Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3657/2009/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 16 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐÔ THỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;

Căn cứ Quyết định 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 34/2006/CT-TTg ngày 26/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Nhà ở;

Căn cứ các Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;

Căn cứ Văn bản số 976/BXD-QLN ngày 30/6/2004 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xây dựng Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá Phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2934/QĐ-UBND ngày 01/10/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá Phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án xây dựng Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 127/2009/NQ-HĐND ngày 15/7/2009 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2218/TTr-SXD ngày 21 tháng 9 năm 2009 và Hồ sơ Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 do Trung tâm nghiên cứu nhà ở và thị trường bất động sản – Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng lập,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:

I. Tên đề án: Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

II. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tập trung nghiên cứu, dự báo nhu cầu về nhà ở và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhà ở tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

III. Mục tiêu của đề án.

1. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở của nhân dân, phù hợp với tốc độ đô thị hoá và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo động lực phát triển đô thị bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

2. Mở rộng khả năng huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở; khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai; thúc đẩy hình thành, phát triển và chủ động bình ổn thị trường nhà ở; thực hiện có hiệu quả chủ trương kích cầu góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;

3. Thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở, thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp; thực hiện chủ trương kết hợp giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội nhằm từng bước cải thiện chỗ ở của nhân dân;

4. Kết hợp giữa phát triển nhà ở với chỉnh trang, mở rộng và phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương;

5. Phát triển nhà ở tại các đô thị vùng miền núi gắn với quá trình đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhằm tạo điều kiện thu ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, làm nền tảng cho nền kinh tế toàn tỉnh phát triển nhanh và bền vững;

6. Góp phần tạo hình ảnh đô thị văn minh với sự phát triển năng động về kinh tế của tỉnh để tạo động lực thu hút nhân tài và lao động chất lượng cao, thu hút khách du lịch.

IV. Các chỉ tiêu chủ yếu của đề án.

1. Các chỉ tiêu về diện tích bình quân nhà ở đô thị của tỉnh  (Đơn vị tính: m2/người)

Chỉ tiêu nhà ở đô thị của tỉnh

Chỉ tiêu nhà ở quốc gia

Hiện tại

2015

2020

2015

2020

17

18,8

21,0

17

20

2. Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đối với các đối tượng xã hội

TT

Đối tượng

Chỉ tiêu diện tích đến năm 2015 (m2/ng)

Chỉ tiêu diện tích 2015-2020 (m2/ng)

1

Hộ thu nhập thấp

15

18

2

Công nhân

8

10

3

Sinh viên

4

6

3. Chỉ tiêu phát triển nhà ở chung cư:

- Phấn đấu đến 2015 tỷ lệ nhà chung cư toàn tỉnh đạt 13% diện tích nhà đô thị và đến năm 2020 nhà chung cư chiếm 18% diện tích nhà ở đô thị được xây dựng thêm, một số đô thị lớn như thành phố Thanh Hoá, Bỉm Sơn, Nghi Sơn... tỷ lệ nhà ở chung cư sẽ cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh từ 3% - 6%. Một số đô thị chưa phát triển đặc biệt là các đô thị huyện lỵ vùng trung du, vùng núi thì không nhất thiết phải xây dựng nhà chung cư.

- Thực hiện việc cải tạo các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá để đảm bảo cho các hộ dân được sinh sống trong một môi trường an toàn.

4. Chỉ tiêu về chất lượng nhà ở

- Từng bước nâng cao tỷ trọng nhà ở kiên cố, giảm tỷ trọng nhà ở bán kiên cố, nhà đơn sơ. Các chỉ tiêu như sau:

Stt

Chỉ tiêu

Hiện tại

2015

2020

1

Nhà ở kiên cố

49,6%

65%

75%

2

Nhà ở bán kiên cố, khung gỗ

49,0%

34%

24%

3

Nhà ở đơn sơ

1,5%

1%

1%

- Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo đến 2020 các khu nhà ở đô thị có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đạt tiêu chuẩn quy định.

Stt

Chỉ tiêu

Hiện tại

2015

2020

I

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

1

Cấp nước sạch

32 %

60%

100%

2

Hệ thống thoát nước kín

30%

65%

100%

3

BT, nhựa hoá giao thông

60%

80%

100%

4

Cấp điện

99%

100%

100%

5

Thu gom và xử lý rác thải tập trung

63%

80%

100%

II

Hạ tầng xã hội

 

 

 

1

Y tế

95%

97%

100%

2

Giáo dục

97%

100%

100%

3

Văn hoá

87%

93%

100%

4

Thương mại

86%

94%

100%

5. Chỉ tiêu về diện tích nhà ở cho 33 đô thị và Khu kinh tế Nghi Sơn

Stt

Đơn vị hành chính

Năm 2015

Năm 2020

 

 

Diện tích

Dân số

B quân

Diện tích

Dân số

B quân

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

Toàn tỉnh

14.709.206

782.226

18,8

19.948.694

944.104

21,1

 

I

Vùng đồng bằng

8.110.485

447.618

18,1

10.797.849

509.953

21,2

 

1

Thành phố Thanh Hoá

5.202.000

289.000

18,0

6.850.384

318.623

21,5

 

2

Thị xã Bỉm Sơn

1.743.221

96.846

18,0

2.633.717

125.415

21,0

 

3

Thị trấn Rừng Thông

71.637

3.546

20,2

79.971

3.901

20,5

 

4

Thị trấn Nhồi

109.824

5.491

20,0

117.635

5.738

20,5

 

5

Thị trấn Thọ Xuân

82.688

4.352

19,0

93.677

4.570

20,5

 

6

Thị trấn Lam Sơn

96.701

4.787

20,2

103.044

5.027

20,5

 

7

Thị trấn Sao Vàng

138.720

8.160

17,0

171.360

8.568

20,0

 

8

Thị trấn Quán Lào

37.764

2.221

17,0

46.317

2.316

20,0

 

9

Thị trấn Thống Nhất

126.575

6.329

20,0

132.398

6.620

20,0

 

10

Thị trấn Vạn Hà

106.704

5.616

19,0

114.988

5.897

19,5

 

11

Thị trấn Hà Trung

135.037

6.752

20,0

142.801

7.140

20,0

 

12

Thị trấn Vĩnh Lộc

74.562

3.728

20,0

98.049

4.902

20,0

 

13

Thị trấn Nông Cống

62.099

3.764

16,5

74.011

3.895

19,0

 

14

Thị trấn Triệu Sơn

122.951

7.026

17,5

139.496

7.342

19,0

 

II

Vùng ven biển

5.082.416

247.968

20,5

6.363.043

293.160

21,7

 

1

Thị xã Sầm Sơn

1.373.525

65.406

21,0

1.483.571

69.003

21,5

 

2

Thị trấn Tĩnh Gia

106.486

5.916

18,0

128.966

6.448

20,0

 

3

Khu kinh tế Nghi Sơn

3.280.000

160.000

20,5

4.400.000

200.000

22,0

 

4

Thị trấn Nga Sơn

64.965

3.248

20,0

74.320

3.716

20,0

 

5

Thị trấn L­ưu Vệ

70.656

3.533

20,0

75.249

3.762

20,0

 

6

Thị trấn Tào Xuyên

59.560

3.504

17,0

69.562

3.661

19,0

 

7

Thị trấn Bút Sơn

52.945

2.647

20,0

54.533

2.727

20,0

 

8

Thị trấn Hậu Lộc

74.279

3.714

20,0

76.842

3.842

20,0

 

III

Trung du, vùng núi

1.516.306

86.640

17,5

2.787.803

140.990

19,8

 

1

Thị trấn Ngọc Lặc

850.000

50.000

17,0

2.000.000

100.000

20,0

 

2

Thị trấn Vân Du

39.017

2.365

16,5

48.972

2.577

19,0

 

3

Thị trấn Kim Tân

96.268

5.663

17,0

117.277

6.172

19,0

 

4

Thị trấn Thường Xuân

92.752

4.638

20,0

106.665

5.333

20,0

 

5

Thị trấn Lang Chánh

28.921

1.446

20,0

32.088

1.604

20,0

 

6

Thị trấn Yên Cát

41.648

2.192

19,0

46.591

2.389

19,5

 

7

Thị trấn Bến Sung

117.656

6.192

19,0

131.619

6.750

19,5

 

8

Thị trấn Cẩm Thuỷ

71.328

3.566

20,0

74.894

3.745

20,0

 

9

Thị trấn Cành Nàng

67.840

3.392

20,0

92.466

4.623

20,0

 

10

Thị trấn Quan Hoá

51.179

2.559

20,0

56.297

2.815

20,0

 

11

Thị trấn Quan Sơn

18.638

1.694

11,0

28.085

1.872

15,0

 

12

Thị trấn Mường Lát

41.059

2.933

14,0

52.849

3.109

17,0

 

V. Nhu cầu về nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

1. Nhu cầu diện tích nhà ở đô thị

a) Hiện trạng năm 2007 và nhu cầu nhà ở tại 33 đô thị và 01 Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2015 và 2020 là:

Năm 2007

Năm 2015

Năm 2020

Diện tích (m2)

Dân số (người)

Diện tích

(m2)

Dân số

(ng­ười)

Diện tích

(m2)

Dân số (người)

9.515.774

560.285

14.709.206

782.226

19.948.694

944.104

b) Dự báo nhu cầu diện tích tăng thêm đến 2015 và 2020

Các chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2007 (m2 sàn)

Năm 2015 tăng thêm (m2 sàn)

Năm 2020 tăng thêm (m2 sàn)

Tổng nhu cầu

9.515.774

5.193.432

5.239.488

- Do tăng DS

 

3.769.397

3.044.008

- Do tăng DTBQ

 

1.424.035

2.195.481

2. Nhu cầu nhà ở tăng thêm theo đối tượng

Các chỉ tiêu

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (m2)

Diện tích (m2)

Nhà ở th­ương mại

1.094.762

1.360.286

Nhà ở dân tự xây

3.717.530

3.371.708

Nhà ở công vụ

42.639

3.653

Nhà ở xã hội

151.846

221.923

Trong đó: cho CN thuê

93.634

127.718

Nhà ở tái định c­ư

155.803

261.974

Nhà ở cho hộ nghèo

30.852

19.943

Cộng

5.193.432

5.239.488

3. Nhu cầu phân theo loại nhà đối với diện tích tăng thêm

Các chỉ tiêu

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (m2)

Diện tích (m2)

Chung cư­ các loại

579.555

737.492

Nhà ở cao cấp, biệt thự

198.269

321.448

Nhà ở khác

4.415.608

4.180.549

Cộng

5.193.432

5.239.488

4. Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) đối với diện tích tăng thêm

Các chỉ tiêu

Đến 2015

Đến 2020

Vốn xây dựng nhà ở

12.983,6

15.718,5

Vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật

1.817,7

2.200,6

Vốn xây dựng hạ tầng xã hội

1.947,5

2.357,8

Giải phóng mặt bằng

649,2

785,9

Tổng cộng

17.398,0

21.062,7

5. Nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng)

Các chỉ tiêu

Đến năm 2015

Đến năm 2020

 (Tỷ đồng)

 (Tỷ đồng)

Vốn ngân sách

260,4

220,4

Huy động từ Doanh nghiệp, ng­ười có nhu cầu

16.121,2

19.022,6

Huy động từ cộng đồng

1.016,4

1.819,7

Tổng cộng

17.398,0

21.062,7

Mức huy đồng BQ năm

2.485,4

4.212,5

6. Quỹ đất ở đô thị (ha)

Các chỉ tiêu

Hiện trạng

Năm 2015

Năm 2020

năm 2007 (ha)

 (ha)

 (ha)

Diện tích đất cần có

3.368,1

4.306,7

4.869,2

7. Nhu cầu về nhà ở đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cho các đô thị của tỉnh Thanh Hoá (kể cả 33 đô thị và 01 Khu kinh tế Nghi Sơn)

Các chỉ tiêu

Hiện trạng

Năm 2015

Năm 2020

năm 2007

58 đô thị

82 đô thị

Tổng DT nhà ở (m2)

-

16.286.650

27.485.326

Tổng diện tích đất ở (ha)

-

6.030,9

8.180,0

VI. Nhiệm vụ thực hiện đề án.

1. Nâng cao nhận thức và thực hiện vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong phát triển nhà ở đô thị; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền; phát triển kết hợp với chỉnh trang đô thị, bình ổn thị trường bất động sản; giải quyết tốt nhu cầu về nhà ở của nhân dân. Hàng năm gắn chỉ tiêu phát triển nhà ở của tỉnh vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và của Tỉnh để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành việc lập quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác.

2. Thực hiện việc phát triển nhà ở đô thị theo dự án đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đảm bảo đô thị phát triển bền vững, hiện đại và văn minh phù hợp với điều kiện thực tế. Khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển đô thị nói chung và nhà ở nói riêng.

3. Thành lập Quỹ phát triển nhà để huy động mọi nguồn lực, mọi người dân tham gia vào phát triển nhà ở đô thị. Khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực nhà ở đô thị. Nhà nước tạo điều kiện bằng cơ chế chính sách cho người dân tự lo nhà ở trên cơ sở quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

4. Đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng như công nhân, sinh viên, người có thu nhập thấp. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, người nghèo, người có thu nhập thấp.

5. Phát triển thị trường bất động sản để khai thác tiềm năng đất đai phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, thu hút vốn đầu tư. Đầu tư hạ tầng cơ sở để nâng cao giá trị đất đai, tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn tài chính để hỗ trợ một phần về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, từng bước nâng cao chất lượng nhà ở.

6. Rà soát các chính sách hiện có của Tỉnh có liên quan đến phát triển nhà ở đô thị, đồng thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển nhà ở đô thị trong từng giai đoạn trên địa bàn.

VII. Các giải pháp thực hiện.

1. Về quy hoạch xây dựng, kiến trúc nhà ở và chỉnh trang đô thị

1.1. Về quy hoạch xây dựng

a) Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch chung xây dựng đô thị theo quy định và yêu cầu thực tế; thực hiện tốt việc lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng của đô thị ngay sau khi quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Thực hiện tốt quy định về công bố, công khai rộng rãi các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị và thiết kế đô thị bằng các hình thức phù hợp, thiết thực để các tổ chức và nhân biết và thực hiện, đồng thời làm căn cứ để quản lý cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang nhà ở, công trình kiến trúc nhằm nâng cao chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc cho toàn đô thị.

c) Tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong quản lý xây dựng trên địa bàn; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép, lấn chiếm đất công...

d) Thực hiện nghiêm quy định về việc lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung phải gắn với quy hoạch các điểm dân cư và khu nhà ở phục vụ cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

1.2. Về kiến trúc

a) Chấn chỉnh việc cấp phép xây dựng mới, cải tạo sửa chữa nhà ở trong khu vực đô thị đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý kiến trúc đô thị. Đối với các đô thị lớn, khi lập quy hoạch xây dựng cần dành quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà chung cư cao tầng nhằm tạo điểm nhấn cho đô thị, đồng thời dành quỹ đất cho cây xanh và các công trình công cộng khác, tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp.

b) Đầu tư nghiên cứu, xây dựng và phổ biến rộng rãi các mẫu nhà ở cho các đô thị của tỉnh phù hợp với chức năng, tính chất của từng đô thị và điều kiện tự nhiên, khi hậu, văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng; thực hiện tốt việc hướng dẫn xây dựng nhà ở theo mẫu; kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống, giữ gìn bản sắc kiến trúc của các dân tộc Thanh Hóa.

1.3. Về cải tạo nhà ở tại các khu đô thị cũ và chỉnh trang đô thị

Kết hợp hài hòa giữa xây dựng mới với cải tạo những khu nhà cũ, góp phần chỉnh trang đô thị. Việc chỉnh trang đô thị phải thực hiện đồng bộ, từ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến xây dựng nhà ở, các công trình xây dựng. Triển khai thí điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình cải tạo các khu đô thị cũ theo phương thức nhà nước và cộng đồng cùng tham gia theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

2. Giải pháp về quản lý đất ở và đất phát triển đô thị

Đẩy mạnh công tác lập, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để phát triển đô thị đến năm 2020 và dự phòng quỹ đất cho phát triển đô thị trong tương lai. Chuẩn bị quỹ đất để xây dựng quỹ nhà tái định cư phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chỉnh trang đô thị. Ban hành các quy định về quản lý đất ở và đất phát triển đô thị phù hợp với điều kiện đặc trưng của từng vùng, miền: đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và địa bàn có quốc lộ chạy qua.

3. Giải pháp về khai thác quỹ đất và đầu tư xây dựng nhà ở đồng bộ với kết cấu hạ tầng.

Kết hợp đầu tư hạ tầng giao thông với khai thác tiềm năng đất đai; thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất tại những vị trí thuận lợi sau khi đầu tư đường giao thông để huy động vốn từ quỹ đất cho đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ các đối tượng xã hội giải quyết nhà ở, khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở không đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật.

4. Giải pháp về vốn đầu tư phát triển nhà ở.

Huy động đa dạng các nguồn vốn để phát triển nhà ở, đặc biệt là vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và vốn của cộng đồng dân cư, người có nhu cầu về nhà ở; nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh theo quy định của Luật Nhà ở; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà.

5. Thúc đẩy và làm lành mạnh hóa các giao dịch trên thị trường bất động sản.

Xúc tiến việc thành lập Sàn giao dịch bất động sản, đồng thời đẩy mạnh tăng cung cho thị trường bất động sản là nhà ở để giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng sinh viên, công nhân và người có thu nhập thấp. Đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, góp phần quan trọng nâng cao tính công khai, minh bạch và làm lành mạnh hóa các giao dịch trên thị trường bất động sản.

6. Đẩy mạnh phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội.

Triển khai xây dựng Đề án phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội, bao gồm: nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; hàng năm đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tổ chức thực hiện.

7. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nhà ở và hỗ trợ giải quyết nhà ở.

Cùng với việc triển khai thực hiện tốt các chính sách của Trung ương ban hành, tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nhà ở và hỗ trợ các đối tượng người có công, các đối tượng xã hội giải quyết nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Điều 2.

- Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức công bố công khai Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 được duyệt. Sở Xây dựng là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020. Hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở đô thị hàng năm; lập kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm cho các đối tượng chính sách xã hội, công nhân, sinh viên, người có thu nhập thấp tại đô thị, người nghèo; tổ chức việc lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng và thiết kế đô thị; tham gia xây dựng Quỹ phát triển nhà; nghiên cứu ban hành các mẫu nhà ở phù hợp; tổng hợp báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Chương trình với Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Uỷ ban nhân dân các thành phố, huyện, thị xã, các ngành liên quan: Bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của Tỉnh làm cơ sở chỉ đạo, điều hành, kiểm điểm kết quả thực hiện định kỳ; kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý nhà đảm bảo yêu cầu công tác; sửa đổi, bổ sung và nghiên cứu các cơ chế, chính sách về nhà ở trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định để thực hiện có kết quả Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.

- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ và các ngành liên quan thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được giao, xây dựng và thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị hàng năm; thực hiện quản lý nhà nước về thị trường bất động sản; quản lý quy hoạch đất đai và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở, thực hiện Chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Giao thông vận tải, Giáo dục & Đào tạo, Nội vụ, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, các cấp, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (b/cáo);
- Bộ Xây dựng (b/cáo);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Các phòng: CN, NN, KTTC/VPUBND;
- Lưu: VT,CN (G40)
(G09QD.ChuongtrinhPTnhaodothiTH)

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thế Bắc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3657/2009/QĐ-UBND phê duyệt chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 3657/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/10/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Thế Bắc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản