- 1Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2Quyết định 21/2001/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 4Nghị định 85/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ****** | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2004/QĐ-BGD&ĐT | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH HỆ CHÍNH QUY
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 6/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp.
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5316/VPCP-KG ngày 1/10/2004 về việc ban hành chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục Du lịch tại công văn số 560/TCDL-TCCB ngày 12/5/2004 về việc ban hành chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành du lịch;
Căn cứ Biên bản nghiệm thu ngày 29/3/2004 của Hội đồng nghiệm thu kết quả xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành du lịch;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ngành du lịch hệ chính quy;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Hiệu trưởng các trường trung học chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục có đào tạo trung học chuyên nghiệp ngành du lịch hệ chính quy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KHUNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-GD&ĐT, ngày 09 tháng 11 năm 2004, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 3. CTK-THCN ngành Du lịch quy định đối với các chuyên ngành:
1. Nghiệp vụ lễ tân . (01)
2. Quản trị lưu trú du lịch . (02)
3. Nghiệp vụ nhà hàng . (03)
4. Quản trị nhà hàng . (04)
5. Kỹ thuật chế biến món ăn . (05)
6. Nghiệp vụ lữ hành . (06)
7. Nghiệp vụ hướng dẫn . (07)
8. Quản trị dịch vụ giải trí, thể thao, hội nghị . (08)
- Nhân viên lễ tân khách sạn
- Nhân viên lễ tân văn phòng
- Nhân viên phục vụ Buồng
- Tổ trưởng Buồng (trưởng tầng)
- Nhân viên phục vụ Bàn
- Nhân viên phục vụ Bar
- Nhân viên quản lý Nhà hàng
- Nhân viên bếp
- Nhân viên điều hành Tour
- Nhân viên đại lý du lịch
- Hướng dẫn viên du lịch (nội địa)
- Tổ trưởng/trưởng ca phục vụ giải trí, thể thao, hội nghị. . .
Điều 6. CTK-THCN ngành Du lịch giáo dục học sinh có phẩm chất chính trị:
- Nắm vững và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trung thành với lợi ích của dân tộc.
- Có tinh thần tự hào, tự tôn về quê hương, đất nước, con người và dân tộc Việt Nam.
- Có hoài bão về nghề nghiệp được đào tạo.
Điều 7. CTK-THCN ngành Du lịch giáo dục học sinh thái độ và đạo đức nghề nghiệp:
- Đạo đức nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chung đối với cán bộ trung học chuyên nghiệp: có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và thái độ phục vụ tốt.
- Tinh thần phục vụ khách: Thực hiện quan điểm "khách hàng là trung tâm điểm của quá trình dịch vụ"; tận tụy phục vụ, làm cho khách hài lòng trong suốt quá trình phục vụ; sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của khách trong điều kiện cho phép và luôn lấy chất lượng phục vụ làm tôn chỉ hành động.
-Tính trung thực: Trung thực với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không chạy theo nhu cầu cá nhân của khách trái với phong tục và pháp luật Việt Nam.
- Tính lịch sự, tế nhị: Thể hiện sự hiếu khách, phong cách văn minh và ứng xử có văn hóa với mọi người; giữ gìn, bảo vệ và tôn vinh truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Tính hòa đồng: Tinh thần hợp tác, thái độ cởi mở, thân ái với mọi người, với khách du lịch, với các bộ phận liên quan để thực hiện tốt mục tiêu phục vụ khách.
Điều 8. CTK-THCN ngành Du lịch đào tạo học sinh có sức khỏe theo yêu cầu và tiêu chuẩn chung quy định của Thông tư liên Bộ Bộ Y tế - Đại học, THCN & DN số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 đối với cán bộ trung học chuyên nghiệp. Ngoài ra, theo yêu cầu của ngành Du lịch học sinh cần được rèn luyện thể chất để có sức khỏe tốt, không dị hình, dị tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và có thể tham gia các hoạt động thể thao, các công tác tự vệ và an ninh quốc phòng.
NỘI DUNG CTK-THCN NGÀNH DU LỊCH VÀ ĐỊNH MỨC THỜI GIAN CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHOÁ ĐÀO TẠO
MỤC TIÊU CHUYÊN MÔN CỦA CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Điều 9. Học sinh sau khi hoàn thành CTK-THCN chuyên ngành Nghiệp vụ lễ tân được trang bị:
a) Kiến thức:
- Kiến thức về quy trình nghiệp vụ lễ tân (đặt buồng, đăng ký khách sạn, tiếp khách, phục vụ khách, thanh toán, giải quyết phàn nàn...) và mối quan hệ của bộ phận lễ tân với các bộ phận khác trong cơ sở lưu trú du lịch.
- Kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, địa lý du lịch, lịch sử văn hóa...
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh bán các dịch vụ trong cơ sở lưu trú.
b) Kỹ năng:
- Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên lễ tân trong cơ sở lưu trú du lịch, nhân viên lễ tân văn phòng.
- Có khả năng thực hiện quy trình nghiệp vụ lễ tân (đặt buồng, đăng ký khách sạn, phục vụ khách, thanh toán, giải quyết phàn nàn...) thuần thục; xác định giá bán, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức điều hành một ca làm việc, xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong lễ tân, đón tiếp khách.
- Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
Điều 10. Học sinh sau khi hoàn thành CTK-THCN chuyên ngành Quản trị lưu trú du lịch được trang bị:
a) Kiến thức:
- Kiến thức về quy trình phục vụ lưu trú, quản trị dịch vụ lưu trú (giới thiệu về bộ phận phục vụ buồng; các loại trang thiết bị, dụng cụ; vệ sinh các loại phòng ngủ và phòng tắm; vệ sinh khu vực công cộng; phục vụ ăn, uống tại phòng; tổ chức ca làm việc; giải quyết phàn nàn...) và mối quan hệ của bộ phận buồng với các bộ phận khác.
- Kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, lịch sử văn hóa...
b) Kỹ năng:
- Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên quản trị dịch vụ lưu trú (tổ trưởng buồng) hoặc trực tiếp phục vụ buồng (nhân viên buồng) trong cơ sở lưu trú du lịch.
- Có khả năng thực hiện quy trình phục vụ lưu trú và tổ chức điều hành một ca làm việc thuần thục, xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong quản trị lưu trú.
- Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
Điều 11. Học sinh sau khi hoàn thành CTK-THCN chuyên ngành Nghiệp vụ nhà hàng được trang bị:
a) Kiến thức:
- Kiến thức về quy trình nghiệp vụ nhà hàng (vệ sinh dụng cụ, sắp đặt dụng cụ, qui trình phục vụ ăn uống, phục vụ các loại tiệc, phục vụ các loại đồ uống, giải quyết phàn nàn...) và mối quan hệ của bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong cơ sở lưu trú du lịch.
- Kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn, văn hóa ẩm thực...
- Ý nghĩa quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán các dịch vụ trong nhà hàng.
b) Kỹ năng:
- Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên phục vụ Bàn, nhân viên phục vụ Bar trong nhà hàng.
- Có khả năng thực hiện quy trình nghiệp vụ nhà hàng (vệ sinh, sắp đặt dụng cụ, phục vụ bữa ăn, phục vụ các loại tiệc, pha chế và phục vụ các loại đồ uống, giải quyết phàn nàn...) thuần thục; xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong phục vụ ăn, uống.
- Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
Điều 12. Học sinh sau khi hoàn thành CTK-THCN chuyên ngành Quản trị nhà hàng được trang bị:
a) Kiến thức:
- Kiến thức về quản trị nhà hàng, quy trình nghiệp vụ nhà hàng (vệ sinh, sắp đặt dụng cụ, qui trình phục vụ, tổ chức phục vụ các loại tiệc, phục vụ các loại đồ uống, tổ chức ca làm việc, giải quyết phàn nàn...) và mối quan hệ của bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong cơ sở lưu trú du lịch.
- Kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn, văn hóa ẩm thực...
- Ý nghĩa quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh bán các dịch vụ trong nhà hàng.
b) Kỹ năng:
- Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên quản lý nhà hàng hoặc trực tiếp phục vụ trong nhà hàng.
- Có khả năng thực hiện quản lý hoặc trực tiếp phục vụ trong những khâu của quy trình nghiệp vụ nhà hàng (vệ sinh, sắp đặt dụng cụ, qui trình phục vụ, tổ chức phục vụ các loại tiệc, pha chế và phục vụ các loại đồ uống, giải quyết phàn nàn...), tổ chức điều hành một ca làm việc, giải quyết mối quan hệ của bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong cơ sở lưu trú du lịch, xử lý các tình huống nghiệp vụ trong quản trị nhà hàng.
- Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
Điều 13. Học sinh sau khi hoàn thành CTK- THCN chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được trang bị:
a) Kiến thức:
- Kiến thức về kỹ thuật chế biến món ăn (kỹ thuật sơ chế nguyên liệu; kỹ thuật cắt, thái, tỉa hoa trang trí và trình bày món ăn, phối hợp nguyên liệu, gia vị; phương pháp làm chín món ăn; kỹ thuật chế biến nước dùng, xốt, súp; kỹ thuật chế biến bánh và các món ăn tráng miệng) và mối quan hệ của bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch.
- Kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hóa ẩm thực...
b) Kỹ năng:
- Có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên bếp (nhân viên chế biến) trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch.
- Có khả năng thực hiện quy trình chế biến các món ăn Âu, á, món ăn Việt Nam, món ăn chay, đồ ăn tráng miệng, các loại bánh; biết trang trí, trình bày các loại đồ ăn nóng, nguội; biết tổ chức điều hành một ca làm việc, xử lý tình huống nghiệp vụ, kỹ thuật cơ bản trong chế biến món ăn.
- Giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
Điều 14. Học sinh sau khi hoàn thành CTK-THCN chuyên ngành Nghiệp vụ lữ hành được trang bị:
a) Kiến thức:
- Kiến thức về quy trình nghiệp vụ lữ hành (hệ thống các sản phẩm lữ hành, xây dựng và tổ chức bán các chương trình du lịch, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch...) và mối quan hệ của bộ phận điều hành với các bộ phận khác trong công ty/hãng lữ hành.
- Kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, địa lý du lịch, lịch sử văn hóa...
- Kiến thức về nhu cầu khách hàng, tài nguyên du lịch, các dịch vụ liên quan như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các dịch vụ bổ sung, cách bố trí các điểm tham quan trong chương trình du lịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế về điều kiện tài chính, thời gian, thời tiết, sức khỏe của du khách.
- Kiến thức về quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ, quy trình điều hành chương trình du lịch (tour itinerary), phương pháp tính giá, soạn thảo hợp đồng, tổ chức thực hiện và xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động lữ hành.
- Ý nghĩa quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán chương trình du lịch.
b) Kỹ năng:
- Có khả năng đảm nhiệm vai trò của nhân viên điều hành chương trình du lịch, nhân viên đại lý du lịch trong công ty/hãng lữ hành, văn phòng/đại lý du lịch.
- Có khả năng thiết kế xây dựng chương trình du lịch, xác định giá bán, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, soạn thảo hợp đồng kinh tế, tổ chức điều hành thực hiện chương trình du lịch, xử lý một số tình huống thông thường.
- Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
- Có thể đảm nhiệm vai trò của hướng dẫn viên du lịch (nội địa) trong trường hợp cần thiết.
Điều 15. Học sinh sau khi hoàn thành CTK-THCN chuyên ngành Nghiệp vụ hướng dẫn được trang bị:
a) Kiến thức:
- Kiến thức về quy trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (tổ chức và thực hiện chương trình du lịch, các phương pháp hướng dẫn tham quan tại điểm du lịch, giải quyết phàn nàn...).
- Kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, địa lý du lịch, lịch sử văn hóa...
- Kiến thức về thị hiếu, nhu cầu khách hàng, tài nguyên du lịch, dịch vụ liên quan như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các dịch vụ bổ sung, cách bố trí các điểm tham quan trong chương trình du lịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế về điều kiện tài chính, thời gian, thời tiết, sức khỏe của du khách.
- Kiến thức về quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ, quy trình điều hành chương trình du lịch (tour itinerary), phương pháp tính giá, soạn thảo hợp đồng, tổ chức thực hiện và xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong hướng dẫn khách du lịch.
- Ý nghĩa quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh bán chương trình du lịch.
b) Kỹ năng:
- Có khả năng đảm nhiệm vai trò của hướng dẫn viên du lịch (nội địa)
- Có khả năng thiết kế xây dựng chương trình du lịch, xác định giá bán, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, soạn thảo hợp đồng kinh tế, tổ chức điều hành thực hiện chương trình du lịch, kỹ năng thuyết trình và xử lý một số tình huống cơ bản về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
- Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
- Có thể đảm nhiệm vai trò nhân viên điều hành chương trình du lịch trong công ty/hãng lữ hành trong trường hợp cần thiết.
a) Kiến thức:
- Kiến thức về quản trị dịch vụ giải trí, thể thao, hội nghị (vị trí, vai trò, phân loại các dịch vụ; quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tổ chức kinh doanh các dịch vụ; tổ chức xúc tiến các dịch vụ; quản lý chất lượng dịch vụ) và mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ.
- Kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, địa lý du lịch, lịch sử văn hóa, quản trị kinh doanh...
- Kiến thức về quan hệ với khách hàng, phương pháp tính giá, soạn thảo hợp đồng, quy trình điều hành, tổ chức phục vụ các hoạt động giải trí, thể thao, hội nghị.
- Ý nghĩa quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí, thể thao, hội nghị.
b) Kỹ năng:
- Có khả năng tổ chức phục vụ chương trình vui chơi, giải trí, các hoạt động thể thao, các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hoá, thể thao theo yêu cầu; xác định chí phí, giá bán, quảng cáo, tiếp thị, soạn thảo hợp đồng kinh tế, tổ chức điều hành các hoạt động và xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động phục vụ giải trí, thể thao, hội nghị.
- Có khả năng đảm nhiệm vai trò người điều hành các tổ, nhóm, ca phục vụ đối với hoạt động giải trí, thể thao, hội nghị của các khu du lịch, trung tâm thể thao, trung tâm hội nghị.
- Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
CẤU TRÚC, THỜI GIAN VÀ MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH
Điều 17. Cấu trúc CTK-THCN ngành Du lịch gồm 3 phần với tổng số tiết là 1485 tiết:
- Phần 1: Các môn chung .435 tiết
- Phần 2: Các môn cơ sở 630 tiết
Trong đó:
+ Các môn cơ sở ngành: 165 tiết
+ Các môn cơ sở chuyên ngành: 465 tiết
- Phần 3: Các môn chuyên ngành 420 tiết
Điều 18. Phân bổ thời gian các hoạt động trong khóa đào tạo
STT | Nội dung các hoạt động | Thời gian (Tuần) |
1 | Các môn chung | 17 |
2 | Các môn cơ sở và các môn chuyên ngành | 33 |
3 | Thực tập (thực tập tốt nghiệp) | 26 (12) |
4 | Thi (học kỳ, tốt nghiệp) | 10 |
5 | Nghỉ hè, nghỉ tết và các ngày lễ | 13 |
6 | Lao động công ích | 2 |
7 | Dữ trữ | 3 |
Tổng cộng | 104 |
Điều 19. Môn học và thời gian đào tạo
STT | Tên môn học | Số tiết |
I | CÁC MÔN CHUNG | 435 |
1. | Giáo dục quốc phòng | 75 |
2. | Chính trị | 90 |
3. | Thể dục thể thao | 60 |
4. | Tin học | 60 |
5. | Ngoại ngữ | 120 |
6. | Giáo dục pháp luật | 30 |
II | CÁC MÔN CƠ SỞ | 630 |
II.1 | Các môn cơ sở ngành | 165 |
7. | Tổng quan du lịch | 30 |
8. | Tổng quan cơ sở lưu trú du lịch | 30 |
9. | Tâm lý khách du lịch | 30 |
10. | Marketing du lịch | 30 |
11 | kỹ năng giao tiếp | 45 |
II.2 | Các môn cơ sở chuyên ngành | 465 |
II.2.1. Chuyên ngành Nghiệp vụ lễ tân | ||
2.2.1.1. | Ngoại ngữ lưu trú du lịch | 180 |
2.2.1.2. | Tổ chức kinh doanh khách sạn | 45 |
2.2.1.3. | Lịch sử văn hoá Việt Nam | 60 |
2.2.1.4. | Kế toán | 30 |
2.2.1.5. | Địa lý du lịch | 30 |
2.2.1.6. | Nghiệp vụ thanh toán | 30 |
2.2.1.7. | Nghiệp vụ buồng | 30 |
2.2.1.8. | Nghiệp vụ văn phòng | 30 |
2.2.1.9. | Tin học ứng dụng | 30 |
II.2.2. Chuyên ngành Quản trị lưu trú du lịch | ||
2.2.2.1. | Ngoại ngữ lưu trú du lịch | 180 |
2.2.2.2. | Tổ chức kinh doanh khách sạn | 45 |
2.2.2.3. | Lịch sử văn hoá Việt Nam | 60 |
2.2.2.4. | Kế toán | 30 |
2.2.2.5. | Quản trị nhân sự | 45 |
2.2.2.6. | Nghiệp vụ lễ tân | 45 |
2.2.2.7. | Nghiệp vụ nhà hàng | 60 |
II.2.3.Chuyên ngành Nghiệp vụ nhà hàng | ||
2.2.3.1. | Ngoại ngữ nhà hàng | 180 |
2.2.3.2. | Tổ chức kinh doanh nhà hàng | 45 |
2.2.3.3. | Thương phẩm hàng thực phẩm | 45 |
2.2.3.4. | Phương pháp xây dựng thực đơn | 45 |
2.2.3.5. | Bảo vệ môi trường - Vệ sinh an toàn | 30 |
2.2.3.6. | Kế toán | 30 |
2.2.3.7. | Văn hóa ẩm thực | 45 |
2.2.3.8. | Sinh lý dinh dưỡng | 45 |
II.2.4. Chuyên ngành Quản trị nhà hàng | ||
2.2.4.1. | Ngoại ngữ nhà hàng | 180 |
2.2.4.2. | Tổ chức kinh doanh nhà hàng | 45 |
2.2.4.3. | Thương phẩm hàng thực phẩm | 45 |
2.2.4.4. | Phương pháp xây dựng thực đơn | 45 |
2.2.4.5. | Bảo vệ môi trường - Vệ sinh an toàn | 30 |
2.2.4.6. | Kế toán | 30 |
2.2.4.7. | Quản trị cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà hàng | 45 |
2.2.4.8. | Quản trị nhân sự | 45 |
II.2.5. Chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn | ||
2.2.5.1. | Ngoại ngữ nhà hàng | 180 |
2.2.5.2. | Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp | 45 |
2.2.5.3. | Thương phẩm hàng thực phẩm | 45 |
2.2.5.4. | Phương pháp xây dựng thực đơn | 45 |
2.2.5.5. | Bảo vệ môi trường - Vệ sinh an toàn | 30 |
2.2.5.6. | Hạch toán định mức | 30 |
2.2.5.7. | Văn hóa ẩm thực | 45 |
2.2.5.8. | Sinh lý dinh dưỡng | 45 |
II.2.6. Chuyên ngành Nghiệp vụ lữ hành | ||
2.2.6.1. | Ngoại ngữ lữ hành - hướng dẫn | 180 |
2.2.6.2. | Địa lý và tài nguyên du lịch | 90 |
2.2.6.3. | Nghiệp vụ thanh toán | 30 |
2.2.6.4. | Lịch sử văn hóa Việt Nam | 60 |
2.2.6.5. | Nghiệp vụ hướng dẫn | 45 |
2.2.6.6. | Nghiệp vụ văn phòng | 30 |
2.2.6.7 | Tin học ứng dụng | 30 |
II.2.7. Chuyên ngành Nghiệp vụ hướng dẫn | ||
2.2.7.1. | Ngoại ngữ lữ hành - hướng dẫn | 180 |
2.2.7.2. | Địa lý và tài nguyên du lịch | 90 |
2.2.7.3. | Nghiệp vụ thanh toán | 30 |
2.2.7.4. | Lịch sử Việt Nam và thế giới | 75 |
2.2.7.5. | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 60 |
2.2.7.6. | Nghiệp vụ lữ hành | 30 |
II.2.8. Chuyên ngành Quản trị dịch vụ giải trí, thể thao, hội nghị | ||
2.2.8.1. | Ngoại ngữ chuyên ngành | 180 |
2.2.8.2. | Lý thuyết quản trị kinh doanh | 45 |
2.2.8.3. | Quản trị nhân sự | 45 |
2.2.8.4. | Lịch sử văn hoá Việt Nam | 45 |
2.2.8.5. | Địa lý du lịch | 30 |
2.2.8.6. | Kế toán | 30 |
2.2.8.7. | Nghiệp vụ thanh toán | 30 |
2.2.8.8. | Nghiệp vụ văn phòng | 30 |
2.2.8.9. | Tin học ứng dụng | 30 |
III | CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH | 420 |
III.1. Chuyên ngành Nghiệp vụ lễ tân | ||
3.1.1 | Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân | 180 |
3.1.2 | Thực hành nghiệp vụ lễ tân | 240 |
III.2. Chuyên ngành Quản trị lưu trú du lịch | ||
3.2.1 | Lý thuyết nghiệp vụ buồng | 105 |
3.2.2 | Thực hành nghiệp vụ buồng | 120 |
3.2.3 | Quản trị buồng | 195 |
III.3. Chuyên ngành Nghiệp vụ nhà hàng | ||
3.3.1 | Lý thuyết nghiệp vụ nhà hàng - Lý thuyết nghiệp vụ bàn - Lý thuyết nghiệp vụ bar | 150 105 45 |
3.3.2 | Thực hành nghiệp vụ nhà hàng - Thực hành nghiệp vụ bàn - Thực hành nghiệp vụ bar | 270 180 90 |
III.4. Chuyên ngành Quản trị nhà hàng | ||
3.4.1 | Lý thuyết nghiệp vụ nhà hàng - Lý thuyết nghiệp vụ bàn - Lý thuyết nghiệp vụ bar | 105 75 30 |
3.4.2 | Thực hành nghiệp vụ nhà hàng - Thực hành nghiệp vụ bàn - Thực hành nghiệp vụ bar | 225 150 75 |
3.4.3 | Quản trị nhà hàng | 90 |
III.5. Chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn | ||
3.5.1 | Lý thuyết chế biến món ăn | 120 |
3.5.2 | Thực hành chế biến món ăn | 300 |
III.6. Chuyên ngành Nghiệp vụ lữ hành | ||
3.6.1 | Lý thuyết nghiệp vụ lữ hành | 150 |
3.6.2 | Thực hành nghiệp vụ lữ hành | 270 |
III.7. Chuyên ngành Nghiệp vụ hướng dẫn | ||
3.7.1 | Lý thuyết nghiệp vụ hướng dẫn | 210 |
3.7.2 | Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn | 210 |
III.8. Chuyên ngành Quản trị dịch vụ giải trí, thể thao, hội nghị | ||
3.8.1 | Quy trình phục vụ dịch vụ giải trí, thể thao, hội nghị | 210 |
3.8.2 | Quản trị phục vụ dịch vụ giải trí, thể thao, hội nghị | 210 |
IV | Tổng cộng (I + II + III) | 1485 tiết |
a) Mỗi năm học được chia thành 2 (hai) học kỳ. Học kỳ ngắn nhất trong khoá học có thời gian tối thiểu là 17 tuần. Trong mỗi học kỳ không bố trí quá 8 (tám) môn học. Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo tuần.
b) Thời gian giảng dạy các môn lý thuyết được tính theo tiết. Mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày bố trí học từ 1 (một) đến 2 (hai) buổi. Trong những ngày học 1 (một) buổi, mỗi buổi không bố trí quá 6 (sáu) tiết. Mỗi tuần không bố trí quá 32 (ba mươi hai) tiết học lý thuyết.
c) Thời gian thực tập nghề nghiệp (bao gồm cả thực tập tốt nghiệp) và lao động sản xuất (nếu có) được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 (tám) giờ. Thời gian giảng dạy các môn thực hành chuyên ngành được thực hiện tại trường và không tính vào thời gian thực tập. Thời gian thực tập nghề nghiệp được tiến hành tại cơ sở thực tập ngoài trường (cơ sở kinh doanh du lịch).
d) Các môn học, các hoạt động thực tập trong toàn khoá học phải được bố trí, sắp xếp lên kế hoạch hợp lý theo trình tự thời gian thành qui trình đào tạo một cách khoa học do Hiệu trưởng quyết định.
e) Các môn thi, môn kiểm tra và hệ số môn học tương ứng trong từng học kỳ và các môn thi tốt nghiệp thực hiện theo Quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp hệ chính quy ban hành kèm quyết định số 29/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
f) Các môn chung bao gồm: Giáo dục quốc phòng, Chính trị, Thể dục thể thao, Tin học, Ngoại ngữ và Giáo dục pháp luật là các môn học bắt buộc đối với các chuyên ngành đào tạo. Thời lượng và nội dung của các môn học này thực hiện theo Chương trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp ban hành kèm quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 06/06/2001, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn tiếp theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
g) Thời gian đào tạo của các môn cơ sở, các môn chuyên ngành và thời gian thực tập nghề nghiệp thực hiện theo đúng Điều 17, Điều 18 và Điều 19. Tổng cục Du lịch thống nhất việc biên soạn và ban hành chương trình khung môn học của các môn cơ sở và các môn chuyên ngành sau khi thoả thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với mỗi môn học, Tổng cục Du lịch quy định từ 70-75% các nội dung cơ bản (phần cứng); Hiệu trưởng quy định từ 25 đến 30% những nội dung lựa chọn (phần mềm), tuỳ theo tính đặc thù của từng trường.
h) Hiệu trưởng các trường có đào tạo hệ Trung học chuyên nghiệp ngành Du lịch chịu trách nhiệm:
- Thực hiện đúng các quy định trong CTK-THCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo và CTK-THCN ngành Du lịch;
- Xây dựng chương trình giáo dục toàn khoá và kế hoạch dạy học của những chuyên ngành mà trường đào tạo;
- Tổ chức biên soạn giáo trình các môn học chưa có giáo trình chung;
- Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục Du lịch chương trình giáo dục các chuyên ngành và chương trình các môn cơ sở, các môn chuyên ngành thuộc các chuyên ngành đào tạo tại trường.
- 1Quyết định 239/1999/QĐ-TTg sửa đổi khoản a Điều 1 Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg năm 1997 về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Pháp lệnh Du lịch năm 1999
- 3Công văn 4929/BGDĐT-GDĐH năm 2017 áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 239/1999/QĐ-TTg sửa đổi khoản a Điều 1 Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg năm 1997 về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Pháp lệnh Du lịch năm 1999
- 4Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 5Quyết định 21/2001/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 6Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 7Nghị định 85/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 8Công văn 4929/BGDĐT-GDĐH năm 2017 áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 37/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ngành du lịch hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 37/2004/QĐ-BGD&ĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/11/2004
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Bành Tiến Long
- Ngày công báo: 22/11/2004
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 07/12/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực