- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 64/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Thông tư 04/2001/TT-BKHĐT hướng dẫn Quyết định 64/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 1412/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ Quyết định 3689/2002/QĐ-UB về Quy chế quản lý, sử dụng nguồn viện trợ PCPNN (NGO) trên địa bàn tỉnh Bến Tre
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3689/2002/QĐ-UB | Bến Tre, ngày 06 tháng 11 năm 2002 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm l994;
Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 4 năm 2001 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
Căn cứ vào Thông tư số 04/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 05 tháng 6 năm 2001 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
V/V QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3689/2002/QĐ-UB ngày 06 tháng 11 năm 2002 của UBND tỉnh)
Viện trợ PCP đề cập trong Quy chế này được hiểu là viện trợ không hoàn lại và trợ giúp không vì mục đích lợi nhuận của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác và cá nhân người nước ngoài kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài hỗ trợ cho các sở, ban ngành tỉnh, các huyện, thị xã trong tỉnh, các tổ chức nhân dân (bao gồm các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và một số tổ chức khác) của tỉnh thực hiện các mục tiêu nhân đạo, giúp đỡ người nghèo để phát triển, phục vụ đời sống dân sinh trong từng thời kỳ.
Viện trợ PCP bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:
- Viện trợ thông qua các chương trình, dự án.
- Viện trợ phi dự án (bao gồm cả khoản cứu trợ khẩn cáp).
1. “Chương trình” là một tập hợp các dự án liên quan đến nhau, liên quan đến nhiều ngành kinh tế kỹ thuật, nhiều tổ chức đoàn thể, nhiều chủ thể khác nhau, cần được thực hiện thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành, thời hạn thực hiện tương đối dài và phương tiện để thực hiện cần được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, theo nhiều phương thức khác nhau.
2. “Dự án” là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt một hoặc một số mục tiêu cụ thể được thực hiện trong một thời gian nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định.
3. “Thoả thuận về việc viện trợ PCP” là văn bản ghi nhận ý định ban đầu (không ràng buộc về pháp lý) về các khoản viện trợ PCP giữa đại diện bên tài trợ và tỉnh Bến Tre.
4. “Văn kiện chương trình, dự án viện trợ PCP” là tài liệu chính thức thể hiện cam kết giữa đại diện của bên tài trợ và đại diện của tỉnh về một chương trình hoặc một dự án cụ thể, trong đó xác định rõ: mục tiêu, các hoạt động, các kết quả cần đạt được, nguồn lực được sử dụng, thời hạn và kế hoạch thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên có liên quan.
5. “Viện trợ phi dự án” là các khoản viện trợ không thuộc chương trình, dự án, cung cấp viện trợ dưới dạng hiện vật (hàng hóa, vật tư, thiết bị), tiền mặt hoặc chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện) cho các mục đích nhân đạo, từ thiện (sau đây gọi chung là nhân đạo).
6. “Cứu trợ khẩn cấp”: là khoản viện trợ phi dự án được thực hiện khẩn trương ngay sau khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp (thiên tai hoặc các tai họa khác) và kéo dài tối đa là 2 tháng sau khi các trường hợp khẩn cấp chấm dứt. Sau thời hạn trên, nếu khoản cứu trợ này vẫn được tiếp tục thì được coi là viện trợ khắc phục hậu quả sau khẩn cấp.
Điều 3. Trong Quy chế viện trợ PCP này các chủ thể và đối tượng được hiểu như sau:
1. “Bên tài trợ” là các đối tượng cung cấp viện trợ PCP bao gồm:
- Các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
- Các tập đoàn công ty nước ngoài.
- Các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm, các quỹ hoặc các cơ quan nước ngoài.
- Hội đoàn và các hội hữu nghị được thành lập ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Các cá nhân là người nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. “Bên Việt Nam” gồm các cơ quan và các tổ chức sau:
- Các cơ quan trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Các cơ quan Nhà nước (văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao ...)
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các đoàn thể chính trị thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các tổ chức nhân dân gồm:
+ Các tổ chức xã hội- nghề nghiệp.
+ Các hội, hiệp hội (kể cả tổ chức trực thuộc) có phạm vi hoạt động toàn quốc do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
+ Các hội, hiệp hội (kể cả tổ chức trực thuộc) hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. “Cơ quan chủ quản” là các cơ quan nêu tại mục 2 ở trên.
4. “Chủ chương trình” hoặc “Chủ dự án” (sau đây gọi tắt là chủ dự án) là tổ chức được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn của bên tài trợ để thực hiện chương trình, dự án viện trợ theo nội dung đã được phê duyệt.
VẬN ĐỘNG, ĐÀM PHÁN, PHÊ DUYỆT VÀ KÝ KẾT CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ
Điều 4. Công tác vận động viện trợ PCP được tiến hành thường xuyên, theo định hướng và có tổ chức:
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và các văn bản của Bộ, ngành TW, hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND huyện, thị xã (gọi tắt là đơn vị thụ hưởng) có nhu cầu sử dụng nguồn vốn viện trợ PCP xây dựng đề cương tóm tắt dự án (theo mẫu hướng dẫn) trên cơ sở nhu cầu phát triển KT-VH-XH của đơn vị, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong từng thời kỳ nhất định; trong trường hợp vận động cứu trợ khẩn cấp, các đơn vị thụ hưởng phải căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể về người, tài sản, công trình...
Điều 5. Cơ sở để đàm phán và ký kết viện trợ PCP:
- Đối với các khoản viện trợ cho các chương trình, dự án, cần phải có văn kiện chương trình, dự án. Nếu thời gian thực hiện trên 1 năm thì phải xây dựng kế hoạch hoạt động và dự kiến nguồn kinh phí cần thiết cho từng năm, cũng như xác định rõ nguồn kinh phí mà bên tài trợ đã có sẵn, nguồn vốn đối ứng.
- Đối với các khoản viện trợ phi dự án phải nêu rõ nội dung viện trợ, đối tượng viện trợ và tiếp nhận viện trợ, danh mục cụ thể các hàng viện trợ và ước tính tổng trị giá nếu là viện trợ dưới dạng hiện vật hoặc xác định rõ tổng giá trị viện trợ dưới dạng tiền mặt.
Đối với các khoản cứu trợ khẩn cấp, ngoài những yêu cầu được nêu trên cần nêu rõ mức độ thiệt hại, những nhu cầu thiết yếu trước mắt cần giải quyết ngay trong thời gian xảy ra trường hợp khẩn cấp.
Việc ký kết viện trợ PCP chỉ thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt nêu tại Điều 6 của Quy chế này.
Điều 6. UBND tỉnh phê duyệt các khoản viện trợ PCP:
1. Các chương trình dự án có mức vốn dưới 500.000 USD trừ các chương trình, dự án:
a) Có nội dung liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp, cải cách hành chính, văn hóa thông tin, tôn giáo, quốc phòng, an ninh;
b) Các chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án có những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu (ô tô, xe máy, hàng hóa và trang thiết bị đã qua sử dụng và một số loại tân dược theo danh mục được quy định) theo quy định của Chính phủ.
2. Các khoản viện trợ phi dự án có giá trị dưới 200.000 USD trừ các nội dung nêu tại điểm a và b khoản 1 Điều này.
3. Các khoản cứu trợ khẩn cấp đã có địa chỉ cụ thể.
Điều 7. Thẩm định các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn NGO:
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh Bến Tre.
1. Nội dung thẩm định:
Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan (bằng văn bản do lãnh đạo cơ quan ký) và lập báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định phải làm rõ những nội dung sau:
- Mục tiêu của chương trình, dự án phải phù hợp với ưu tiên của Chính phủ;
- Tính khả thi của chương trình, dự án:
+ Về năng lực quản lý và thực hiện dự án.
+ Về cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện.
+ Về khả năng đóng góp của phía Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng;
- Tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách của chương trình, dự án:
+ Dành cho chuyên gia trong và ngoài nước;
+ Dành cho đào tạo trong và ngoài nước;
+ Dành cho trang thiết bị và vật tư;
+ Chi phí quản lý và các chi phí khác.
Những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của bên tài trợ đối với khoản viện trợ (nếu có) cũng như những cam kết của bên Việt Nam để thực hiện chương trình, dự án.
- Hiệu quả và tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc.
2. Hồ sơ thẩm định chương trình, dự án PCP gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định của chủ dự án.
- Văn kiện chương trình, dự án gốc bằng ngôn ngữ được bên tài trợ sử dụng và bản dịch tiếng Việt đã được thống nhất giữa chủ dự án và bên tài trợ (hoặc bản ghi nhớ - MOU).
- Văn bản thông báo cam kết tài trợ hoặc thỏa thuận viện trợ PCP được ký kết giữa đại diện bên Việt Nam và đại diện bên tài trợ.
- Toàn bộ văn bản góp ý kiến của các cơ quan liên quan đối với chương trình, dự án.
- Bản sao Giấy phép được Uỷ ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ cấp cho các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
- Hồ sơ được lập thành 5 bộ và nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Quy trình và thời hạn thẩm định chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh như sau:
a) Đối với các chương trình, dự án PCP
Trong trường hợp hồ sơ thẩm định chương trình, dự án đầu tư không phù hợp như nêu tại khoản 2, Điều 7 của Quy chế này thì Sở Kế hoạch và Đầu tư phải thông báo cho chủ dự án yêu cầu bổ sung hay sửa đổi cần thiết để hồ sơ thẩm định hợp lệ.
- Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của chủ dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản tới các cơ quan chuyên môn, các đơn vị có liên quan tham gia thẩm định đề nghị có ý kiến chính thức bằng văn bản về chương trình, dự án PCP.
Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư phát hành văn bản các cơ quan liên quan tham gia thẩm định phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gởi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau thời hạn này, nếu các cơ quan tham gia thẩm định không có ý kiến bằng văn bản thì được xem là đồng ý với nội dung các tài liệu chương trình, dư án.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận các ý kiến đóng góp từ các cơ quan tham gia thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trong trường hợp các cơ quan tham gia thẩm định có ý kiến khác nhau, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định lại có sự tham gia của chuyên gia độc lập hoặc tổ chức tư vấn. Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định lại Sở Kế hoạch và Đầu tư trình kết quả thẩm định cuối cùng cho UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phê duyệt của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải thông báo cho bên tài trợ và chủ dự án kết quả phê duyệt.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất công tác thẩm định và phê duyệt, UBND tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (PACCOM) quyết định phê duyệt chương trình, dự án PCP (bản gốc), kèm theo văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt có đóng dấu giáp lai.
- Đối với các khoản viện trợ khắc phục hậu quả khẩn cấp nêu tại Điều 6 khoản 3 Quy chế này nếu được triển khai trên 2 tháng sau khi các trường hợp khẩn cấp chấm dứt được xem là viện trợ khắc phục hậu quả sau khẩn cấp và được triển khai thực hiện dưới dạng chương trình, dự án, quy trình và thủ tục thẩm định phê duyệt được áp dụng như trên.
b) Đối với các viện trợ phi dự án:
- Đối với các viện trợ phi dự án dưới dạng hiện vật (hàng hóa, vật tư, thiết bị), tiền mặt hoặc chuyên gia cho các mục đích nhân đạo, từ thiện thì ngay sau khi bên tài trợ có ý định viện trợ hoặc khi có văn bản của bên tài trợ đồng ý viện trợ, đơn vị tiếp nhận phải có tờ trình gởi Sở Kế hoạch và Đầu tư về các khoản viện trợ đó trước khi tiếp nhận.
- Tờ trình của đơn vị tiếp nhận phải nêu rõ nội dung viện trợ, bên tài trợ, danh mục cụ thể các mặt hàng viện trợ, ước tính giá trị hiện vật hoặc tiền mặt. Sau khi nhận được tờ trình của đơn vị tiếp nhận, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất ý kiến về khoản viện trợ phi dự án đó và tổng hợp ý kiến trình UBND tỉnh xem xét và quyết định cho từng trường hợp cụ thể. Đơn vị tiếp nhận chỉ thông báo cho bên tài trợ gởi hàng khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.
Hàng hóa nêu trên phải được tổ chức bán đấu giá theo quy định tại Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ
Điều 9. UBND tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước tất cả nguồn viện trợ PCP trên địa bàn tỉnh BếnTre.
Tổng hợp báo cáo kết quả tiếp nhận, phân phối sử dụng các khoản cứu trợ khẩn cấp nêu tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này trình UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Tổng hợp các báo cáo định kỳ, kết thúc và đột xuất trình UBND tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê về kết quả thực hiện viện trợ PCP của địa phương.
Điều 11. Sở Tài chính – vật giá có các nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm quản lý tài chính Nhà nước đối với tất cả các khoản viện trợ PCP trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dụng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ PCP theo thẩm quyền và kiến nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định các vấn đề vượt thẩm quyền.
Phân bổ đủ vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm.
Theo dõi, kiểm tra tình hình tiếp nhận, sử dụng, quản lý và thực hiện các khoản viện trợ PCP trong phạm vi chuyên môn của ngành.
- Tổng hợp quyết toán tài chính của mọi khoản viện trợ PCP; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung tình hình viện trợ PCP theo định kỳ 6 tháng, hàng năm để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
- Tham gia thẩm định các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh.
Ban quản lý dự án là cơ quan đại diện cho chủ dự án, được toàn quyền thay mặt chủ dự án thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khi kết thúc dự án kể cả việc quyết toán, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Ban quản lý dự án phải có tài khoản, con dấu riêng và quy chế tổ chức hoạt động được cơ quan chủ quản phê duyệt.
a) UBND tỉnh quyết định điều chỉnh, đối với các chương trình, dự án PCP do UBND tỉnh phê duyệt, cụ thể:
- Các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dẫn đến thay đổi mục tiêu, nội dung, kết quả của chương trình, dự án PCP đã được duyệt.
- Các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung làm tăng vốn quá 10% so với tổng vốn đã được phê duyệt hoặc chưa quá 10% nhưng không quá 50.000 USD (đối với một lần hoặc lũy kế đối với nhiều lần).
b) Quy trình và thời hạn thẩm định, phê duyệt điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án PCP do UBND tỉnh phê duyệt:
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung của chủ dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung của chủ dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan có ý kiến chính thức về đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án phi Chính phủ.
Trong vòng 5 ngày làm việc các cơ quan liên quan phải có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau thời hạn này nếu các cơ quan không có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thì được xem là đồng ý và Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trong vòng 2 ngày sau khi UBND tỉnh phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho chủ dự án và bên tài trợ về kết quả phê duyệt điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án PCP.
THỰC HIỆN CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ
Đối với những hàng hóa đã qua sử dụng, áp dụng theo Quyết định số 2019/1997/QĐ/BKH-CNMT ngày 01/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng.
Điều 16. Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ PCP:
+ Đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị chương trình, dự án có trách nhiệm soạn thảo văn kiện chương trình, dự án gởi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Làm rõ nội dung, mục tiêu, giá trị viện trợ, đối tượng thụ hướng đối với các khoản viện trợ phi dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi tiếp nhận, sử dụng.
+ Tiến hành các thủ tục tiếp nhận đối với những hàng hóa đã qua sử dụng (nêu tại Điều l5) Quy chế này.
+ Cùng các cơ quan liên quan phối hợp với bên tài trợ để tiến hành các công việc chuẩn bị và hỗ trợ cần thiết.
+ Thực hiện các khoản viện trợ như đã thỏa thuận, cam kết với bên tài trợ và phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý tài chính, tiền tệ, xây dựng cơ bản, đấu thầu mua sắm và thực hiện đúng hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
+ Tổng hợp báo cáo định kỳ (quí, năm...), kết thúc đột xuất (nếu có) về tình hình tiếp nhận, thực hiện và tài chính các khoản viện trợ PCP của đơn vị mình cho cơ quan quản lý nguồn vốn NGO (Sở KH&ĐT).
- Các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND huyện, thị xã và các tổ chức nhận viện trợ chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và báo cáo tài chính tất cả các khoản viện trợ của đơn vị mình và gửi cho đơn vị quản lý nguồn vốn NGO (Sở KH&ĐT).
- Chậm nhất là 2 tuần sau khi hết tháng, quý, 6 tháng và một tháng sau khi hết năm thực hiện cũng như 3 tháng sau khi kết thúc thực hiện mọi khoản viện trợ PCP, Sở KH&ĐT tổng hợp báo cáo gửi tới UBND tỉnh, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Tổng Cục Thống kê để theo dõi (nội dung báo cáo được thực hiện theo tinh thần Công văn số 655/CV/UB ngày 26 tháng 6 năm 2000 của UBND tỉnh đã ban hành, có đính kèm biểu mẫu).
Cơ quan được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Riêng các trường hợp đột xuất như sự cố môi trường, cháy nổ, mất tài sản, tai nạn lao động, các vụ việc vi phạm pháp luật lao động nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và dư luận xã hội trong và ngoài tỉnh các ngành chức năng được phép làm việc với Ban quản lý các chương trình, dự án sử dụng viện trợ PCP và các khoản viện trợ khác ngay sau khi có vụ việc xảy ra và trong thời hạn 03 ngày phải có báo cáo gởi UBND tỉnh để xem xét quyết định.
Các sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương liên quan sắp xếp biên chế: tổ chức bố trí cán bộ, chuyên viên chuyên trách có đủ trình độ, năng lực để phối hợp với Sở KH & ĐT giải quyết các thủ tục và công việc liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án sử dụng viện trợ PCP theo nội dung và thời hạn nêu trên.
Các vấn đề khác không đề cập trong bản quy chế này, bên tài trợ và các cơ quan liên quan có sử dụng nguồn viện trợ PCP căn cứ nội dung tương ứng của Quyết định 64/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 04/2001/TT-BKH ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thực hiện quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCP nước ngoài và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến viện trợ PCP nước ngoài để thực hiện.
Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 28/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 36/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 27/2003/QĐ-UB về Quy chế quản lý, vận động và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 5Quyết định 1412/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ Quyết định 3689/2002/QĐ-UB về Quy chế quản lý, sử dụng nguồn viện trợ PCPNN (NGO) trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 1412/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ Quyết định 3689/2002/QĐ-UB về Quy chế quản lý, sử dụng nguồn viện trợ PCPNN (NGO) trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 86-CP năm 1996 về Quy chế bán đấu giá tài sản
- 3Quyết định 2019/1997/QĐ-BKHCNMT Quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng do Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Quyết định 64/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 5Thông tư 04/2001/TT-BKHĐT hướng dẫn Quyết định 64/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Quyết định 28/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 7Quyết định 36/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 27/2003/QĐ-UB về Quy chế quản lý, vận động và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 3689/2002/QĐ-UB về Quy chế quản lý, sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (NGO) trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 3689/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/11/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Huỳnh Văn Be
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/2002
- Ngày hết hiệu lực: 17/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực