Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3792/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Đề cương chi tiết và kinh phí thực hiện Dự án “Xây dựng Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 5620/TTr-STNMT ngày 25 tháng 9 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ TN&MT;
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Quốc

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3792/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

I. Quan điểm

1. Xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013.

2. Phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân trong hành động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đề cao trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội; quan tâm, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội có thể trong hoạt động bảo vệ tài nguyên, sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các dự án ưu tiên thực hiện.

3. Kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện.

4. Bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với nâng cao nhận thức của người dân. Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng cùng tham gia vào việc bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

II. Tầm nhìn

Đến năm 2030, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xác lập, định giá theo giá trị kinh tế và giá trị xã hội có thứ bậc hệ thống, được bảo tồn, khôi phục và được sử dụng một cách hợp lý, khoa học nhằm khai thác có chọn lọc các loại hình dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và duy trì, bảo vệ cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái của các hệ sinh thái, góp phần chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo đảm phát triển bền vững.

III. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xây dựng có mục tiêu tổng quát là nhằm hệ thống hóa các nội dung, yêu cầu thực hiện có tính đặc thù địa phương, được lồng ghép thành kế hoạch triển khai, bảo đảm yêu cầu về tính khả thi, phù hợp tình hình thực tế; đồng thời, bảo đảm yêu cầu về sự phù hợp theo định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện mà Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xác định các vấn đề ưu tiên cần được bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để triển khai thực hiện trong từng giai đoạn, bắt đầu từ năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

b) Điều tra, đánh giá, và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên; đồng thời, giám sát mức độ ổn định và những thay đổi xảy ra.

c) Triển khai phương thức bảo tồn chuyển chỗ, hình thành hệ thống vườn thực vật, vườn ươm, vườn động vật, trại giống thủy sản để bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng đã được xác định trên địa bàn tỉnh.

d) Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về giống, loài, nguồn gen, sinh vật và cảnh quan hệ sinh thái của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua các kế hoạch bảo tồn.

đ) Củng cố, bổ sung nguồn lực, cơ chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ sinh thái của địa phương trong thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học và các chiến lược quốc gia.

e) Đánh giá vai trò, chức năng các hệ sinh thái tự nhiên trong việc hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm phát triển bền vững.

IV. Kế hoạch hành động

1. Nội dung Kế hoạch

a) Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học trên cạn

- Điều tra toàn diện, kiểm kê, cập nhật các hệ sinh thái, các loài động, thực vật, nguồn gen có giá trị đặc biệt về kinh tế và khoa học, các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Khảo sát khu hệ động thực vật trên bãi cát ven biển và đề xuất các loài cây thích hợp để phát triển trên hệ sinh thái này, nhằm tăng cường khả năng phòng hộ môi trường.

- Bảo vệ, khôi phục và phát triển hiệu quả các diện tích rừng hiện có, ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng đặc dụng, phòng hộ.

- Tăng cường đầu tư, quản lý công tác bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi các khu rừng đầu nguồn của hệ thống các sông, suối và hồ chứa.

- Đẩy mạnh các hình thức bảo tồn tại chỗ, quan tâm hình thức bảo tồn chuyển chỗ đối với loài động vật, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng. Chú trọng phát triển nuôi trồng một số loài động vật, thực vật, quý, hiếm, có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn.

b) Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học thủy vực nước ngọt

- Tiếp tục bảo vệ các khu bảo tồn trong tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng sinh thái của các khu bảo tồn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hành động nhằm tăng cường bảo vệ và giảm thiểu tác động làm suy thoái hệ sinh thái sông, hành lang ven sông, hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái nông nghiệp,...

- Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bị đe dọa nằm trong Nghị định, Sách Đỏ Việt Nam và trong Red list IUCN thuộc hệ sinh thái hồ.

- Xây dựng, đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học thủy vực nước ngọt; thiết lập thí điểm mô hình hành lang cây xanh ven hồ thủy lợi, hồ cấp nước sinh hoạt, giúp giảm thiểu lan truyền ô nhiễm, cải tạo cảnh quan và cải thiện môi trường.

c) Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học rừng ngập mặn, cửa sông và ven biển

- Bảo vệ diện tích và số loài động thực vật quý hiếm bị đe dọa trong các khu bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, Vườn quốc gia Côn Đảo.

- Tiếp tục cải tạo môi trường, từng bước phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn, vùng cửa sông - ven biển, rạn san hô, thảm cỏ biển,... để tái lập sự đa dạng sinh học trước đây.

- Xây dựng, triển khai kế hoạch trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển, vùng cửa sông nhằm bảo vệ vùng bờ và cửa sông, ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu điều tra đa dạng sinh học rừng ngập mặn toàn diện trên toàn tỉnh. Xây dựng các ô nghiên cứu định vị để theo dõi biến động đa dạng sinh học rừng ngập mặn của tỉnh để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn theo từng vùng một cách khoa học và cụ thể. Nghiên cứu các giải pháp ứng phó phù hợp với các kịch bản của biến đổi khí hậu để quản lý bền vững và phát triển rừng ngập mặn, thành lập khu bảo tồn rừng ngập mặn, phát huy vai trò giảm thiểu ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn tài nguyên nước và đất của tỉnh.

- Xây dựng mô hình phục hồi và phát triển các rạn san hô, cỏ biển, trong một số vùng nước ven bờ và đảo.

- Bảo tồn đặc biệt nhóm động vật có vú sống trong nước, đặc biệt là Bò biển (Dugong Dugong) và Cá Nược.

- Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học vùng thềm lục địa của tỉnh với mục tiêu giám sát tài nguyên, môi trường và an ninh đa dạng sinh học.

- Phục hồi và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương, nơi bị áp lực phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động sản xuất tự phát làm thu hẹp diện tích đất ngập nước, đặc biệt là vùng đất ngập nước ven sông, biển.

d) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học hệ sinh thái nông nghiệp

- Phát triển, quản lý nguồn gen nông nghiệp với nhiệm vụ bảo tồn các nguồn gen thuần chủng của các giống cây ăn trái đặc hữu và các nguồn gene có giá trị kinh tế, quản lý các nguồn giống và sản phẩm biến đổi gene nhằm hỗ trợ cho chiến lược phát triển nông nghiệp quốc gia trong gia đoạn hội nhập kinh tế.

- Điều tra, kiểm kê, phân loại, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi nông nghiệp; có kế hoạch để triển khai cây trồng biến đổi gen theo kế hoạch.

- Xây dựng chương trình bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học nông nghiệp, ưu tiên các loài cây trồng, vật nuôi bản địa, quý hiếm, có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao, phục vụ cho các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn. Kiểm định chặt chẽ các giống loài, nguồn gen nhập khẩu vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và kiểm soát nghiêm ngặt các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn sinh học trong nông nghiệp.

- Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho cộng đồng về an toàn sinh học, sinh vật biến đổi gen, giống cây trồng, vật nuôi và sinh vật ngoại lai cũng như pháp luật quốc tế và quốc gia có liên quan.

đ) Phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ việc đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro và quản lý rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gene, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gene. Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

- Quản lý ngành nghề nhân nuôi động thực vật hoang dã theo hướng có đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi trong thực thi pháp luật.

- Kiểm soát việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo quy định, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học.

- Xây dựng, triển khai thực hiện, tổng kết và phổ biến áp dụng các mô hình sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Loại bỏ việc sử dụng các phương thức khai thác tài nguyên sinh vật mang tính hủy diệt, phá hủy các hệ sinh thái.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng về buôn bán, vận chuyển các loài động thực vật trong tỉnh và có kế hoạch quản lý, kiểm soát.

- Tất cả các loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên địa bàn tỉnh được đánh giá và có kế hoạch quản lý, kiểm soát.

e) Khôi phục, bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học đô thị

- Thực hiện chương trình phát triển, bảo tồn mảng xanh đô thị, bao gồm hệ thống cây xanh và mặt nước, ao hồ để thực hiện tốt chức năng điều tiết, cải thiện chất lượng môi trường đô thị.

- Nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học đô thị, phục vụ xây dựng đô thị hiện đại thân thiện môi trường đối với mọi người.

g) Phát huy vai trò và sự đóng góp của cộng đồng vào bảo vệ đa dạng sinh học

- Phổ biến, tuyên truyền Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh đến cộng đồng thông qua các kênh truyền thanh, truyền hình.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về giá trị của đa dạng sinh học và tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Huy động các lực lượng tình nguyện cùng tham gia hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, giúp người dân được tiếp cận các thông tin có liên quan đến đa dạng sinh học, sinh vật ngoại lai, sinh vật và sản phẩm biến đổi gene.

h) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, an toàn sinh học.

- Tăng cường công tác kiểm dịch động thực vật, để kịp thời ngăn chặn các sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực quản lý, năng lực điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cho cán bộ quản lý.

i) Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu

- Giám sát diễn biến đa dạng sinh học trong mối liên quan với các tác động do biến đổi khí hậu gây nên.

- Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái, nhất là với hệ sinh thái biển, ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị.

2. Thực hiện Kế hoạch

a) Phân công thực hiện

Việc thực hiện Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phân công chi tiết tại Phụ lục I kèm theo.

b) Các dự án ưu tiên thực hiện

Căn cứ yêu cầu thực tiễn địa phương và các vấn đề cấp bách cần được triển khai thực hiện, các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện được đưa vào Kế hoạch hành động để triển khai trong giai đoạn đầu và được chi tiết tại Phụ lục II kèm theo.

V. Tổ chức thực hiện

Để triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Đối với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan

a) Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả pháp luật về Đa dạng sinh học (Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12; Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và Nghị định 108/2011/NĐ-CP ngày 30/11/2011 sửa đổi một số điều Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định 59/2017/NĐ-CP ngày 12/5/2017 về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, ...).

b) Xây dựng Kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ, dự án được giao tại Phụ lục I, II kèm theo Kế hoạch hành động này để tập trung thực hiện, bảo đảm kết quả thực hiện và thời gian hoàn thành được giao (gửi Kế hoạch của cơ quan, đơn vị về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi). Định kỳ 01 năm/lần, tổng hợp kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/11 hằng năm (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp với thực tế, triển khai đạt hiệu quả.

2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Kế hoạch này. Định kỳ hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh các biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh, bảo đảm thực hiện Kế hoạch hành động đạt kết quả, mục tiêu đề ra.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch hành động đa dạng sinh học.

4. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai các dự án ưu tiên của Kế hoạch hành động trên cơ sở đề xuất, đặt hàng của các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

 

PHỤ LỤC I.

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3792/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Số TT

Nhiệm vụ thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học trên cạn

 

 

 

1

Điều tra toàn diện, kiểm kê, cập nhật các hệ sinh thái, các loài động, thực vật, nguồn gen có giá trị đặc biệt về kinh tế và khoa học, các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công thương; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020 - 2025

2

Khảo sát khu hệ động thực vật trên bãi cát ven biển và đề xuất các loài cây thích hợp để phát triển trên hệ sinh thái này, nhằm tăng cường khả năng phòng hộ môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020 - 2025

3

Rảo vệ, khôi phục và phát triển hiệu quả các diện tích rừng hiện có, ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng đặc dụng, phòng hộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025-2030

4

Tăng cường đầu tư, quản lý công tác bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi các khu rừng đầu nguồn của hệ thống các sông, suối và hồ chứa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025 - 2030

5

Đầy mạnh các hình thức bảo tồn tại chỗ, quan tâm hình thức bảo tồn chuyển chỗ đối với loài động vật, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng. Chú trọng phát triển nuôi trồng một số loài động vật, thực vật, quý, hiếm, có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý các Khu bảo tồn

Giai đoạn 2020 - 2030

II

Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học thủy vực nước ngọt

 

 

 

1

Tiếp tục bảo vệ các khu bảo tồn trong tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng sinh thái của các khu bảo tồn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hành động nhằm tăng cường bảo vệ và giảm thiểu tác động làm suy thoái hệ sinh thái sông - hành lang ven sông, hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái nông nghiệp,...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025 - 2030

2

Xây dựng, đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học thủy vực nước ngọt; thiết lập thí điểm mô hình hành lang cây xanh ven hồ thủy lợi, hồ cấp nước sinh hoạt, giúp giảm thiểu lan truyền ô nhiễm, cải tạo cảnh quan và cải thiện môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020 - 2025

III

Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học rừng ngập mặn, cửa sông và ven biển

 

 

 

1

Bảo vệ diện tích và số loài động thực vật quý hiếm bị đe dọa trong các khu bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, Vườn quốc gia Côn Đảo

BQL Vườn quốc gia Côn Đảo; Ban quản lý Khu bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020 - 2030

2

Tiếp tục cải tạo môi trường, từng bước phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn, vùng cửa sông - ven biển, rạn san hô, thảm cỏ biển,... để tái lập sự đa dạng sinh học trước đây

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường

Giai đoạn 2020-2030

3

Xây dựng, triển khai kế hoạch trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển, vùng cửa sông nhằm bảo vệ vùng bờ và cửa sông - ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025 -2030

4

Nghiên cứu điều tra đa dạng sinh học rừng ngập mặn toàn diện trên toàn tỉnh. Xây dựng các ô nghiên cứu định vị để theo dõi biến động đa dạng sinh học rừng ngập mặn của tỉnh để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn theo từng vùng một cách khoa học và cụ thể. Nghiên cứu các giải pháp ứng phó phù hợp với các kịch bản của biến đổi khí hậu để quản lý bền vững và phát triển rừng ngập mặn, thành lập khu bảo tồn rừng ngập mặn, phát huy vai trò giảm thiểu ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn tài nguyên nước và đất của tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND cáp huyện

Giai đoạn 2020-2025

5

Xây dựng mô hình phục hồi và phát triển các rạn san hô, cỏ biển, trong một số vùng nước ven bờ và đảo

Vườn Quốc gia Côn Đảo

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường

Giai đoạn 2025-2030

6

Bảo tồn đặc biệt nhóm động vật có vú sống trong nước, đặc biệt là Bò biển (Dugong Dugong) và Cá Nược

Vườn Quốc gia Côn Đảo

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường

Giai đoạn 2020-2025

7

Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học vùng thềm lục địa của tỉnh với mục tiêu giám sát tài nguyên, môi trường và an ninh đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý các Khu bảo tồn

Giai đoạn 2025 - 2030

8

Phục hồi và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương, nơi bị áp lực phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động sản xuất tự phát làm thu hẹp diện tích đất ngập nước, đặc biệt là vùng đất ngập nước ven sông, biển

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Cồng nghệ; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025-2030

IV

Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học hệ sinh thái nông nghiệp

 

 

 

1

Phát triển, quản lý nguồn gen nông nghiệp với nhiệm vụ bảo tồn các nguồn gen thuần chủng của các giống cây ăn trái đặc hữu và các nguồn gen có giá trị kinh tế, quản lý các nguồn giống và sản phẩm biến đổi gen nhằm hỗ trợ cho chiến lược phát triển nông nghiệp quốc gia trong gia đoạn hội nhập kinh tế

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công thương; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025-2030

2

Điều tra, kiểm kê, phân loại, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi nông nghiệp; có kế hoạch để triển khai cây trồng biến đổi gen theo kế hoạch

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020 - 2025

3

Xây dựng chương trình bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học nông nghiệp, ưu tiên các loài cây trồng, vật nuôi bản địa, quý hiếm, có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao, phục vụ cho các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025-2030

4

Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn. Kiểm định chặt chẽ các giống loài, nguồn gen nhập khẩu vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và kiểm soát nghiêm ngặt các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Hải quan; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2030

5

Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn sinh học trong nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2025

6

Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho cộng đồng về an toàn sinh học, sinh vật biến đổi gen, giống cây trồng, vật nuôi và sinh vật ngoại lai cũng như pháp luật quốc tế và quốc gia có liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và truyền thông Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2030

V

Phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật

 

 

 

1

Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ việc đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro và quản lý rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gene, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gene. Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học và an toàn sinh học

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2025

2

Quản lý ngành nghề nhân nuôi động thực vật hoang dã theo hướng có đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi trong thực thi pháp luật

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công thương; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025-2030

3

Kiểm soát việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo quy định, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an tỉnh; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2030

4

Xây dựng, triển khai thực hiện, tổng kết và phổ biến áp dụng các mô hình sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý các Khu bảo tồn

Giai đoạn 2025-2030

5

Loại bỏ việc sử dụng các phương thức khai thác tài nguyên sinh vật mang tính hủy diệt, phá hủy các hệ sinh thái

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2030

6

Điều tra, đánh giá hiện trạng về buôn bán, vận chuyển các loài động thực vật trong tỉnh và có kế hoạch quản lý, kiểm soát

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công thương; Công an tỉnh; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2025

7

Các loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên địa bàn tỉnh được đánh giá và có kế hoạch quản lý, kiểm soát

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công thương; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Công an tỉnh; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2030

VI

Khôi phục, bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học đô thị

 

 

 

1

Thực hiện chương trình phát triển, bảo tồn mảng xanh đô thị, bao gồm hệ thống cây xanh và mặt nước, ao hồ để thực hiện tốt chức năng điều tiết, cải thiện chất lượng môi trường đô thị

Sở Xây dựng

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020 - 2025

2

Nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học đô thị, phục vụ xây dựng đô thị hiện đại thân thiện môi trường đối với mọi người

Sở Xây dựng

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Xây dựng; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Công thương; Sở Thông tin và truyền thông; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025-2030

VII

Phát huy vai trò và sự đóng góp của cộng đồng vào bảo vệ đa dạng sinh học

 

 

 

1

Phổ biến, tuyên truyền Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh đến cộng đồng thông qua các kênh truyền thanh, truyền hình

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Công thương; Sở Y tế; Sở Giao thông Vận tải; Sở Thông tin và truyền thông; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020 - 2025

2

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về giá trị của đa dạng sinh học và tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Huy động các lực lượng tình nguyện cùng tham gia hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, giúp người dân được tiếp cận các thông tin có liên quan đến đa dạng sinh học, sinh vật ngoại lai, sinh vật và sản phẩm biến đổi gene

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Công thương; Sở Y tế; Sở Giao thông Vận tải; Sở Thông tin và truyền thông; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2030

VIII

Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học

 

 

 

1

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, an toàn sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý các Khu bảo tồn

Giai đoạn 2020-2025

2

Tăng cường công tác kiểm dịch động thực vật, để kịp thời ngăn chặn các sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công thương; Công an tỉnh; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2020-2030

3

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực quản lý, năng lực điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cho cán bộ quản lý

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Công thương; Sở Giao thông Vận tải; Sở Thông tin và truyền thông; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025-2030

IX

Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu

 

 

 

1

Giám sát diễn biến đa dạng sinh học trong mối liên quan với các tác động do biến đổi khí hậu gây nên

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý các Khu bảo tồn; UBND cấp huyện

Giai đoạn 2025 - 2030

2

Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái, nhất là với hệ sinh thái biển, ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý các Khu bảo tồn;

Giai đoạn 2020 - 2025

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3792/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

TT

Tên các chương trình, dự án ưu tiên

Cơ quan chủ trì

 

Năm thực hiện

1

Đánh giá tác động của việc thay đổi sử dụng đất đến đa dạng sinh học, chức năng sinh thái của hệ sinh thái tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học

2020-2022

2

Điều tra, lập danh mục loài ngoại lai xâm hại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và xây dựng công cụ kiểm soát.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện- nghiên cứu, Trường Đại học

2020-2022

3

Đánh giá vai trò của rừng ngập mặn trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học

2021 -2023

4

Xác định khả năng, đánh giá mức độ cải thiện, phục hồi đa dạng sinh học, chức năng sinh thái của hệ sinh thái tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo không gian và thời gian, bảo đảm phát triển bền vững

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học

2022 - 2025

5

Quan trắc, thống kê, cập nhật thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học và cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học.

Hàng năm

6

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục & Đào tạo, Đài Phát thanh - Truyền hình, Viện nghiên cứu, Trường Đại học.

Hàng năm

7

Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học.

2025 - 2030

8

Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

BQL Vườn Quốc gia Con Đảo

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học

2020-2022

9

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái cỏ biển và quần thể Bò Biển (Dugong dugon) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo

Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học

2025-2030

10

Nghiên cứu, bảo tồn bãi đẻ, bãi giống của một số loài hải sản có giá trị kinh tế trong hợp phần bảo tồn biển Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học

2025-2030

11

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng vật nuôi, khả năng phục hồi và thuần hóa các động vật hoang dã bản địa. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển kinh tế.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học.

2025-2030

12

Nghiên cứu xây dựng quy trình theo dõi, giám sát động vật rừng tại các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bừu (Khu vực Bình Châu - Phước Bửu).

- BQL Vườn Quốc gia Côn Đảo (khu vực VQG Côn Đảo)

Sở, ban, ngành địa phương liên quan. Viện nghiên cứu, Trường Đại học

2025-2030

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3792/QĐ-UBND năm 2019 kế hoạch hành động về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 3792/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Lê Tuấn Quốc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản