Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2009/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 19 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH TỔNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2008/QĐ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 46/TTr-SXD ngày 09 tháng 01 năm 2009 và Kết quả thẩm định số 18/SXD-QHKT ngày 09 tháng 01 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng phát triển Hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, với những nội dung trọng tâm như sau:

1. Mục tiêu lập quy hoạch:

- Định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn toàn quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;

- Làm cơ sở để chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền trong việc lập quy hoạch, soạn thảo các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển, quản lý đô thị và các khu dân cư nông thôn của tỉnh;

- Cụ thể hoá quy hoạch vùng Duyên hải Nam Trung bộ góp phần là một bộ phận của vùng, phát triển các ngành kinh tế quan trọng gắn liền với biển là vùng du lịch đặc trưng về sinh thái biển, vịnh, đầm và đồi núi.

2. Quy mô và phạm vi ranh giới lập quy hoạch:

- Phạm vi nghiên cứu lập đồ án quy hoạch là ranh giới toàn tỉnh Ninh Thuận, nằm trong phạm vi từ 108°09¢08²đến 109°14¢25² kinh độ Đông và từ 11°8¢14² đến 11°9¢15² vĩ độ Bắc;

- Diện tích tự nhiên 3.360,1 km2; có các mặt tiếp giáp:

+ Phía Đông giáp biển Đông.

+ Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng.

+ Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà.

3. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật: (các tiền đề phát triển)

Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn:

STT

HẠNG MỤC

Đơn vị

2007

2015

2025

I

Kinh tế vùng tỉnh

 

 

 

 

1.1

Cơ cấu kinh tế: GDP

 

 

 

 

 

- Nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản

%

44,61

30

26 - 28

 

- Công nghiệp - xây dựng

%

19,5

35

36 - 38

 

- Thương mại - dịch vụ

%

22,19

35

35 - 37

1.2

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

 

 

 

 

 

- Hiện trạng

%/năm

6

 

 

 

- Dự báo trung bình trong giai đoạn quy hoạch

%/năm

 

10 - 11

12 - 13

1.3

GDP bình quân đầu người

USD

324

504 - 600

788 - 900

II

Dân số - đô thị hoá

 

 

 

 

2.1

Tổng dân số toàn tỉnh

người

576.800

640.000

750.000

2.2

Dân số đô thị

người

185.600

281.000

392,000

2.3

Tỷ lệ đô thị hoá

%

34,5

43,9

52,3

2.4

Mật độ đô thị

đô thị/100km2

0,12

0,30

0,33

2.5

Dân số nông thôn

người

391.200

359.000

358.000

2.6

Mật độ dân số

người/km2

172

190

223

2.7

Tỷ lệ tăng dân số toàn tỉnh

%

0,98

1,62

1,6

III

Đất đai

 

 

 

 

3.1

Tổng diện tích đất tự nhiên

ha

335.799

335.799

335.799

3.2

Tổng nhu cầu đất xây dựng đô thị

ha

 

3.170

4.855

3.3

Nhu cầu đất xây dựng khu dân cư nông thôn

ha

 

10.200

10.700

3.4

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị

m2/người

 

70 -130

70 -100

3.5

Đất xây dựng khu dân cư nông thôn

 

 

 

 

a

Đất công trình công cộng

m2/người

 

5 - 10

5 - 10

b

Cây xanh công cộng

m2/người

 

2 - 5

2 - 5

c

Đất ở

m2/người

 

200 - 400

200 - 400

d

Giao thông, hạ tầng kỹ thuật

m2/người

 

6 - 10

6 - 10

e

Chuẩn bị kỹ thuật (thoát nước)

m/ha

 

50

70

IV

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

5.1

Cấp nước

 

 

 

 

a

Cấp nước đô thị

L/ng.ng/đ

 

80 - 120

100 - 150

b

Cấp nước dân cư nông thôn

L/ng.ng/đ

 

60 - 70

60 - 70

5.2

Cấp điện

 

 

 

 

a

Thành phố

Kwh/ ng.năm

 

350

1.000

b

Thị trấn

-

 

200

700

c

Thị tứ

-

 

150

375

d

Các xã

-

 

120

300

4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025:

4.1. Hệ thống đô thị trung tâm:

a) Phân loại đô thị:

Dự báo tới năm 2015 toàn tỉnh có 7 đô thị trong đó có: 01 đô thị loại III (Phan Rang - Tháp Chàm) và 06 đô thị loại V bao gồm:

- Các đô thị hiện có cải tạo, mở rộng: (01 đô thị loại III và 03 đô thị loại V).

+ Đô thị Phan Rang - Tháp Chàm (thành phố tỉnh lỵ).

+ Đô thị Phước Dân (thị trấn huyện lỵ Ninh Phước).

+ Đô thị Khánh Hải (thị trấn huyện lỵ Ninh Hải).

+ Đô thị Tân Sơn (thị trấn huyện lỵ Ninh Sơn).

- Các đô thị phát triển mới: (03 đô thị loại V).

+ Đô thị Phước Đại (thị trấn huyện lỵ Bác Ái).

+ Đô thị Phước Nam (đô thị công nghiệp phía Nam của tỉnh).

+ Đô thị Lợi Hải (thị trấn huyện lỵ Thuận Bắc, đô thị công nghiệp).

Dự báo tới năm 2025 toàn tỉnh có 09 đô thị: 01 đô thị loại II (Phan Rang - Tháp Chàm) 02 đô thị loại IV và 06 đô thị loại V; bao gồm:

- Các đô thị hiện có cải tạo, mở rộng:

+ Đô thị Phan Rang - Tháp Chàm (thành phố tỉnh lỵ):

đô thị loại II.

+ Đô thị Phước Nam (đô thị công nghiệp phía Nam của tỉnh):

đô thị loại IV.

+ Đô thị Phước Dân (thị trấn huyện lỵ Ninh Phước):

đô thị loại V.

+ Đô thị Khánh Hải (thị trấn huyện lỵ Ninh Hải):

đô thị loại IV.

+ Đô thị Tân Sơn (thị trấn huyện lỵ Ninh Sơn):

đô thị loại V.

+ Đô thị Lợi Hải (thị trấn huyện lỵ Thuận Bắc):      

đô thị loại V.

+ Đô thị Phước Đại (thị trấn huyện lỵ Bác Ái) :

đô thị loại V.

+ Đô thị Cà Ná (đô thị công nghiệp, du lịch, huyện Thuận Nam):

đô thị loại V.

+ Đô thị Thanh Hải (cảng cá, dịch vụ, du lịch, huyện Ninh Hải):

đô thị loại V;

b) Phân cấp quản lý đô thị:

- Đô thị loại II (thành phố Phan Rang -Tháp Chàm):

trực thuộc tỉnh.

- 02 đô thị loại IV (thị xã):

trực thuộc tỉnh.

- 06 đô thị loại V:

trực thuộc huyện.

(1) Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm:

* Tính chất chức năng đô thị:

- Tính chất đô thị: là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh, là đô thị hạt nhân của các khu vực xung quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; phát triển rõ nét các loại hình phục vụ như dịch vụ, thương mại và du lịch.

- Chức năng đô thị: đô thị Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị du lịch kết hợp với dịch vụ thương mại, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Năm 2015: dân số toàn đô thị khoảng 190.000 người,

dân số nội thị khoảng 159.000 người.

+ Năm 2025: dân số toàn đô thị khoảng 230.000 người,

dân số nội thị khoảng 197.000 người.

- Quy mô đất đai:

+ Năm 2015: đất xây dựng đô thị khoảng 1.828 ha, bình quân khoảng 115m2/người; trong đó đất dân dụng khoảng 1.245 ha.

+ Năm 2025: đất xây dựng đô thị khoảng 2.578 ha, bình quân khoảng 130,9m2/người; trong đó đất dân dụng khoảng 1.812 ha.

* Định hướng phát triển không gian đô thị 2025: tiếp tục phát triển theo những định hướng của đồ án quy hoạch năm 2000 (phát triển về phía Đông nhằm khai thác tiềm năng du lịch biển) đồng thời bổ sung thêm:

- Phát triển về phía Tây kết nối với khu vực Tháp Chàm trên cơ sở hình thành tuyến đường tránh Quốc lộ 27 (Quốc lộ 27 mới - đường Phan Đăng Lưu); đồng thời phát triển về phía thị trấn Khánh Hải để kết nối với biển Ninh Chữ của thị trấn, tạo thành một trung tâm du lịch biển của tỉnh, phát triển về phía Nam để khai thác cảnh quan 2 bờ sông Dinh nhằm khai thác du lịch.

- Hình thành 03 khu đô thị: khu đô thị cũ là hạt nhân, là trung tâm hành chính của tỉnh và thành phố; khu đô thị phía Đông: là trung tâm văn hoá - dịch vụ - du lịch - cảng biển, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm hành chính của thành phố; khu đô thị phía Tây và Bắc là các khu đô thị có hạt nhân là các hoạt động công nghiệp - thương mại.

(2) Đô thị Phước Dân:

* Tính chất, chức năng: thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ thuật của huyện Ninh Phước. Thị trấn Phước Dân nằm gần khu công nghiệp Phước Nam, có điều kiện để bố trí nhân lực, cung cấp quỹ nhà ở và dịch vụ công nghiệp. Sau năm 2025, đô thị Phước Dân có thể trở thành đô thị loại IV.

* Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị:

- Quy mô dân số:

+ Năm 2015: khoảng 25.000 người.

+ Năm 2025: khoảng 32.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2015: tổng số khoảng 250ha, bình quân 100m2/người.

+ Năm 2025: tổng số khoảng 320ha, chỉ tiêu khoảng 130m2/người.

* Định hướng phát triển không gian:

Hướng phát triển: chủ yếu theo hướng Bắc và Tây, dọc theo hai bên tỉnh lộ.

(3) Đô thị Khánh Hải:

* Tính chất chức năng: thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ thuật của huyện Ninh Hải, là trung tâm kinh tế biển của tỉnh.

* Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị:

- Quy mô dân số:

+ Năm 2015: khoảng 22.000 người.

+ Năm 2025: khoảng 33.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị :

+ Năm 2015 tổng số khoảng 220 ha, bình quân 100m2/người.

+ Năm 2025 tổng số khoảng 330 ha, bình quân 100m2/người.

* Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2025:

Phát triển theo hướng chủ yếu về phía Tây Bắc thị trấn: khu vực đầm Nại kết hợp với các khu ở mới được quy hoạch, về hướng Đông Bắc nối với đô thị Tri Hải. Di chuyển trung tâm hành chính, chính trị của huyện về khu vực chân núi Đá Chồng (từ ngã ba Dư Khánh dọc theo Tỉnh lộ 704) dành quỹ đất ven biển (khu hành chính hiện nay) cho phát triển du lịch; từng bước phát triển kết nối với khu vực Tri Hải với hướng tạo thành đô thị loại IV trong tương lai.

(4) Đô thị Tân Sơn:

* Tính chất chức năng: thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ thuật của huyện Ninh Sơn; là đầu mối giao thông liên vùng.

* Quy mô dân số đất xây dựng đô thị:

- Quy mô dân số:

+ Năm 2015: khoảng 13.000 người;

+ Năm 2025: khoảng 15.000 người.

Dân số thị trấn sẽ tăng cao khi đô thị phát triển về phía Đông Nam sát nhập xã Quảng Sơn vào thị trấn Tân Sơn.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2015: khoảng 140 ha, bình quân khoảng 110m2/người.

+ Năm 2025: khoảng 230 ha, bình quân khoảng 150m2/người.

* Định hướng phát triển không gian:

Hướng phát triển: phát triển theo hai hướng chủ yếu Tây Bắc và Đông Nam, dọc theo Quốc lộ 27 và Quốc lộ 27B.

(5) Đô thị Cà Ná: là đô thị mới, sẽ được hình thành vào giai đoạn đến năm 2015.

* Tính chất chức năng: trung tâm kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển phía Nam của tỉnh (công nghiệp biển), là điểm du lịch biển và là đô thị cửa ngõ phía Nam của tỉnh.

* Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị:

- Quy mô dân số:

+ Năm 2015: khoảng 15.000 người.

+ Năm 2025: khoảng 20.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2015: khoảng 170 ha, bình quân khoảng 114 m2/người.

+ Năm 2025: khoảng 300 ha, bình quân khoảng 150 m2/người.

* Định hướng phát triển không gian đô thị đế: n năm 2025:

Phát triển theo 2 hướng chủ yếu: phía Đông quốc lộ 1A (từ ven biển tới núi đá Bằng), hướng Bắc và hướng Đông (dọc dải đất ven biển tới thôn Thương Diêm).

(6) Đô thị Lợi Hải: là đô thị mới được hình thành bởi sự hình thành huyện Thuận Bắc và khu công nghiệp Du Long.

* Tính chất chức năng đô thị: thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ thuật của huyện Thuận Bắc; đô thị công nghiệp (chức năng chủ yếu là tạo khu ở, dịch vụ cho khu công nghiệp Du Long).

* Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị:

- Quy mô dân số:

+ Năm 2015: khoảng 10.000 người,

+ Năm 2025: khoảng 22.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2015: khoảng 150 ha, bình quân khoảng 150 m2/người.

+ Năm 2025: khoảng 350 ha, bình quân khoảng 160 m2/người.

* Định hướng phát triển không gian: phát triển theo hướng Bắc - Nam, dọc theo Quốc lộ 1A. Khu công nghiệp tập trung đa ngành bố trí ở phía Tây Quốc lộ 1A kết hợp với trung tâm hành chính - văn hoá bố trí ở phía Bắc khu công nghiệp; các trung tâm dịch vụ công cộng và thương mại, dân cư bố trí khai thác hai bên Quốc lộ 1A nhưng tập trung ở khu vực phía Tây.

(7) Đô thị Phước Nam: là đô thị mới được hình thành với vai trò là trung tâm huyện lỵ khi huyện mới được hình thành; đồng thời là trung tâm công nghiệp lớn phía Nam của tỉnh với các loại hình như: trung tâm sản xuất muối công nghiệp Quán Thẻ (quy mô lớn nhất nước), công nghiệp sản xuất các sản phẩm sau muối; khu công nghiệp đa ngành Phước Nam (quy mô khoảng 500 ha).

* Tính chất chức năng đô thị:

Chức năng đô thị chủ yếu là tạo khu ở, dịch vụ phục vụ khu công nghiệp, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ thuật của huyện Thuận Nam (dự kiến), là đô thị công nghiệp phía Nam của tỉnh.

* Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị:

- Quy mô dân số:

+ Năm 2015: khoảng 24.000 người;

+ Năm 2025: khoảng 58.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2015: 290 ha, bình quân khoảng 120 m2/người.

+ Năm 2025: 535 ha, bình quân khoảng 100 m2/người.

* Định hướng phát triển không gian: vị trí khu trung tâm hành chính đô thị Thuận Nam dự kiến nằm ở phía Bắc khu công nghiệp Phước Nam, kết nối với khu vực phía Bắc (thôn Văn Lâm) tạo thành khu liên hợp đô thị - công nghiệp của khu vực.

(8) Đô thị Phước Đại:

* Tính chất chức năng đô thị: thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ thuật của huyện Bác Ái.

* Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị:

- Quy mô dân số:

+ Năm 2015: khoảng 10.000 người.

+ Năm 2025: khoảng 12.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2015: khoảng 150 ha, bình quân 150m2/người.

+ Năm 2025: khoảng 200 ha, bình quân 160m2/người.

* Định hướng phát triển không gian: phát triển theo Quốc lộ 27B và hướng về phía Bắc (trung tâm xã Phước Đại).

(9) Đô thị Thanh Hải :

* Tính chất chức năng đô thị: đô thị hình thành do sự phát triển của bến cá Mỹ Tân, dịch vụ du lịch sinh thái biển.

* Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị:

- Quy mô dân số:

+ Năm 2015: khoảng 3.000 - 5.000 người;

+ Năm 2025: 6.000 - 8.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2015: khoảng 45 - 50 ha.

+ Năm 2025: khoảng 100 - 120 ha.

* Định hướng phát triển không gian: phát triển về phía Tây, về phía trung tâm xã Nhơn Hải hiện nay và ra phía biển.

4.2. Định hướng phát triển không gian hệ thống các khu dân cư nông thôn

a) Dự báo dân số nông thôn:

- Năm 2015: tổng dân số nông thôn giảm còn khoảng 359.000 người do ảnh hưởng đô thị hoá; trong đó:

+ Ngoại thành thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: khoảng 31.000 người

+ Huyện Ninh Hải: khoảng 56.000 người.

+ Huyện Ninh Phước: khoảng 120.000 người.

+ Huyện Thuận Nam (dự kiến): khoảng 50.000 người.

+ Huyện Ninh Sơn: khoảng 52.000 người.

+ Huyện Bác Ái: khoảng 20.000 người.

+ Huyện Thuận Bắc: khoảng 30.000 người.

- Năm 2025: tổng dân số nông thôn giảm còn khoảng 345.000 người do ảnh hưởng đô thị hoá; trong đó:

+ Ngoại thị Phan Rang - Tháp Chàm: khoảng 30.000 người.

+ Huyện Ninh Hải: khoảng 49.000 người.

+ Huyện Ninh Phước: khoảng 118.000 người.

+ Huyện Thuận Nam (huyện mới phía Nam dự kiến): khoảng 49.000 người.

+ Huyện Ninh Sơn: khoảng 51.000 người.

+ Huyện Bác Ái: khoảng 19.000 người.

+ Huyện Thuận Bắc: khoảng 29.000 người.

b) Tổ chức không gian các điểm dân cư nông thôn:

* Các điểm dân cư Trung tâm cụm xã (thị tứ):

(1) Trung tâm cụm xã  Hộ Hải (huyện Ninh Hải)

+ Các xã trong cụm: Hộ Hải, Tân Hải, Xuân Hải.

+ Dự kiến dân số: 2.000 - 2.500 người (2015); 3.000 - 3.500 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng: 30 - 35 ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

(2) Trung tâm cụm xã Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn).

+ Các xã trong cụm: Nhơn Sơn, Mỹ Sơn.

+ Dự kiến dân số: 600 - 900 người (2015); 2.000 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng: 20 - 23 ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

(3) Trung tâm cụm xã Bầu Ngứ (huyện Ninh Phước).

+ Các xã trong cụm: Phước Nam, Phước Dinh.

+ Dự kiến dân số: 600 - 900 người (2015); 2.000 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng: 25 - 30 ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

(4) Trung tâm cụm xã Công Hải (huyện Thuận Bắc)

+ Các xã trong cụm: Công Hải, Phước Chiến.

+ Dự kiến dân số: 700 - 1.500 người (2015);1.500 - 2.500 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng : 20 - 25 ha (2015); 30 - 35 ha (2025).

(5) Trung tâm cụm xã Phước Hoà (huyện Bác Ái)

+ Các xã trong cụm: Phước Bình, Phước Hoà.

+ Dự kiến dân số:  700 - 900 người (2015);1.500 - 2.000 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng: 20 - 25 ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

(6) Trung tâm cụm xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam dự kiến)

+ Các xã trong cụm: Phước Hà, Nhị Hà.

+ Dự kiến dân số: 600 - 900 người (2015); 1.500 - 2.000 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng: 15 - 20 ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

(7) Trung tâm cụm xã Hoà Sơn (huyện Ninh Sơn)

+ Các xã trong cụm: Hoà Sơn, Ma Nới.

+ Dự kiến dân số: 600 - 900 người (2015); 1.500 - 2.000 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng: 20 - 23 ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

(8) Trung tâm cụm xã Phước Tân (huyện Bác Ái)

+ Các xã trong cụm: Phước Tân, Phước Tiến.

+ Dự kiến dân số: 600 - 900 người (2015); 1.500 - 2.000 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng: 20 - 23 ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

(9) Trung tâm cụm xã Phước Trung (huyện Bác Ái)

+ Các xã trong cụm: Phước Trung, Phước Chính.

+ Dự kiến dân số: 600 - 900 người (2015); 1.500 - 2.000 người (2025).

+ Dự kiến đất xây dựng: 20 - 23ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

(10) Trung tâm cụm xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn)

+ Các xã trong cụm: Lâm Sơn, Lương Sơn.

+ Dự kiến dân số: 1.000 - 1.500 người (2015); 2.000 - 2.500 người (2025);

+ Dự kiến đất xây dựng: 20 - 23 ha (2015); 35 - 40 ha (2025).

5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và các khu dân cư nông thôn: theo thuyết minh đồ án, quy hoạch định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cơ bản phù hợp với Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành và phù hợp với tình hình phát triển đô thị, nông thôn và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận (về cấp nước, cấp điện, thoát nước và vệ sinh môi trường, ...).

6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015: quy hoạch xây dựng đợt đầu và các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của toàn hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 theo đề xuất tại nội dung thuyết minh của đồ án quy hoạch.

7. Cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện phát triển: thống nhất các đề xuất về chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch tổng thể xây dựng hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn toàn tỉnh theo thuyết minh đồ án quy hoạch về các vấn đề như: tạo động lực, tạo vốn phát triển đô thị, giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề tại khu vực mới đô thị hoá, phát triển nhà ở, xây dựng các khu đô thị mới, các giải pháp về quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư, ...

8. Kinh phí lập quy hoạch: tổng kinh phí lập quy hoạch: 446.783.953 đồng (bốn trăm bốn mươi sáu triệu, bảy trăm tám mươi ba ngàn, chín trăm năm mươi ba đồng).

(Kèm theo Bảng tổng hợp kinh phí lập quy hoạch do Sở Xây dựng xác lập)

Lưu ý: chi phí công bố quy hoạch được thanh toán theo khối lượng thực tế nhưng không vượt quá giá trị đã thẩm định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các loại đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành, ... phải đảm bảo tuân thủ theo đúng đồ án quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị được duyệt. Đồ án là cơ sở để lập các quy hoạch khác trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Tiếp tục triển khai lập các đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị theo phân cấp;

b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã trên cơ sở đồ án quy hoạch đã được duyệt triển khai lập các đồ án quy hoạch xây dựng theo phân cấp để làm cơ sở lập các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn đã có quy hoạch được duyệt;

c) Chỉ đạo Thanh tra Xây dựng thực hiện chức năng kiểm tra, quản lý, theo dõi việc triển khai đồ án quy hoạch xây dựng đã được duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Trên cơ sở quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị đã được duyệt, triển khai lập các đồ án quy hoạch xây dựng theo phân cấp và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làm cơ sở quản lý xây dựng chặt chẽ;

b) Chủ động phối hợp với các ban ngành trong trường hợp huy động các nguồn vốn để cải tạo, xây dựng phục vụ quy hoạch và đúng pháp luật;

c) Hướng dẫn và đôn đốc Ủy ban nhân dân các xã thuộc địa bàn quản lý lập các đồ án quy hoạch xây dựng trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã.

4. Ủy ban nhân dân các xã có trách nhiệm: tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các đồ án quy hoạch xây dựng trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã. Trường hợp vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hoặc Sở Xây dựng để được hướng dẫn, giải quyết trong quá trình quản lý quy hoạch xây dựng.

5. Ban quản lý các dự án xây dựng hạ tầng đô thị có trách nhiệm: tổ chức công bố đồ án Quy hoạch tổng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Quyết định phê duyệt để các đơn vị, cá nhân có liên quan và nhân dân khu vực được biết và thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chánh Thanh tra Xây dựng; Trưởng Ban quản lý các dự án xây dựng hạ tầng đô thị và thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Hữu Nghị

 

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH

ĐỒ ÁN: QUY HOẠCH TỔNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo văn bản thẩm định số 18/SXD-QHKT ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận)

1. Thời điểm trước khi có hiệu lực của Quyết định số 30/2001/QĐ-BXD ngày 18 tháng 12 năm 2001 của Bộ Xây dựng.

Kinh phí lập đồ án được phê duyệt theo Quyết định số 2701/QĐ ngày 24 tháng 8 năm 2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt đề cương và giá trị dự toán chi phí lập đồ án quy hoạch tổng thể phát triển đô thị toàn tỉnh: 179.831.000đ.

Đến ngày 14 tháng 12 năm 2000, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã nghiệm thu khối lượng thực hiện của hồ sơ là 50% theo Biên bản nghiệm thu số 59/VQH-NT. Như vậy, tại thời điểm này kinh phí lập quy hoạch sẽ được thanh toán theo khối lượng hồ sơ được nghiệm thu. Cụ thể: A = 179.831.000 x 50% = 89.900.000 đ.

2. Từ năm 2001 đến khoảng tháng 3 năm 2005: đây là thời điểm có hiệu lực của Quyết định số 30/2001/QĐ-BXD ngày 18 tháng 12 năm 2001 và chưa có hiệu lực của Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03 tháng 02 năm 2005. Trong thời gian này, Chủ đầu tư là Ban quản lý các dự án hạ tầng đô thị đã xác định khối lượng hồ sơ hoàn thành là 80% của phần khối lượng hồ sơ còn lại chưa được nghiệm thu. Như vậy, ở giai đoạn này kinh phí được thanh toán theo Quyết định số 30/2001/QĐ-BXD ngày 18 tháng 12 năm 2001 của Bộ Xây dựng nhưng được điều chỉnh như sau:

Quy mô dân số toàn tỉnh: khoảng 558.000 người

Quy mô diện tích toàn tỉnh: khoảng 3.360 km2

a) Định mức chi phí lập quy hoạch theo nội suy bảng giá: A = 315.800.000đ

Tuy nhiên, định mức được thanh toán theo khối lượng hồ sơ:

315.800.000 x 50% x 80% = 126.320.000 đ

Thuế VAT 10%: B = 126.320.000 x 1,1 = 138.952.000 đ

b) Trong giai đoạn này, Nhiệm vụ quy hoạch tương đối hoàn chỉnh làm cơ sở triển khai tiếp tục đồ án quy hoạch. Vì vậy, kinh phí lập Nhiệm vụ được tính theo Quyết định số 30/2001/QĐ-BXD là: 315.800.000 x 9,942% = 31.396.836 đ.

Thuế VAT 10%: C = 31.396.836 x 1,1 = 34.536.519 đ

3. Từ tháng 4 năm 2005 đến nay, hồ sơ quy hoạch đã hoàn thành đủ và được thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh ra nghị quyết. Trong giai đoạn này, kinh phí lập quy hoạch sẽ được thanh toán cho phần khối lượng hồ sơ còn lại (20%) theo như kiến nghị của Chủ đầu tư. Như vậy, kinh phí lập quy hoạch thanh toán theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng được điều chỉnh như sau:

Quy mô dân số toàn tỉnh: khoảng 558.000 người

Quy mô diên tích toàn tỉnh: khoảng 3.360 km2

Định mức chi phí lập quy hoạch theo nội suy bản giá: 426.667đ/km2

Định mức theo quy mô: 3.360 x 426.667 = 1.433.601.120 đ.

Mật độ dân số >100 ÷ <500 người/km2: K = 0,6

Hệ số điều chỉnh (K) đối với vùng liên huyện: K = 1,19

Định mức quy hoạch sau khi điều chỉnh:

1.433.601.120 x 0,6 x 1,19 = 1.023.591.199đ

Hệ số điều chỉnh  1,09 theo Thông tư số 16/2005/T-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ Xây dựng là: 1.023.591.199 x 1,09 = 1.115.714.407đ

Tuy nhiên, định mức được thanh toán theo khối lượng hồ sơ:

1.115.714.406 x 50% x 20% = 111.571.440 đ

Thuế VAT 10%: D = 111.571.440 x 1,1 = 122.728.584đ

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH

STT

HẠNG MỤC

KÝ HIỆU

THÀNH TIỀN (đ)

1

Kinh phí quy hoạch đã được thanh toán theo Biên bản nghiệm thu số 59/VQH-NT

A

89.900.000

đ (1)

2

Kinh phí quy hoạch thanh toán theo Quyết định số 30/2001/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng

B

138.952.000

đ (2)

3

Kinh phí quy hoạch thanh toán theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng

D

122.728.584

đ (3)

4

Định mức lập Nhiệm vụ

C

34.536.519

đ (4)

 

Tổng cộng (sau thuế)

(A)+(B)+(C)+(D)

386.117.103

đ (5)

5

Chi phí Công bố quy hoạch tạm tính

(5) x 5% x 1,1

21.236.440

đ (6)

 

Tổng cộng

(5)+(6)

407.353.543

đ (7)

8

Chi phí Thẩm định quy hoạch (sau thuế)

(7) x 4,84%

19.715.911

đ (8)

9

Chi phí Quản lý quy hoạch (sau thuế)

(7) x 4,78%

19.714.499

đ (9)

 

Tổng cộng chi phí lập quy hoạch

(7)+(8)+(9)

446.783.953

(đ)

(Bốn trăm bốn mươi sáu triệu, bảy trăm tám mươi ba nghìn, chín trăm năm mươi ba đồng)

Ghi chú:

- Kinh phí trên được xác định theo phương pháp nội suy tại các bảng giá theo quy định Nhà nước.

- Kinh phí công bố quy hoạch sẽ được thanh toán theo khối lượng thực tế có hoá đơn chứng từ.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 37/2009/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng phát triển Hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025

  • Số hiệu: 37/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/01/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Đỗ Hữu Nghị
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/01/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản