Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3870/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04 /2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Căn cứ Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thương mại Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Công thương tại văn bản số 159/TTr- SCT ngày 22/12/2011 về đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ và TTTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ và TTTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Tên dự án: Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ và TTTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

II. Chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc.

III. Cấu trúc quy hoạch:

- Phần thứ nhất: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình phát triển chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phần thứ hai: Thực trạng phát triển chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phần thứ ba: Triển vọng phát triển chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phần thứ tư: Qui hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phần thứ năm: Các giải pháp và chính sách phát triển chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

IV. Nội dung chủ yếu của quy hoạch.

1. Quan điểm phát triển.

- Phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc một cách hợp lý, có trọng điểm, phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế; phù hợp với qui mô dân số, tâm lý, tập quán tiêu dùng và phát triển các yếu tố văn hoá, bản sắc dân tộc của từng địa phương; kết hợp truyền thống với hiện đại và văn minh thương mại.

- Đẩy nhanh quá trình xã hội hoá trong đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước trong đầu tư phát triển hạ tầng chợ đặc biệt là đối với chợ vùng nông thôn, miền núi.

- Đảm bảo các nguyên tắc tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá trong qui hoạch không gian và thiết kế chợ, trung tâm thương mại. Đồng thời chú trọng công tác tổ chức, quản lý nhà nước đối với chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Thu hút các đối tượng tham gia kinh doanh trên chợ, trung tâm thương mại, mở rộng các loại hình dịch vụ, lĩnh vực, ngành hàng kinh doanh và tăng số đơn vị, số hộ kinh doanh trên chợ, trung tâm thương mại.

2. Mục tiêu phát triển

* Đối với mạng lưới chợ đến năm 2020

- Giảm số lượng dân cư phục vụ bình quân 17.348 người/chợ hiện nay xuống còn 11.875 người/chợ. Giảm bán kính phục vụ bình quân của một chợ xuống khoảng 2,05 km/chợ.

- Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có tổng số 125 chợ với 71 chợ xây mới, 54 chợ nâng cấp cải tạo, 8 chợ phải di dời, giải toả. Trong đó, giai đoạn 2011-2015: có 35 chợ xây mới, 34 chợ được nâng cấp cải tạo; giai đoạn 2016-2020 có 36 chợ xây mới, 20 chợ nâng cấp, cải tạo (Xem phụ lục 01).

- Về qui mô: có 4 chợ hạng I, 15 chợ hạng II và chợ 106 chợ hạng III.

- Xây dựng chợ đầu mối nông sản tổng hợp tại xã Tân Tiến, Lũng Hòa huyện Vĩnh Tường.

- Tăng diện tích bình quân một điểm kinh doanh cố định trên chợ từ dưới 5m2 hiện nay lên 12 m2 vào năm 2020.

- Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất chợ, áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật vào xây dựng và thiết kế chợ, tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao trình độ văn minh thương nghiệp trên chợ. Đảm bảo 100% số chợ đạt tiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chợ trên cơ sở nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, nội dung quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh chợ.

* Đối với mạng lưới trung tâm thương mại

- Khuyến khích phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các đô thị, các khu thương mại – dịch vụ, các khu dân cư tập trung… trước tiên ở thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các khu vực khác trong phạm vi quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đã được phê duyệt.

- Xây dựng 01 trung tâm hội chợ triển lãm.

- Xây dựng các trung tâm mua sắm tại các trung tâm huyện, xã phường để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân gắn với phương thức văn minh, hiện đại, vừa đảm bảo tính liên kết với các loại hình kinh doanh khác, tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông hàng hoá được mở rộng và gắn kết giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh trong cả nước, với thị trường khu vực và thế giới.

* Định hướng đến năm 2030:

- Mạng lưới chợ được tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá, đảm bảo văn minh thương mại. Tất cả các xã đều có chợ, phục vụ tốt nhất cho đời sống người dân và nhu cầu của sản xuất, cơ bản chuyển đổi chợ tại các khu đô thị trung tâm thành các loại hình hiện đại.

- Các loại hình trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm sẽ là một trong những thành phần chính của các khu thương mại - dịch vụ tập trung, tạo thành các không gian giao dịch, mua sắm hiện đại, thuận tiện và văn minh tại trung tâm thành phố, các đô thị vệ tinh và khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch...

3. Định hướng phát triển mạng lưới Chợ và TTTM.

3.1. Phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại

- Chợ dân sinh: Đối với khu vực thành thị, hạn chế xây mới, chuyển đổi dần các chợ nhỏ, không đủ tiêu chuẩn về diện tích sang các loại hình bán lẻ hiện đại. Cải tạo, nâng cấp các chợ dân sinh ở các phường, liên phường thành chợ chủ yếu bán nông sản, thực phẩm; xây mới chợ dân sinh ở khu vực ngoại thị.

Đối với chợ dân sinh nông thôn, mạng lưới chợ thực hiện theo qui hoạch nông thôn mới của tỉnh, tuân thủ các tiêu chí của chợ nông thôn mới.

- Chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp: xây mới, nâng cấp, mở rộng, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức quản lý của các chợ qui mô lớn tại các trung tâm kinh tế của tỉnh, làm hạt nhân để hình thành các khu thương mại – dịch vụ và các đường phố thương mại.

- Chợ chuyên doanh: nông sản, thực phẩm tươi sống, chợ cây cảnh,... gắn với vùng sản xuất tập trung nhằm phù hợp với xu hướng ngày càng đa dạng của cung và cầu hàng hoá, phù hợp với quá trình tập trung hoá sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

- Chợ đầu mối nông sản tổng hợp: xây dựng chợ đầu mối nông sản hiện đại áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại và cung cấp các dịch vụ phụ trợ phân phối hàng hoá và các dịch vụ chuyên nghiệp khác để phát luồng hàng hóa; phát huy truyền thống và nâng cao năng lực buôn bán của đội ngũ thương nhân, tăng cường lưu thông hàng hóa về qui mô và chủng loại hàng hóa qua địa bàn tỉnh.

- Chợ du lịch: mở các điểm chợ tại các tuyến, các khu du lịch, có thể gắn với chợ dân sinh tại khu vực, tổ chức cung ứng hàng hóa đặc sản của địa phương trong mùa du lịch, hoặc gắn với lễ hội dân gian truyền thống đồng thời với việc nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ tại các khu du lịch,…

- Trung tâm thương mại: hình thành và phát triển các loại hình chủ yếu là trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các khu đô thị trung tâm, có qui mô nhu cầu và sức mua lớn, có khả năng mở rộng giao lưu hàng hoá với các vùng trong tỉnh, với các tỉnh khác.

3.2. Xây dựng cơ sở vật chất

- Gắn đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại với việc thực hiện quy hoạch chung đô thị, quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại trên từng địa bàn cụ thể.

- Chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chợ, trung tâm thương mại như: tạo mặt bằng, nền chợ, giao thông trong chợ, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, thu gom rác thải...

- Gắn quy mô đầu tư với khả năng khai thác các nguồn thu trên chợ, trung tâm thương mại ở tầm trung hạn và dài hạn.

3.3. Phát triển nguồn vốn đầu tư

- Nguồn vốn từ các thành phần kinh tế: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các chợ. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và hiện đại hoá chợ đầu mối, chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm… Khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể tham gia góp vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách: Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng chợ cho chợ đầu mối nông sản, chợ thuộc các xã vùng khó khăn theo quy định của nhà nước.

Ngân sách tỉnh, huyện, xã hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với các chợ nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới của tỉnh đến năm 2020. Chủ động lồng ghép việc xây dựng các chợ nông thôn với các dự án và chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác; trước mắt, ưu tiên xây dựng chợ ở các xã khó khăn, chợ nông thôn mới và các nơi có nhu cầu bức xúc về chợ.

3.4. Bố trí không gian kiến trúc

Không gian kiến trúc chợ, trung tâm thương mại đảm bảo sự phát triển đồng bộ, hài hoà với các loại hình khác, đảm bảo sự thuận tiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong khu vực và có cấu trúc hợp lý, phù hợp với đặc điểm, chức năng, qui mô của từng loại hình chợ, trung tâm thương mại khác nhau.

3.5. Phát triển ngành hàng và lực lượng kinh doanh

Đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, ngành hàng kinh doanh trong các trung tâm thương mại. Đảm bảo sự gia tăng số hộ kinh doanh cố định trên tất cả các chợ trong tỉnh. Đảm bảo thu hút được các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế vào kinh doanh trên chợ, trung tâm thương mại.

3.6. Tổ chức quản lý chợ

- Đối với chợ dân sinh mục tiêu quản lý chợ nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong địa phương. Còn đối với các chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp loại I, mục tiêu quản lý chợ nhằm đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách, văn minh đô thị, tạo việc làm…

- Từng bước xây dựng mô hình tổ chức và áp dụng thí điểm vào thực tế quản lý, tổng kết và rút kinh nghiệm. Sau đó, triển khai áp dụng thống nhất trên toàn tỉnh mô hình tổ chức quản lý phù hợp với từng loại hình cụ thể.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển dụng những người tham gia quản lý, điều hành hoạt động chợ, trung tâm thương mại có tính chuyên nghiệp.

4. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại

4.1. Các quy định về kinh tế- kỹ thuật trong quy hoạch và thiết kế xây dựng chợ

- Quy định về vị trí, địa điểm xây dựng chợ

Vị trí, địa điểm xây dựng chợ phải đảm bảo các yêu cầu như: Phù hợp với quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch nông thôn mới, tập quán sinh hoạt, truyền thống văn hoá của từng địa phương; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng yêu cầu hiện tại và phát triển trong tương lai; đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; giao thông, thông tin liên lạc, bảo vệ nguồn nước, kho tàng ...

Đối với chợ đầu mối nông sản được xây dựng mới nên đặt ở vùng ngoại vi đô thị để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn và ở vị trí thích hợp gần vùng sản xuất hoặc vùng tiêu thụ tập trung. Thuận lợi giao thông và lưu thông hàng hoá.

Khi quy hoạch chợ cần căn cứ vào mật độ cư dân của từng địa phương, khu vực để xác định quy mô và bán kính phục vụ của chợ, thuận tiện cho việc đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của cư dân trong khu vực.

- Quy định về chỉ tiêu xây dựng chợ

+ Chợ hạng I: có diện tích từ 10.000 m2 - 20.000 m2 ; xây dựng công trình cấp 1 hoặc cấp 2, có số tầng từ 1 đến 4 tầng; Có trên 400 hộ kinh doanh; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cho trên 200.000 dân. Đối với chợ đầu mối nông sản tổng hợp tối thiểu là 3,0 ha, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản - thực phẩm cho 30 vạn dân.

- Chợ hạng II: Diện tích từ 5.000m2 - 10.000m2; xây dựng công trình cấp 2 hoặc cấp 3, có số tầng nhà từ 1 đến 3 tầng. Có từ 200 hộ kinh doanh trở lên; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cho từ 9- 12 vạn dân.

- Chợ hạng III: Diện tích từ 3.000m2 - 5.000m2; xây dựng công trình cấp 3 hoặc cấp 4, có số tầng từ 1 đến 2 tầng. Có dưới 200 hộ kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cho khoảng 5.000 dân

4.2. Qui hoạch mạng lưới chợ và trung tâm thương mại tỉnh Vĩnh Phúc

- Qui hoạch chợ theo không gian kinh tế

Tại khu vực đô thị phát triển mạng lưới chợ hợp lý, hài hoà với các loại hình thương mại khác; chuyển đổi các chợ không đủ tiêu chuẩn về diện tích thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị…,chuyển đổi một số chợ dân sinh thành các chợ chuyên doanh hàng nông sản thực phẩm.

Tại khu vực nông thôn sẽ phát triển các chợ dân sinh (chủ yếu là hạng III), phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Thực hiện kết hợp với chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020.

Tại các thị trấn, thị tứ: chú trọng nâng cấp, cải tạo chợ trung tâm bán buôn, bán lẻ tổng hợp qui mô hạng I hoặc II. Kết hợp phát triển chợ với việc hình thành các khu thương mại - dịch vụ tập trung và các đường phố thương mại.

- Qui hoạch chợ theo loại hình:

Chợ kinh doanh tổng hợp: phát triển phổ biến nhưng có sự phân biệt về qui mô và phạm vi ảnh hưởng của từng chợ trên từng địa bàn cụ thể trong đó các chợ dân sinh bán lẻ tổng hợp ở nông thôn sẽ phát triển nhiều hơn về số lượng.

Chợ đầu mối nông sản: hình thành 01 chợ đầu mối nông sản tại xã Tân Tiến, Lũng Hoà – huyện Vĩnh Tường với chức năng thu gom, chuẩn bị hàng hoá (sơ chế, bảo quản) và phát luồng cung cấp cho các thị trường tiêu thụ trong và tỉnh.

Chợ chuyên doanh: chuyên doanh tại vùng tiêu thụ, chuyên doanh nông sản tại vùng sản xuất tập trung, chợ du lịch…

- Qui hoạch mạng lưới chợ theo địa bàn huyện, thị, thành phố

(Có phụ lục 01 kèm theo)

- Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại

Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm: phát triển thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên và trung tâm các huyện, cụ thể:

+ Giai đoạn 2010-2015: phát triển trung tâm mua sắm tại thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, TT. Hương Canh (Huyện Bình Xuyên), thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo).

+ Giai đoạn 2016-2020: phát triển trung tâm mua sắm tại huyện Vĩnh Tường (TT. Vĩnh Tường), huyện Tam Dương (TT. Hợp Hòa), huyện Yên Lạc (TT. Yên Lạc), huyện Bình Xuyên (thị trấn Gia Khánh, thị trấn Thanh Lãng), huyện Sông Lô (thị trấn Tam Sơn), huyện Lập Thạch (thị trấn Lập Thạch), huyện Tam Đảo (thị trấn Hợp Châu).

Trung tâm hội chợ, triển lãm, quảng cáo thương mại: dự kiến xây dựng tại thành phố Vĩnh Yên, diện tích: 10 ha.

4.3. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển chợ, trung tâm thương mại

Dự kiến nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại bao gồm xây dựng mới các chợ, trung tâm thương mại tỉnh Vĩnh Phúc như sau: giai đoạn 2011-2015, tổng yêu cầu vốn đầu tư phát triển chợ là 332-431 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 130,5,5- 162,5 tỷ đồng, yêu cầu sử dụng đất là hơn 718 nghìn m2. Nguồn vốn đầu tư phát triển trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư.

Từ nay đến năm 2015, tập trung triển khai thực hiện quy hoạch về vị trí và xác định ranh giới mặt bằng của chợ, trung tâm thương mại; giải phóng mặt bằng đối với các chợ cần mở rộng, các chợ, trung tâm thương mại cần xây dựng mới đầu tư nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, mở rộng các chợ bị xuống cấp nghiêm trọng, đồng thời xây dựng chợ mới ở các xã, phường chưa có chợ theo tiêu chí chợ nông thôn mới.

5. Các giải pháp và chính sách phát triển chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Giải pháp và chính sách nhằm thu hút đầu tư vào chợ, trung tâm thương mại.

- Chính sách phát triển thương nhân.

- Chính sách quản lý, khai thác chợ, trung tâm thương mại.

- Tăng cường công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm trên chợ, trung tâm thương mại.

- Giải pháp về tổ chức và quản lý chợ, trung tâm thương mại.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch:

1. Sở Công Thương:      

- Sau khi dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UNND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt, Sở Công Thương tổ chức công bố công khai và rộng rãi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời giám sát việc thực hiện theo quy hoạch gắn với Chương trình nông thôn mới.

- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển chợ và thực hiện Qui hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, trong đó:

+ Sở Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện theo chức năng của Sở về xây dựng qui hoạch, kế hoạch và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại.

+ Các cơ quan phối hợp là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nội vụ và các ban ngành có liên quan khác.

+ Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ như: huy động vốn, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động kinh doanh; giải quyết các vấn đề liên quan đến các cấp quản lý và những vấn đề liên ngành khác...

- Trên cơ sở Dự án Qui hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công Thương căn cứ vào nhu cầu về đầu tư phát triển chợ tại một số địa phương, căn cứ vào Chương trình nông thôn mới có thể điều chỉnh giai đoạn 2016 - 2020 lên giai đoạn 2011 - 2015 cho phù hợp.

2. Sở Kế hoạch & Đầu tư:

- Trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho các ngành cần có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư hợp lý cho nhu cầu xây dựng các công trình thương mại trên địa bàn tỉnh trong đó có đầu tư cho các công trình chợ nông thôn.

- Thông báo cụ thể nguồn vốn của ngân sách nhà nước đầu tư phát triển các công trình này cho Sở Công Thương để theo dõi việc thực hiện.

- Trên cơ sở các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư vào địa phương theo các Quyết định của UBND tỉnh, Sở tiếp tục triển khai hướng dẫn chi tiết đối với từng loại hình trên từng địa bàn cụ thể.

3. Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các cấp, các ngành có liên quan về giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị theo quy hoạch.

Có trách nhiệm quản lý về quy hoạch và kiến trúc đối với tất cả các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; xây dựng mẫu chuẩn hoá đối với từng hạng chợ trên địa bàn tỉnh gắn với Chương trình nông thôn mới đến năm 2020 trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới.

Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về quy hoạch và xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh và thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Sở Tài chính: Giúp UBND tỉnh ban hành các quy định khung về quản lý giá hay mức phí cho thuê hoặc bán diện tích kinh doanh trên chợ, trung tâm thương mại cũng như các quy định khác về tổ chức các dịch vụ có thu theo hướng tăng cường tính chủ động cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

5. Sở Giao thông vận tải: Lập kế hoạch khảo sát, thiết kế giao thông và đề xuất đối với các trục giao thông nối liền chợ đầu mối nông sản, chợ bán buôn và các khu thương mại với tuyến trục quốc lộ tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá của địa phương. Đồng thời, tiến hành qui hoạch và khảo sát thiết kế các tuyến giao thông gắn với các chợ, trung tâm thương mại, đảm bảo sự lưu thông thuận tiện cho người và hàng hoá.

6. Sở Tài nguyên môi trường: Trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại được phê duyệt, bố trí quỹ đất để xây dựng chợ, trung tâm thương mại, đồng thời xác định và cắm mốc địa giới cho các công trình theo Quy hoạch đã được duyệt.

7. UBND các huyện, thị, thành phố:

Có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn; quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ một cách hiệu quả; xây dựng mô hình tổ chức quản lý chợ cũng như cơ chế phối hợp quản lý giữa UBND huyện thị với Sở Công Thương đối với các doanh nghiệp kinh doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ tr­ưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh; Các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quang Hồng

 

PHỤ LỤC 01

QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số:3870/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Tên chợ

Địa chỉ

(Xã, phường)

Diện tích (m2)

Qui mô

Tính chất đầu tư

Giai đoạn đầu tư

2011-2015

2016-2020

Toàn tỉnh

 

725.249

 

 

 

 

I. Th.phố Vĩnh Yên

 

67.400

 

 

 

 

1. Chợ Vĩnh Yên –Trung tâm Thương mại

P. Ngô Quyền

10.900

Hạng I

Xây mới

x

 

2. Chợ Đồng Tâm

P. Đồng Tâm

32.000

Hạng III

NCCT

x

 

3. Chợ Tổng

P. Liên Bảo

3.500

Hạng III

NCCT

 

x

4. Chợ Tích Sơn

P. Tích Sơn

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

5. Chợ Cầu Ngã (chuyêndoanh NSTP)

P. Hội Hợp

5.000

Hạng III

Xây mới

x

 

6. Chợ Thanh Trù

Xã Thanh Trù

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

7. Chợ Khai Quang

P. Khai Quang

5.000

Hạng III

Xây mới

x

 

8. Chợ Định Trung

Xã Định Trung

5.000

Hạng III

Xây mới

x

 

Chợ Cói

P. Hội Hợp

 

 

Di dời

 

 

II. Thị xã Phúc Yên

 

46.500

 

 

 

 

1. Chợ Phúc Yên

P. Trưng Trắc

17.000

Hạng I

NCCT

x

 

2. Chợ Xuân Hoà

P. Xuân Hoà

11.500

Hạng II

NCCT

 

x

3. Chợ Đồi

Xã Cao Minh

3.000

Hạng III

NCCT

 

x

4. Chợ Hùng Vương

P. Hùng Vương

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

5. Chợ Phúc Thắng

P. Phúc Thắng

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

6. Chợ Ngọc Thanh

Xã Ngọc Thanh

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

7. Chợ Tiền Châu

Xã Tiền Châu

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

8. Chợ Nam Viêm

Xã Nam Viêm

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

III. H. Lập Thạch

 

93.000

 

 

 

 

1. Chợ Lập Thạch

TT. Lập Thạch

11.000

Hạng I

NCCT

x

 

2. Chợ Ri

Xã Hợp lý

8.000

Hạng III

NCCT

x

 

3. Chợ Huyện

Xã Triệu Đề

8.000

Hạng II

NCCT

x

 

4. Chợ Miễu

Xã Liễn Sơn

11.000

Hạng III

NCCT

 

x

5. Chợ Chang

Xã Bắc Bình

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

6. Chợ Ngọc Mỹ

Xã Ngọc Mỹ

2.500

Hạng III

NCCT

 

x

7. Chợ Đình

Xã Tiên Lữ

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

8. Chợ Đầm

Xã Thái Hoà

9.000

Hạng III

NCCT

x

 

9. Chợ Đồng Ích

Xã Đồng Ích

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

10. Chợ Liễn Sơn

Xã Liễn Sơn

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

11. Chợ Xuân Hòa

Xã Xuân Hòa

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

12. Chợ Lôi

Xã Xuân Lôi

2.500

Hạng III

NCCT

x

 

13. Chợ Bàn Giản

Xã Bàn Giản

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

14. Chợ Sơn Đông

Xã Sơn Đông

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

15. Chợ Liên Hòa

Xã Liên Hòa

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

16. Chợ Đình Chu

Xã Đình Chu

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

17. Chợ Vân Trục

Xã Vân Trục

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

18. Chợ Tử Du

Xã Tử Du

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

19. Chợ Văn Quán

Xã Văn Quán

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

20. Chợ Quang Sơn

Xã Quang Sơn

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

IV. Huyện Sông Lô

 

67.000

 

 

 

 

1. Chợ Then

TT Tam Sơn

3.600

Hạng II

NCCT

x

 

2. Chợ Lãng Công

Xã Lãng Công

10.000

Hạng II

NCCT

x

 

3. Chợ Nội

Xã Hải Lựu

7.000

Hạng III

NCCT

 

x

4. Chợ Cầu

Xã Cao Phong

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

5. Chợ Tân Lập

Xã Tân Lập

2.500

Hạng III

Xây mới

x

 

6. Chợ Ơn

Xã Đồng Thịnh

3.900

Hạng III

NCCT

x

 

7. Chợ Lò Vôi

Xã Yên Thạch

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

8. Chợ Ngạc

Xã Phương Khoan

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

9. Chợ Đạo Nội

Xã Nhân Đạo

10.000

Hạng III

NCCT

x

 

10. Chợ Nhạo Sơn

Xã Nhạo Sơn

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

11. Chợ Đôn Nhân

Xã Đôn Nhân

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

12. Chợ Tứ Yên

Xã Tứ yên

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

13. Chợ Đồng Quế

Xã Đồng Quế

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

14. Chợ Đức Bác

Xã Đức Bác

3.000

Hạng III

Di dời – Xây mới

x

 

15. Chợ Bạch Lưu

Xã Bạch Lưu

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

16. Chợ Quang Yên

Xã Quang Yên

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

V. H. Tam Dương

 

67.380

 

 

 

 

1. Chợ Hợp Hoà

TT. Hợp Hoà

20.000

Hạng II

Xây mới

x

 

2. Chợ Vàng

Xã Hoàng Đan

5.000

Hạng II

NCCT

x

 

3. Chợ Kim Long

Xã Kim Long

9.000

Hạng II

NCCT

x

 

4. Chợ Diện

Xã Đồng Tĩnh

2.880

Hạng III

NCCT

x

 

5. Chợ Đạo Tú

Xã Đạo Tú

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

6. Chợ Vẽ

Xã Hoàng Hoa

5.000

Hạng III

Xây mới

x

 

7. Chợ Thanh Vân

Xã Thanh Vân

7.500

Hạng III

Xây mới

x

 

8. Chợ Hướng Đạo

Xã Hướng Đạo

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

9. Chợ An Hòa

Xã An Hòa

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

10. Chợ Duy Phiên

Xã Duy Phiên

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

11. Chợ Vân Hội

Xã Vân Hội

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

12. Chợ Hợp Thịnh

Xã Hợp Thịnh

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

VI. H. Tam Đảo

 

63.000

 

 

 

 

1. Chợ Thị trấn

TT Hợp Châu

6.000

Hạng II

Xây mới

x

 

2. Chợ TT Tam Đảo

TT. Tam Đảo

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

3. Chợ Tây Thiên

Xã Đại Đình

5.000

Hạng II

Xây mới

x

 

4. Chợ Đạo Trù

Xã Đạo Trù

4.000

Hạng III

NCCT

 

x

5. Chợ Minh Quang

Xã Minh Quang

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

6. Chợ Tam Quan (Chợ chuyên doanh gia cầm)

Xã Tam Quan

30.000

Hạng III

NCCT

x

 

7. Chợ Hồ Sơn

Xã Hồ Sơn

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

8. Chợ Yên Dương

Xã Yên Dương

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

9. Chợ Bồ Lý

Xã Bồ Lý

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

10. Chợ Đại Đình

Xã Đại Đình

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

VII. H. Bình Xuyên

 

63.829

 

 

 

 

1. Chợ Hương Canh

TT.Hương Canh

7.129

Hạng II

NCCT

x

 

2. Chợ Khu phố I

TT.Hương Canh

5.300

Hạng III

Xây mới

x

 

3. Chợ Trung Mỹ

Xã Trung Mỹ

3.000

Hạng III

NCCT

 

x

4. Chợ Cổ Độ

TT Gia Khánh

5.900

Hạng III

NCCT

x

 

5. Chợ Quang Hà

TT Gia Khánh

14.000

Hạng II

D.Dời – xây mới

x

 

6. Chợ Bá Hiến

Xã Bá Hiến

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

7. Chợ Thanh Lãng

TT Thanh Lãng

5.000

Hạng III

NCCT

x

 

8. Chợ Tam Hợp

Xã Tam Hợp

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

9. Chợ Thiện Kế

Xã Thiện Kế

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

10. Chợ Sơn Lôi

Xã Sơn Lôi

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

11. Chợ Kếu

Xã Đạo Đức

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

12. Chợ Tân Phong

Xã Tân Phong

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

13. Chợ Phú Xuân

Xã Phú Xuân

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

14. Chợ Tam Lộng

Xã Hương Sơn

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

15. Chợ Nội

Xã Tam Hợp

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

VIII. H. Yên Lạc

 

75.340

 

 

 

 

1. Chợ Yên Lạc

TT. Yên Lạc

20.940

Hạng II

Di dời-Xây mới

x

 

2. Chợ Rau

Xã Liên Châu

5.600

Hạng II

NCCT

x

 

3. Chợ Lồ

Xã Nguyệt Đức

3.600

Hạng III

NCCT

 

x

4. Chợ Lầm

Xã Tam Hồng

11.000

Hạng III

NCCT

x

 

5. Chợ Lác

Xã Tề Lỗ

4.800

Hạng III

NCCT

x

 

6. Chợ Gềnh Đá

Xã Trung Kiên

4.400

Hạng III

Xây mới

x

 

7. Chợ thôn Gia

Xã Yên Đồng

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

8. Chợ Đại Tự

xã Đại Tự

4.000

Hạng III

Xây mới

x

 

9. Chợ Trung Hà

Xã Trung Hà

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

10. Chợ Bình Định

Xã Bình Định

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

11. Chợ Đồng Cương

Xã Đồng Cương

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

12. Chợ Yên Phương

Xã Yên Phương

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

13. Chợ Hồng Châu

Xã Hồng Châu

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

14. Chợ Hồng Phương

Xã Hồng Phương

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

IX. H. Vĩnh Tường

 

175.300

 

 

 

 

1. Chợ Vĩnh Tường (Quán Bồ)

TT.Vĩnh Tường

6.000

Hạng II

NCCT

x

 

2. Chợ Giang

TT Thổ Tang

14.000

Hạng II

NCCT

 

x

3. Chợ Rưng

Xã Tứ Trưng

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

4. Chợ Thượng Trưng

Xã Thượng Trưng

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

5. Chợ Táo

Xã Tuân Chính

7.200

Hạng III

NCCT

x

 

6. Chợ Đại Định

Xã Cao Đại

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

7. Chợ Vĩnh Sơn

Xã Vĩnh Sơn

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

8. Chợ Điền

Xã Bình Dương

5.000

Hạng III

NCCT

x

 

9. Chợ Trục

Xã Nghĩa Hưng

5.800

Hạng III

NCCT

 

x

10. Chợ Vân Xuân

Xã Vân Xuân

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

11. Chợ Kiệu

Xã Chấn Hưng

7.000

Hạng III

NCCT

 

x

12. Chợ Bồ Sao

Xã Bồ Sao

6.000

Hạng III

NCCT

 

x

13. Chợ Chùa

Xã Ngũ Kiên

4.000

Hạng III

NCCT

x

 

14. Chợ Thùng Mạch

Xã Lý Nhân

3.000

Hạng III

NCCT

x

 

15. Chợ Kim xá

Xã Kim Xá

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

16. Chợ An Tường

Xã An Tường

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

17. Chợ Vôi

Xã Vĩnh Thịnh

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

18. Chợ Phú Đa

Xã Phú Đa

3.800

Hạng III

Xây mới

 

x

19. Chợ Đầu mối nông sản Tân Tiến, Lũng Hòa

Xã Tân Tiến

80.500

Hạng I

Xây mới

x

 

20.Chợ Đường

Xã Tân Cương

3.000

Hạng III

Xây mới

x

 

21. Chợ Vĩnh Ninh

Xã Vĩnh Ninh

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

22. Chợ Tam Phúc

Xã Tam Phúc

3.000

Hạng III

Xây mới

 

x

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3870/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ và Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

  • Số hiệu: 3870/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/12/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Đặng Quang Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản