- 1Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC Hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công An - Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 3Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Quyết định 29/2020/QĐ-UBND quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 4Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật Lâm nghiệp 2017
- 7Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 8Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Công văn 5256/VPCP-NN năm 2020 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Văn phòng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3942/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 15 tháng 10 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách về bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ văn bản số 5256/VPCP-NN ngày 30/06/2020 của Văn phòng Chính Phủ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4087/TTr-SNNPTNT ngày 24/9/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 - 2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 3942/QĐ-UBND ngày 15/10/2020 của UBND tỉnh)
I. Mục tiêu, sự cần thiết xây dựng phương án
1. Mục tiêu
Chủ động ngăn chặn và hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng và giảm thiểu về thiệt hại tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân gây cháy rừng; chủ động, kịp thời, hiệu quả, an toàn trong phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.
2. Sự cần thiết phải xây dựng phương án
Hiện nay tỉnh Quảng Ninh có 338.603 ha rừng chiếm hơn 77% tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, có công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh; cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch từ nâu sang xanh; việc bảo vệ rừng, môi trường sinh thái ngày càng trở nên cấp thiết.
Xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 - 2025 nhằm triển khai hiệu quả các nội dung Quy định phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 18/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh là hết sức cần thiết nhằm phân công, phân nhiệm để giúp chính quyền địa phương, chủ rừng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp PCCCR, kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân gây cháy rừng; chuẩn bị sẵn sàng phương án chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ từ cấp tỉnh đến cấp thôn, khu và chủ rừng.
Tổng diện tích có rừng trên địa bàn toàn tỉnh là 370.379,3 ha tỷ lệ che phủ rừng chiếm 55%, trong đó diện tích đạt tiêu chí thành rừng là 338.603,2 ha1; diện tích rừng trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng là 31.776,1 ha. Diện tích rừng thông, sa mộc, rừng hỗn giao thông, sa mộc là 43.069 ha trải dài các khu vực của tỉnh, đây là loại rừng có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng; diện tích rừng trồng (Keo, Bạch đàn) là 182.350 ha chiếm trên 70% diện tích rừng trồng toàn tỉnh; đa số người dân trồng rừng quảng canh nên kinh phí đầu tư để phát dọn, chăm sóc làm giảm vật liệu cháy thấp; tập quán canh tác xử lý thực bì bằng phương pháp đốt trong khi không tuân thủ nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng nên càng làm tăng nguy cơ gây cháy rừng. Mặt khác, theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu Quảng Ninh là địa phương đang chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng dày, mức độ ngày càng khốc liệt trên diện rộng nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng.
Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, khô hanh kéo dài luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng; đa số các vụ cháy rừng xảy ra do hoạt động sản xuất lâm nghiệp truyền thống2 gây cháy lan sang các khu rừng liền kề; thói quen dùng lửa bắt ong, bắt động vật rừng của người dân, việc sử dụng lửa trong rừng do thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân là nguyên nhân cơ bản gây ra cháy rừng trong khu vực; nhiều chủ rừng chưa nghiêm túc trong việc lập và triển khai phương án PCCCR theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng; một số chủ đầu tư ở các địa phương3 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng trên phần diện tích đất có rừng nhưng chưa nghiêm túc thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, PCCCR...
1. Phân cấp có nguy cơ cháy rừng
Căn cứ tính chất của từng loại rừng, khả năng bén lửa và phát tán nguồn lửa được chia ra các cấp có nguy cơ cháy như sau:
Cấp I: Rừng có nguy cơ cháy cao, gồm các loại rừng trồng cây gỗ lá kim như thông, sa mộc.
Cấp II: Rừng có nguy cơ cháy trung bình, gồm rừng trồng cây lá rộng như bạch đàn, keo, quế, rừng tre nứa.
Cấp III: Rừng ít có nguy cơ cháy gồm rừng gỗ tự nhiên.
(Chi tiết tại biểu số 01 kèm theo)
2. Phân vùng khu vực hành chính, bố trí lực lượng khi có cháy rừng
Vùng 1: thị xã Đông Triều, thành Phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên;
Vùng 2: thành phố Hạ Long;
Vùng 3: huyện Cẩm Phả, huyện Vân Đồn;
Vùng 4: huyện Cô Tô;
Vùng 5: huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu;
Vùng 6: huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái.
3. Phân loại các loài cây trồng theo các khu vực hành chính
Toàn bộ diện tích thông và cây trồng hỗn giao với thông tại các địa phương Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên đa số là rừng thông cấp tuổi IV, V; tầng thực bì dưới tán dầy có nguy cơ cháy rất cao, đặc biệt vào những ngày thời tiết hanh khô kéo dài; ngoài ra những diện tích canh tác khác của người dân xen kẹp trong các diện tích này do vậy càng tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng;
Tại các địa phương Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Hải Hà, Móng Cái phần lớn là rừng sào, cấp tuổi II, III, IV. Cây đang ở độ tuổi tỉa cành tự nhiên mạnh, tạo thành các cầu thang lửa rất dễ bén lên ngọn; mặt khác việc đầu tư chăm sóc phát luỗng cây leo, tỉa cành của chủ rừng còn hạn chế nên nguy cơ cháy tại khu vực rừng thông, sa mộc là rất cao.
(Chi tiết biểu số 02 kèm theo)
II. Thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động trong công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCCCR; trong đó, nổi bật là một số các nội dung, như: Tổ chức hội nghị cấp tỉnh về tuyên truyền phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật Lâm nghiệp và các quy định khác liên quan đến công tác quản lý PCCCR; tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống cháy rừng4. Hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị, chủ rừng về công tác PCCCR theo quy định;
Năm 2019, phát 1.500 đĩa DVD tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 26/11/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan tại 13/13 địa phương; tổ chức 13 cuộc thi tìm hiểu Luật Lâm nghiệp và các quy định phòng cháy chữa cháy rừng cho 10.400 học sinh tại các trường trung học cơ sở; tổ chức 160 cuộc tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tại các thôn bản; mở 21 lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý lửa rừng, kiến thức và kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng và 20 cuộc diễn tập chữa cháy rừng các cấp với hàng chục nghìn người thuộc nhiều đối tượng tham gia;
Thường xuyên chỉ đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước BVR, PCCCR của gần 500 thôn; rà soát, kiện toàn khoảng 1.560 tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng cấp cơ sở.
2. Tình hình cháy rừng, chữa cháy rừng
- Tình hình cháy rừng: Trong 08 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 40 điểm cháy trên diện tích cháy khoảng 110 ha (chủ yếu là các điểm cháy lướt, không gây thiệt hại lớn). Nguyên nhân chủ yếu do xử lý thực bì để trồng lại rừng bằng phương pháp đốt mà không tuân thủ nghiêm các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công tác quản lý của UBND cấp xã chưa chặt chẽ đối với các khu vực có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án, công trình và sự bất cẩn của người dân sử dụng lửa trong rừng và các hoạt động khác trong rừng gây cháy lan. Bên cạnh đó, công tác điều tra tìm nguyên nhân và xác định thủ phạm để xử lý theo quy định còn rất hạn chế.
Trong khoảng 110 ha bị cháy là rừng trồng loài cây chủ yếu là thông, bạch đàn, keo tại thành phố Hạ Long (19 vụ) Uông Bí... nơi có nhiều loại rừng có nguy cơ cháy cao.
- Lực lượng chữa cháy rừng tại địa phương: Tổng số thành viên tham gia là 9.376 người; 13 Ban chỉ huy cấp huyện; 133 Ban Chỉ huy cấp xã, 54 chủ rừng đã thành lập Ban chỉ huy, thành lập 662 tổ đội (chi tiết biểu 03 kèm theo)
- Về phương tiện, công cụ chữa cháy rừng tại địa phương (chi tiết biểu 04 kèm theo).
I. Các biện pháp phòng cháy rừng
1. Xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về PCCCR; hàng năm rà soát, kiện toàn lại các Ban chỉ huy (BCH) tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo phù hợp với thực tế để hoạt động hiệu quả; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu xây dựng kế hoạch PCCCR hàng năm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCH; chỉ đạo các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm), Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng quy chế phối hợp, kế hoạch hiệp đồng và đề xuất mua sắm phương tiện, công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS lập bản đồ nguy cơ cháy rừng phục vụ công tác phòng cháy trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm đến các khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn sinh thái, khu di tích danh thắng và các khu vực có đa dạng sinh học cao;
- Yêu cầu các chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định tại Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền; xác định thời điểm tuyên truyền, vận động phù hợp để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của chủ rừng, cộng đồng dân cư, cán bộ và nhân dân địa phương; đồng thời khẳng định công tác PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của toàn dân. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương triển khai kế hoạch tuyên truyền về PCCCR. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các quy định về công tác PCCCR, lập và tổ chức triển khai phương án PCCCR trên địa bàn; trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tuyên truyền tác hại, tính chất nguy hiểm của cháy rừng; các nguyên nhân gây cháy và giải pháp phòng ngừa; biện pháp xử lý các tình huống cháy rừng; công tác tự kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng;
- Thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm điểm cháy rừng trên cổng thông tin điện tử: http://kiemlamqni.org.vn của Chi cục Kiểm lâm, trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh;
- Tuyên truyền qua các băng zôn, bảng tin, trực tiếp tại các hội nghị tuyên truyền hoặc lồng ghép vào các chương trình của địa phương.
3. Tăng cường hiệp đồng PCCCR giữa các lực lượng
Thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp từ cấp tỉnh đến cơ sở giữa các lực lượng Công an - Quân sự - Kiểm lâm và các lực lượng liên quan, nâng cao chất lượng hiệp đồng, phối hợp, thường xuyên huấn luyện nghiệp vụ, diễn tập cơ chế trong phòng cháy, chữa cháy rừng.
4. Quản lý chặt chẽ các nguyên nhân gây cháy rừng
Chỉ đạo các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý chặt chẽ việc sử dụng lửa để xử lý thực bì trồng lại rừng; sử dụng lửa trong và ven rừng tại các khu vực rừng có kết hợp du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng; sử dụng lửa đốt hóa vàng mã trong những dịp thanh minh, lễ tết, trong các đền chùa trong và ven rừng. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nêu cao vai trò quản lý nhà nước về công tác PCCCR, chỉ đạo các chủ rừng kiểm soát chặt chẽ những tác động dễ gây cháy rừng; chỉ đạo các lực lượng chức năng điều tra, xác định rõ nguyên nhân các vụ cháy rừng đề có giải pháp phòng ngừa đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm gây cháy rừng theo quy định.
5. Làm giảm vật liệu cháy
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chủ rừng thường xuyên thực hiện thu dọn cành cây lá rụng dưới tán rừng, phát dọn băng cản lửa xung quanh diện tích rừng được giao, thuê đặc biệt là rừng non, rừng cây lá kim (thông, sa mộc), nhất là vào những thời điểm dự báo nắng nóng kéo dài và mùa khô hanh; đốt có kiểm soát làm giảm vật liệu cháy trong rừng. Đối với khu rừng có kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, các chủ rừng tăng cường việc dọn, vệ sinh rừng, không tổ chức cho du khách sử dụng lửa để nấu ăn, đốt lửa trại...
6. Tổ chức các biện pháp phòng cháy rừng
Lực lượng Kiểm lâm các cấp căn cứ từng cấp dự báo tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tại địa phương triển khai, tổ chức các hoạt động, biện pháp phòng cháy theo các nội dung:
- Khi dự báo ở Cấp I: Khả năng cháy rừng thấp, trên biển báo mũi tên chỉ số I.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo các lực lượng của cấp xã và các chủ rừng phối hợp với lực lượng Kiểm lâm triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;
Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn khoanh vùng sản xuất, tuyên truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý thực bì để trồng lại rừng đúng kỹ thuật.
- Khi dự báo đến Cấp II: Khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo mũi tên chỉ số II.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo các lực lượng chức năng của cấp xã và yêu cầu các chủ rừng tăng cường kiểm tra, bố trí người canh phòng, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra, hướng dẫn xử lý thực bì để trồng lại rừng đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Khi dự báo đến Cấp III: Cấp cao, thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng, trên biển báo mũi tên chỉ số III.
Chú trọng phòng cháy các loại rừng thông, sa mộc, keo, bạch đàn, tre, nứa... có khả năng cháy lan trên diện rộng;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm rà soát, kiểm tra và yêu cầu các chủ rừng thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, cấm đốt thực bì, sử dụng lửa trong rừng;
Các chủ rừng phải thường xuyên canh phòng, nhất là đối với những vùng trọng điểm dễ cháy;
Bố trí lực lượng canh phòng trực 10/24 giờ trong ngày (từ 10 giờ đến 20 giờ trong ngày), đặc biệt chú trọng trong các giờ cao điểm;
Khi xảy ra cháy rừng phải huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng theo thẩm quyền.
- Khi dự báo đến Cấp IV: Cấp nguy hiểm, thời tiết khô hanh, kéo dài có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, tốc độ lửa lan nhanh, trên biển báo mũi tên chỉ số IV.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và BCH cấp huyện trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương;
Các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm, quân sự địa phương thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn;
Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh lửa và ngoài hiện trường rừng, đảm bảo trực 12/24 giờ (từ 9 giờ đến 21 giờ trong ngày) nhất là các giờ cao điểm, phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay;
Dự báo viên nắm chắc tình hình khí tượng, thủy văn thường xuyên cập nhật dự báo và thông báo kịp thời trên mạng, trên các phương tiện thông tin đại chúng về cấp cháy và tình hình cháy rừng liên tục hàng ngày ở địa phương.
- Khi dự báo đến cấp V: Cấp cực kỳ nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng và tốc độ lửa lan rất nhanh, trên biển báo mũi tên chỉ số V.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BCH cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các chủ rừng chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu chữa khi có cháy rừng xảy ra;
Lực lượng Công an phòng cháy, chữa cháy phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, lực lượng quân sự địa phương tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy, đảm bảo trực 24/24 giờ trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng;
Thông báo thường xuyên liên tục về cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các quy định, biện pháp an toàn sử dụng lửa trong rừng và ven rừng.
Khi xảy ra cháy, nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện tiếp cận và xử lý đám cháy.
II. Các biện pháp chữa cháy rừng.
1. Nguyên tắc chữa cháy rừng.
Thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
- Người chỉ huy chữa cháy rừng tiếp nhận, xử lý thông tin, kết hợp việc quan sát diễn biến của đám cháy để quyết định truyền đạt mệnh lệnh. Lực lượng chữa cháy tập trung cao độ và thực hiện nghiêm túc các giải pháp kỹ thuật, tổ chức để đạt được hiệu quả chữa cháy;
- Lực lượng và phương tiện chữa cháy được chia thành: Lực lượng, phương tiện thủ công; lực lượng, phương tiện cơ giới.
Lực lượng, phương tiện thủ công gồm: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, dân quân địa phương và các lực lượng huy động khác cùng với dụng cụ thủ công như dao, rựa, cuốc xẻng, thùng tưới nước, cành cây ...
Lực lượng, phương tiện cơ giới gồm: Con người và các thiết bị cơ giới như xe chữa cháy, máy bơm, máy thổi gió, cưa xăng, máy ủi, máy cày, hóa chất chữa cháy rừng và các phương tiện khác;
Lực lượng chữa cháy được tổ chức thành các tổ, có tổ trưởng và tổ phó. Tổ trưởng phải là người nắm vững kỹ thuật, đặc điểm rừng trong khu vực là người quyết đoán, nhanh nhẹn, mệnh lệnh dứt khoát, rõ ràng, chính xác;
- Hậu cần chữa cháy cần chuẩn bị: Phương tiện cơ giới, dụng cụ thủ công và bảo hộ lao động (quần áo, giày, mũ, đèn pin, bình nước cá nhân, thuốc, bông băng cấp cứu...) để phục vụ cho lực lượng chữa cháy tại chỗ và lực lượng được huy động tại địa phương, đảm bảo cung cấp nước uống và thực phẩm cho lực lượng chữa cháy.
2. Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp.
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh
Chi cục Kiểm lâm (Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng) và Lực lượng Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ) là lực lượng chính; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn tỉnh, các lực lượng khác là lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động của cơ quan có thẩm quyền;
Khi nhận được tin báo cháy rừng và đề nghị hỗ trợ của BCH cấp huyện, BCH cấp tỉnh huy động, chỉ đạo lực lượng chính về phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh tổ chức triển khai phối hợp với các lực lượng chữa cháy trên địa bàn cơ động, triển khai nhanh đến hiện trường, kịp thời ứng cứu; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng;
Trong trường hợp cháy rừng lớn trên diện rộng vượt quá khả năng kiểm soát bằng phương tiện thông tin, BCH cấp tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Nhà nước Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị hỗ trợ lực lượng, phương tiện cho địa phương tham gia chữa cháy rừng.
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện
Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn thuộc Công an cấp huyện là lực lượng chính; Công an, cơ quan Quân sự cấp huyện, các lực lượng khác là lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động của cơ quan có thẩm quyền;
Khi nhận được tin báo cháy rừng hoặc đề nghị hỗ trợ của BCH cấp xã, BCH cấp huyện tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện huy động, chỉ đạo lực lượng chính về phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với các lực lượng chữa cháy trên địa bàn cơ động, triển khai nhanh đến hiện trường, kịp thời ứng cứu; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng;
Trong trường hợp cháy rừng lớn trên diện rộng vượt quá khả năng kiểm soát của cấp huyện, BCH cấp huyện báo cáo BCH cấp tỉnh đề nghị hỗ trợ tăng cường lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng.
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã
Kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho UBND cấp xã xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Lực lượng chính trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã là lực lượng Dân quân tự vệ, lực lượng Công an cấp xã, Kiểm lâm địa bàn, lực lượng hợp đồng bảo vệ rừng và các tổ, đội bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của thôn, làng, bản, tổ dân phố; các lực lượng khác là lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động của cơ quan có thẩm quyền;
Khi nhận được tin báo cháy rừng hoặc đề nghị nghị hỗ trợ chữa cháy rừng của chủ rừng, BCH cấp xã có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chỉ huy, tổ chức điều động lực lượng, phương tiện, dụng cụ tại địa phương tham gia chữa cháy;
Trong trường hợp cháy lớn trên diện rộng vượt quá khả năng kiểm soát của xã, phường, thị trấn: BCH cấp xã báo cáo BCH cấp huyện (qua cơ quan thường trực) đề nghị hỗ trợ tăng cường lực lượng, phương tiện phối hợp chữa cháy rừng.
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng của chủ rừng
Tất cả các chủ rừng là tổ chức phải thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng trực thuộc đơn vị quản lý;
Khi xảy ra cháy rừng, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ huy, tổ chức điều động lực lượng, phương tiện, dụng cụ tại đơn vị tham gia chữa cháy. Trong trường hợp cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát của đơn vị, chủ rừng phải báo cáo và phối hợp với BCH cấp xã tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng; đồng thời báo cáo BCH cấp huyện (qua cơ quan thường trực) để theo dõi chỉ đạo.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, đơn vị vũ trang đóng trong rừng hoặc có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong rừng, ven rừng phải phối hợp với nhau để thành lập các đội tình nguyện phòng cháy, chữa cháy rừng và phải có trách nhiệm phối hợp với BCH của địa phương và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Chỉ huy chữa cháy rừng
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc người được ủy quyền có mặt tại đám cháy rừng là người chỉ đạo chung;
- Người chỉ huy chữa cháy rừng quy định tại Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy, khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy.
4. Phối hợp trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Khi xảy ra cháy rừng, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn phối hợp với lực lượng Kiểm lâm; chủ trì và phối hợp với lực lượng Quân đội tham mưu cho BCH cùng cấp trong việc điều động, sử dụng lực lượng tham gia chữa cháy rừng; tổ chức chữa cháy, khắc phục hậu quả sau cháy rừng theo phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tổ chức kiểm tra, xác minh và điều tra, xử lý các vụ cháy rừng theo quy định của pháp luật;
- Trong quá trình chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng, BCH các cấp phải thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình cháy rừng cho BCH cấp trên trực tiếp biết để theo dõi chỉ đạo. Trong trường hợp đám cháy vượt quá khả năng cứu chữa của cấp mình phải nhanh chóng báo cáo và đề nghị BCH cấp trên hỗ trợ chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy;
- BCH các cấp ngay khi nhận được thông tin, báo cáo đề nghị chi viện chữa cháy rừng của BCH cấp dưới, phải kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND cùng cấp huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương chữa cháy rừng;
- Các lực lượng chính và lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy ngay khi nhận được lệnh huy động của cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng cơ động đến nơi xảy ra cháy rừng và tích cực phối hợp tham gia chữa cháy rừng.
5. Biện pháp giới hạn đám cháy, chữa cháy rừng
- Khi xảy ra cháy rừng trong điều kiện thời tiết hạn kiệt, vật liệu cháy khô nỏ, thảm thực bì dầy:
Tạo băng trắng cản lửa, đón đầu ngọn lửa theo một cự ly phù hợp, thi công xong trước khi ngọn lửa tràn đến. Phải dọn và vun vật liệu cháy vào giữa băng và đốt hết trên băng.
Cự ly của hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy quy định như sau: Nếu ít gió thì khoảng cách giữa hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy là 20 m - 30 m; Nếu gió to thì khoảng cách giữa hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy là 30 m - 50 m. Trong trường hợp có nguồn vật liệu lớn, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, gió thổi mạnh, khi chữa cháy phải làm đai cản lửa dự phòng để làm giảm tốc độ lan với hướng gió chính trong thời gian cháy.
- Một số quy định khi xây dựng đường băng cản lửa:
Lợi dụng tối đa các đặc điểm tự nhiên như: Sông, suối, đường phân lô, phân khoảnh, đường giao thông nội bộ, đường vận xuất...
Đối với rừng đặc dụng, rừng cảnh quan, rừng trồng có độ dốc trên 25° không được xây dựng đường băng trắng;
Đối với rừng trồng có độ dốc dưới 25° chỉ được xây dựng băng trắng trong 1-2 năm đầu khi chưa có điều kiện xây dựng các băng xanh cản lửa;
Xây dựng các đai cây xanh phòng cháy xung quanh hoặc dọc theo các đường băng cản lửa;
Các đường băng cản lửa phải được khép kín.
- Một số biện pháp chữa cháy rừng:
Khi xảy ra cháy rừng phải huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy;
Đối với rừng có thể đưa phương tiện cơ giới vào chữa cháy thì phải huy động tối đa phương tiện cơ giới để chữa cháy;
Đối với rừng mà phương tiện cơ giới chữa cháy không thể tiếp cận được thì phải huy động tối đa lực lượng và các phương tiện khác để chữa cháy;
Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy;
Áp dụng "biện pháp đốt trước có kiểm soát" để chữa cháy khi có đủ điều kiện cho phép;
Các biện pháp chữa cháy khác.
6. Trách nhiệm chữa cháy rừng, tham gia chữa cháy rừng
- Chữa cháy rừng là trách nhiệm của toàn dân;
- Chủ rừng, đội phòng cháy, chữa cháy rừng nơi gần nhất, các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, chính quyền địa phương sở tại, cơ quan liên quan có nhiệm vụ chữa cháy, tham gia chữa cháy rừng theo quy định;
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng khi nhận tin báo cháy trong địa bàn quản lý hoặc nhận lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận thông tin báo cháy ngoài địa bàn quản lý, phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên trực tiếp;
Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước và các cơ quan liên quan khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy rừng phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy rừng;
Lực lượng Công an, Dân quân tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng.
7. Điều tra, khắc phục hậu quả sau cháy.
- Sau khi đám cháy được dập tắt, lực lượng Kiểm lâm chủ trì, phối hợp Công an, chính quyền địa phương, chủ rừng, điều tra truy tìm nguyên nhân, đối tượng gây cháy để xử lý theo quy định của pháp luật;
- Chủ rừng phải khắc phục hậu quả sau cháy.
III. Theo dõi cập nhật thông tin cảnh báo cháy rừng và tình hình cháy rừng.
- Hàng ngày sau khi tiếp nhận thông tin từ trung tâm khí tượng, thủy văn bộ phận kỹ thuật phân tích số liệu trên phần mềm cảnh báo cháy rừng để ra kết quả về cấp dự báo cháy rừng và thông tin trên cổng thông tin điện tử http://kiemlamqni.org.vn của Chi cục kiểm lâm để các địa phương biết. Căn cứ vào thông tin cảnh báo cháy rừng, các địa phương sẽ điều chỉnh cấp cảnh báo cháy rừng trên biển báo để toàn dân được biết, trên cơ sở đó để có những phương án ứng phó kịp thời;
- Việc cập nhật theo dõi thông tin cháy rừng: Khi có cháy rừng, lãnh đạo các Hạt Kiểm lâm báo cáo nhanh về Chi cục Kiểm lâm để nắm tình hình và nếu có cháy xảy ra vượt tầm kiểm soát ở cấp huyện thì Chi cục Kiểm lâm có thể huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và báo cáo, tham mưu cho BCH cấp tỉnh các phương án huy động lực lượng, phương tiện và phương án xử lý hiệu quả, kịp thời;
Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính Phủ, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10/12/2015 của liên Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội - Công an - Tài chính và các quy định của pháp luật có liên quan để bố trí kinh phí thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương, đơn vị.
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY RỪNG
1. Giả định tình huống cháy rừng.
Tình huống giả định là cháy rừng thông tại khu vực phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long. Thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài trên 20 ngày, thảm thực bì dưới tán rừng dầy, khô nỏ, gió cấp 4 - 5, dự báo cháy rừng cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm do vậy đám cháy bùng phát và lan nhanh. Lực lượng chữa cháy cấp phường, cấp thành phố đã được huy động để chữa cháy nhưng đám cháy vẫn bùng phát dữ dội, vượt ngoài tầm khống chế, kiểm soát của các lực lượng địa phương. BCH thành phố Hạ Long báo cáo BCH cấp tỉnh xin huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy rừng.
Khi đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát của các lực lượng thuộc BCH thành phố Hạ Long và có nguy cơ thành thảm họa cháy rừng, Trưởng BCH thành phố Hạ Long báo cáo BCH cấp tỉnh xin huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy; đồng thời Hạt trưởng Hạt kiểm lâm thành phố Hạ Long báo cáo Chi cục Kiểm lâm để xin chi viện lực lượng, phương tiện chữa cháy.
Nhận được báo cáo xin chi viện, đồng chí Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm huy động lực lượng gồm Đội cơ động và phòng cháy chữa cháy số 01 và 02, các công chức, viên chức thuộc Chi cục Kiểm lâm cùng công cụ, phương tiện chữa cháy nhanh chóng tiếp cận hiện trường chi viện cho lực lượng chữa cháy tại chỗ. Đồng thời, Chi cục Kiểm lâm báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phó BCH Thường trực về phòng cháy, chữa cháy rừng) và tham mưu các phương án huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng.
Sau khi nhận được báo cáo đồng chí Phó BCH thường trực họp khẩn, đề ra phương án huy động lực lượng, phương tiện; phương án tiếp cận, chỉ huy, xử lý đám cháy và giao nhiệm vụ cho các thành viên trong BCH theo chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn để huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy (Lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN cấp tỉnh; Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Kiểm lâm Vùng I và các lực lượng thuộc BCH cấp huyện liền kề phối hợp tham gia chữa cháy), chuẩn bị hậu cần phục vụ cho công tác chữa cháy.
Nhận nhiệm vụ được giao, các thành viên trong BCH cấp tỉnh nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện trực thuộc quản lý của đơn vị tiếp cận hiện trường và triển khai đội hình chữa cháy theo phương án đã đề ra. BCH cấp tỉnh sẽ chỉ đạo chung các thủ trưởng đơn vị căn cứ chỉ đạo chung của đồng chí phó BCH cấp tỉnh để chỉ đạo các lực lượng trực thuộc quản lý.
Sau khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn, đảm bảo an toàn đ/c phó BCH cấp tỉnh ra lệnh rút lực lượng phương tiện chữa cháy ra khỏi hiện trường, chỉ đạo các lực lượng chuyên môn lập hồ sơ và đưa ra phương án khắc phục hậu quả, truy tìm nguyên nhân, thủ phạm gây cháy và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì cảnh báo cấp dự báo cháy rừng đến các cơ quan, đơn vị có liên quan khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp IV trở lên trong các tháng mùa khô trên địa bàn toàn tỉnh;
- Chủ trì quản lý hoạt động của các đơn vị phòng cháy, chữa cháy rừng trực thuộc; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng chuyên ngành, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở;
- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra: việc thực hiện các quy định và trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; tuyên truyền vận động, hướng dẫn chủ rừng và người dân thực hiện nghiêm các quy định về PCCCR;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
2. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị Quân đội, UBND các cấp và các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (lực lượng Kiểm lâm) hướng dẫn việc xây dựng, thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tham gia thẩm duyệt dự án, thiết kế và phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; hướng dẫn mua sắm, trang bị các phương tiện chuyên dùng về phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng; tham gia cứu chữa các vụ cháy rừng và chỉ huy việc chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
- Phát hiện, tiếp nhận điều tra, xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng; định kỳ hoặc đột xuất thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin có liên quan về tình hình tội phạm và kết quả điều tra, xử lý các vụ án trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, PCCCR;
- Thực hiện hiệu quả quy chế, kế hoạch hiệp đồng, phối hợp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giữa lực lượng Quân sự, Công an và Kiểm lâm từ cấp tỉnh đến cấp xã.
3. Các Sở, ngành có liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện phương án phòng chống cháy rừng theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra cháy rừng trên địa bàn mình quản lý;
- Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của BCH phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện; phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc phạm vi và trách nhiệm quản lý;
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có rừng và đất lâm nghiệp thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy rừng cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Chỉ đạo triển khai công tác phối hợp chữa cháy rừng đối với các địa phương giáp ranh, địa phương trong vùng và các địa phương khác khi có đề nghị phối hợp hoặc chỉ đạo của cấp trên;
- Phân khai kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng cho chính quyền cấp xã có rừng;
- Trực tiếp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn;
- Chỉ đạo tổ chức chữa cháy rừng, điều tra nguyên nhân gây cháy rừng và khắc phục hậu quả vụ cháy rừng;
- Tổ chức giao ban định kỳ, thống kê, báo cáo Cơ quan thường trực BCH cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vi địa phương quản lý.
6. Các chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân)
- Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng; đối với chủ rừng là tổ chức và UBND cấp xã phải gửi phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đến cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Phòng cháy, chữa cháy - cứu nạn cứu hộ để tham gia ý kiến;
- Thành lập, quản lý hoạt động của đội phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng nội quy, quy định và biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (đối với chủ rừng là tổ chức);
- Đầu tư trang bị, phương tiện, công cụ và đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng;
- Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, đơn vị, tổ chức xung quanh trong việc đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng tại khu rừng được giao, thuê đặc biệt trong những ngày nắng nóng kéo dài; thực hiện các hoạt động phòng cháy, chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Trong quá trình tổ chức, triển khai, nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các địa phương, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
TỔNG HỢP, PHÂN LOẠI NGUY CƠ VÀ MỨC ĐỘ CHÁY THEO CÁC CẤP
(Kèm theo quyết định số: 3942/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
ĐVT: ha
TT | Đơn vị (cấp huyện) | Cấp nguy cơ cháy rừng | Cộng | ||
Cấp I | Cấp II | Cấp III | |||
1 | Ba Chẽ | 7.042,53 | 31.946,80 | 12.554,07 | 51.543,4 |
2 | Bình Liêu | 12.394,32 | 17.257,32 | 4.724,11 | 34.375,75 |
3 | Cô Tô | 645,68 | 122,37 | 2.244,02 | 3.012,07 |
4 | Hải Hà | 2.173,90 | 15.781,83 | 14.135,95 | 32.091,68 |
5 | Hạ Long | 4.349,71 | 33.892,34 | 35.239,91 | 73.481,96 |
6 | Cẩm Phả | 377,88 | 17.500,02 | 1.997,64 | 19.875,54 |
7 | Móng Cái | 6.494,40 | 8.457,03 | 8.138,20 | 23.089,64 |
8 | Uông Bí | 2.787,38 | 7.190,10 | 3.547,89 | 13.525,37 |
9 | Tiên Yên | 5.364,90 | 25.771,35 | 12.736,16 | 43.872,5 |
10 | Vân Đồn | 5.845,27 | 14.577,39 | 12.977,86 | 33.400,52 |
11 | Quảng Yên | 1.444,0 | 1.254,34 | 2.300,12 | 4.998,46 |
12 | Đông Triều | 9.230,99 | 3.584,78 | 4.387,79 | 17.203,56 |
13 | Đầm Hà | 491,04 | 11.167,45 | 8.160,34 | 19.818,83 |
| Cộng | 58.642,09 | 188.503,12 | 123.144,07 | 370.289,28 |
TỔNG HỢP CÁC LOÀI CÂY THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Kèm theo quyết định số: 3942/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
(ĐVT: ha)
TT | Đơn vị | Loài cây trồng | Ghi chú | |||
Thông, sa mộc loài khác hỗn giao | Bạch đàn loài khác hỗn giao | Keo loài khác hỗn giao | Loài khác | |||
| Vùng I |
|
|
|
|
|
1 | TX Đông Triều | 4.354,2 | 5.306,8 | 2.912,02 | 0 |
|
2 | TP Uông Bí | 2.581,06 | 259,71 | 6.684,24 | 0 |
|
3 | TX Quảng Yên | 476,94 | 1.063,19 | 487,13 | 0 |
|
| Tổng | 7.412,2 | 6.629,7 | 10.083,39 | 0 |
|
| Vùng II |
|
|
|
|
|
4 | TP Hạ Long | 3.912,69 | 730,09 | 32.770,41 | 518,49 |
|
| Vùng III |
|
|
|
|
|
5 | TP Cẩm Phả | 267,7 | 109,19 | 17.451,7 | 0 |
|
6 | Huyện Vân Đồn | 724,51 | 6.238,6 | 13.206,5 | 146,79 |
|
| Tổng | 992,21 | 6.347,79 | 30.658,2 | 146,79 |
|
| Vùng IV |
|
|
|
|
|
7 | Huyện Cô Tô | 446,53 | 202,19 | 0 | 106,48 |
|
| Vùng V |
|
|
|
|
|
8 | Huyện Tiên Yên | 4.639,2 | 625,85 | 24.274,8 | 1.096,31 |
|
9 | Huyện Ba Chẽ | 6.418,75 | 485,66 | 30671 | 662,25 |
|
10 | Huyện Bình Liêu | 12.209,7 | 146,7 | 6.724,57 | 9.331,75 |
|
| Tổng | 23.267,65 | 1.258,21 | 6.1670,37 | 11.090,31 |
|
| Vùng VI |
|
|
|
|
|
11 | Huyện Đầm Hà | 117,09 | 386,13 | 7.673,44 | 3.477,84 |
|
12 | Huyện Hải Hà | 1.312,17 | 761,13 | 14.333,8 | 1.057,54 |
|
13 | TP Móng Cái | 5.608,44 | 886,76 | 7.932,6 | 455,56 |
|
| Tổng | 7.037,7 | 2.034,02 | 29.939,84 | 4.990,94 |
|
Tổng chung | 43.069,01 | 17.202 | 165.122 | 168,53 |
|
TỔNG HỢP LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY PHÂN THEO VÙNG
(Kèm theo quyết định số: 3942/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị | BCH cấp huyện | BCH cấp xã | BCH chủ rừng | Tổ đội | Số lượng (người) |
Vùng I | 3 | 23 | 9 | 159 | 2.126 |
TX Đông Triều | 1 | 8 | 2 | 53 | 753 |
TP Uông Bí | 1 | 8 | 5 | 67 | 826 |
TX Quảng Yên | 1 | 7 | 2 | 39 | 542 |
Lực lượng khác |
|
|
|
| 5 |
Vùng II | 1 | 32 | 7 |
| 920 |
TP Hạ Long | 1 | 32 | 7 | 86 | 865 |
Lực lượng khác |
|
|
|
| 55 |
Vùng III | 3 | 22 | 13 | 100 | 1.116 |
TP Cẩm Phả | 1 | 10 | 4 | 45 | 490 |
Vân Đồn | 1 | 12 | 9 | 55 | 566 |
Lực lượng khác |
|
|
|
| 60 |
Vùng IV | 1 | 3 | 0 | 13 | 360 |
Huyện Cô Tô | 1 | 3 | 0 | 13 | 195 |
Lực lượng khác |
|
|
|
| 165 |
Vùng V | 3 | 26 | 10 | 231 | 2.847 |
Huyện Tiên Yên | 1 | 11 | 3 | 140 | 1273 |
Huyện Ba Chẽ | 1 | 8 | 5 | 91 | 804 |
Huyện Bình Liêu | 1 | 7 | 2 | 111 | 756 |
Lực lượng khác |
|
|
|
| 14 |
Vùng VI | 3 | 27 | 15 | 159 | 2.007 |
Huyện Đầm Hà | 1 | 9 | 5 | 51 | 682 |
Huyện Hải Hà | 1 | 6 | 6 | 56 | 555 |
TP Móng Cái | 1 | 12 | 4 | 52 | 770 |
Lực lượng khác |
|
|
|
| 198 |
Tổng | 14 | 133 | 54 | 662 | 9.376 |
1 Gồm 122.656,7 ha rừng tự nhiên và 215.946,5 ha rừng trồng.
2 Xử lý thực bì để trồng rừng bằng phương thức đốt, không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
3 Các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Móng Cái.
4 Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển Lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đến 2025, tầm nhìn đến 2030; Văn bản số 1481/UBND-NLN2 ngày 09/3/2017 tăng cường quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 943/UBND-NLN2 ngày 12/02/2018 về việc tăng cường công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, chỉ đạo các đơn vị, sở ngành liên quan tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phối hợp, điều tra xác định nguyên nhân và xử lý trách nhiệm trong các vụ cháy rừng; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 25/9/2019 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; Văn bản số 4984/UBND-NLN3 ngày 30/7/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Văn bản số 5230/UBND-XD6 ngày 24/7/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng, đảm bảo an toàn hệ thống điện; Văn bản số 911/UBND-NC ngày 17/02/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2020; Văn bản số 1037/UBND-NLN3 ngày 24/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng;...
- 1Quyết định 16/2020/QĐ-UBND quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 5443/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội"
- 3Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 127/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Kiên Giang và Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của các đơn vị năm 2022
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 4Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC Hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công An - Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 8Luật Lâm nghiệp 2017
- 9Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 10Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 13Công văn 5256/VPCP-NN năm 2020 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 29/2020/QĐ-UBND quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 15Quyết định 16/2020/QĐ-UBND quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 16Quyết định 5443/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội"
- 17Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 18Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
- 19Quyết định 127/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Kiên Giang và Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của các đơn vị năm 2022
Quyết định 3942/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt và ban hành Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025
- Số hiệu: 3942/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Thị Hạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực