Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 3649/QĐ-BNN-CLTY

 Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC KIỂM TRA HÓA CHẤT, PHỤ GIA THỰC PHẨM DÙNG TRONG BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ TỶ LỆ MẠ BĂNG TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Nhằm đảm bảo uy tín chất lượng hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp kiểm tra hóa chất, phụ gia thực phẩm dùng trong bảo quản, chế biến thủy sản và tỷ lệ mạ băng trong sản phẩm thủy sản đông lạnh như sau:

- Cấm lạm dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm trong quá trình bảo quản, chế biến thủy sản nhằm mục đích tăng trọng giả tạo; Hàm lượng muối phosphat (tính theo P2O5) trong sản phẩm thủy sản theo yêu cầu của từng thị trường (phụ lục kèm theo).

- Trên nhãn sản phẩm phải ghi trọng lượng tịnh của sản phẩm và hàm lượng phụ gia sử dụng (nếu có).

- Sai số khối lượng tịnh của mỗi đơn vị sản phẩm sau khi rã đông để ráo nước không vượt quá 2,5% so với khối lượng ghi trên nhãn và bao bì sản phẩm nhưng khối lượng trung bình của các mẫu kiểm phải đạt khối lượng ghi trên nhãn sản phẩm. Tỷ lệ nước mạ băng trong sản phẩm thủy sản đông lạnh theo quy định của từng thị trường, nhưng không vượt quá 20% khối lượng của sản phẩm trước khi rã đông.

Điều 2. Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản có trách nhiệm tổng hợp quy định của các thị trường về tỷ lệ mạ băng và hàm lượng tối đa polyphosphat và các chất phụ gia có tác dụng giữ nước làm tăng trọng sản phẩm thủy sản để hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc thực hiện tại tất cả các cơ sở chế biến, kinh doanh thủy sản trên phạm vi cả nước. Đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp đối với các lô hàng sản xuất trước ngày ban hành Quyết định có tỷ lệ mạ băng và hàm lượng P2O5 vượt quá quy định tại Điều 1.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (có quản lý thủy sản) và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Các Bộ Y tế, Công Thương, Tư pháp;  
Khoa học và Công nghệ;
- Hiệp hội CB&XKTSVN;
- Lưu VT, CL&TYTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lương Lê Phương

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3649/QĐ-BNN- CLTY ngày 19 /11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

1. QUY ĐỊNH CỦA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG VỀ MỨC CHO PHÉP CỦA PHOSPHAT:

Thị trường

Mức tối đa cho phép

Tài liệu tham chiếu

EU

5 g/kg (tương đương 0,5%) đối với cá filfet đông lạnh, các sản phẩm giáp xác đông lạnh

Quyết định 95/2/EC ngày 20/2/1995

Canada

- 0,5% đối với nghêu, tôm, cua đông lạnh

- 0,1% đối với sản phẩm phối trộn của thủy sản

Hướng dẫn về các phụ gia được phép đối với thủy sản/ Cục thanh tra thực phẩm của Canada

Australia

Kiểm soát theo GMP đối với sản phẩm thủy sản fillet

Tiêu chuẩn thực phẩm Australia Newzeland

Liên bang Nga

10 g/kg đối với các sản phẩm cá , giáp xác, nhuyễn thể, thủy sản khô, đồ hộp thủy sản

SanPin 2.3.2.1078-01

Singapore

10 g/kg đối với cá fillet đông lạnh

Công thư số AV (HS) 1617 ngày 22/6/2007 của Cục Nông phẩm và Thú y Singapore

2. QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ MỨC CHO PHÉP CỦA PHOSPHAT

Các chất cho phép đối với từng loại sản phẩm

Mức cho phép  (theo quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế)

Mononatri orthophosphat

Dinatri orthophosphat

Dicanxi orthophosphat

 

Dikali orthophosphat

Tricanxi orthophosphat

Trinatri orthophosphat

 

Dicanxi diphossphat

Amoni polyphossphat

Monokali orthophosphat

 

Trimagic diphosphat

Monocanxi orthophosphat

Trikali orthophosphat

 

Dinatri diphosphat

Tetranatri diphosphat

Tetrakali diphosphat

 

Pentanatri diphosphat

Pentakali triphosphat

Natri polyphosphat

 

Kali polyphosphat

Canxi polyphosphat

 

 

Cho phép: các nhóm sản phẩm thủy sản chung gồm:

 

- Cá tươi

GMP

- Nhuyễn thể, giáp xác, da gai tươi

2200 mg/kg

- Các sản phẩm cá, động vật nhuyễn thể, giáp xác, da gai xay nhỏ đông lạnh

1100 mg/kg

- Thủy sản, sản phẩm thủy sản hun khói, sấy khô, ướp muối, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

GMP

Riêng axit orthophosphoric: các nhóm sản phẩm thủy sản chung và thêm:

Thủy sản, sản phẩm thủy sản được chế biến dạng lên men, đóng hộp, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

5000 mg/kg

Riêng Dikali diphosphat: cho phép các nhóm sản phẩm thủy sản chung và thêm:

- Thủy sản, sản phẩm thủy sản chế biến dạng lên men, đồ hộp, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

 

 

1000 mg/kg

- Thủy sản, sản phẩm thủy sản đông lạnh, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

5000 mg/kg

 Riêng Dimagie diphosphat: cho phép các sản phẩm trên và thêm thủy sản, sản phẩm thủy sản đã xử lý nhiệt, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

5000 mg/kg

Riêng Natri canxi polyphosphat: cho phép thủy sản và sản phẩm thủy sản kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai đã qua chế biến

1000 mg/kg

Riêng Diamidon phosphat đã acetyl hóa: Môn amidon phosphat: cho phép thủy sản, sản phẩm thủy sản xay nhỏ đông lạnh, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

GMP

Riêng Trinatri diphosphat: cho phép

- Thủy sản, sản phẩm thủy sản đông lạnh, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

2000 mg/kg

- Thủy sản, sản phẩm thủy sản chế biến dạng lên men, đóng hộp, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

1000 mg/kg

Ghi chú: GMP (theo quy định của Quyết định số 3742/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế) bao gồm các nội dung sau:

- Hạn chế tới mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết phải sử dụng.

- Lượng chất phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển có thể trở thành một thành phần của thực phẩm nhưng không ảnh hưởng tới tính chất lý hóa hay giá trị khác của thực phẩm.

- Lượng phụ gia thực phẩm sử dụng phải phù hợp với công bố của nhà sản xuất đã được chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3649/QĐ-BNN-CLTY năm 2007 về việc kiểm tra hóa chất, phụ gia thực phẩm dùng trong bảo quản, chế biến thủy sản và tỷ lệ mạ băng trong sản phẩm thủy sản đông lạnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 3649/QĐ-BNN-CLTY
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/11/2007
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Lương Lê Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản