Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2016/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số: 254/TTr-STC ngày 22/12/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Giám đốc các doanh nghiệp có vốn nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Quy chế này quy định việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp nhà nước; giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
1. Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập).
3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại Công ty Cổ phần.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 3. Mục đích của giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp
1. Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
3. Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
4. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
1. Doanh nghiệp lập báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (gọi tắt là Báo cáo đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp) theo nội dung quy định tại Điều 9 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Báo cáo được lập theo các mẫu biểu và các quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Đối với nội dung giám sát quy định tại Khoản 6, Điều 9 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, doanh nghiệp:
Báo cáo về tình hình thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người quản lý doanh nghiệp theo Biểu mẫu số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư số: 27/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Báo cáo về tình hình thực hiện chế độ tiền lương của người lao động theo Biểu mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số: 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
2. Sở Tài chính giúp Ủy ban nhân dân tỉnh giám sát, tổng hợp và lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Điều 9 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 5 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Điều 6. Phương thức giám sát tài chính doanh nghiệp
1. Giám sát tài chính thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
1. Doanh nghiệp gửi báo cáo đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp sáu (06) tháng và hàng năm theo các biểu mẫu quy định về Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 7 đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 30 tháng 4 năm sau đối với báo cáo hàng năm. Trong báo cáo phải đánh giá đầy đủ các nội dung giám sát được quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quy chế này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
a) Tổ chức lập kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp bao gồm kế hoạch kiểm tra và thanh tra trước ngày 31 tháng 12 của năm trước, gửi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công bố trước ngày 31 tháng 01 hàng năm. Kế hoạch thanh tra tại các doanh nghiệp phải căn cứ kế hoạch của Kiểm toán nhà nước khu vực X, Thanh tra tỉnh, tránh trùng lặp, chồng chéo về nội dung và đơn vị thanh tra.
b) Tổ chức giám sát tài chính doanh nghiệp trên cơ sở liên tục và định kỳ, kết hợp việc giám sát theo kế hoạch đã lập với giám sát thông qua báo cáo tài chính và báo cáo khác có liên quan do doanh nghiệp cung cấp.
c) Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp, tình hình thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, từ đó phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định. Việc đánh giá phải phân tích cụ thể đến các yếu tố quy mô sản xuất, ngành nghề hoạt động, vòng đời hoạt động, ưu tiên hoạt động trong từng thời kỳ và các yếu tố khách quan của doanh nghiệp.
d) Sở Tài chính là cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện Báo cáo giám sát tài chính; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tùy theo mức độ nghiêm trọng trong việc vi phạm của các doanh nghiệp; cơ quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh một trong các hình thức xử lý đối với các doanh nghiệp như sau:
a) Có văn bản nhắc nhở lãnh đạo doanh nghiệp và khuyến nghị các biện pháp xử lý; tiếp tục giám sát tình hình tiếp thu và thực hiện khuyến nghị của doanh nghiệp.
b) Có văn bản nhắc nhở lãnh đạo doanh nghiệp và đề ra các biện pháp xử lý; tiếp tục giám sát tình hình tiếp thu thực hiện chỉ đạo của chủ sở hữu. Đồng thời chủ sở hữu tăng tần suất giám sát gián tiếp thông qua việc yêu cầu doanh nghiệp, Kiểm soát viên báo cáo bổ sung theo các chuyên đề cụ thể, thời gian báo cáo nhanh hơn.
c) Quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát đặc biệt, thông báo với các cơ quan có liên quan để xử lý theo quy trình giám sát đặc biệt quy định hiện hành.
d) Thực hiện xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo doanh nghiệp theo quy định tại Điểm l, Khoản 1, Điều 12 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
Mục 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT
Điều 8. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính và Quyết định giám sát tài chính đặc biệt
1. Trường hợp doanh nghiệp có một hoặc một số dấu hiệu cảnh báo khả năng thuộc tình trạng phải giám sát tài chính đặc biệt được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 24 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan xem xét, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp để quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt hay tiếp tục thực hiện giám sát tài chính theo Mục 1 Quy chế này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với doanh nghiệp. Việc giám sát tài chính đặc biệt được thực hiện theo các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 25 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
Các doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt, khi nhận được Quyết định giám sát tài chính đặc biệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp phải thực hiện các quy định tại Điều 27 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng giám sát thông qua người đại diện đối với Công ty Cổ phần.
Sở Tài chính làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
Điều 11. Nội dung, phương thức giám sát
1. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Thực hiện giám sát doanh nghiệp theo các nội dung giám sát quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
Việc giám sát tài chính thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu do người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Ban Kiểm soát doanh nghiệp thực hiện kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Định kỳ sáu (06) tháng, hàng năm người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Khoản 2 Điều 8 Thông tư số: 200/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính gửi Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31 tháng 7 của năm đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước 30 tháng 4 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm.
Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của người đại diện, Sở Tài chính giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Điều 8 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
2. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
Thực hiện giám sát doanh nghiệp theo các nội dung giám sát quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
Việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Định kỳ hàng năm, người đại diện lập báo cáo giám sát theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính gửi Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31 tháng 4 năm tiếp theo.
Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của người đại diện, Sở Tài chính giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Điều 12. Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước
1. Việc đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước được căn cứ theo các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 11, Điều 12 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để xem xét việc tiếp tục đầu tư hay thoái vốn tại từng doanh nghiệp; đồng thời làm căn cứ đánh giá, khen thưởng hoặc có hình thức xử lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm tiếp theo.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP
Điều 13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 12 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Điều 14. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp
Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 14 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp có trách nhiệm lập và gửi Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của năm báo cáo Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh vào trước ngày 30 tháng 4 năm sau. Báo cáo được lập theo mẫu biểu quy định tại Điều 15 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt kết quả đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp trước ngày 31 tháng 5 của năm sau; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan công khai thông tin về tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 16 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Khen thưởng, xử lý vi phạm và hình thức kỷ luật
1. Đối tượng khen thưởng, xử lý vi phạm và kỷ luật trên địa bàn tỉnh:
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước.
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ theo dõi, giám sát doanh nghiệp.
2. Khen thưởng, xử lý vi phạm và hình thức kỷ luật
Việc khen thưởng, xử lý vi phạm và hình thức kỷ luật được thực hiện theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và các quy định hiện hành.
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Nghị định số: 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, Thông tư số: 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính và Quy chế này để tổ chức thực hiện giám sát các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý.
- 1Quyết định 365/QĐ-UBND năm 201 phê duyệt đề án "Thành lập, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015"
- 2Quyết định 59/2013/QĐ-UBND về Đề án Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 70/2016/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quản lý
- 4Quyết định 297/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch giám sát tài chính năm 2017 đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 08/2017/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu
- 6Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 7Kế hoạch 64/KH-UBND về giám sát tài chính các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quản lý năm 2020
- 1Quyết định 365/QĐ-UBND năm 201 phê duyệt đề án "Thành lập, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015"
- 2Luật Doanh nghiệp 2014
- 3Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 59/2013/QĐ-UBND về Đề án Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- 6Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- 7Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Quyết định 70/2016/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quản lý
- 11Quyết định 297/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch giám sát tài chính năm 2017 đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 12Quyết định 08/2017/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu
- 13Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 14Kế hoạch 64/KH-UBND về giám sát tài chính các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quản lý năm 2020
Quyết định 39/2016/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 39/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Lý Thái Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra