Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3715/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH "HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN SỞI - RUBELLA CHO TRẺ TỪ 1 TUỔI ĐẾN 14 TUỔI, NĂM 2014 - 2015"
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng;
Căn cứ Quyết định số 1878/QĐ-BYT ngày 28/5/2014 của Bộ Y tế việc phê duyệt "Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong Tiêm chủng mở rộng";
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hướng dẫn tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi, năm 2014 - 2015".
Điều 2. "Hướng dẫn tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi, năm 2014 - 2015" là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở triển khai chiến dịch trên phạm vi toàn quốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng; Cục trưởng; Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN SỞI - RUBELLA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3715/QĐ-BYT ngày 22/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. Thông tin cơ bản về chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella.
1. Thông tin chung về chiến dịch.
1.1. Mục tiêu chung.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh Sởi và Rubella, giảm gánh nặng bệnh tật của hội chứng Rubella bẩm sinh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
- Trên 95% trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trên toàn quốc được tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong chiến dịch trên quy mô xã, phường, thị trấn, đảm bảo không bỏ sót đối tượng, nhất là các đối tượng nguy cơ cao.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định tại Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng và các Hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng.
- Trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi trên toàn quốc sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin Sởi - Rubella trong thời gian chiến dịch không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin Sởi, hoặc vắc xin Sởi - Rubella (MR), vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (MMR) trước đó. Đối với các trẻ đã được tiêm các loại vắc xin trên trong vòng 1 tháng đến khi tổ chức chiến dịch sẽ hoãn tiêm và được tiêm bù vào các tháng kế tiếp.
- Trẻ đang theo học tại các trường mẫu giáo, nhà trẻ, tiểu học và trung học cơ sở nằm ngoài độ tuổi của chiến dịch.
- Dự kiến số đối tượng tiêm vắc xin trong chiến dịch trên toàn quốc khoảng 23 triệu trẻ.
Chiến dịch sẽ được triển khai tại 100% số huyện/quận và xã/phường thuộc 63 tỉnh/thành phố trên phạm vi toàn quốc.
- Chiến dịch được triển khai thành 3 đợt.
+ Đợt 1: Tiêm cho trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi. Thời gian triển khai từ tháng 09 -10/2014.
+ Đợt 2: Tiêm cho trẻ từ 6 tuổi đến 10 tuổi. Thời gian triển khai từ tháng 11 -12/2014.
+ Đợt 3: Tiêm cho trẻ từ 11 tuổi đến 14 tuổi. Thời gian triển khai từ tháng 01-02/2015.
Và những đối tượng đủ 1 tuổi khi triển khai chiến dịch theo từng đợt.
- Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biệt lập, vùng khó tiếp cận và vùng nguy cơ cao có thể tiêm chủng đồng thời cho các đối tượng từ 1 tuổi đến 14 tuổi trong cùng một đợt chiến dịch.
- Ở những địa phương do điều kiện khí hậu, thời tiết có thể điều chỉnh thời gian tổ chức chiến dịch cho phù hợp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cần được lập kế hoạch cụ thể và được sự chấp thuận của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố nhưng không muộn hơn thời gian dự kiến nêu trên.
- Thời gian triển khai chiến dịch có thể thay đổi tùy theo tiến độ cung cấp vắc xin Sởi - Rubella.
- Triển khai theo phương thức “cuốn chiếu” từ các trường học, trạm y tế tới cụm thôn/bản hoặc từng thôn bản.
- Hạn chế việc lồng ghép các hoạt động khác vào trong chiến dịch trừ những hoạt động để thực hiện chiến dịch.
- Do số lượng đối tượng trẻ cần bao phủ lớn, bao gồm trẻ ở trường học và cộng đồng, các đơn vị triển khai chiến dịch cần lập kế hoạch chi tiết về lịch triển khai và điểm tiêm chủng để đảm bảo thời gian tiêm, số đối tượng mỗi buổi tiêm theo quy định, an toàn tiêm chủng. Hình thức triển khai chiến dịch bao gồm.
- Tổ chức điểm tiêm chủng cố định tại trạm y tế.
- Tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động.
+ Tại các trường trung học cơ sở, tiểu học và nhà trẻ mẫu giáo.
+ Tại từng thôn bản hoặc một vài thôn bản gần nhau vào cùng 1 điểm tiêm (cụm thôn bản).
+ Tại các địa bàn vùng nguy cơ cao: vùng sâu, vùng xa, vùng tiếp cận khó khăn (nhà trọ, khu công nghiệp, nương rẫy).
2. Vắc xin Sởi - Rubella sử dụng trong chiến dịch.
2.1. Thông tin về vắc xin.
- Vắc xin Sởi - Rubella là vắc xin phối hợp gồm 2 kháng nguyên sống, giảm độc lực sởi và rubella để phòng bệnh Sởi và bệnh Rubella.
- Vắc xin ở dạng đông khô, đóng gói 10 liều/lọ và 50 lọ/hộp.
- Nhà sản xuất: Viện Serum Institute Ấn Độ Ltd. Vắc xin này là vắc xin 2 trong 1 duy nhất được Tổ chức Y tế thế giới cấp chứng nhận đạt chất lượng tiền thẩm định và do Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) cung cấp.
Vắc xin Sởi – Rubella đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định.
2.2. Tính an toàn của vắc xin Sởi – Rubella.
- Vắc xin Sởi - Rubella có độ an toàn cao.
- Tần suất các phản ứng sau tiêm chủng của vắc xin Sởi - Rubella không có khác biệt so với phản ứng được mô tả riêng cho mỗi vắc xin Sởi hoặc Rubella.
- Trong vòng 24 giờ sau tiêm vắc xin, tại chỗ tiêm có thể sưng đau và dấu hiệu này sẽ tự mất trong vòng 2 – 3 ngày. Sốt nhẹ có thể xảy ra ở 5 - 15% trẻ được tiêm, xuất hiện sau khi tiêm từ 7 -12 ngày và kéo dài trong vòng 1 - 2 ngày. Ban có thể xuất hiện từ 7 - 10 ngày sau khi tiêm ở 2% trẻ tiêm và thường mất đi trong vòng 2 ngày. Viêm não sau khi tiêm vắc xin sởi được báo cáo với tần suất 1 trường hợp/1 triệu mũi tiêm. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa tiêm vắc xin và viêm não chưa được chứng minh đầy đủ.
- Thành phần Rubella có thể gây ra các triệu chứng như đau khớp (25%) và viêm khớp (10%) ở trẻ vị thành niên và phụ nữ, thường kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần. Dấu hiệu này rất hiếm ở trẻ em và ở nam giới được tiêm vắc xin (0 - 3%). Triệu chứng thường bắt đầu từ 1 - 3 tuần sau khi tiêm vắc xin và kéo dài từ 1 ngày đến 2 tuần.
2.3. Tương tác thuốc.
- Do nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin, vắc xin có thành phần rubella không nên tiêm trong vòng 6 tuần và tốt nhất là sau 3 tháng khi tiêm globulin miễn dịch hoặc sản phẩm máu có chứa các globulin miễn dịch (máu, huyết tương).
- Lưu ý: sau khi tiêm vắc xin thì có thể làm âm tính giả kết quả thử phản ứng với lao (test tuberculine).
1. Thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch ở các tuyến.
Các tuyến thành lập Ban chỉ đạo theo Quyết định số 1878/QĐ-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Bộ Y tế để chỉ đạo, điều hành và huy động tối đa sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, giám sát việc chuẩn bị, tổ chức và triển khai chiến dịch.
2. Tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn về việc triển khai chiến dịch.
2.1. Hội nghị phổ biến và hướng dẫn lập kế hoạch.
2.1.1. Mục đích.
Hội nghị triển khai sẽ được tổ chức ở tuyến khu vực, tỉnh, huyện để quán triệt tầm quan trọng, ý nghĩa mục đích chiến dịch, khó khăn, thuận lợi, bàn các biện pháp triển khai và sự phối hợp các ban ngành đoàn thể để đảm bảo chiến dịch được tổ chức thành công.
2.1.2. Thành phần tham gia.
Tuyến tỉnh.
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân.
- Ban chỉ đạo chiến dịch.
- Sở y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
- Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể có liên quan (giáo dục, truyền thông, tài chính, quân y, bộ đội biên phòng, phụ nữ, thanh niên, hội chữ thập đỏ và các thành phần có liên quan).
Tuyến huyện:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân.
- Ban chỉ đạo chiến dịch.
- Trung tâm y tế huyện, phòng y tế.
- Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể có liên quan (giáo dục, truyền thông, tài chính, quân y, bộ đội biên phòng, phụ nữ, thanh niên, hội chữ thập đỏ và các thành phần có liên quan).
Tuyến xã.
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã/phường, thị trấn.
- Ban chỉ đạo chiến dịch xã/phường, thị trấn.
- Lãnh đạo, cán bộ trạm y tế xã.
- Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể có liên quan (giáo dục, truyền thông, phụ nữ, thanh niên, hội chữ thập đỏ và các thành phần có liên quan) tuyến huyện, xã.
2.1.3. Nội dung chính.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến dịch.
- Mục tiêu, đối tượng, phương thức triển khai
- Thông qua kế hoạch dự kiến triển khai chiến dịch tại tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch của huyện: xác định đối tượng, nhu cầu vắc xin, vật tư tiêm chủng, thời gian thực hiện, kinh phí....
2.2. Tập huấn về việc triển khai chiến dịch.
2.2.1. Mục đích.
- Đây là một chiến dịch có quy mô rộng, đối tượng tiêm chủng lớn và nhiều nhóm tuổi, vắc xin sử dụng bằng đường tiêm, lần đầu triển khai trong TCMR nên đòi hỏi phải tập huấn cho cán bộ y tế về lập kế hoạch cũng như bảo quản, sử dụng vắc xin, tiêm chủng, tư vấn, khám sàng lọc, theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng. Tập huấn sẽ được tổ chức lần lượt theo từng tuyến từ tỉnh đến xã.
- Đảm bảo hoàn thành việc tập huấn cho tuyến xã trước khi triển khai chiến dịch 01 tháng.
2.2.2. Thành phần.
- Tuyến tỉnh: Lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Y, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, cán bộ chuyên trách tiêm chủng mở rộng, cán bộ tham gia chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella thuộc bệnh viện đa khoa, bệnh viện nhi, sản nhi, cán bộ thuộc Bộ đội biên phòng và Quân y.
- Tuyến huyện: Trung tâm Y tế huyện, phòng Y tế, bệnh viện huyện.
- Tuyến xã: cán bộ trạm y tế xã.
2.2.3. Nội dung chính.
- Mục đích, yêu cầu, đối tượng của chiến dịch.
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch.
- Hướng dẫn điều tra, tìm kiếm và đăng ký danh sách đối tượng, đặc biệt các trẻ bị chưa được tiêm chủng thường xuyên theo lịch và trẻ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân di cư không có đăng ký thường trú…
- Thực hành an toàn tiêm chủng: Bảo quản, sử dụng vắc xin Sởi - Rubella, sử dụng bơm kim tiêm tự khóa, hộp an toàn, quản lý và huỷ bơm kim tiêm, tiêm chủng, tư vấn, khám sàng lọc, theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
- Sử dụng biểu mẫu ghi chép, báo cáo và đánh giá kết quả chiến dịch.
- Các yêu cầu và kế hoạch kiểm tra giám sát trước, trong và sau chiến dịch.
3. Điều tra và đăng ký đối tượng.
Điều tra đối tượng là một bước bắt buộc trong chuẩn bị chiến dịch để hạn chế tối đa trẻ bị bỏ sót, đặc biệt trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng giáp ranh, di nhập cư, tạm trú (nhà trọ), khu công nghiệp. Thực hiện thống kê danh sách đối tượng cần tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong chiến dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
Điều tra đối tượng phải được hoàn thành tối thiểu 1 tháng trước mỗi đợt chiến dịch.
3.1. Các bước chính điều tra đối tượng.
- Xác định và mô tả các khu vực dân cư, các cơ sở y tế và trường học hiện có tại địa bàn theo.
- Địa bàn: thôn, bản/ấp/khu phố/khu vực/khóm; tổ/đội; khu vực khó khăn.
- Địa điểm: trạm y tế, điểm tiêm, trường học, nhà trọ.
- Phân công cán bộ thực hiện và kế hoạch thời gian.
- Triển khai hoạt động điều tra đăng ký đối tượng tại cộng đồng và trường học.
- Rà soát kiểm chứng lại số liệu điều tra với các nguồn thông tin có sẵn khác tại Trạm y tế.
- Tiến hành đăng ký bổ sung nếu cần thiết.
- Kiểm tra giám sát chất lượng điều tra, nhất là ở cộng đồng.
3.2. Nhân lực thực hiện điều tra đối tượng.
- Cộng đồng: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉ đạo việc điều tra đối tượng, cán bộ trạm y tế và y tế thôn bản/ấp, cộng tác viên dân số, trưởng thôn/ấp/bản, tổ trưởng dân phố, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, bộ đội biên phòng phối hợp thực hiện việc điều tra đối tượng.
- Trường học: Ban giám hiệu các trường ở địa bàn cần được hướng dẫn, thông tin để bố trí giáo viên, cán bộ y tế học đường (nếu có) thống kê, đăng ký đầy đủ học sinh theo từng lớp.
Chú ý: Khi thực hiện điều tra, đăng ký đối tượng tại hộ gia đình thì nên kết hợp truyền thông về chiến dịch tiêm, đặc biệt đối với vùng nguy cơ (những hộ gia đình ở xa,biệt lập, hẻo lánh, các vùng đô thị, ven đô có biến động dân cư, khu công nghiệp, khu nhà trọ, dân cư sống lưu động trên thuyền/xuồng ghe, khó tiếp cận).
3.3. Thực hiện điều tra đối tượng.
3.3.1. Trẻ ở cộng đồng.
- Đối tượng: trẻ nhỏ và trẻ lớn bỏ học hoặc không đi học.
- Hình thức: thực hiện điều tra tại nhà.
- Ghi chép và đăng ký danh sách theo.
+ “Danh sách đối tượng cần tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong chiến dịch tại cộng đồng” theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
+ Địa bàn: mỗi thôn, bản, khóm, ấp, khu phố hoặc tổ, đội sản xuất được ghi vào một danh sách riêng (có thể phân nhỏ theo từng năm sinh) để tiện cho việc rà soát và theo dõi đối tượng tiêm chủng trong chiến dịch.
+ Đưa vào danh sách các đối tượng vãng lai không có hộ khẩu thường trú nhưng có mặt tại địa phương trong thời gian chiến dịch.
3.3.2. Trẻ ở trường học.
- Đối tượng: học sinh tại các trường trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo.
Hình thức: lập danh sách trẻ theo từng lớp ở mỗi trường.
- Ghi chép và đăng ký danh sách theo.
+ Thống kê danh sách đối tượng cần tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong chiến dịch tại trường học theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
+ Lưu ý những trẻ mới nghỉ học, chuyển trường, trẻ học khác địa bàn sinh sống để tránh bỏ sót hoặc trùng lặp.
3.3.3. Sử dụng “Phiếu đếm số trẻ tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong chiến dịch” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn này để tổng hợp số lượng đối tượng theo từng năm sinh từ “Danh sách đối tượng cần tiêm vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch” đã được hoàn thành ở các trường và cộng đồng.
3.3.4. Đối chiếu số liệu điều tra đăng ký theo từng độ tuổi với các nguồn số liệu thống kê khác như sổ quản lý tiêm chủng trẻ em tại Trạm y tế, danh sách dân số theo địa bàn hành chính và các danh sách khác đang được quản lý tại địa phương, trạm y tế để phát hiện sự sai lệch (nếu có) và tìm hiểu nguyên nhân, tiếp tục phối hợp với cán bộ cơ sở, hoặc chính quyền tìm kiếm, bổ sung nhằm tránh bỏ sót hoặc trùng lặp đối tượng.
3.3.5. Giám sát việc điều tra đối tượng: thực hiện ở tất cả các xã/phường, là một nội dung ưu tiên của hoạt động giám sát trước chiến dịch cần được các cán bộ tuyến huyện và tỉnh thực hiện. Tại mỗi xã/phường, Trạm y tế chủ động chọn lựa và tiến hành điều tra ngẫu nhiên ở một vài thôn/bản/ấp để xem đối tượng có bị sót hay không. Sử dụng “Phiếu giám sát trước chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella cho trẻ 1-14 tuổi năm 2014-2015” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
Trên cơ sở danh sách trẻ đã được điều tra, thực hiện gửi Giấy mời theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Hướng dẫn này cho từng đối tượng hoặc phụ huynh học sinh trước ngày chiến dịch bắt đầu từ 3 - 5 ngày.
Giấy mời ghi rõ ngày, giờ, địa điểm tiêm vắc xin. Phân chia khoảng thời gian cho trẻ tới điểm tiêm theo vùng địa lý (thôn, tổ dân phố...) để số trẻ không tập trung quá nhiều vào 1 giờ nhất định.
Hướng dẫn phụ huynh đọc kỹ thông tin dành cho các bậc phụ huynh ở mặt sau của giấy mời và chủ động thông báo cho giáo viên, cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của trẻ như: đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng, dị tật bẩm sinh, đặc biệt có phản ứng mạnh với vắc xin có thành phần sởi, rubella ở lần tiêm chủng trước như sốt cao, sưng nề vùng tiêm.
4. Ước tính nhu cầu vắc xin và vật tư.
Những vật tư chính sau đây sẽ được sử dụng trong chiến dịch.
- Vắc xin Sởi - Rubella và dung môi.
- Bơm kim tiêm 0,5ml; bơm kim tiêm 5ml.
- Hộp an toàn.
- Hộp cấp cứu chống sốc.
- Tủ lạnh, hòm lạnh.
- Phích vắc xin.
- Bình tích lạnh và đá lạnh.
- Các dụng cụ khác (bông, panh, khay men, săng chải bàn...)
Dự trù số lượng vắc xin theo công thức sau.
TỔNG SỐ LIỀU VẮC XIN - TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG x TỶ LỆ DỰ KIẾN X 1,15 (TRONG ĐÓ: TỶ LỆ HAO PHÍ LÀ 10% VÀ 5% VẮC XIN DỰ TRỮ) |
SỐ BƠM TIÊM 0,5ML = TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG x TỶ LỆ DỰ KIẾN x 1,1 (TRONG ĐÓ: TỶ LỆ HAO PHÍ LÀ 10%) |
4.3. Bơm tiêm 5ml pha hồi chỉnh vắc xin.
SỐ BƠM TIÊM 5ML = TỔNG SỐ LIỀU VẮC XIN x 1,1 |
10 (SỐ LIỆU TRONG 01 LỌ |
(TRONG ĐÓ: TỶ LỆ HAO PHÍ LÀ 10%) |
SỐ HỘP AN TOÀN = | TỔNG SỐ LIỀU VẮC XIN X 1,1 |
100 | |
(TRONG ĐÓ: TỶ LỆ HAO PHÍ LÀ 10%) |
- Tổng số bơm kim tiêm gồm bơm kim tiêm tự khóa 0,5 ml và bơm tiêm 5ml.
- Hộp an toàn dung tích 5lít chứa khoảng 100 bơm kim tiêm.
- Mỗi điểm tiêm chủng hoặc đội tiêm chủng lưu động phải có số hộp an toàn tương ứng với số đối tượng theo cách tính trên.
Một hộp cấp cứu chống sốc tối thiểu gồm có.
- Adrenalin (1/4mg hay 1mg): 2 ống
- Nước cất (10ml): 2 ống
- Bơm kim tiêm (10ml và 1ml): mỗi loại 2 chiếc
- Hydrocortisone hemisuccinate (100mg) hoặc methyprednisolone (Solumedrol 40mg hoặc Derpersolone 30mg): 2 ống
- Phương tiện khử trùng (bông, băng, cồn).
- Dây ga rô.
- Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
Mỗi điểm tiêm chủng cố định hoặc điểm tiêm chủng lưu động phải có tối thiểu 1 |
- Mỗi điểm tiêm chủng hoặc mỗi đội tiêm chủng lưu động phải có tối thiểu 2 phích vắc xin (1 để bảo quản vắc xin đang dùng, 1 để bảo quản vắc xin và dung môi chưa sử dụng).
- 1 phích vắc xin cần phải có 4 bình tích đã làm lạnh.
4.7. Bình tích lạnh hoặc đá lạnh.
Ước tính lượng đá lạnh tính theo công thức =4kg đá/ngày/phích nếu không có bình tích lạnh.
Các Trung tâm Y tế huyện cần có 1-2 tủ lạnh/tủ đá để bảo quản vắc xin và làm lạnh các bình tích lạnh.
Khay men, bông, panh cần được dự tính theo thực tế từng bàn/đội/điểmtiêm chủng.
5. Truyền thông và huy động xã hội.
Mục đích: đảm bảo các đối tượng tham gia và cộng đồng xã hội có hiểu biết cụ thể và rõ ràng về chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella, đặc biệt là:
- Sự nguy hiểm của bệnh Sởi và Rubella đối với sức khỏe và sự sống của trẻ em và cộng đồng.
- Thông tin về vắc xin, đối tượng tiêm và lợi ích của tiêm vắc xin Sởi - Rubella, các phản ứng sau tiêm có thể gặp và cách xử trí.
- Địa điểm và ngày giờ chiến dịch được tổ chức ở địa phương.
- Đối tượng đích của hoạt động truyền thông gồm:
+ Các gia đình có trẻ và học sinh.
+ Các đối tượng tham gia có liên quan ở cộng đồng: Cộng tác viên cơ sở (có thể là y tế thôn bản/ấp,trưởng thôn/bản, tổ trưởng dân phố, cộng tác viên dân số, hội viên chữ thập đỏ).
+ Các cơ quan chỉ đạo và tổ chức tham gia có liên quan khác như lãnh đạo chính quyền, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt giáo dục, phụ nữ, Quân y, Bộ đội biên phòng ở vùng khó khăn.
Các kênh và phương tiện truyền thông: cần được sử dụng hiệu quả đối với từng nhóm đối tượng đích theo điều kiện địa phương.
Các thông điệp truyền thông chính cần được chuyển tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
5.1. Truyền thông trước chiến dịch.
Thực hiện tuyên truyền liên tục ít nhất 2 tuần trước chiến dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện có tại địa phương như Đài truyền hình tỉnh/thành phố, các đài truyền thanh quận, huyện hoặc xã, phường.
Nên áp dụng nhiều hình thức và phương tiện truyền thông đa dạng như các bài đăng trên báo địa phương, các loại tranh cổ động, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi treo và phát tại những nơi đông dân cư, nhiều người qua lại như: trạm y tế, bệnh viện, trường học, chợ/trung tâm thương mại...
Đặc biệt cần chú trọng đến hệ thống loa truyền thanh của xã, phường và truyền thông trực tiếp hộ gia đình khi tiến hành điều tra, đăng ký và phát giấy mời tiêm cho các đối tượng.
Giấy mời hay thông báo gửi đến các bậc phụ huynh được sử dụng để huy động đối tượng. Các thông tin cơ bản về địa điểm và thời gian đối tượng sẽ được phục vụ trong chiến dịch sẽ được ghi rõ trong giấy mời theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
5.2. Truyền thông trong chiến dịch.
Có thể tổ chức lễ phát động chiến dịch ở địa phương nếu có điều kiện.
Treo khẩu hiệu, áp phích chữ lớn về địa điểm và thời gian chiến dịch tại các điểm trung tâm của tỉnh/thành, huyện/quận và xã/phường cũng như thôn/ấp.
Tại các điểm tiêm chủng phải có tài liệu và khẩu hiệu để giúp mọi người có thể dễ dàng nhận biết thông tin về chiến dịch.
Hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh cần được duy trì liên tục trong suốt thời gian chiến dịch.
Là một trong các yếu tố quan trọng góp phần cho thành công của chiến dịch.
Huy động xã hội bao gồm việc hỗ trợ nguồn lực, nhân lực của các Ban, ngành đoàn thể xã hội và sự tham gia của bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ, học sinh trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện chiến dịch, cụ thể:
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tham gia chiến dịch, đặc biệt là các bậc cha mẹ, gia đình để đưa con em trong độ tuổi đi tiêm chủng đầy đủ, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm chủng, tổ chức điểm tiêm chủng, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch.
- Lực lượng Quân y, Bộ đội biên phòng tuyên truyền, vận động người dân tại khu vực đóng quân, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người để người dân tin tưởng, tích cực đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương trong việc điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm chủng, tổ chức điểm tiêm chủng, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch.
- Khuyến khích sự tham gia của các bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trong quá trình triển khai chiến dịch.
6. Kiểm tra giám sát hoạt động trước chiến dịch.
Mục đích: đảm bảo kế hoạch được duyệt tại các tuyến và tiến độ triển khai các hoạt động chuẩn bị đúng kế hoạch, đặc biệt các hoạt động như điều tra đăng ký danh sách đối tượng trẻ tiêm, kế hoạch bố trí các điểm tiêm, kế hoạch về hoạt động truyền thông huy động cộng đồng và nhân lực, hậu cần.
Ban Chỉ đạo tỉnh/thành phố, Trung tâm y tế dự phòng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có lịch bố trí cán bộ đi kiểm tra giám sát địa bàn trực thuộc (và các quận/huyện kiểm tra xã/phường) về các nội dung chính sau:
- Công tác chỉ đạo của Ban chỉ đạo, đặc biệt kế hoạch bố trí nguồn lực địa phương.
- Sự phối hợp với các ban, ngành tại cơ sở và từ tuyến trên để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động chuẩn bị chiến dịch.
- Danh sách đối tượng tiêm đã được điều tra thống kê theo từng địa bàn và số lượng trẻ theo độ tuổi được tổng hợp đầy đủ và chính xác.
- Kế hoạch triển khai chiến dịch và tiến độ thực hiện, kể cả hoạt động truyền thông huy động cộng đồng.
- Kế hoạch và thực tế chuẩn bị đầy đủ vắc xin, bơm kim tiêm và các loại trang bị khác, kể cả dự trù cung cấp đá lạnh.
- Kế hoạch và phương tiện chuẩn bị phòng chống sốc.
Xã/phường rà soát các nội dung trong bản kế hoạch theo “Bảng kiểm các hoạt động chuẩn bị và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1 - 14 tuổi năm 2014 - 2015 dành cho tuyến xã/phường” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
Giám sát viên sẽ sử dụng “Phiếu giám sát trước chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1 - 14 tuổi năm 2014 - 2015” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
1. Tiếp nhận, bảo quản vắc xin, dung môi và vật tư tiêm chủng.
1.1. Tiếp nhận và phân phối vắc xin.
- Tại tuyến Trung ương.
+ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ thực hiện thủ tục tiếp nhận vắc xin tại sân bay Nội Bài và bảo quản tại kho của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho 28 tỉnh miền Bắc. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nhận vắc xin từ kho của Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm May và chuyển vắc xin cho 20 tỉnh phía Nam. Viện Pasteur Nha Trang sẽ nhận vắc xin từ kho ở của Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm May và chuyển đến cho 11 tỉnh miền Trung. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên sẽ nhận vắc xin từ kho của Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm May và chuyển đến cho 4 tỉnh Tây Nguyên.
+ Căn cứ kế hoạch triển khai cụ thể của từng tỉnh, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur sẽ chuyển vắc xin tới Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố.
- Tại các tuyến.
+ Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố cấp vắc xin cho quận/huyện trước từng đợt chiến dịch từ 2-5 ngày. Căn cứ thực trạng trang thiết bị bảo quản vắc xin tại Trung tâm Y tế quận/huyện, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố có thể được cấp thành 1 hay 2 lần cho 01 đợt triển khai.
+ Các xã/phường nhận vắc xin từ 1 - 2 ngày trước khi tiêm. Những xã quá xa, đi lại khó khăn phải dự trữ khối lượng đá, bình tích lạnh đã được làm lạnh và sử dụng những hòm lạnh (25 lít/8 lít) hoặc những hộp xốp/thùng móp để bảo quản vắc xin.
+ Phân phối, vận chuyển tới các điểm tiêm chủng: Mỗi một điểm tiêm chủng phải có ít nhất 02 phích vắc xin, trong đó: 01 phích dự trữ đá lạnh để bổ sung đá lạnh cho phích còn lại khi đá lạnh bị tan.
1.2. Bảo quản vắc xin, dung môi.
- Yêu cầu về bảo quản vắc xin, dung môi.
+ Nhiệt độ bảo quản vắc xin Sởi - Rubella từ +20C đến +80C và không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Trên nắp lọ vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (VVM) cho biết tình trạng vắc xin có bị phơi nhiễm với nhiệt độ cao hay không.
+ Dung môi phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ +20C đến +80C trong vòng 24 giờ trước khi pha hồi chỉnh. Không được làm đông băng dung môi.
- Dây chuyền lạnh (DCL) và đá lạnh cho bảo quản vắc xin: Hệ thống DCL ở các tuyến phải được kiểm tra để đảm bảo sẵn sàng việc bảo quản vắc xin trong chiến dịch theo quy định. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện có kế hoạch huy động phích vắc xin, hòm lạnh từ các huyện, xã khác dùng cho các huyện, xã triển khai chiến dịch trước nếu cần thiết.
- Ngoài ra cần xây dựng kế hoạch mua đá lạnh bảo quản vắc xin (vì tủ lạnh hiện có ở tuyến xã không đáp ứng đủ được nhu cầu đá bảo quản). Trong kế hoạch cần nêu rõ, đá lạnh được mua ở đâu và kí hợp đồng mua đá lạnh với cơ sở đó với định mức tối thiểu 4kg đá lạnh/điểm tiêm chủng/ngày. Nếu không thể mua được đá lạnh tại xã, cần báo cáo cho Trung tâm y tế huyện.
- Dung môi phải được giao nhận cùng với vắc xin, dung môi có thể để chỗ mát ngoài DCL nếu không đủ chỗ. Dung môi cần được giữ lạnh như vắc xin trong vòng 24 giờ trước khi sử dụng pha hồi chỉnh, nhưng không được để đông băng.
- Các vật tư tiêm chủng khác (bơm kim tiêm, hộp an toàn.v.v.) phải có đầy đủ và sẵn sàng ở tuyến xã trước chiến dịch ít nhất 5 - 7 ngày.
1.3. Những tài liệu khác liên quan phải chuẩn bị trước chiến dịch gồm có.
- Tài liệu hướng dẫn tổ chức chiến dịch.
- Các tài liệu truyền thông: áp phích, tờ rơi, đĩa truyền thông.
- Các biểu mẫu thống kê và đăng ký đối tượng.
- Giấy mời, giấy xác nhận đã tiêm vắc xin.
- Các biểu mẫu ghi chép, báo cáo kết quả tiêm.
2. Bố trí các điểm tiêm chủng.
Các đối tượng có thể được phân thành 3 nhóm chính và nên tổ chức tiêm tại những địa điểm tương ứng như sau:
2.1. Điểm tiêm chủng tại trạm y tế.
Trong thời gian triển khai tiêm chiến dịch phải có điểm tiêm cố định đặt tại trạm y tế xã. Thời gian duy trì điểm tiêm chủng này phải đủ thời gian để đảm bảo đúng số trẻ cho một điểm tiêm chủng theo quy định.
2.1.1. Yêu cầu về địa điểm và cách bố trí điểm tiêm chủng.
- Theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 12/2014/TT - BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
- Bố trí điểm tiêm chủng theo quy trình 1 chiều theo nguyên tắc sau.
Chỗ ngồi chờ trước tiêm chủngà Bàn đón tiếp, hướng dẫn à Bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng à Bàn tiêm chủng à Bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng à Chỗ ngồi theo dõi sau tiêm.
Có sơ đồ hướng dẫn quy trình 1 chiều để người đến tiêm chủng dễ dàng thực hiện theo các bước trong quy trình.
2.1.2. Yêu cầu về nhân lực.
- Tối thiểu có 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
- Đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
- Cán bộ y tế được tập huấn về việc khám phân loại, tiêm vắc xin và xử lý sốc (nếu có), hướng dẫn chăm sóc sau tiêm.
- Người hỗ trợ tiêm chủng: Hướng dẫn đối tượng, sắp xếp đối tượng tại điểm tiêm, ghi chép vào danh sách đối tượng, ghi phiếu chứng nhận sau khi tiêm vắc xin sởi.
2.1.3. Yêu cầu về trang thiết bi, dụng cụ.
- Bàn, ghế, áp phích, biểu ngữ và loa truyền thông
- Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin.
- Vắc xin, dung môi, phích vắc xin, bơm kim tiêm tự khóa 0,5ml, bơm tiêm 5ml, hộp an toàn, bông, cồn;
Bông khô, bông có cồn, cồn 70 độ, panh, khay, cưa lọ vắc xin, khăn sạch trải bàn tiêm.
- Hộp an toàn, thùng đựng rác, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin.
- Giấy bút, bàn, ghế, biển chỉ dẫn.
- Nhiệt kế đo thân nhiệt, ống nghe.
- Xà phòng, nước rửa tay.
- Hộp chống sốc: Có đầy đủ cơ số thuốc còn hạn sử dụng, dụng cụ cần thiết.
- Nước đường
- Danh sách đối tượng, biểu mẫu ghi chép
2.1.4. Công việc chính tại điểm tiêm chủng gồm.
- Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn.
- Khám sàng lọc theo quy định nhằm phát hiện những trẻ thuộc diện phải chống chỉ định tiêm, tư vấn tiêm chủng và hướng dẫn theo dõi, chăm sóc sau tiêm.
- Chuẩn bị và tiêm vắc xin cho trẻ.
- Bỏ các bơm kim tiêm đã dùng vào hộp an toàn và thực hiện quy định hủy bơm kim tiêm an toàn.
- Ghi vào “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Hướng dẫn này và ghi ngày tháng tiêm vào danh sách trẻ đối tượng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
- Bổ sung thêm vào danh sách các trẻ vãng lai và thống kê riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo.
- Tổng hợp số liệu và báo cáo sau buổi tiêm.
2.2. Điểm tiêm chủng lưu động, điểm tiêm chủng tại trường học.
Điểm tiêm chủng lưu động được tổ chức tại trường học và cho những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân cư hẻo lánh sống biệt lập xa trạm y tế theo quyết định của Giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố.
2.2.1. Yêu cầu về địa điểm và cách bố trí điểm tiêm chủng.
a) Điểm tiêm chủng lưu động.
Việc bố trí điểm tiêm chủng lưu động tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng phải dựa trên kế hoạch chi tiết của xã/phường.
- Địa bàn: cho từng thôn bản xa hoặc vài thôn bản gần nhau vào cùng 1 điểm tiêm chủng, tuy nhiên không nên bố trí 1 điểm tiêm chủng chịu trách nhiệm cho quá nhiều thôn (có thể áp dụng 2 thôn/1 điểm cho những thôn không quá xa, đi lại không quá khó khăn, 4- 5 thôn/điểm cho những thôn vùng thuận lợi hơn).
- Số lượng trẻ được bao phủ và huy động trong thời gian nhất định.
- Thời gian duy trì điểm tiêm chủng lưu động cần được xác định rõ ràng và thông báo trước cho địa bàn phục vụ, trong đó thời lượng để rà soát huy động đối tượng sẽ do cán bộ tại cơ sở phối hợp khớp với thời gian điểm tiêm hoạt động.
- Phương thức thực hiện: cuốn chiếu bằng cách thực hiện ở các thôn bản xa trạm y tế trước rồi đến những thôn bản gần sau. Không nên để khoảng cách từ nhà người dân đến điểm tiêm chủng quá 5 km hoặc trên 1 giờ đi bộ.
b) Điểm tiêm tại trường học.
- Cần có sự tham gia của thầy/cô giáo tại điểm tiêm chủng để huy đảm bảo sự tham gia của các đối tượng tại trường học và phối hợp giải quyết các trường hợp cần thiết.
- Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với cán bộ y tế bố trí điểm tiêm chủng theo nguyên tắc một chiều theo quy định tại Thông tư số 12/2014/TT - BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
Khi hết 1 tổ hay 1 lớp mới cho trẻ về lớp để tránh gây mất trật tự, hay lẫn lộn giữa trẻ đã tiêm và chưa được tiêm.
Yêu cầu về nhân lực.
- Tối thiểu có 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đã được tập huấn về tiêm chủng.
- Cán bộ y tế được tập huấn về khám phân loại, tiêm vắc xin và xử lý sốc (nếu có), hướng dẫn chăm sóc sau tiêm.
- Người hỗ trợ tiêm chủng/giáo viên/cán bộ y tế nhà trường: Hướng dẫn đối tượng, sắp xếp đối tượng tại điểm tiêm (đặc biệt khu vực chờ), ghi chép vào danh sách đối tượng và Giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin Sởi - Rubella (nếu được phân công).
- Cộng tác viên/tình nguyện viên cơ sở: Giúp huy động các đối tượng tại địa bàn và các công việc khác phục vụ cho buổi tiêm.
Các điểm tiêm chủng lưu động phải đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định.
Số trẻ tối đa cho mỗi điểm tiêm: Việc tiêm với số lượng trên 50 đối tượng/1điểm tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng, nhưng không quá 100 đối tượng/1điểm tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng có thể thực hiện khi có thêm cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng.
3. Thực hiện tiêm chủng an toàn.
3.1. Khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng và sự tham gia của phụ huynh:
- Mục đích: Nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng hay không tiêm chủng vắc xin Sởi - Rubella.
- Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc xin Sởi – Rubella theo quy định tại Quyết định số 04/QĐ – BYT ngày 02/01/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
Lưu ý:
+ Các bệnh tiêu chảy hoặc các bệnh nhẹ khác không được coi là chống chỉ định cho tiêm vắc xin Sởi - Rubella. Tiêm phòng vắc xin là đặc biệt quan trọng đối với trẻ bị suy dinh dưỡng.
+ Các trường hợp nghi nhiễm HIV hoặc nhiễm HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS không thuộc diện chống chỉ định tiêm vắc xin Sởi- Rubella.
- Việc tổ chức thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng theo quy định tại Quyết định 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
- Tham gia của phụ huynh, người giám hộ/nuôi dưỡng trẻ.
+ Đối với trẻ dưới 6 tuổi khuyến khích bố mẹ hoặc người giám hộ đi cùng mang theo giấy mời khi đưa trẻ đến tiêm chủng và có mặt tại điểm tiêm chủng đến khi hoàn tất việc tiêm chủng.
3.2. Tư vấn tiêm chủng.
- Thông báo cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ về loại vắc xin được tiêm chủng để phòng bệnh gì và số liều (mũi) cần tiêm chủng.
- Tư vấn cho gia đình, người được tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng.
- Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng.
- Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng.
+ Tiếp tục theo dõi người được tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… Nếu người được tiêm chủng có biểu hiện sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
+ Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
+ Cần đưa ngay người được tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có các dấu hiệu như sốt cao (≥390C), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
+ Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng có thể đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.
3.3. Thực hiện tiêm chủng.
3.3.1. Liều lượng và đường tiêm.
- Liều lượng: 0,5 ml.
- Đường tiêm: tiêm dưới da vào mặt trước bên của 1/3 trên bắp đùi ở trẻ mới biết đi và 1/3 ngoài trên cánh tay ở trẻ lớn.
3.3.2. Pha hồi chỉnh vắc xin.
- Sử dụng đúng loại dung môi của nhà sản xuất cung cấp cùng với vắc xin. Không được sử dụng dung môi của các nhà sản xuất khác. Việc sử dụng không đúng dung môi có thể làm hỏng vắc xin và/hoặc gây ra những phản ứng sau tiêm nghiêm trọng.
- Vắc xin được pha hồi chỉnh với toàn bộ dung môi đựng trong ống, sau đó lắc nhẹ lọ để vắc xin hòa tan hết với dung môi. Sau khi pha hồi chỉnh vắc xin cần được tiêm ngay cho trẻ. Nếu vắc xin không được sử dụng ngay thì phải được bảo quản từ 20C-80C, tránh ánh sáng và không quá 6 giờ.
- Dung môi và vắc xin đã pha hồi chỉnh phải được kiểm tra bằng mắt xem có những phân tử lạ và/hoặc biến đổi về mặt vật lý (màu sắc) trước khi tiêm. Trong trường hợp phát hiện có các vấn đề trên thì phải loại bỏ dung môi hoặc vắc xin đã pha hồi chỉnh.
- Chỉ pha hồi chỉnh khi bắt đầu tiêm chủng, không pha sẵn đồng loạt các lọ vắc xin hay vận chuyển từ điểm tiêm này đến điểm tiêm khác. Dùng 1 bơm kim tiêm 5ml cho 1 lọ vắc xin pha hồi chỉnh.
- Chỉ rút vắc xin đã pha hồi chỉnh vào bơm tiêm khi có đối tượng đến tiêm. Đảm bảo một bơm kim tiêm vô khuẩn cho một mũi tiêm.
- Vắc xin Sởi - Rubella sau khi pha hồi chỉnh phải được bảo quản từ 2ºC - 8ºC và chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.
- Cuối buổi tiêm chủng lọ vắc xin đã pha hồi chỉnh phải được hủy bỏ (dù vẫn trong vòng 6 giờ).
3.3.3. Các thao tác tiêm vắc xin: thực hiện theo Quyết định 1731/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 về việc ban hành “Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng”.
3.3.4. Ghi chép: Ghi vào “Giấy xác nhận tiêm đã tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Hướng dẫn này và ghi ngày tháng tiêm vào danh sách trẻ đối tượng theo quy định.
Các cán bộ y tế cần nắm vững và thực hiện những biện pháp phòng chống sốc theo quy định tại Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 04/05/1999 hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ. Các Bệnh viện tuyến tỉnh phối hợp Trung tâm Y tế huyện, tỉnh tập huấn cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở về phòng và cấp cứu sốc phản vệ và bố trí cán bộ, cơ sở y tế trực hỗ trợ cấp cứu khi cần thiết trong thời gian chiến dịch.
Trẻ sau tiêm phải được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm để có thể phát hiện và xử trí các phản ứng dị ứng nhanh chóng.
Phân công cụ thể cán bộ chuyên môn trực cấp cứu tại các cơ sở y tế để xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng.
Cần có danh sách, số điện thoại liên lạc, địa chỉ của các bệnh viện, phòng khám đa khoa gần nhất là nơi tiếp nhận nếu có trường hợp trẻ bị sốc.
Cần có đội cấp cứu và vận chuyển lưu động của bệnh viện hỗ trợ khi cần.
Cần thông báo cho gia đình trẻ là không nên để trẻ đói khi đi tiêm. Tại điểm tiêm chuẩn bị sẵn nước đường cho trẻ uống khi trẻ đến tiêm vào cuối buổi sáng hay cuối chiều.
5. Quy trình giám sát phản ứng sau tiêm.
Việc giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng, theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng thực hiện theo các quy định sau:
- Thông tư 12/2014/TT-BYT về “Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng” (Chương 5) ban hành ngày 20/3/2014;
- Quyết định số 1830/QĐ-BYT về "Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng" ban hành ngày 26/5/2014.
- Quyết định số 2535/QĐ-BYT về "Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng" ban hành ngày 10/7/2014;
Các bước chính trong quy trình đáp ứng phản ứng sau tiêm
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
+ Trẻ đã tiêm chủng phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Trường hợp trẻ nhỏ thì người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm.
· Toàn trạng
· Tinh thần, tình trạng ăn, ngủ
· Dấu hiệu về nhịp thở
· Nhiệt độ, phát ban
· Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…)
+ Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.
+ Đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở.
- Tại cơ sở tiêm chủng: khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây.
+ Dừng ngay buổi tiêm chủng;
+ Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến bệnh viện gần nhất;
+ Ghi chép đầy đủ thông tin;
+ Thống kê toàn bộ số lượng vắc xin đã sử dụng trong buổi tiêm chủng; số người đã được sử dụng theo loại vắc xin; tên vắc xin, số lô, hạn dùng của vắc xin; tình trạng sức khỏe của những người đã được tiêm chủng;
+ Thống kê toàn bộ số vỏ lọ vắc xin, bơm kim tiêm đã sử dụng trong buổi tiêm chủng;
+ Báo cáo tuyến trên theo quy định.
6. Hướng dẫn huỷ dụng cụ tiêm chủng.
Việc hủy dụng cụ tiêm chủng thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải y tế.
7. Tổ chức tiêm vét, tiêm bù sau các đợt chiến dịch.
Việc tiêm vét, tiêm bù là hoạt động bắt buộc cần được dự kiến trong kế hoạch.
Vào cuối mỗi buổi tiêm, đánh dấu và xác định các trẻ chưa tiêm trong danh sách đã đăng ký ban đầu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được tiêm để đưa trẻ đến điểm tiêm.
Tổng hợp số lượng những trẻ chưa tiêm hoặc hoãn tiêm cần được tiêm vét, tiêm bù để bố trí đội tiêm cũng như xác định rõ thời gian và hậu cần vật tư cần thiết tiêm vét.
Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian tiêm vét, tiêm bù và huy động trẻ đối tượng ra tiêm.
Phải có kế hoạch tiêm vét, tiêm bù ngay sau mỗi đợt tiêm hoặc trong tháng kế tiếp.
8. Kiểm tra giám sát trong và sau chiến dịch.
Mục đích chính của công tác giám sát.
- Trong chiến dịch: Phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề nhằm đạt mục tiêu chiến dịch.
- Ngay sau chiến dịch: thực hiện đánh giá nhanh nhằm phát hiện các địa bàn có số trẻ bị bỏ sót cao để tổ chức tiêm vét kịp thời.
- Công tác kiểm tra, giám sát đòi hỏi có sự tham gia của cán bộ địa phương tại các tuyến và cần được thực hiện ngay từ những thời gian đầu chuẩn bị chiến dịch và trong suốt thời gian chiến dịch nhằm kịp thời hỗ trợ và điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót trong quá trình thực hiện.
8.1. Giám sát trong chiến dịch.
Việc giám sát sẽ được thực hiện ở tất cả các tuyến. Mỗi huyện cần thành lập nhiều đội giám sát các điểm tiêm chủng để tránh bỏ sót đối tượng và kịp thời giải quyết những sự cố xảy ra. Có thể tổ chức giám sát chéo (giám sát viên ở huyện này sẽ giám sát ở huyện khác). Các giám sát viên sử dụng “Phiếu giám sát trong chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1 -14 tuổi năm 2014 - 2015” theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
Giám sát trong chiến dịch ở các tuyến gồm những công việc chính sau.
- Giám sát thực hành an toàn tiêm chủng.
- Giám sát tiến độ thực hiện, tỷ lệ tiêm,phát hiện trẻ bị bỏ sót,
- Giám sát việc thu, huỷ bơm kim tiêm.
- Những hoạt động hỗ trợ tích cực trong chiến dịch.
- Hỗ trợ đặc biệt cho những nơi nguy cơ cao.
- Ghi chép và báo cáo đầy đủ.
Cuối ngày tiêm chủng, cần tổ chức giao ban giữa Ban chỉ đạo chiến dịch với các giám sát viên để kịp thời nắm bắt những thông tin trong chiến dịch cũng như giải quyết những sự cố có thể xảy ra và chuẩn bị cho ngày hôm sau.
- Thực hiện đánh giá nhanh: Sử dụng “Phiếu đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong chiến dịch” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Hướng dẫn này để đánh giá tại thời điểm vừa kết thúc chiến dịch để có kế hoạch tiêm vét tại những vùng còn bỏ sót đối tượng trong chiến dịch. Ưu tiên đánh giá tại các địa bàn khó khăn, vùng giáp ranh có nguy cơ chưa đạt được các mục tiêu của chiến dịch.
- Thống kê và báo cáo.
- Bảo quản vắc xin, dung môi chưa sử dụng.
9. Ghi chép, báo cáo theo dõi tiến độ.
- Tại mỗi điểm tiêm chủng sau mỗi buổi tiêm, thống kê số đối tượng đã tiêm và báo cáo về trạm y tế xã.
- Xã tổng hợp và thông báo lên Trung tâm Y tế huyện 15 giờ chiều hàng ngày.
- Huyện, tỉnh tổng hợp và báo cáo về kết quả thực hiện bằng điện thoại lên tuyến trên trước 16 giờ chiều hàng ngày.
- Sử dụng các biểu mẫu báo cáo theo quy định.
+ Báo cáo nhanh kết quả chiến dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 -“Báo cáo nhanh kết quả chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ 1 - 14 tuổi năm 2014 - 2015” ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
+ Sau khi kết thúc từng đợt chiến dịch, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh gửi báo cáo chi tiết kết quả triển khai chiến dịch cho mỗi đợt và kết quả tổ chức chiến dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 “Tổng hợp kết quả thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1 - 14 tuổi năm 2014 - 2015” ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG CẦN TIÊM
VẮC XIN SỞI-RUBELLA TRONG CHIẾN DỊCH TẠI CỘNG ĐỒNG(1)
ĐỢT(2): ................................................................
Tỉnh/TP............................................................ Huyện....................................................................
Xã...................................................................... Thôn/ấp/tổ(3)..........................................................
TT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY THÁNG NĂM SINH(4) | HỌ TÊN BỐ (hoặc MẸ) | ĐỊA CHỈ NƠI Ở | SỐ ĐIỆN THOẠI | NGÀY TIÊM VACXIN SỞI-RUBELLA(5) | GHI CHÚ(6) |
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
| …………, ngày tháng năm 201….. |
HƯỚNG DẪN THỐNG KÊ DANH SÁCH TRẺ CẦN TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA TRONG CHIẾN DỊCH TẠI CỘNG ĐỒNG
1. Các đối tượng mới được tiêm vắc xin sởi, sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella trong vòng 30 ngày tính đến ngày tiêm dự kiến sẽ tạm hoãn tiêm nhưng vẫn được đưa vào danh sách này để rà soát tiêm trong các đợt sau.
2. Đối tượng của chiến dịch bao gồm tất cả các trẻ 1-14 tuổi chia thành 3 đợt:
- Đợt 1: Tháng 9-10/2014, cho nhóm trẻ sinh từ ngày 01/01/2009 đến 31/8/2013.
- Đợt 2: Tháng 11-12/2014, cho nhóm trẻ sinh từ ngày 01/01/2004 đến 31/12/2008.
- Đợt 3: Từ tháng1-2/2015, cho nhóm trẻ sinh từ ngày 01/01/2000 đến 31/12/2003.
Và những đối tượng đủ 1 tuổi khi triển khai chiến dịch theo từng đợt.
Ở một số thôn/ấp/bản sâu xa, địa bàn đi lại đặc biệt khó khăn, khó tiếp cận có thể tiêm chủng đồng thời cho tất cả các đối tượng từ 1-14 tuổi trong cùng một đợt chiến dịch liên tục mà không phải chia ra 3 đợt. Cán bộ y tế phối hợp với cộng tác viên y tế, trưởng thôn bản/tổ trưởng tổ/cụm dân cư, thực hiện điều tra, rà soát từng hộ gia đình tại các khu nhà trọ, bến thuyền, khu di cư, vùng giáp ranh, cụm dân cư thuộc khu vực biệt lập, hẻo lánh, nương rẫy... để phát hiện và ghi chép danh sách trẻ thuộc đối tượng của chiến dịch theo năm sinh ở địa bàn. Đối chiếu với các danh sách quản lý khác của trưởng thôn bản, công an để tránh bỏ sót, đặc biệt những trường hợp mới chuyến đến hoặc chưa đăng ký thường trú. Lưu ý, do việc đi lại và tiếp cận gia đình/cha mẹ trẻ ở vùng nguy cơ thường gặp nhiều trở ngại, nên khi tiến hành điều tra hộ gia đình thì đồng thời thông tin, truyền thông về chiến dịch và gửi giấy mời.
3.Danh sách điều tra đối tượng được lập theo từng thôn/ấp/tổ.
4.Viết theo định dạng 2 ký tự ngày, 2 ký tự tháng, 2 ký tự năm. Ví dụ: ngày sinh 02/03/14.
5.Cột ngày tiêm sẽ do cán bộ y tế điền sau khi đối tượng được tiêm vắc xin.
6.Nếu đối tượng bị hoãn tiêm, vắng mặt, chuyển nơi ở, bị ốm, bị mắc bất cứ bệnh nào tại thời điểm tiêm vắc xin hoặc có tiền sử phản ứng với mũi tiêm sởi hoặc rubella trước đó thì ghi thông tin vào cột ghi chú.
PHỤ LỤC 2
THỐNG KÊ DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG CẦN TIÊM
VẮC XIN SỞI-RUBELLA TRONG CHIẾN DỊCH TẠI TRƯỜNG HỌC(1)
ĐỢT(2): ................................................................
Tỉnh/TP............................................................. Huyện......................................................................
Xã/phường/thịtrấn............................................ Trường..................................................Lớp(3):.......
TT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY THÁNG NĂM SINH(4) | HỌ TÊN BỐ (MẸ) | ĐỊA CHỈ NƠI Ở | ĐIỆN THOẠI | NGÀY TIÊM VACXIN SỞI-RUBELLA(5) | GHI CHÚ(6) |
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
|
| / / |
|
| …………, ngày tháng năm 201….. |
HƯỚNG DẪN GHI DANH SÁCH TRẺ CẦN TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA
TRONG CHIẾN DỊCH TẠI TRƯỜNG HỌC
1. Các đối tượng mới được tiêm vắc xin sởi, sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella trong vòng 1 tháng tính đến ngày tiêm dự kiến sẽ tạm hoãn tiêm nhưng vẫn được đưa vào danh sách này để rà soát tiêm trong các đợt sau.
2. Đối tượng của chiến dịch bao gồm các trẻ 1-14 tuổi chia thành các đợt:
Đợt 1: Tháng 9-10/2014, cho nhóm trẻ học nhà trẻ, mẫu giáo.
Đợt 2: Tháng 11-12/2014, cho nhóm học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
Đợt 3: Tháng 1-2/2015, cho học sinh Trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9.
Học sinh lớn hơn độ tuổi chiến dịch hiện đang học tại các trường THCS, tiểu học và nhà trẻ, mẫu giáo cũng cần được đưa danh sách và được tiêm chủng vắc xin.
3.Danh sách đối tượng được lập theo từng lớp.
4.Viết theo định dạng 2 ký tự ngày, 2 ký tự tháng, 2 ký tự năm. Ví dụ: ngày sinh 02/03/14
5.Cột ngày tiêm sẽ do cán bộ y tế điền ngay sau khi đối tượng được tiêm vắc xin.
6.Nếu đối tượng bị hoãn tiêm, vắng mặt, chuyển nơi ở, chuyển trường/lớp, bị ốm, bị mắc bất cứ bệnh nào tại thời điểm tiêm vắc xin hoặc có tiền sử phản ứng với mũi tiêm sởi hoặc rubella trước đó thì ghi thông tin vào cột ghi chú.
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐẾM SỐ TRẺ TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA TRONG CHIẾN DỊCH
TỈNH/TP:___________ QUẬN/HUYỆN __________________ XÃ/ PHƯỜNG _____________
ĐỢT TIÊM: ….......…………....................... ĐIỂM TIÊM: …………………………....................
Năm sinh | SỐ TRẺ ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA | Cộng | Hoãn tiêm (trẻ) | Chống chỉ định (trẻ) | Tiêm vx sởi <1tháng* (trẻ) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(a) | (b) | (c) | (d) | (e) | (f) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng cộng |
|
|
|
|
* Trẻ tiêm vắc xin sởi hoặc sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella trong vòng 1 tháng tính đến ngày tiêm (hoặc ngày tiêm dự kiến)
HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐẾM SỐ TRẺ TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA
CHO TRẺ 1-14 TUỔI TRONG CHIẾN DỊCH
1. Ghi rõ tên tỉnh, huyện, xã, điểm tiêm.
2. Ghi thời gian triển khai tiêm chủng trong đợt báo cáo này.
3. Bảng số trẻ tiêm vắc xin sởi-rubella: ghi năm ở từng dòng tương ứng với năm sinh từ 2000 đến 2013 (cột a). Với mỗi trẻ được tiêm vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch đánh dấu X vào một ô trong dòng tương ứng với năm sinh (cột b). Mỗi dòng năm sinh có 100 ô tương ứng 100 trẻ. Dựa trên số ô được đánh dấu ở mỗi dòng cộng số trẻ được tiêm vắc xin theo từng năm sinh và tổng số trẻ được tiêm chủng trong đợt (cột c). Ghi số trẻ hoãn tiêm (cột d), chống chỉ định (cột e) và tiêm vắc xin sởi/sởi-rubella/sởi-quai bị-rubella trong vòng 1 tháng tính đến ngày tiêm (cột f). Lưu ý, khi làm báo cáo tổng kết chiến dịch những trẻ hoãn tiêm vì lý do mới tiêm vắc xin sởi/sởi-rubella/sởi-quai bị-rubella ở 1 trong các đợt chiến dịch nhưng đã được tiêm vắc xin sởi-rubella trong các đợt sau thì không cộng vào cột này.
PHỤ LỤC 4
PHIẾU GIÁM SÁT TRƯỚC CHIẾN DỊCH
TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA CHO TRẺ 1-14 TUỔI NĂM 2014-2015
NỘI DUNG | ĐIỂM GIÁM SÁT (Ö)* | |||||
SỐ 1 | SỐ 2 | SỐ 3 | SỐ 4 | SỐ 5 | T.SỐ | |
Ngày, giờ giám sát |
|
|
|
|
|
|
II. LẬP KẾ HOẠCH |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch tổ chức chiến dịch (CD) không? |
|
|
|
|
|
|
Có xác định vùng nguy cơ cao và nhóm nguy cơ cao không? |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch tiêm chủng cho vùng khó khăn không? |
|
|
|
|
|
|
Có phân công nhân lực trạm/Trung tâm tham gia CD không? |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch huy động nguồn nhân lực y tế của các đơn vị khác không? (Đối với tuyến tỉnh, huyện) |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch huy động nguồn nhân lực khác không? |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch điều tra đối tượng không? |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch giao nhận vắc xin, vật tư CD không? |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch tổ chức buổi tiêm tại và lưu động với dự kiến địa điểm và thời gian không? |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch tiêm vét không? |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch phòng chống sốc, cấp cứu không? |
|
|
|
|
|
|
Có kế hoạch huỷ bơm kim tiêm đã sử dụng không? |
|
|
|
|
|
|
II. CHỈ ĐẠO, ĐIỀU PHỐI, HUY ĐỘNG XÃ HỘI |
|
|
|
|
|
|
Ban chỉ đạo chiến dịch có hoạt động không? |
|
|
|
|
|
|
Lãnh đạo UBND có tham gia ban chỉ đạo không? |
|
|
|
|
|
|
Có công văn của Ban chỉ đạo không? |
|
|
|
|
|
|
Có sự tham gia hỗ trợ của các ban ngành không? |
|
|
|
|
|
|
Có nhận được kinh phí hỗ trợ của địa phương không? Nếu có, ghi rõ số kinh phí (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
|
Có nhận được hỗ trợ khác của địa phương không? |
|
|
|
|
|
|
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN |
|
|
|
|
|
|
Cán bộ tham gia điểm tiêm có hiểu rõ các nội dung chính của khoá tập huấn không? |
|
|
|
|
|
|
Có tài liệu hướng dẫn triển khai chiến dịch không? |
|
|
|
|
|
|
Có danh sách đối tượng theo điểm tiêm chủng không? |
|
|
|
|
|
|
Gửi giấy mời đến gia đình trẻ chưa? |
|
|
|
|
|
|
Có đủ dây chuyền lạnh cho chiến dịch không? |
|
|
|
|
|
|
Đã nhận được vật tư tiêm chủng cho chiến dịch chưa? |
|
|
|
|
|
|
Đã nhận đủ vắc xin cho chiến dịch chưa? Trong thời gian bảo quản tại cơ sở, nhiệt độ có trong Điều kiện cho phép? |
|
|
|
|
|
|
Đã nhận đủ biểu mẫu, tài liệu truyền thông chưa? |
|
|
|
|
|
|
Có đủ hộp và thuốc chống sốc cho các điểm tiêm không? |
|
|
|
|
|
|
Có phác đồ chống sốc và địa chỉ liên lạc không? |
|
|
|
|
|
|
Có phát bài truyền thông về chiến dịch không? |
|
|
|
|
|
|
Kiểm tra ngẫu nhiên 3 hộ gia đình có trẻ trong diện tiêm chủng đã biết về chiến dịch, đối tượng, điểm tiêm chủng không? ** |
|
|
|
|
|
|
Trẻ 1: |
|
|
|
|
|
|
Trẻ 2: |
|
|
|
|
|
|
Trẻ 3: |
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ CÂU TRẢ LỜI CÓ: |
|
|
|
|
|
|
*Đánh dấu (Ö)vào các câu trả lời “Có” **: Nếu cả 3 hộ gia đình trả lời đúng thì đánh dấu (Ö).
TÊN Điểm giám sát số 1 |
|
TÊN Điểm giám sát số 2 |
|
TÊN Điểm giám sát số 3 |
|
TÊN Điểm giám sát số 4 |
|
TÊN Điểm giám sát số 5 |
|
NHẬN XÉT: ..........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
KIẾN NGHỊ: ..........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
| Giám sát viên |
PHỤ LỤC 5
GIẤY MỜI Kính mời Ông/Bà: ......................................................................................................................... Địa chỉ:.......................................................................................................................................... Đưa cháu:...................................................................................................................................... Sinh ngày: .......................... tháng .............................. năm....................... Đến tiêm vắc xin Sởi - Rubella. Thời gian: .................giờ............... ngày..............tháng.............năm 201................ Địa điểm:.................................................................................................................................... Lưu ý: Cho trẻ ăn no trước khi đi tiêm chủng. Mang theo giấy mời, sổ/phiếu tiêm chủng khi đưa trẻ đi tiêm chủng trong chiến dịch.
Tiêm vắc xin Sởi - Rubella là cách tốt nhất để phòng đồng thời bệnh Sởi và bệnh Rubella.
|
THÔNG TIN DÀNH CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH 1. Cả hai bệnh sởi và rubella đều có thể được phòng chống rất hiệu quả bằng việc tiêm chủng vắc xin phối hợp sởi-rubella. 2. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi- subella cho trẻ em từ 1-14 tuổi (sinh từ ngày 1/1/2000 đến 31/8/2013) sẽ được tổ chức trên phạm vi toàn quốc tại các trạm y tế xã/phường, các trường THCS, Tiểu học, nhà trẻ mẫu giáo và các điểm tiêm chủng lưu động từ tháng 09/2014 đến tháng 02/2015 3. Để đảm bảo tiêm chủng an toàn, kính mong các bậc phụ huynh thông báo tình hình tiêm chủng và tình trạng sức khỏe của trẻ như sau: § Trẻ có tiêm vắc xin sởi hoặc Sởi-Rubella (MR) hoặc Sởi-Quai bị-Rubella (MMR) trong vòng 1 tháng qua không? Có ☐ Không ☐ § Trẻ có bị dị ứng/phản ứng mạnh sau tiêm sởi/MR/MMR không? Có ☐ Không ☐ § Trẻ có bị dị ứng không? Có ☐ Không ☐ § Trẻ có đang ốm, sốt không? Có ☐ Không ☐ § Trẻ có bị dị tật bẩm sinh không? Có ☐ Không ☐ § Trẻ có đang dùng thuốc corticoid/các sản phẩm globulin miễn dịch? Có ☐ Không ☐
|
PHỤ LỤC 6
MỘT SỐ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG
VỀ CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN SỞI - RUBELLA
Về bệnh Sởi - Rubella
1. Sởi và rubella là những bệnh do vi rút (siêu vi) lây truyền qua đường hô hấp, có khả năng lây lan nhanh và gây dịch lớn.
2. Bệnh Sởi là một trong nhưng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng.
3. Bệnh Rubella phần lớn có biểu hiện nhẹ, tuy nhiên khi bà mẹ bị mắc bệnh trong giai đoạn đầu mang thai bệnh sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non.
4. Bệnh Rubella ở bà mẹ mang thai còn dẫn tới hội chứng rubella bẩm sinh với các hậu quả như dị tật tim, đục thủy tinh thể, mù lòa, điếc, chậm phát triển...ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi.
Về vắc xin Sởi-Rubella
1. Bệnh Sởi và Rubella đều có thể chủ động phòng tránh rất hiệu quả bằng việc tiêm chủng vắc xin phối hợp Sởi - Rubella.
2. Loại trừ bệnh sởi và khống chế bệnh Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh là những mục tiêu quan trọng của Việt Nam, Khu vực Tây Thái Bình Dương và thế giới hiện nay.
3. Vắc xin Sởi- Rubella là vắc xin an toàn, thông thường sau khi tiêm chỉ có phản ứng nhẹ như sốt, nổi ban rải rác và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu có biểu hiện khác thường sau tiêm như sốt ≥38o5C, quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở...
Về chiến dịch tiêm Sởi - Rubella
1. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Sởi-Rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi để phòng tránh bệnh Sởi, bệnh Rubella và nhất là các biến chứng, hậu quả nghiêm trọng của 2 bệnh này đối với trẻ em.
2. Trẻ bị chưa được tiêm trong tiêm chủng thường xuyên ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biến động dân cư cao, tạm trú ở xa, biệt lập, khu công nghiệp...là đối tượng nguy cơ cao bị mắc bệnh nên cần được ưu tiên tiêm vắc xin trong chiến dịch này.
3. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Sởi- Rubella sẽ được tổ chức:
- Trong thời gian từ ngày...tháng...năm 20...tới ngày...tháng...năm 20...
- Tại các trạm y tế xã/phường, các trường trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ mẫu giáo và các điểm tiêm chủng khác lưu động y tế.
PHỤ LỤC 7
BẢNG KIỂM CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA CHO TRẺ 1-14 TUỔI NĂM 2014-2015 DÀNH CHO TUYẾN XÃ/PHƯỜNG
I. LẬP KẾ HOẠCH
NỘI DUNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHIẾN DỊCH (CD) | CÓ | KHÔNG |
- Xác định vùng nguy cơ cao và nhóm nguy cơ cao |
|
|
- Triển khai vùng nguy cơ cao và nhóm nguy cơ cao |
|
|
- Phân công nhân lực trạm y tế |
|
|
- Kế hoạch huy động nguồn nhân lực y tế của các đơn vị khác (nếu cần) |
|
|
- Huy động sự tham gia của các ban ngành đoàn thể |
|
|
- Điều tra đối tượng |
|
|
- Huy động dây chuyền lạnh (nếu cần) |
|
|
- Giao nhận vắc xin, vật tư CD |
|
|
- Tổ chức buổi tiêm tại trạm và lưu động với dự kiến địa điểm và thời gian |
|
|
- Hoạt động tiêm vét |
|
|
- Phòng chống sốc, cấp cứu |
|
|
- Hủy bơm kim tiêm đã sử dụng |
|
|
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
HOẠT ĐỘNG | THỜI GIAN | GHI CHÚ | |
Dự kiến | Thực hiện | ||
1. TRÌNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH |
|
|
|
- Trình kế hoạch cho tuyến trên |
|
|
|
- Trình kế hoạch cho Ủy ban nhân dân (UBND) |
|
|
|
- Phê duyệt kế hoạch của UBND |
|
|
|
2. CHỈ ĐẠO, PHỐI, HUY ĐỘNG XÃ HỘI |
|
|
|
- Thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch có Lãnh đạo UBND, các ban ngành tham gia |
|
|
|
- Họp Ban chỉ đạo |
|
|
|
- Ra công văn của Ban chỉ đạo |
|
|
|
- Làm việc với nhà trường về tổ chức CD |
|
|
|
Làm việc với quân y/bộ đội biên phòng về tổ chức CD (vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa...) |
|
|
|
Nhận được kinh phí hỗ trợ của địa phương. Nếu có, ghi rõ số kinh phí (triệu đồng) |
|
|
|
Hỗ trợ khác của địa phương |
|
|
|
3. BỐ TRÍ NHÂN LỰC |
|
|
|
- Phân công nhân lực tạm y tế tham gia chiến dịch |
|
|
|
- Tập huấn/ hướng dẫn cho Y tế thôn bản |
|
|
|
- Tiếp nhận tài liệu hướng dẫn triển khai chiến dịch |
|
|
|
4. TRA, ĐĂNG KÝ ĐỐI TƯỢNG |
|
|
|
- Tiến hành tra đối tượng tại cộng đồng |
|
|
|
- Lập danh sách tại trường học |
|
|
|
- Đối chiếu, hoàn chỉnh danh sách đối tượng |
|
|
|
- Gửi giấy mời đến gia đình trẻ |
|
|
|
5. TIẾP NHẬN TÀI LIỆU, DÂY CHUYỀN LẠNH |
|
|
|
- Tiếp nhận dây chuyền lạnh bổ sung cho chiến dịch |
|
|
|
- Tiếp nhận/bổ sung thuốc chống sốc |
|
|
|
- Tiếp nhận biểu mẫu |
|
|
|
- Tiếp nhận tài liệu truyền thông |
|
|
|
6. TRUYỀN THÔNG |
|
|
|
- Phát bài truyền thông về chiến dịch trên loa |
|
|
|
- Treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích |
|
|
|
III. TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH
HOẠT ĐỘNG | THỜI GIAN | GHI CHÚ | |
Dự kiến | Thực hiện | ||
7. BỐ TRÍ ĐIỂM TIÊM CHỦNG |
|
|
|
- Tại trường học |
|
|
|
- Tại trạm y tế |
|
|
|
- Điểm tiêm lưu động |
|
|
|
- Bố trí bàn tiêm |
|
|
|
8. VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VẮC XIN , VẬT TƯ TIÊM CHỦNG |
|
|
|
- Tiếp nhận bơm kim tiêm |
|
|
|
- Tiếp nhận hộp an toàn |
|
|
|
- Tiếp nhận vắc xin |
|
|
|
- Bảo quản vắc xin, theo dõi nhiệt độ |
|
|
|
- Vận chuyển vắc xin đến điểm tiêm |
|
|
|
- Bố trí cấp cứu trong trường hợp cần thiết |
|
|
|
9. TIÊM VẮC XIN |
|
|
|
- Đợt tiêm chính |
|
|
|
- Tổ chức tiêm vét |
|
|
|
10. GHI CHÉP, BÁO CÁO, THEO DÕI TIẾN ĐỘ & ĐÁP ỨNG |
|
|
|
- Tổng hợp kết quả tiêm hàng ngày |
|
|
|
- Báo cáo kết quả chiến dịch hàng ngày |
|
|
|
- Báo cáo đợt chiến dịch |
|
|
|
PHỤ LỤC 8
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |||||
GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM VẮC XIN SỞI - RUBELLA Họ và têm: ……………………………………………………………………………………………. Sinh ngày: …………………………… tháng ………………………. năm ……………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….. Đã được tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi - Rubella trong chiến dịch Ngày: …………………… tháng …………….. năm 201 …………………………………………..
|
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC TRẺ SAU TIÊM VẮC XIN SỞI - RUBELLA 1. Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có phản ứng bất thường xảy ra. 2. Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm. 3. Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: Toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… 4. Vắc xin Sởi - Rubella là vắc xin an toàn, thông thường sau khi tiêm có thể có phản ứng nhẹ như sốt, nổi ban và sẽ tự khỏi sau vài ngày. 5. Tuy nhiên, cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (≥38o5C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban… 6. Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con sau khi tiêm chủng hãy đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
|
PHỤ LỤC 9
PHIẾU GIÁM SÁT TRONG CHIẾN DỊCH
TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA CHO TRẺ 1-14 TUỔI NĂM 2014-2015
NỘI DUNG | ĐIỂM GIÁM SÁT | ||||
SỐ 1 | SỐ 2 | SỐ 3 | SỐ 4 | SỐ 5 | |
Ngày, giờ giám sát |
|
|
|
|
|
I. BỐ TRÍ ĐIỂM TIÊM CHỦNG VÀ TRUYỀN THÔNG |
|
|
|
|
|
1. Có treo pano/áp phích/biểu ngữ về chiến dịch không? |
|
|
|
|
|
2. Có chỗ ngồi đợi trước tiêm và theo dõi sau tiêm không? |
|
|
|
|
|
3. Có bàn khám phân loại và bàn tiêm không? |
|
|
|
|
|
4. Có bố trí các bàn theo một chiều không? |
|
|
|
|
|
5. Có treo áp phích «Quy định về tiêm chủng» và «Các bà mẹ khi đưa con đi tiêm chủng cần thực hiện» tại điểm tiêm không? |
|
|
|
|
|
6. Có phát bài trên loa truyền thông? |
|
|
|
|
|
II. NHÂN LỰC, HUY ĐỘNG XÃ HỘI |
|
|
|
|
|
7. Cán bộ khám sàng lọc và tiêm vx có được tập huấn không? |
|
|
|
|
|
8. Có cộng tác viên hỗ trợ tại điểm tiêm không? |
|
|
|
|
|
9. Cán bộ các ban ngành có tham gia hỗ trợ chiến dịch không? |
|
|
|
|
|
III. CUNG CẤP, BẢO QUẢN VẮC XIN, VẬT TƯ, DÂY CHUYỀN LẠNH |
|
|
|
|
|
10. Có đủ dụng cụ lạnh để bảo quản vắc xin không? |
|
|
|
|
|
11. Có đủ vắc xin, dung môi và vật tư tiêm chủng không? (ghi số lọ vắc xin đã sử dụng) |
|
|
|
|
|
12. Vắc xin có được bảo quản ở 2-8oC kể từ khi nhận về không? |
|
|
|
|
|
13. Có đầy đủ sổ, biểu mẫu dùng cho chiến dịch? |
|
|
|
|
|
14. Có ít nhất 1 hộp an toàn cho mỗi bàn tiêm không? |
|
|
|
|
|
15. Có hộp cấp cứu tại điểm tiêm chủng không? |
|
|
|
|
|
IV. THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG |
|
|
|
|
|
16. Có thực hiện khám phân loại và tư vấn trước tiêm không? |
|
|
|
|
|
17. Có thực hiện 1 BKT cho 1 mũi tiêm không? |
|
|
|
|
|
18. Có tiêm ngay khi vắc xin đã hút vào BKT không? |
|
|
|
|
|
19. Có tiêm vắc xin đúng kỹ thuật không? |
|
|
|
|
|
20. Có bỏ BKT đã sử dụng không đậy nắp vào HAT không? |
|
|
|
|
|
21. Có hủy lọ vắc xin đã pha hồi chỉnh quá 6 giờ hoặc vào cuối buổi tiêm chủng không? |
|
|
|
|
|
22. Có danh sách đối tượng không? |
|
|
|
|
|
23. Có ghi chép chính xác các thông tin của từng đối tượng đã tiêm vắc xin không? |
|
|
|
|
|
24. Có tính tiến độ tiêm chủng và lập danh sách tiêm vét vào cuối buổi không? |
|
|
|
|
|
25. Có hướng dẫn cha mẹ trẻ theo dõi phản ứng sau tiêmkhông? |
|
|
|
|
|
26. Có theo dõi trẻ sau tiêm 30 phút tại điểm tiêm không? |
|
|
|
|
|
27. Có ghi chép và báo cáo các trường hợp PƯST không? (ghi Số trường hợp có phản ứng/ số trẻ được tiêm đến thời điểm giám sát) |
|
|
|
|
|
*Đánh dấu (Ö)vào các câu trả lời “Có”
TÊN Điểm giám sát số 1 |
|
TÊN Điểm giám sát số 2 |
|
TÊN Điểm giám sát số 3 |
|
TÊN Điểm giám sát số 4 |
|
TÊN Điểm giám sát số 5 |
|
NHẬN XÉT: ..........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
KIẾN NGHỊ: ..........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
| Giám sát viên |
PHỤ LỤC 10
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHANH TỶ LỆ TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA TRONG CHIẾN DỊCH
Tỉnh: .................................................................... Huyện: .................................................................. Xã: .....................................................................
TT | HỌ VÀ TÊN | NĂM SINH | ĐỊA CHỈ | ĐI HỌC (C/K) | ĐÃ TIÊM VX SỞI-RUBELLA TRONG CD (C/K) | Nơi tiêm* | NGUỒN THÔNG TIN** | ĐỐI CHIẾU DANH SÁCH TIÊM (C/K) | Nguyên nhân không tiêm CHỦNG | |
Nam | Nữ | |||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số đối tượng không tiêm chủng |
|
|
|
|
|
|
*: ghi “T” nếu tiêm tại trường học, “C” nếu tiêm tại cộng đồng (trạm y tế, thôn...)
** ghi “G” nếu có giấy xác nhận tiêm vắc xin, ghi “D” nếu có tên trong danh sách tiêm vắc xin sởi của trạm y tế xã, ghi “H” nếu lấy thông tin từ hỏi.
Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình. Tại các hộ có trẻ thuộc diện đối tượng của chiến dịch, hỏi và kiểm tra phiếu/sổ tiêm chủng xem trẻ đã tiêm vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch chưa.
| ....................., ngày tháng năm 201... |
PHỤ LỤC 11
BÁO CÁO NHANH KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH
TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA CHO TRẺ 1 – 14 TUỔI NĂM 2014-2015
Đợt: .............. từ ngày....... /...../............ đến ngày....... /...../............
Tỉnh/TP......................................Huyện.......................................Xã.....................................
Thời gian triển khai: từ ….……..........……. đến ………………………………………….
Số xã/phường: ……………..........………… Số thôn/ấp/bản: ………………………………
Tổng số điểm tiêm: ……….…..........……… Số điểm tiêm vùng khó khăn: ……………….
I. KẾT QUẢ
ĐƠN VỊ | NHÓM ĐỐI TƯỢNG | SỐ ĐỐI TƯỢNG | SỐ ĐÃ TIÊM | TỶ LỆ (%) | VÃNG LAI |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
|
Số đối tượng đã tiêm vắc xin sởi hoặc Sởi- Rubella hoặc Sởi- Quai bị- Rubella trong vòng 1 tháng trước đợt tiêm này: ............... trẻ
II. PHẢN ỨNG SAU TIÊM VẮC XIN SỞI – RUBELLA. CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ TẠM HOÃN
Liệt kê những dấu hiệu thường gặp sau khi tiêm vắc xin Sởi- Rubella | Số trường hợp |
|
|
|
|
Chống chỉ định, tạm hoãn |
|
Chống chỉ định (Liệt kê lý do chống chỉ định) |
|
|
|
|
|
Tạm hoãn (Liệt kê lý do tạm hoãn) |
|
|
|
|
|
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VẮC XIN/VẬT TƯ | SỐ TỒN CŨ | NHẬN | SỬ DỤNG* | HỦY | HỆ SỐ SỬ DỤNG |
Vắc xin Sởi- Rubella (liều) |
|
|
|
|
|
Bơm kim tiêm 0,5ml (chiếc) |
|
|
|
|
|
Bơm kim tiêm 5ml (chiếc) |
|
|
|
|
|
Hộp an toàn đã sử dụng (chiếc) |
|
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
|
*: Số liều vắc xin đã tiêm cho trẻ và số liều còn lại trong các lọ đã mở nhưng không sử dụng hết được tính vào số sử dụng.
PHỤ LỤC 12
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH
TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA CHO TRẺ 1 – 14 TUỔI NĂM 2014-2015
TỈNH/TP:_____________ QUẬN/HUYỆN ___________ XÃ/ PHƯỜNG ___________
ĐỢT:….......…………….Từ ngày....... /...../............ đến ngày....... /...../............
I. KẾT QUẢ
NĂM SINH | SỐ ĐỐI TƯỢNG | SỐ ĐÃ TIÊM | TỶ LỆ (%) | VÃNG LAI |
2000 |
|
|
|
|
2001 |
|
|
|
|
2002 |
|
|
|
|
2003 |
|
|
|
|
2004 |
|
|
|
|
2005 |
|
|
|
|
2006 |
|
|
|
|
2007 |
|
|
|
|
2008 |
|
|
|
|
2009 |
|
|
|
|
2010 |
|
|
|
|
2011 |
|
|
|
|
2012 |
|
|
|
|
2013 |
|
|
|
|
TRƯỚC NĂM 2000 |
|
|
|
|
CỘNG |
|
|
|
|
Tiêm chủng chiến dịch vùng nguy cơ cao:
Số thôn/ấp/bản/tổ vùng khó khăn: ...........................
Nhóm đối tượng khó tiếp cận:.........................................................................................................
Số đối tượng vùng khó tiếp cận: ....................................Số tiêm được: .........................................
Lý do không tiêm chủng:.................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Số thôn bản có tỷ lệ tiêm chủng thấp: < 50%: ................, 50-80%: ..............., 80-<90%: .............
II. PHẢN ỨNG SAU TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA. CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ TẠM HOÃN
1. Liệt kê những dấu hiệu thường gặp sau khi tiêm vắc xin Sởi- Rubella | Số ca |
|
|
|
|
2. Số trường hợp phải chống chỉ định |
|
(Liệt kê những lý do phải chống chỉ định) |
|
Chống chỉ định (Liệt kê lý do chống chỉ định) |
|
|
|
Tạm hoãn (Liệt kê lý do tạm hoãn) |
|
|
|
|
|
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban chỉ đạo
1.1. Tổng số thành viên Ban chỉ đạo các cấp của địa phương: .....................................................
1.2.Thành phần các Ban, Ngành, Đoàn thể và tổng số người của từng Ban, Ngành, Đoàn thể:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
1.3. Các văn bản đã ra (ở tuyến cao nhất tại địa phương) của Ủy Ban nhân dân và các Ban, Ngành, Đoàn thể về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi: ...........................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Lễ phát động chiến dịch
Số xã, phường:..........................Số quận/huyện tổ chức lễ phát động:..........................................
2.2. Thời gian tiến hành chiến dịch
- Thời gian chung:Từ ngày ......... tháng...... năm 201…. đến ngày.......tháng.... năm 201….
- Những nơi phải thay đổi ngày thực hiện chiến dịch:
Từ ngày..... tháng...... năm 201…. đến ngày......tháng...... năm 201….
2.3. Lý do phải thay đổi thời gian thực hiện chiến dịch:
......................................................................................................................................................
2.4. Tổng số điểm tiêm chủng:.....................................
Số điểm tiêm: Tại trạm y tế:………… Tại trường học:………… Khác:………….…
2.5. Hậu cần
2.5.1. Tổng số phương tiện đã sử dụng: Ô tô: .......... Xe lam: ......... Xe máy: ......... Xe đạp: .......... Ghe, thuyền: .......... Ngựa: .........
2.5.2. Vắc xin, vật tư
Vật tư, vắc xin | Có sẵn/ Tồn | Được cấp trong TCMR | Tự mua | Sử dụng* | Hủy | Tồn sau CD |
Dây chuyền lạnh |
|
|
|
|
|
|
Tủ lạnh (cái) |
|
|
|
|
|
|
Tủ đá (cái) |
|
|
|
|
|
|
Hòm lạnh (cái) |
|
|
|
|
|
|
Phích vắc xin (chiếc) |
|
|
|
|
|
|
Bình tích lạnh (cái) |
|
|
|
|
|
|
Số đá lạnh sử dụng (kg) |
|
|
|
|
|
|
Vắc xin, vật tư |
|
|
|
|
|
|
Vắc xin sởi-rubella (liều) |
|
|
|
|
|
|
Hộp an toàn (chiếc) |
|
|
|
|
|
|
BKT 0,5ml (cái) |
|
|
|
|
|
|
BKT 5ml (cái) |
|
|
|
|
|
|
Vật tư khác: |
|
|
|
|
|
|
*: Số liều vắc xin đã tiêm cho trẻ và số liều còn lại trong các lọ đã mở nhưng không sử dụng hết được tính vào số sử dụng.
2.5.3. Kinh phí (toàn bộ chiến dịch)
Nguồn kinh phí | Số kinh phí (triệu đồng) |
I. NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CẤP |
|
II. NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CẤP | Tỉnh: |
| Huyện: |
| Xã: |
Các nguồn khác (ghi cụ thể) |
|
|
|
Các hình thức hỗ trợ khác (ghi cụ thể) |
|
|
|
Tổng cộng: |
|
2.5.4. Nhân lực trực tiếp tham gia chiến dịch
Cán bộ y tế | Lượt người |
| Người tình nguyện | Lượt người |
Khối cơ quan quản lý |
|
| Giáo dục |
|
Khối bệnh viện |
|
| Hội chữ Thập đỏ |
|
Khối trường Y |
|
| Hội phụ nữ |
|
Khối Y học Dự phòng |
|
| Mặt trận Tổ quốc |
|
Quân Y, Y tế ngành khác |
|
| Đoàn Thanh niên |
|
| Các Ban, Ngành, đoàn thể khác |
| ||
Tổng số |
|
| Tổng số |
|
2.6. Tuyên truyền (toàn bộ chiến dịch)
Tổng số lượt tuyên truyền trên báo, đài địa phương |
|
Số buổi phát thanh trên loa truyền thanh xã/phường |
|
Tổng số lớp huấn luyện về chiến dịch đã mở tại địa phương |
|
Tổng số người tham dự |
|
Tên các tài liệu do địa phương phát hành |
|
Các hình thức tuyên truyền khác |
|
2.7. Giám sát, theo dõi
Số lượt giám sát: Số cán bộ giám sát: Số điểm được giám sát:
Những vấn đề ảnh hưởng tới chiến dịch:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Những vấn đề khác cần ghi nhận:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Nhận xét của ban chỉ đạo chiến dịch địa phương:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
| Ngày ...........tháng ........năm 201... |
- 1Chỉ thị 03/CT-BYT năm 2014 về đẩy mạnh công tác phòng chống dịch sởi và triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1484/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt “Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi miễn phí cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 10 tuổi tại một số tỉnh nguy cơ cao" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Chỉ thị 29/CT-TTg năm 2014 tổ chức triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Sởi và Rubella trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2014 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 16/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt ‘Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin sởi - rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và đối tượng 16 - 17 tuổi" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 1637/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt lịch tiêm chủng vắc xin Sởi - Rubella trong Chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Thông tư 08/1999/TT-BYT hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ do Bộ Y tế ban hành
- 2Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 3Quyết định 04/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Thông tư 12/2014/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Chỉ thị 03/CT-BYT năm 2014 về đẩy mạnh công tác phòng chống dịch sởi và triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 1484/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt “Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi miễn phí cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 10 tuổi tại một số tỉnh nguy cơ cao" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 1731/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 1830/QĐ-BYT năm 2014 về Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Quyết định 1878/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella (MR) trong Tiêm chủng mở rộng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 2535/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Chỉ thị 29/CT-TTg năm 2014 tổ chức triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Sởi và Rubella trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2014 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 16/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt ‘Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin sởi - rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và đối tượng 16 - 17 tuổi" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13Quyết định 1637/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt lịch tiêm chủng vắc xin Sởi - Rubella trong Chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 3715/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi năm 2014-2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 3715/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/09/2014
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra