, tài sản phải thu hồi (bao gồm cả số tiền, tài sản những năm trước chưa thu hồi được, tính tại kỳ đánh giá) bởi cơ quan thi hành án) x 5

 

- Liệt kê số tiền, tài sản đã thu hồi qua biện pháp tư pháp theo từng vụ việc.

- Tổng số tiền, tài sản phải thu hồi (bao gồm cả số tiền, tài sản những năm trước chưa thu hồi được, tính tại kỳ đánh giá) qua biện pháp tư pháp.

 

Sở/ngành/quận/huyện………………………….

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU MINH CHỨNG THEO BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PCTN 2020

A. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PCTN

TÀI LIỆU, SỐ LIỆU MINH CHỨNG

(Sở, ngành, quận, huyện ghi rõ tên, ngày tháng ban hành văn bản theo các mục tương ứng bên cột trái)

Ghi chú

A.1 Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo:

 

 

A.1.1 Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN

 

 

A.1.2 Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

 

 

A.1.3 Lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN.

 

 

A.1.4 Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

 

 

A.2 Đánh giá việc tổ chức thực hiện:

 

 

A.2.1 Thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTN

 

 

A.2.1.1 Ban hành kế hoạch triển khai

 

 

A.2.1.2 Kết quả thực hiện

 

 

A.2.2 Thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

 

 

A.2.2.1 Ban hành kế hoạch

 

 

A.2.2.2 Kết quả thực hiện

 

 

A.2.3 Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.

 

 

A.2.3.1 Ban hành kế hoạch

 

 

A.2.3.2 Kết quả thực hiện

 

 

A.2.4 Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN

 

 

A.2.4.1 Ban hành kế hoạch

 

 

A.2.5 Việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND tình

 

 

B. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

 

 

B.1 Công tác phòng ngừa TN trong Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước

 

 

B.1.1 Kết quả thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật PCTN 2018

 

 

B.1.2 Kết quả cải cách hành chính (PAR 2020)

 

 

B.1.3 Kết quả việc ban hành, thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn

 

 

B.1.4 Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích

 

 

B.1.4.1 Kết quả triển khai thực hiện rà soát XĐLI

 

 

B.1.4.2 Kết quả giải quyết XĐLI

 

 

B.1.5 Kết quả việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

 

 

B.1.6 Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN)

 

 

B.1.6.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện

 

 

B.1.6.2 Kết quả kê khai TSTN lần đầu

 

 

B.1.6.3 Kết quả công khai TSTN

 

 

B.1.7 Kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg của TTg CP

 

 

B.1.7.1 Kế hoạch triển khai năm 2020

 

 

B.1.7.2 Việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp

 

 

B.1.7.3 Kết quả xử lý vi phạm Chỉ thị 10

 

 

B.2 Công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài NN

Bao gồm: (1) Công ty đại chúng, (2) tổ chức tín dụng và (3) tổ chức XH do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trên địa bàn tỉnh.

 

 

B.2.1 UBND tỉnh ban hành VB hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa TN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

 

 

B.2.2 Kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

 

 

B.2.3 Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

 

 

B.2.4 Kết quả kiểm soát XĐLI trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

 

 

B.2.5 Kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài NN

 

 

C. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG

 

 

C.1 Việc phát hiện hành vi tham nhũng

 

 

C.1.1 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát.

 

 

C.1.2 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua phản ánh, tố cáo

 

 

C.1.3 Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua điều tra, truy tố, xét xử

 

 

C.2 Việc xử lý tham nhũng

 

 

C.2.1 Kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân

 

 

C.2.1.1 Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính đối với tổ chức

 

 

C.2.1.2 Kết quả xử lý kỷ luật hành chính đối với cá nhân

 

 

C.2.2 Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng

 

 

C 2.2.1 Kết quả xử lý qua điều tra

 

 

C.2.2.2 Kết quả xử lý qua truy tố

 

 

C.2.2.3 Kết quả xử lý qua xét xử

 

 

C.2.3 Kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.

 

 

C.2.3.1 Hình thức khiển trách

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở, ngành, quận, huyện để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng (là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hình sự bằng hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm)

 

 

C.2.3.2 Hình thức cảnh cáo

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở, ngành, quận, huyện để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng (là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm )

 

 

C.2.3.3 Hình thức cách chức

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở, ngành, quận, huyện để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng (là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm) hoặc đặc biệt nghiêm trọng (là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình)

 

 

C.3 Số lượng tiền, tài sản kiến nghị thu hồi qua phát hiện các hành vi tham nhũng

 

 

D. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG

 

 

D.1 Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính

 

 

D.2 Kết quả thu hồi bằng biện pháp tư pháp

 

 

 



1 Tên của cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 399/QĐ-TTCP năm 2021 về "Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2020" do Thanh Tra Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 399/QĐ-TTCP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/07/2021
  • Nơi ban hành: Thanh tra Chính phủ
  • Người ký: Đoàn Hồng Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản