Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3621/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 01 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH ĐÓNG GÓP CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀO NỀN KINH TẾ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Theo đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 685/TTr-SDL ngày 26/8/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xác định đóng góp của hoạt động du lịch vào nền kinh tế của tỉnh Bình Định.

(có Đề án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nêu trên và định kỳ báo cáo UBND tỉnh để theo dõi chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Du lịch; Cục trưởng Cục Thống kê Bình Định; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- CT, PCT Nguyễn Tuấn Thanh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Hiệp hội Du lịch Bình Định;
- PVP VX;
- Lưu: VT, K16.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

ĐỀ ÁN

“XÁC ĐỊNH ĐÓNG GÓP CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀO NỀN KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3621/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định)

 

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LỜI GIỚI THIỆU

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên khoảng 6.071 km2, diện tích vùng lãnh hải khoảng 36.000 km2. Bình Định là một trong những địa phương có vị trí du lịch thuận lợi và tiềm năng du lịch tương đối toàn diện về tự nhiên và văn hóa.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên tuyến du lịch xuyên Việt, trong không gian du lịch “Hành lang Đông - Tây” và là cửa ngõ của đại ngàn Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia ra biển Đông. Vì vậy, Bình Định có vị trí du lịch quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng phát triển du lịch.

Cùng với phát triển của du lịch cả nước, du lịch Bình Định đã đạt được những thành tựu đáng kể, có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đối với sự phát triển du lịch chung của cả nước. Du lịch Bình Định đang từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Những năm gần đây, ngành du lịch Bình Định đã có những bước phát triển nhanh, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của tỉnh. Du lịch phát triển đã làm thay đổi diện mạo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Theo tổ chức lãnh thổ du lịch của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Định thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ. Các mục tiêu về phát triển du lịch tại Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016-2018 đều đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu đặt ra; Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020 đều định hướng phát triển ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhằm tạo cơ sở cho việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế du lịch để tạo bước đột phá đối với ngành du lịch của tỉnh trong thời gian đến, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành đề án “Xác định đóng góp của hoạt động du lịch vào nền kinh tế tỉnh Bình Định”.

Để Đề án thực hiện có hiệu quả, Sở Du lịch Bình Định đã ban hành Công văn số 398/SDL-VP ngày 11/6/2019 phương án điều tra thông tin về khách du lịch năm 2019. Từ khi ban hành Công văn đến nay, Tổ đề án đã thực hiện nhiều công việc, trong đó việc tổ chức điều tra thu thập thông tin về hoạt động du lịch năm 2019 là nhiệm vụ quan trọng.

Điều tra thông tin về hoạt động du lịch năm 2019 tại tỉnh Bình Định được Tổ đề án thực hiện theo tư vấn của chuyên gia PGS.TS Trần Thị Kim Thu. Cuộc điều tra thông tin khách du lịch đã tiến hành thu thập thông tin của 2.650 khách du lịch nội địa và 350 khách du lịch quốc tế đang tham quan tại các khu/điểm du lịch thuộc tỉnh Bình Định.

Cuộc điều tra nhằm tính toán, xác định các hệ số cần thiết để ước tính số lượng khách du lịch các loại: khách lưu trú qua đêm, khách đi trong ngày; khách tự sắp xếp và khách đi theo chương trình trọn gói (tour) theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ của ngành Du lịch.

Bên cạnh đó, cuộc điều tra còn thu thập, tổng hợp thông tin về chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch có nghỉ qua đêm đi theo tour, tự sắp xếp; chi tiêu bình quân của khách du lịch tham quan trong ngày. Trên cơ sở đó tính toán, Tổng thu từ khách du lịch đến tỉnh Bình Định năm 2019 phục cho việc xác định đóng góp của du lịch vào GRDP và tạo việc làm của du lịch và biên soạn Tài khoản vệ tinh du lịch cho tỉnh Bình Định (RTSA).

II. SỰ CẦN THIẾT KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Căn cứ vào Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Chương trình hành động số 06-Ctr/TU ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 4772/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII.

Theo đó, mục tiêu của tỉnh Bình Định phát triển du lịch đến năm 2020 - 2025 là ngành kinh tế quan trọng và năm 2025 là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời giao nhiệm vụ cho các ngành chuyên môn “Bổ sung, hoàn thiệu công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí ngành du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.

Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh tế tổng hợp đa ngành, có liên quan đến nhiều cấp quản lý, nhiều ngành kinh tế. Trong những năm qua, du lịch tỉnh Bình Định đã góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành phát triển thông qua việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các ngành kinh tế. Phát triển du lịch còn là cơ sở tạo tiền đề cho việc tái cơ cấu ngành kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển ngành dịch vụ có chất lượng cao, phát triển các ngành theo hướng bền vững và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, số liệu thống kê du lịch từ trước đến nay chưa có sự thống nhất cao giữa các cơ quan có liên quan, chưa đầy đủ tất cả các chỉ tiêu theo chế độ báo cáo thống kê, và phương pháp tính toán chưa thật khoa học. Vì vậy, thực tế những năm qua chưa xác định được sự đóng góp của hoạt động du lịch vào kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể: đóng góp vào GRDP, đóng góp vào việc tạo ra việc làm cho xã hội, tác động lan tỏa sang các ngành kinh tế khác trong tỉnh.

Để nhận thức được đầy đủ vai trò của du lịch, góp phần làm tốt công tác quản lý chuyên ngành cần thiết phải triển khai việc xác định tác động của hoạt động du lịch vào kinh tế xã hội tỉnh Bình Định (đóng góp của hoạt động du lịch vào GRDP và tạo việc làm), cả tác động trực tiếp và lan tỏa. Trên cơ sở đó đánh giá được vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của du lịch, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch đến năm 2020 và chiến lược phát triển đến năm 2030.

III. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật Thống kê số 89/2015/QH13 của Quốc hội khóa 13;

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ;

- Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

- Thông tư số 25/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Thông tư số 26/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động du lịch do ngành Du lịch quản lý, cấp phép;

- Thông tư số 27/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các cơ quan quản lý du lịch thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Chương trình hành động số 06-Ctr/TU ngày 20/10/2016 của tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh về việc Ban hành kế hành thực hiện chương trình hành động của tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 4772/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Công văn số 5616/UBND-VX ngày 17/9/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc đồng ý chủ trương cho Sở Du lịch xây dựng Đề án xác định đóng góp của hoạt động du lịch vào nền kinh tế tỉnh Bình Định.

IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Quan điểm

- Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội. Định hướng ngành du lịch Bình Định đến năm 2020 là ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 là ngành kinh tế mũi nhọn.

- Xác định đóng góp của du lịch gồm đóng góp trực tiếp và lan tỏa.

- Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn khi có tổng đóng góp từ 10% trở lên vào GRDP (trong đó tỷ trọng đóng góp lan tỏa cao); thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác (phần đóng góp của du lịch vào các ngành trong Tài khoản vệ tinh du lịch).

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Xác định vai trò của Du lịch đối với Kinh tế xã hội tỉnh Bình Định năm 2018 và ước tính cho năm 2019, là tiền đề và cơ sở kỹ thuật cho việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch cho Bình Định trong tương lai.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) về việc đánh giá tác động của du lịch vào kinh tế - xã hội.

- Xây dựng phương pháp điều tra thu thập dữ liệu về các chỉ tiêu có liên quan đến việc xác định tác động kinh tế của du lịch và các vấn đề làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch phù hợp với tỉnh Bình Định.

- Xác định được Tổng thu từ du lịch, đóng góp trực tiếp và gián tiếp của du lịch vào GRDP, tạo ra việc làm trong phạm vi tỉnh Bình Định năm 2018 và ước tính cho năm 2019.

- Xác định vai trò của Du lịch đối với các ngành kinh tế qua Tài khoản vệ tinh du lịch năm 2018 và ước tính cho năm 2019.

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nội dung cụ thể

Xác định tác động của du lịch vào kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định năm 2018 và ước tính cho năm 2019 với các nội dung cụ thể sau:

- Quan điểm và phương pháp luận của việc xác định đóng góp vào kinh tế của du lịch.

- Xác định nguồn dữ liệu cho việc tính toán đóng góp kinh tế của du lịch.

- Thực hiện điều tra chi tiêu của khách du lịch tại Bình Định cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Xác định chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Bình Định qua điều tra chi tiêu của khách du lịch. Ngoài ra tính toán một số hệ số hỗ trợ cho việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của ngành du lịch.

- Xác định được Tổng thu từ khách du lịch đến Bình Định.

- Lập Bảng cân đối kinh tế liên ngành (Bảng I-O) cho tỉnh Bình Định, làm cơ sở phân tích kinh tế cho tỉnh nói chung và cho đóng góp của Du lịch nói riêng.

- Xác định đóng góp trực tiếp và gián tiếp của du lịch vào GRDP, nộp ngân sách của tỉnh Bình Định.

- Xác định số lượng việc làm do du lịch tạo ra trong phạm vi tỉnh Bình Định.

- Lập Tài khoản vệ tinh du lịch cho tỉnh Bình Định năm 2018.

- Các đề xuất, kiến nghị.

- Báo cáo kết quả đề án cho UBND tỉnh Bình Định.

2. Phương pháp thực hiện

2.1. Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế

- Cơ sở lý luận: Xuất phát từ các khái niệm các liên quan đến hoạt động du lịch lý giải quan điểm Du lịch là lĩnh vực hoạt động kinh tế đa ngành và diễn giải cụ thể các ngành có liên quan; các biểu hiện cụ thể của việc đóng góp kinh tế của du lịch vào phát triển kinh tế.

- Cơ sở thực tiễn: Đặc điểm về hoạt động du lịch tại tỉnh Bình Định và những kết quả đã đạt được, ý nghĩa của việc xác định đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế Bình Định.

2.2. Phương pháp đánh giá sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế tỉnh Bình Định

Sử dụng phương pháp xác định tác động kinh tế của du lịch do tổ chức du lịch thế giới hướng dẫn thông qua dự án EU (TCDL):

- Xác định những dữ liệu cần thiết để xác định đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế trên cơ sở dữ liệu đầu vào của phương pháp nghiên cứu.

- Điều tra khách du lịch bằng kỹ thuật điều tra chọn mẫu với phương pháp phỏng vấn trực diện.

- Sử dụng kỹ thuật tổng hợp dữ liệu thống kê phù hợp với từng loại dữ liệu.

- Kỹ thuật phân tích bảng I-O: gộp bảng I-O, các ma trận hệ số chi phí...

- Xác định đóng góp trực tiếp và lan tỏa của du lịch vào kinh tế và việc làm từ bảng I-O.

- Phương pháp lập Tài khoản vệ tinh du lịch theo hướng dẫn của WTO.

PHẦN THỨ NHẤT

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THÔNG TIN VỀ KHÁCH DU LỊCH NĂM 2019

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA

- Thu thập thông tin nhằm xác định các hệ số cần thiết để ước tính số lượng khách du lịch các loại: Khách lưu trú qua đêm, khách đi trong ngày; khách tự sắp xếp và khách đi theo chương trình trọn gói (tour) theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ của ngành Du lịch.

- Thu thập, tổng hợp thông tin về chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch có nghỉ qua đêm đi theo tour, tự sắp xếp; chi tiêu bình quân của khách du lịch tham quan trong ngày. Trên cơ sở đó tính toán, suy rộng Tổng thu từ khách du lịch đến Bình Định năm 2018, ước tính cho năm 2019 phục cho việc xác định đóng góp của du lịch vào GRDP và tạo việc làm của du lịch; biên soạn Tài khoản vệ tinh du lịch cho Bình Định (RTSA) năm 2018.

- Thu thập, tổng hợp thông tin hỗ trợ cho việc xây dựng điểm đến và chiến lược phát triển du lịch tại tỉnh Bình Định.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA

1. Đối tượng và đơn vị Điều tra

a) Khách du lịch nội địa đến Bình Định

Khách du lịch nội địa đến Bình Định là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi địa bàn tỉnh Đình Định.

Trong cuộc điều tra này, chỉ điều tra khách du lịch là công dân Việt Nam đi du lịch trong phạm vi địa bàn tỉnh Bình Định (kể cả người hiện đang sống ở tỉnh Bình Định đi du lịch tới một địa điểm khác trong tỉnh với khoảng cách trên 30km đối với khách nghỉ qua đêm và trên 20km đối với khách tham quan trong ngày) và có chi tiêu cho các dịch vụ phục vụ khách du lịch của địa phương.

Mỗi khách du lịch nội địa đến Bình Định là một đơn vị điều tra. Trường hợp khách đi theo nhóm gia đình, bạn bè, chỉ chọn một người đại diện để điều tra.

b) Khách du lịch quốc tế đến Bình Định

Khách du lịch quốc tế đến Bình Định là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Bình Định du lịch.

Mỗi khách du lịch quốc tế đến Bình Định là một đơn vị điều tra. Trường hợp khách đi theo nhóm gia đình, bạn bè, chỉ chọn một người đại diện để điều tra.

c) Các doanh nghiệp lữ hành

Bao gồm các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa. Chọn mẫu một số doanh nghiệp có phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Phạm vi điều tra

Điều tra chọn mẫu tại các khu/điểm du lịch thuộc tỉnh Bình Định:

1. Bảo tàng Quang Trung

2. Cụm du lịch Kỳ Co

3. Thành phố Quy Nhơn (Bảo tàng tổng hợp, Ghềnh Ráng, bờ biển,....)

4. Hầm Hô

5. Chùa Linh Phong, Trung Lương, Thập tháp.

6. Các điểm mua sắm: Đặc sản địa phương (Phương Nghi, Thanh Liêm, Mận Khoa....)

III. THỜI GIAN ĐIỀU TRA VÀ THỜI KỲ THU THẬP THÔNG TIN

1. Đối với khách du lịch

Thời gian điều tra bắt đầu từ 20/6/2019 đến 20/7/2019 (Chuyên gia tổ chức tập huấn điều tra và thu thập thông tin vào ngày 20/6).

Thời kỳ thu thập thông tin là thời gian khách du lịch ở lại Bình Định trong chuyến đi.

2. Đối với các công ty lữ hành

Thời gian bắt đầu từ 01/7/2019 đến 20/7/2019

Thời kỳ thu thập thông tin 8 tháng, từ 01/01/2019 đến 30/8/2019

IV. NỘI DUNG ĐIỀU TRA VÀ PHIẾU ĐIỀU TRA

1. Nội dung Điều tra

a) Đối với khách du lịch

- Đặc điểm của khách đến Bình Định: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú,...

Trong đó: nơi cư trú thường xuyên là:

+ Nước cư trú đối với khách quốc tế;

+ Tỉnh/TP cư trú đối với khách nội địa từ các tỉnh/TP khác đến;

+ TP/Huyện thuộc Bình Định đối với khách đi trong phạm vi Bình Định.

- Thông tin về chuyến đi:

+ Mục đích chính của chuyến đi

+ Phương tiện chính của chuyến đi đến Bình Định

+ Hình thức tổ chức chuyến đi của khách (theo tour hay tự sắp xếp)

+ Khách có nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú hay khách đi trong ngày

+ Loại cơ sở lưu trú của khách trên địa bàn Bình Định

+ Thời gian lưu trú

- Thông tin về chi tiêu của khách:

+ Tổng mức chi tiêu tại Bình Định

+ Cơ cấu chi tiêu của khách: Lưu trú; Ăn uống; Mua sắm hàng hóa; Đi lại; Tham quan; Vui chơi giải trí; Y tế; Chi phí khác

Lưu ý: Một số khoản chi tiêu của khách không được tính đến là:

+ Tiền mua hàng hóa cho mục đích kinh doanh;

+ Tiền đầu tư; quyền sử dụng đất, bất động sản và các tài sản khác như xe ô tô, xe máy... kể cả việc mua tài sản để sử dụng cho chuyến đi du lịch lần sau;

+ Tiền biếu, tặng họ hàng, bạn bè... trong chuyến đi.

- Thông tin đánh giá của khách về dịch vụ và hoạt động du lịch tại tỉnh Bình Định:

+ Các điểm tham quan thường đến

+ Các sản phẩm lưu niệm thường mua

+ Đánh giá về hình ảnh của Bình Định

+ Mức độ hài lòng

+ Sự trung thành của khách (khả năng quay lại Bình Định du lịch và giới thiệu cho người khác)

+ Bình Định cần bổ sung sản phẩm, dịch vụ du lịch gì?

b) Đối với doanh nghiệp lữ hành

- Thông tin chung về doanh nghiệp

- Cơ cấu chi trong tour (thuê phòng, ăn uống, vé tham quan, đi lại, dịch vụ khác) của khách du lịch tại Bình Định

2. Phiếu điều tra

Sử dụng 3 loại phiếu điều tra:

- Phiếu 01/KNĐ-BĐ: “Phiếu thu thập thông tin khách du lịch nội địa”, áp dụng cho khách du lịch nội địa tại Bình Định;

- Phiếu 02/KQT-BĐ: “Phiếu thu thập thông tin khách du lịch quốc tế” áp dụng cho khách du lịch quốc tế đến Bình Định;

- Phiếu 03/CTLH-BĐ: “Phiếu thu thập thông tin từ doanh nghiệp lữ hành” áp dụng cho các doanh nghiệp lữ hành có phục vụ khách du lịch đến Bình Định.

V. PHÂN LOẠI, DANH MỤC ÁP DỤNG CHO CUỘC ĐIỀU TRA

- Quy định về phân loại, xếp hạng, Điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017.

- Quy định về điều kiện, phạm vi kinh doanh lữ hành: Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017.

- Danh mục các đơn vị hành chính Việt nam ban hành theo Quyết định 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra.

- Danh mục nước và vùng lãnh thổ được ban hành trong cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2017

VI. LOẠI ĐIỀU TRA, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

1. Loại Điều tra

Điều tra chọn mẫu với cơ cấu đã định sẵn phù hợp với cơ cấu khách du lịch đến Bình Định năm 2018 - 2019 theo tiêu chí nguồn khách (quốc tế, nội địa). Phân bổ mẫu như Phụ lục 1 và 2 đính kèm.

a) Đối với khách du lịch

- Khách du lịch được chọn để điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên trong số du khách có tại các khu/điểm du lịch. Việc chọn khách du lịch vào mẫu điều tra là hết sức quan trọng, vì vậy cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Khách đi theo nhóm gia đình, bạn bè, chỉ chọn một người đại diện để điều tra; khách đi theo tour chỉ chọn nhiều nhất 2 người trong 1 đoàn khách.

+ Tùy tình hình thực tế của địa phương có thể bổ sung thêm một số khu/điểm khác để điều tra cho đủ số lượng và cơ cấu khách.

+ Đối với khách du lịch nội địa chỉ phỏng vấn những người đến từ tỉnh/TP ngoài hoặc từ các quận/huyện khác trong thành phố với quãng đường đi từ 20 km trở lên đối với khách tham quan trong ngày và 30 km trở lên đối với khách có nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú và có chi tiêu cho các dịch vụ tại Bình Định.

- Cỡ mẫu điều tra: Căn cứ yêu cầu về tính đại diện, suy rộng kết quả điều tra, cỡ mẫu điều tra tối thiểu là 3.000 khách du lịch được phân bổ như sau (theo cơ cấu khách năm 2018 tại Bình Định):

Đối tượng điều tra

Tổng số phiếu điều tra

1. Khách du lịch nội địa

2650

2. Khách du lịch quốc tế

350

Tổng số

3.000

Trong đó, số lượng khách du lịch quốc tế cần điều tra phân theo thị trường khách đến Bình Định được quy định tại Phụ lục 1.

b) Đối với doanh nghiệp lữ hành

- Lựa chọn trên cơ sở danh mục các doanh nghiệp lữ hành tại Bình Định, căn cứ báo cáo kết quả doanh thu và số lượt khách phục vụ trong năm 2018 để lựa chọn doanh nghiệp (tương ứng số phiếu điều tra đối với từng loại doanh nghiệp lữ hành quốc tế hay nội địa) và tiến hành thu thập thông tin về cung cấp dịch vụ tour cho khách du lịch và cơ cấu chi tiêu trong tour.

- Cỡ mẫu điều tra: khoảng 20 doanh nghiệp có thâm niên hoạt động trên 3 năm (có phục vụ các tour trong phạm vi Bình Định).

2. Phương pháp thu thập thông tin

- Đối với khách du lịch: Thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại các khu, điểm du lịch: Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn khách du lịch, ghi vào phiếu thu thập thông tin hoặc hướng dẫn khách điền thông tin vào phiếu.

- Đối với các doanh nghiệp lữ hành: Điều tra viên giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung, hướng dẫn cách ghi phiếu và yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành được chọn điều tra điền đầy đủ thông tin, gửi phiếu điều tra về đơn vị chủ trì điều tra theo đúng nội dung và thời gian trong Phương án điều tra.

VII. CÁC BƯỚC XỬ LÝ, TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, BIÊN SOẠN KẾT QUẢ

Bước 1. Kiểm tra làm sạch phiếu;

Bước 2. Xây dựng phần mềm nhập tin các phiếu điều tra;

Bước 3. Tiến hành nhập tin các phiếu điều tra;

Bước 4. Tổng hợp kết quả điều tra bằng phần mềm thống kê;

Bước 5. Kiểm tra kết quả tổng hợp đầu ra;

Bước 6. Biên soạn số liệu kết quả điều tra;

Bước 7. Trao đổi kết quả với Sở Du lịch

Bước 8. Phân tích kết quả điều tra và viết báo cáo tổng hợp điều tra;

Bước 9. Hội thảo Báo cáo kết quả điều tra.

VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH

Tiến hành từ ngày 10/5/2019 đến ngày 30/8/2019, cụ thể như sau:

Thi gian

Nội dung công việc

Người thực hiện

Ngày 10/5 - 30/5

- Xây dựng phương án điều tra, bảng hỏi

- Lựa chọn doanh nghiệp lữ hành để điều tra

- Lựa chọn khu, điểm du lịch để điều tra

- Tổ công tác

- Chuyên gia (CG)

- Sở DL, Cục Thống kê

Ngày 1/6 - 10/6

- Tuyển chọn điều tra viên, giám sát viên

- Chuẩn bị cho công tác tập huấn

Sở Du lịch, Cục Thống kê, Tổ điều tra và CG

Ngày 20/6

Triển khai tập huấn điều tra và phân công nhiệm vụ

CG, Sở DL chủ trì, Tổ điều tra và giám sát viên thực hiện

Ngày 21/6 - 21/7

Thực hiện điều tra tại địa bàn đã được phân công

Cục Thống kê chủ trì, Tổ điều tra và giám sát viên thực hiện

Ngày 21/6 - 30/6

Xây dựng phương án nhập dữ liệu

Tổ điều tra, CG

Ngày 22/7 - 30/7

Nhập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu

Cục Thống kê, Tổ điều tra và CG

Ngày 1/8 - 5/8

Xử lý dữ liệu

Cục Thống kê, Sở Du lịch

Ngày 6/8 - 20/8

Viết báo cáo và trao đổi với các bên có liên quan

Cục Thống kê, Sở Du lịch, CG

Ngày 21/8 - 30/8

Hội thảo Báo cáo kết quả

CG, Sở Du lịch, Tổ công tác, Cục TK, CQ liên quan

IX. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN

Sở Du lịch phối hợp với Cục Thống kê chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ khảo sát khách du lịch đến Bình Định nhằm đánh giá tác động của du lịch đối với kinh tế tỉnh Bình Định:

- Thành lập Tổ khảo sát khách du lịch do lãnh đạo Cục Thống kê làm Tổ trưởng, một thành viên Sở Du lịch tham gia làm Tổ phó, các tổ viên là cán bộ của các bộ phận có liên quan do Cục Thống kê đề xuất.

- Tổ trưởng, điều tra viên, giám sát viên:

+ Tuyển chọn tổ trưởng, điều tra viên là cán bộ Cục Thống kê và Chi cục Thống kê, các cộng tác viên có kinh nghiệm. Chọn những những người có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình. Số lượng điều tra viên được chọn phù hợp với số khách điều tra theo ngôn ngữ ở Phụ lục số 2.

+ Chọn giám sát viên là cán bộ Cục Thống kê và các cộng tác viên kinh nghiệm có đủ trình độ và năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Số tổ trưởng, điều tra viên, giám sát viên sau khi tuyển chọn phải được tập huấn kỹ về nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể trước khi tiến hành điều tra. Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ và tổ chức rút kinh nghiệm, bổ sung nghiệp vụ thường xuyên đối với các điều tra viên trong quá trình điều tra.

- Sở Du lịch phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê tổ chức thực hiện cuộc điều tra: Thống nhất chương trình và liên hệ với Ban Quản lý hoặc cơ quan chủ quản khu, điểm du lịch được lựa chọn điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ trưởng, điều tra viên, giám sát viên thực hiện nhiệm vụ.

- Do khách du lịch (vừa là đối tượng và đồng thời là đơn vị điều tra) đang đi tham quan tại các khu, điểm du lịch nên việc thu thập thông tin cần được tiến hành linh hoạt, tranh thủ những khoảng trống về thời gian.

X. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí triển khai thực hiện Phương án điều tra thông tin về khách du lịch từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt và cấp cho Sở Du lịch.

 

PHỤ LỤC 1

LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ CẦN ĐIỀU TRA CHIA THEO THỊ TRƯỜNG

Quốc tịch

Tỷ trọng thị trường khách quốc tế năm 2018 (%)

Số khách quốc tế dự kiến Điều tra (người)

Số khách dự kiến điều tra trong 1 pha (người)

1. Trung Quốc

 

 

 

2. Hàn Quốc

 

 

 

3. Nhật Bản

 

 

 

4. Úc

 

 

 

5. Pháp

 

 

 

6. Mỹ

 

 

 

7. Đức

 

 

 

8. Malaysia

 

 

 

9. Thái Lan

 

 

 

10. Đài Loan

 

 

 

11. Singapore

 

 

 

12. Canada

 

 

 

13. Khách khác

 

 

 

Tổng

 

 

 

(Không có số liệu của những năm trước, số khách quốc tế rất ít)

 

PHỤ LỤC 2

LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH CẦN ĐIỀU TRA CHIA THEO NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ phiếu

Số lượng

Đối tượng khách

Việt

2500

Khách nội địa

Anh

350

Khách Mỹ, Úc, Đức, Malaysia, Thái Lan, Canada và khách khác

Hàn, Trung Nhật

150

Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản

Tổng số

3.000

 

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH KHU, ĐIỂM DU LỊCH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA

STT

Khu, đim du lịch

Tổng

1

Bảo tàng Quang Trung

500

2

Kỳ Co

300

3

TP Quy Nhơn

1200

4

Hầm Hô

300

5

Chùa Linh Phong, Thập tháp

300

6

Các điểm mua sắm

400

 

Tng

3000

 

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ MẪU BIỂU TỔNG HỢP ĐIỀU TRA

Biểu 1: Khách quốc tế được Điều tra chia theo phương tiện, thị trường và hình thức tổ chức đi

Phương tiện / Thị trường

Theo hình thức tổ chức đi
(lượt)

Cơ cấu (%)

Tổng số

Tự sắp xếp

Theo tour

Tự sắp xếp

Theo tour

Tng chung

 

 

 

 

 

I. Theo phương tiện đến Bình Định

 

 

 

 

 

Đường không

 

 

 

 

 

Đường bộ

 

 

 

 

 

Đường biển

 

 

 

 

 

II. Theo thị trường

 

 

 

 

 

A. Châu Á

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

1. Trung Quốc

 

 

 

 

 

2. Hàn Quốc

 

 

 

 

 

3. Nhật

 

 

 

 

 

4. Các nước Châu Á khác

 

 

 

 

 

B. Châu Âu

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

5. Pháp

 

 

 

 

 

6. Anh

 

 

 

 

 

7. Đức

 

 

 

 

 

8. Các nước châu Âu khác

 

 

 

 

 

C. Châu Đại Dương

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

9. Úc

 

 

 

 

 

10. Niudilân

 

 

 

 

 

D. Châu Mỹ

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

11. Mỹ

 

 

 

 

 

12. Canada

 

 

 

 

 

E. Các thị trường khác

 

 

 

 

 

Trong đó Việt Kiều

 

 

 

 

 

Biểu 2: Khách quốc tế được điều tra chia theo thị trường và mục đích chuyến đi

Thị trường

Tng số

Theo mục đích chuyến đi

Tham quan, nghỉ dưỡng

Thông tin, báo chí

Hội nghị, hội thảo

Tham quan

Thương mại

Chữa bệnh

Khác

Tổng chung

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Châu Á

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Trung Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hàn Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nhật

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Các nước Châu Á khác

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Châu Âu

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Các nước Châu Âu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Châu Đại Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Úc

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Niudilân

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Châu Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Canada

 

 

 

 

 

 

 

 

E. Các thị trường khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó Việt Kiều

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 3: Khách quốc tế được điều tra chia theo phương tiện đến Bình Định, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính và mục đích chuyến đi

 

Tổng số

Theo mục đích chuyến đi

Tham quan, nghỉ dưỡng

Thông tin, báo chí

Hội nghị, hội thảo

Tham quan

Thương mại

Chữa bệnh

Khác

Tng chung

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Theo phương tiện đến Bình Định

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường không

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường biển

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Theo Nghề nghiệp, Độ tuổi, Giới tính

 

 

 

 

 

 

 

A. Nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà thương gia

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà báo

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo sư, giảng viên, giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

Quan chức chính phủ

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiến trúc sư

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân viên tổ chức quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh, sinh viên

 

 

 

 

 

 

 

 

Hưu trí

 

 

 

 

 

 

 

 

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Nhóm tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 15 đến 24

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 25 đến 34

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 35 đến 44

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 45 đến 54

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 55 đến 64

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 65 trở lên

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Gii tính

 

 

 

 

 

 

 

 

Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 4: Chi tiêu bình quân một lượt khách chia theo thị trường và khoản chi của khách quốc tế đến Bình Định

Thị trường

Bình quân một lượt khách

Khoản chi

Thuê phòng

Ăn uống

Đi lại ở Việt Nam

Tham quan, giải trí

Mua sắm

Dịch vụ văn hóa

Dịch vụ y tế

Khác

Bình quân chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Châu Á

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Trung Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hàn Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nhật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Châu Âu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Châu Đại Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Úc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Niudilan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Châu Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Canada

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E. Các thị trường khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó Việt kiều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 5: Chi tiêu bình quân một ngày chia theo thị trường và khoản chi của khách quốc tế đến Bình Định

Đơn vị tính: USD

Thị trường

Bình quân một ngày khách

Khoản chi

Thuê phòng

Ăn uống

Đi lại ở Việt Nam

Tham quan giải trí

Mua sắm

Dịch vụ văn hóa

Dịch vụ y tế

Khác

Bình quân chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Châu Á

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Trung Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hàn Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nhật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Châu Âu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Châu Đại Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Úc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Niudilan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Châu Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Canada

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E. Các thị trường khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó Việt kiu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 6: Khách nội địa được điều tra chia theo phương tiện, tỉnh/thành phố và hình thức tổ chức đi

Phương tiện / Thị trường

Theo hình thức tổ chức đi (lượt)

Cơ cấu (%)

Tổng số

Tự sắp xếp

Theo tour

Tự sắp xếp

Theo tour

Tổng chung

 

 

 

 

 

I. Theo phương tiện đến Bình Định

 

 

 

 

 

Đường không

 

 

 

 

 

Đường bộ

 

 

 

 

 

Đường biển

 

 

 

 

 

II. Theo Tỉnh/Thành phố

 

 

 

 

 

1. An Giang

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

 

5.

 

 

 

 

 

…….

 

 

 

 

 

Biểu 7: Khách Nội địa được điều tra chia theo tỉnh/thành phố và mục đích chuyến đi

Thị trường

Tổng số

Theo mục đích chuyến đi

Tham quan, nghỉ dưỡng

Thông tin, báo chí

Hội nghị, hội thảo

Tham quan

Thương mại

Chữa bệnh

Khác

Tng chung

 

 

 

 

 

 

 

 

1. An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 8: Khách nội địa được điều tra chia theo phương tiện đến Bình Định, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính và mục đích chuyến đi

 

Tổng s

Theo mục đích chuyến đi

Tham quan, nghỉ dưỡng

Thông tin, báo chí

Hội nghị, hội thảo

Tham quan

Thương mại

Chữa bệnh

Khác

Tổng chung

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Theo phương tiện đến Bình Định

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường không

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường biển

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Theo Nghề nghiệp, Độ tuổi, Giới tính

 

 

 

 

 

 

 

A. Nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Công chức, viên chức nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân viên/làm công

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông dân

 

 

 

 

 

 

 

 

Hưu trí

 

 

 

 

 

 

 

 

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Nhóm tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 15 đến 24

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 25 đến 34

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 35 đến 44

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 45 đến 54

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 55 đến 64

 

 

 

 

 

 

 

 

từ 65 trở lên

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Giới tính

 

 

 

 

 

 

 

 

Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 9: Chi tiêu bình quân một lượt khách chia theo tỉnh/thành phố và khoản chi của khách nội địa đến Bình Định

Thị trường

Bình quân một lượt khách

Khoản chi

Thuê phòng

Ăn uống

Đi lại ở Việt Nam

Tham quan, giải trí

Mua sắm

Dịch vụ văn hóa

Dịch vụ y tế

Khác

Bình quân chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 10: Chi tiêu bình quân một ngày chia theo thị trường và khoản chi của khách nội địa đến Bình Định

Đơn vị tính: USD

Thị trường

Bình quân một ngày khách

Khoản chi

Thuê phòng

Ăn uống

Đi lại ở Việt Nam

Tham quan giải trí

Mua sắm

Dịch vụ văn hóa

Dịch vụ y tế

Khác

Bình quân chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU ĐIỀU TRA

I. THỐNG NHẤT CÁC THUẬT NGỮ

1. Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.

Khách du lịch nội địa không bao gồm các trường hợp sau:

- Những người định cư ở nơi này đến một nơi khác với mục đích thường trú ở đó;

- Những người đi đến một nơi khác ở trong nước ngoài môi trường sống thường xuyên của mình với mục đích hành nghề nhận thu nhập và kiếm sống ở nơi đến;

- Những người đi lại theo lịch thường xuyên giữa các vùng lân cận để làm việc, giảng dạy, học tập, nghiên cứu;

- Những người du mục và những người không có nơi cư trú cố định; và,

- Những chuyến đi diễn tập của các lực lượng vũ trang.

Phiếu Điều tra về khách du lịch nội địa chỉ áp dụng đối với:

- Những người có độ tuổi từ 15 trở lên (dưới 15 tuổi được coi là trẻ em đi kèm, không thuộc đối tượng của cuộc điều tra);

- Những người đến từ tỉnh/thành phố khác hoặc từ các huyện, quận thuộc tỉnh/thành phố đó với cự ly quãng đường từ 30 km trở lên đối với khách có nghỉ qua đêm và 20km trở lên đối với khách đi trong ngày và/hoặc có sử dụng dịch vụ du lịch tại điểm đến;

- Những người đã thực hiện được ít nhất ½ thời gian trong tổng số thời gian dự định của chuyến đi.

- Khách nước ngoài sống tại Việt Nam trên 12 tháng đi du lịch trên lãnh thổ Việt Nam (nhân viên ngoại giao, những người hành nghề nhận thu nhập tại Việt Nam...) không thuộc đối tượng của cuộc điều tra.

2. Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế là những người đi ra khỏi nước mà họ cư trú thường xuyên của mình để đến một nước khác với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.

Khách du lịch quốc tế không bao gồm các trường hợp sau:

- Những người định cư ở nước này đến một nước khác với mục đích thường trú ở đó;

- Những người đi đến một nước khác với nước cư trú thường xuyên của mình với mục đích hành nghề nhận thu nhập và kiếm sống ở nơi đến;

- Những người đi lại theo thường xuyên giữa các vùng biên để làm việc, kiếm sống;

- Những nhân viên đại sứ quán, thủy thủ đoàn không vào đất liền.....

3. Khách Du lịch theo tour và tự sắp xếp

- Khách du lịch theo tour: Là những người đi theo các chương trình du lịch được phục vụ trọn gói hoặc từng phần do các đơn vị kinh doanh lữ hành tổ chức.

- Khách du lịch tự sắp xếp: Là những người tự đứng ra tổ chức, sắp xếp chuyến đi cho mình hay cả đoàn về phương tiện đi lại, ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí...

4. Chi tiêu của khách du lịch tại Bình Định

Chi tiêu của khách du lịch là tổng số tiền đã mà khách du lịch đã chi ra trong suốt thời gian ở Bình Định, nhưng không bao gồm các khoản sau:

+ Tiền mua hàng hóa cho mục đích kinh doanh, bán lại cho người khác;

+ Tiền đầu tư vào bất động sản, động sản... kể cả việc mua những tài sản này để sử dụng cho các chuyến đi du lịch trong tương lai;

+ Tiền mặt biếu họ hàng, bạn bè, từ thiện... trong chuyến đi.

Các khoản chi tiêu của khách du lịch tại Bình Định gồm:

- Chi thuê phòng;

- Chi ăn uống;

- Chi phương tiện đi lại trong phạm vi Bình Định;

- Chi mua quà lưu niệm, kỷ niệm;

- Chi mua dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí;

- Chi mua thuốc chữa bệnh, dịch vụ y tế;

- Các khoản chi khác.

NỘI DUNG PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH DU LỊCH

Phiếu Điều tra khách du lịch nhằm tổng hợp thông tin về khách du lịch; về tổng mức và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch chia theo từng loại đối tượng; về đánh giá của khách du lịch với Bình Định. Cụ thể như sau:

Câu 1: Nhằm xác định nguồn khách. Cụ thể:

- Với phiếu 01/KNĐ: ghi tên tỉnh/TP cư trú thường xuyên đối với khách nội địa từ tỉnh/TP khác đến Bình Định; Ghi tên TP/Huyện đối với những người sống tại tỉnh Bình Định đi du lịch với cự ly >30km (đối với khách có nghỉ qua đêm) và >20km (đối với khách đi trong ngày) và/hoặc có sử dụng dịch vụ du lịch tại điểm đến. (Mã do cục TK ghi)

- Với phiếu 02/KQT: ghi tên nước cư trú thường xuyên của khách quốc tế đến. (Mã do cục TK ghi)

Câu 2: Câu hỏi sàng lọc

Ở câu hỏi này, nếu khách du lịch không thuộc phạm vi áp dụng thì dừng phỏng vấn. (Nên hỏi câu này trước)

Câu 3: Khách chưa đủ 15 tuổi: dừng phỏng vấn.

Câu 4, 5, 6: Hỏi về giới tính, nghề nghiệp và số lần đến Bình Định của khách, đề nghị đánh dấu (x) vào các ô thích hợp.

Câu 7: Mục đích chính của chuyến đi: là mục đích có tính chất quyết định chuyến đi có được thực hiện hay không. Theo đó, đánh dấu vào một trong các mục đích đã liệt kê.

Câu 8: Phương tiện chính của chuyến đi: là loại phương tiện có chi phí cao nhất trong cả chuyến đi hoặc quãng đường dài nhất.

Câu 9 đến 11: Dự kiến tổng số thời gian của chuyến đi; Thời gian và loại cơ sở lưu trú tại Bình Định:

Ghi tổng số ngày, đêm dự kiến trong cả chuyến đi này; Ghi số ngày, đêm và loại hình cơ sở lưu trú mà khách dự định nghỉ tại Bình Định.

Câu 12: Xác định nhóm đi du lịch: đề nghị đánh dấu (x) vào 1 phương án thích hợp nhất.

Câu 13: Xác định nguồn thông tin quyết định chuyến đi đến Bình Định: thông tin khởi đầu và bắt nguồn để lựa chọn chuyến đi, đánh dấu (x) vào các ô thích hợp.

Câu 14: Sự hiểu biết và tình hình tham quan các điểm đến, sử dụng các dịch vụ tại Bình Định

Khách đã nghe nói đến những khu điểm du lịch/ dịch vụ gì và đã tham quan/sử dụng những dịch vụ nào, đánh dấu (x) vào các ô thích hợp.

Câu 15: Xác định chuyến đi theo tour hay tự sắp xếp

Dựa vào khái niệm Khách du lịch theo tour và Khách du lịch tự sắp xếp, đánh dấu vào 1 trong 2 ô tương ứng, nếu “Có” thì trả lời câu tiếp theo và nếu trả lời “Không” thì chuyển sang trả lời câu 18.

Câu 16: Xác định tổng số tiền mua tour

Nếu khách đi theo tour (mua trọn gói hoặc một phần chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành) thì ghi tổng số tiền mà khách đã trả cho doanh nghiệp lữ hành đó (tính cho một người) và đánh dấu vào những khoản mục đã bao gồm chi phí trong tour liệt kê ở dưới.

Lưu ý: Đối với khách nội địa ghi số tiền với đơn vị tính nghìn đồng.

Đối với khách quốc tế ghi rõ số tiền, loại tiền, đơn vị tính.

Câu 17: Xác định tổng số tiền chi tại tỉnh Bình Định đối với khách tự sắp xếp chuyến đi và những khoản chi ngoài tour đối với khách đi theo tour

Ước lượng tổng số tiền và các khoản chi mà khách chi tại tỉnh Bình Định, không kể chi phí cho việc đi đến Bình Định (đối với những khách tự sắp xếp) và những khoản chi thêm ngoài tour (đối với khách đi theo tour). Các lưu ý giống như câu 16.

Ghi tổng số người tương ứng với số tiền trên và số trẻ em dưới 5 tuổi (khi tính chi tiêu không tính số trẻ em này).

Câu 18: Đánh giá về các dịch vụ du lịch chủ yếu theo mức độ hài lòng của chính khách du lịch. Đánh dấu (x) vào 1 ô thích hợp cho mỗi dịch vụ.

Câu 19: Các khu/điểm du lịch mà khách đã đến và mức độ hài lòng của khách về các khu/điểm đó. Đánh dấu (x) vào khu/điểm du lịch mà khách đã đến và 1 ô thích hợp về mức độ hài lòng cho mỗi khu/điểm du lịch đó.

Câu 20 và 21: Đánh giá về chuyến đi đến Bình Định: mức độ thân thiện của điểm đến và mức độ hài lòng chung về chuyến đi. Đánh dấu (x) vào 1 ô tương ứng với nhận xét của khách.

Câu 22 và 23: Đánh giá về sự trung thành của khách với điểm đến: Khách sẽ giới thiệu Bình Định cho người khác và sẽ quay trở lại vào dịp khác. Đánh dấu (x) vào 1 ô tương ứng với quyết định của khách.

Câu 24: Những sản phẩm lưu niệm mà khách thường mua ở Bình Định: Ghi cụ thể tên và chủng loại sản phẩm.

Câu 25, 26 và 27: Những điều khách thích và không thích ở Bình Định; Những điều khách mong muốn được cải thiện: Ghi chép đầy đủ lời nói của khách.

 

PHẦN THỨ HAI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÔNG TIN KHÁCH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2019

TỔNG QUAN VỀ CUỘC ĐIỀU TRA KHÁCH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2019

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA

Cuộc Điều tra thông tin về khách du lịch năm 2019 được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ dòng khách du lịch quốc tế và trong nước đang đi thăm quan du lịch trong khoảng thời gian tháng 7-8 năm 2019 tại các khu, điểm du lịch khác nhau thuộc Bình Định. Nhằm tính toán, xác định các hệ số cần thiết để ước tính số lượng khách du lịch các loại: khách lưu trú qua đêm, khách đi trong ngày; khách tự sắp xếp và khách đi theo chương trình trọn gói (tour) theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ của ngành Du lịch.

Bên cạnh đó, cuộc điều tra còn thu thập, tổng hợp thông tin về chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch có nghỉ qua đêm đi theo tour, tự sắp xếp; chi tiêu bình quân của khách du lịch tham quan trong ngày. Trên cơ sở đó tính toán, suy rộng Tổng thu từ khách du lịch đến Bình Định năm 2019 phục vụ cho việc xác định đóng góp của du lịch vào GRDP và tạo việc làm của du lịch và biên soạn Tài khoản vệ tinh du lịch cho Bình Định (RTSA) năm 2019.

Ngoài ra, cuộc điều tra còn thu thập, tổng hợp thông tin hỗ trợ cho việc xây dựng điểm đến và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA, ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA

1. Đối tượng và đơn vị Điều tra: Cuộc điều tra tiến hành thu thập thông tin về khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Bình Định và các doanh nghiệp lữ hành tại Bình Định.

Khách du lịch nội địa đến Bình Định là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi địa bàn tỉnh Bình Định.

Tuy nhiên, trong cuộc điều tra này, chỉ tiến hành điều tra đối tượng khách du lịch là công dân Việt Nam đi du lịch trong phạm vi địa bàn tỉnh Bình Định (kể cả người hiện đang sống ở tỉnh Bình Định đi du lịch tới một địa phương khác trong tỉnh với khoảng cách trên 30km đối với khách nghỉ qua đêm và trên 20 km đối với khách tham quan trong ngày) và có chi tiêu cho các dịch vụ phục vụ khách du lịch của địa phương.

Khách du lịch quốc tế đến Bình Định là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Bình Định du lịch.

Mỗi khách du lịch quốc tế, hay khách du lịch nội địa đến Bình Định là một đơn vị điều tra. Trường hợp khách đi theo nhóm gia đình, bạn bè, chỉ chọn một người đại diện để điều tra.

Các doanh nghiệp lữ hành: Bao gồm các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa. Điều 100% các doanh nghiệp có phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Phạm vi điều tra

Điều tra chọn mẫu tại các khu/điểm du lịch thuộc tỉnh Bình Định:

- Bảo tàng Quang Trung;

- Cụm du lịch Kỳ Co;

- Thành phố Quy Nhơn: Bảo tàng tổng hợp, Ghềnh Ráng, bờ biển,...;

- Hầm Hô;

- Chùa Linh Phong, Thập Tháp; khu dã ngoại Trung Lương,...;

- Các điểm mua sắm đặc sản của địa phương: Phương Nghi, Thanh Liêm, Mận Khoa,...

III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

Nội dung điều tra bao gồm các nhóm thông tin sau:

(1) Đặc điểm về du khách đến Bình Định gồm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú.

Trong đó, nơi cư trú thường xuyên là:

+ Nơi cư trú đối với khách quốc tế;

+ Tỉnh/TP cư trú đối với khách nội địa từ các tỉnh/TP khác đến;

+ Huyện/TX/TP thuộc Bình Định đối với khách đi trong phạm vi Bình Định.

(2) Thông tin về chuyến đi:

+ Mục đích chính của chuyến đi;

+ Phương tiện chính của chuyến đi đến Bình Định;

+ Hình thức tổ chức chuyến đi của khách (theo tour hoặc tự sắp xếp);

+ Khách có nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú hay khách đi trong ngày;

+ Loại cơ sở lưu trú của khách trên địa bàn tỉnh Bình Định;

+ Thời gian lưu trú.

(3) Thông tin về chi tiêu của khách:

+ Tổng mức chi tại Bình Định;

+ Cơ cấu chi tiêu của khách: Lưu trú; ăn uống; Mua sắm hàng hóa; Đi lại; Tham quan; Vui chơi giải trí; Y tế; Chi phí khác.

(4) Thông tin đánh giá của khách vè dịch vụ và hoạt động tại tình Bình Định như:

+ Các điểm tham quan thường đến;

+ Các sản phẩm lưu niệm thường mua;

+ Đánh giá về hình ảnh của Bình Định;

+ Mức độ hài lòng;

+ Khả năng quay lại Bình Định du lịch và giới thiệu cho người khác;

+ Bình Định cần bổ sung sản phẩm, dịch vụ du lịch gì?

IV. LOẠI ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

1. Loại Điều tra

Điều tra chọn mẫu với cơ cấu đã định sẵn phù hợp với cơ cấu khách du lịch đến Bình Định năm 2019 theo tiêu chí nguồn khách (quốc tế, nội địa).

Cỡ mẫu: Căn cứ yêu cầu về tính đại diện, suy rộng kết quả điều tra, cỡ mẫu điều tra là 3.000 khách, khách nội địa: 2.650 khách và khách quốc tế: 350 khách.

2. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại các khu, điểm du lịch. Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn khách du lịch, ghi vào phiếu thu thập thông tin hoặc hướng dẫn khách điền thông tin vào phiếu.

V. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA CUỘC ĐIỀU TRA

1. Quy trình xử lý

Các phiếu điều tra sau khi điều tra viên điều tra, tổ trưởng, giám sát viên kiểm tra hoàn thiện, làm sạch phiếu thì sẽ được bàn giao cho cán bộ nhập tin và xử lý kết quả điều tra tại Cục Thống kê bằng phần mềm SPSS.

2. Biểu đầu ra

- Khách quốc tế được điều tra chia theo phương tiện, thị trường và hình thức tổ chức đi;

- Khách quốc tế được điều tra chia theo thị trường và mục đích chuyến đi;

- Khách quốc tế được điều tra chia theo phương tiện đến Bình Định, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính và mục đích chuyến đi;

- Chi tiêu bình quân một lượt khách chia theo thị trường và khoản chi của khách quốc tế đến Bình Định;

- Chi tiêu bình quân một ngày chia theo thị trường và khoản chi của khách quốc tế đến Bình Định;

- Khách nội địa được điều tra chia theo phương tiện, tỉnh/thành phố và hình thức tổ chức đi;

- Khách nội địa được điều tra chia theo tỉnh/thành phố và mục đích chuyến đi;

- Khách nội địa được điều tra chia theo phương tiện đến Bình Định, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính và mục đích chuyến đi;

- Chi tiêu bình quân một lượt khách chia theo tỉnh/thành phố và khoản chi của khách nội địa đến Bình Định;

- Chi tiêu bình quân 1 ngày khách chia theo thị trường và khoản chi của khách nội địa đến Bình Định.

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHÁCH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2019

A. KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUYẾN ĐI CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA

1. Thông tin chung về khách nội địa

Trong 2.650 khách nội địa được hỏi thì có 61,92% khách có lưu trú qua đêm; 38,08% khách đi trong ngày; có 33,8% du khách đi theo tour và 66,2% khách tự sắp xếp. Trong tổng số 2.650 khách nội địa thì khách là người Bình Định có 256 khách (chiếm 9,7%) đã đến các điểm tham quan (vì các khách này có chi tiêu cho chuyến đi vì mục đích du lịch).

Cũng trong tổng số 2.650 khách nội địa được hỏi thì khách du lịch là người ngoài tỉnh Bình Định có 2.394 khách (chiếm 90,3%); trong đó, có 67,4% khách có lưu trú qua đêm và 32,6% đi tham quan trong ngày. Trong tổng số 2.394 khách là người ngoài tỉnh, có 870 khách đi du lịch theo tour (chiếm 36,3%) và 1.524 khách đi theo hình thức tự sắp xếp (chiếm 63,7%). Hình thức đi du lịch tự sắp xếp có nhiều ưu điểm hơn, nhất là đối với khách du lịch trong nước, nên số lượng khách đi theo hình thức tự sắp xếp chiếm phần lớn.

Du khách đến từ các tỉnh phía Bắc chiếm tỷ trọng cao nhất (35,5%), miền Nam chiếm 26,4%, các tỉnh Duyên hải miền Trung (Thanh Hóa đến Bình Thuận) chiếm 23,7% và Tây Nguyên là 14,4%. Trong đó, hai thành phố có số lượng khách đi du lịch tại Bình Định nhiều nhất là Hà Nội (22,1%) và thành phố Hồ Chí Minh (19,2%).

Khách du lịch nội địa tại Bình Định (2.650 khách) chủ yếu ở độ tuổi dưới 45 (chiếm 73,2%), trong đó; du khách từ 25 đến 34 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất 29,6%, tiếp đến là đối tượng du khách từ 35 đến 44 tuổi (chiếm 26,5%), khách từ 15 đến 24 tuổi chiếm 17,1%. Du khách nội địa từ 55 đến 64 tuổi và đặc biệt là từ 65 tuổi trở lên chiếm một tỷ trọng khá thấp, từ 55 đến 64 chiếm 7,6% và từ 65 tuổi trở lên chỉ chiếm 2,8%. Kết quả khảo sát trên đã cho thấy, du khách đến Bình Định tập trung vào đối tượng trẻ.

Cục Thống kê Bình Định đã tiến hành thu thập thông tin 2.650 khách nội địa đến Bình Định thì có 1.370 khách là nữ giới, chiếm 51,7% và 1.280 khách là nam giới, chiếm 48,3% (loại trừ khách thường trú Bình Định, có 1.232 khách là nữ giới, chiếm 51,5% và 1.162 khách là nam giới, chiếm 48,5%). Tỷ trọng này khác biệt với khách quốc tế (nữ: 38,9% và nam: 61,1%). Điều này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và đời sống tinh thần của phụ nữ được quan tâm chăm sóc nhiều hơn trước.

Trong 2.394 khách được hỏi thì có 667 người (chiếm 27,9%) là công chức, viên chức Nhà nước; 193 người (chiếm 8,1%) là chủ doanh nghiệp; 680 người (chiếm 28,4%) làm nhân viên, người làm công; 36 người (chiếm 1,5%) là nông dân; 343 người (chiếm 14,3%) tự sản xuất, kinh doanh; 148 người (chiếm 6,2%) là hưu trí và 327 người (chiếm 13,6%) làm nghề nghiệp khác như: nội trợ, học sinh, sinh viên,...

Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 2.394 khách, khách nội địa trước đó đã đến Bình Định chiếm 40,9%, trong đó khách đến lần thứ 2 là 20,1%, lần 3 là 6,8% và khách đến 4 lần trở lên là 14%. Điều này chứng tỏ chất lượng các dịch vụ du lịch, sự hấp dẫn và phong phú của các điểm đến đã thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách nội địa nên xu hướng quay lại trong tương lai của du khách tương đối cao.

Bên cạnh đó, tỷ trọng khách mới cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 59,1%) trong tổng số 2.394 khách. Trong 1.415 khách đến Bình Định lần đầu, khách đến từ các tỉnh miền Bắc chiếm 46,4%, miền Nam chiếm 25,4%, Duyên hải miền Trung chiếm 20,3%, Tây Nguyên chiếm 7,8%. Theo địa phương, Hà Nội chiếm 27,8%, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 17,2%. Do vậy, các công ty lữ hành, khách sạn và các đơn vị hoạt động du lịch cần tạo ấn tượng tốt để khách sẽ quay lại Bình Định trong thời gian đến.

2. Thông tin về chuyến đi của khách du lịch nội địa

Về mục đích chuyến đi và phương tiện chính của khách:

Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống tinh thần của người dân cung ngày càng tăng lên. Kết quả khảo sát cho thấy: Số người đi du lịch thuần túy, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí chiếm 87,7% trong tổng số, số người kết hợp du lịch với thăm thân chiếm 7%, kết hợp hội nghị, hội thảo tập huấn nghiệp vụ, học tập ngắn ngày chiếm 2,1%, số người đi theo mục đích thương mại kết hợp du lịch chiếm 1%.

Hiện nay, loại hình vận tải hàng không rất phát triển, nhiều hãng hàng không lập đường bay đến Sân bay Phù Cát, chi phí đi lại bằng máy bay giảm khá nhiều, tiết kiệm thời gian, đảm bảo sức khỏe. Vì vậy, khách du lịch sử dụng phương tiện máy bay để đi du lịch tại Bình Định là lựa chọn tối ưu. Kết quả khảo sát cho thấy, phương tiện chính được du khách lựa chọn để đến Bình Định bằng máy bay chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ lệ là 45,4%, trong khi đó khách đi du lịch bằng phương tiện ô tô chỉ chiếm 43,9%, đi bằng phương tiện tàu hỏa chiếm 7,1%.

Về độ dài chuyến đi và đối tượng đồng hành cùng chuyến đi:

Thời gian bình quân chung của một lượt khách du lịch trong nước ở qua đêm là 3,32 ngày (2,32 đêm), trong đó khách đi theo tour là 3,30 ngày (2,30 đêm) và khách tự sắp xếp là 3,33 ngày (2,33 đêm). Khách đến từ Hà Nội có thời gian bình quân lưu tại Bình Định là 3,8 ngày (2,8 đêm), khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh có thời gian bình quân lưu tại Bình Định là 3,4 ngày (2,4 đêm) cao hơn mức bình quân chung của khách nội địa.

Hình thức du lịch tập thể vẫn được hầu hết các khách du lịch nội địa lựa chọn trong cuộc hành trình của mình. Chỉ có 4,9% là khách đi du lịch một mình và 94,9% là khách đi du lịch tập thể, trong đó đi với gia đình là 45,1%, đi cùng nhóm bạn là 30,4%, đi với các hội đoàn thể là 19,4% và 0,2% khách đi với hình thức khác.

Nguồn thông tin khách nội địa quyết định du lịch Bình Định:

Kết quả điều tra cho thấy có 70,6% khách ngoài tỉnh lựa chọn nguồn thông tin từ internet, 55,8% do người khác giới thiệu, 23,7% khách được hỏi lựa chọn tìm hiểu thông tin từ các công ty du lịch giới thiệu quảng bá, 17,7% là tham khảo qua truyền hình, 14,8% là tham khảo qua sách báo, tạp chí, còn lại số lượng khách tìm hiểu qua các nguồn khác như văn phòng thông tin du lịch, nguồn thông tin khác là 2,3%. Điều đó cho thấy kênh quảng bá du lịch thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân, tìm hiểu qua internet và các công ty du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng.

II. THÔNG TIN VỀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA

1. Chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách

Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách nội địa tại Bình Định thấp nhất là 598,9 ngàn đồng, cao nhất là 4.195,4 ngàn đồng, tùy theo hình thức du lịch và tình trạng lưu trú. Trong đó, chi tiêu bình quân của 1 lượt khách qua đêm là 3.726,2 ngàn đồng; chi tiêu bình quân của 1 lượt khách trong ngày là 599,8 ngàn đồng.

Khách đi trong ngày: lựa chọn hình thức đi tự sắp xếp thì mức chi tiêu bình quân thấp hơn 1,6% (tương đương 10 ngàn đồng) so với khách đi theo tour.

Khách nghỉ qua đêm: lựa chọn hình thức đi tự sắp xếp thì mức chi tiêu bình quân thấp hơn 22% (tương đương 923 ngàn đồng) so với khách đi theo tour.

2. Chi tiêu của khách nội địa chia theo hình thức lưu trú

2.1. Chi tiêu của khách du lịch nội địa đối với khách nghỉ qua đêm

2.1.1. Theo hình thức khách đi theo tour

Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách nội địa theo tour nghỉ qua đêm tại Bình Định là 4.195,4 ngàn đồng.

Cơ cấu các khoản chi tiêu: Thuê phòng 26,64%, ăn uống 25,82%, đi lại 18,55%, thăm quan 9,95%, mua hàng 5,27%, vui chơi 0,46%, chi cho y tế 0,03% và chi các khoản khác là 13,28%.

2.1.2. Theo hình thức tự sắp xếp đi

Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách nội địa tự sắp xếp nghỉ qua đêm tại Bình Định là 3.272,7 ngàn đồng.

Cơ cấu các khoản chi tiêu: Thuê phòng 20,93%, ăn uống 29,43%, đi lại 13,52%, thăm quan 6,72%, mua hàng 16,53%, vui chơi 6,33%, chi cho y tế 1,7% và chi các khoản khác là 4,84%.

2.2. Chi tiêu của khách nội địa đi tham quan về trong ngày

2.2.1. Theo hình thức khách đi theo tour

Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách nội địa theo tour về trong ngày tại Bình Định là 608,8 ngàn đồng.

Cơ cấu các khoản chi tiêu: Ăn uống 36,29%, đi lại 34,14%, thăm quan 14,86%, mua hàng 1,87%, vui chơi 0,46%, y tế 0,1% và chi các khoản khác là 12,28%.

2.2.2. Theo hình thức tự sắp xếp đi

Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách nội địa tự sắp xếp về trong ngày tại Bình Định là 598,9 ngàn đồng.

Cơ cấu các khoản chi tiêu: Ăn uống 44,38%, đi lại 15,86%, thăm quan 9,69%, mua hàng 22,36%, vui chơi 4,23%, chi cho y tế 1,06% và chi các khoản khác là 2,42%.

III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA VỀ DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

1. Khách nội địa đánh giá về dịch vụ du lịch đã sử dụng

Trong tổng số 2.394 khách được hỏi thì có 35,7% khách trả lời rất hài lòng về chuyến đi đến Bình Định, có 56,5% khách hài lòng và 0,5% khách là không hài lòng, đánh giá chung mức điểm bình quân là 4,3 điểm trong thang điểm 5, trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống có mức hài lòng cao nhất 4,1 điểm, dịch vụ vận chuyển 4 điểm, mua sắm 3,8 điểm, dịch vụ vui chơi giải trí nhận được mức độ hài lòng của khách thấp nhất 3,7 điểm.

Nhìn chung mức độ hài lòng của khách nội địa đối với các dịch vụ du lịch khá cao; tuy nhiên, ngành Du lịch cần phải tiếp tục cho những giải pháp để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện phong cách phục vụ để du khách cảm thấy hài lòng hơn khi đi du lịch tại Bình Định.

2. Khách nội địa đánh giá về các khu, điểm tham quan

Trong tổng số 2.394 khách nội địa được khảo sát, phần lớn khách đều đã có thông tin về các địa điểm du lịch thu hút khách của tỉnh Bình Định như: Bảo tàng Quang Trung, Khu du lịch Hầm Hô, Điểm du lịch dã ngoại Trung Lương, Khu du lịch Kỳ Co, Eo Gió, Ghềnh Ráng, Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, Chùa Linh Phong,... với tỷ lệ đã nghe thông tin về các điểm du lịch thấp nhất là 44% và cao nhất là 94,7%.

Trong số khách nội địa đã khảo sát, các địa điểm du lịch thu hút khách đến tham quan đông nhất là Khu du lịch Ký Co, Eo Gió, Ghềnh Ráng, Điểm du lịch dã ngoại Trung Lương.

Với thang điểm 5, mức độ hài lòng về các địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định đều đạt trung bình trên 4 điểm, thấp nhất là 4,1 điểm và cao nhất là 4,3 điểm.

3. Khách nội địa đánh giá về hình ảnh của Bình Định

Biển, đảo trên địa bàn tỉnh Bình Định được du khách nội địa đánh giá là còn giữ được nhiều nét hoang sơ, chưa bị tác động nhiều bởi yếu tố con người, người dân thân thiện, niềm nở, mến khách, giá cả dịch vụ hàng hóa ổn định, cảnh quan, môi trường vệ sinh sạch, đẹp.

Tỷ lệ khách đánh giá Bình Định là điểm đến rất thân thiện là 53,7%, mức thân thiện là 42,4%, chỉ có 0,5% khách đánh giá không thân thiện. Điểm trung bình đạt 4,5 điểm.

Tỷ lệ khách khẳng định chắc chắn sẽ giới thiệu Bình Định cho người khác là 53,8%, 40% khách trả lời sẽ giới thiệu. Đánh giá việc có ý định giới thiệu Bình Định cho người khác đạt trung bình 4,5 điểm.

Tỷ lệ khách khẳng định chắc chắn sẽ quay trở lại Bình Định vào dịp khác là 47,1%, 41,8% khách trả lời sẽ quay trở lại. Đánh giá việc có ý định quay trở lại Bình Định vào dịp khác đạt trung bình 4,3 điểm.

4. Những sản phẩm khách thường mua; những điều thích nhất và không thích nhất; những điều thấy cần cải thiện của khách du lịch nội địa đối với Bình Định

Những sản phẩm khách thường mua khi du lịch tại Bình Định: Hải sản tươi các loại, mực rim, mực khô, cá cơm, cá chỉ vàng, tôm hùm, mắt, thịt cá ngừ đại dương, rong biển, tổ yến; bánh các loại như bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa, bánh dừa nướng, bánh khoai, bánh hồng; bánh hỏi; bún song thần; rượu bầu đá, rượu đậu xanh; chả ram tôm đất; dầu dừa, sản phẩm từ tinh dầu dừa; nem chua, tré; bò một nắng; chả cá biển, chả cá thác lác, chả bò; cà pháo, mắm ruột; ớt xanh; muối trứng kiến; tranh khắc gỗ; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mũ, nón, vòng tay.

Những điều khách thích nhất khi du lịch tại Bình Định: Ẩm thực phong phú, ngon, giá hợp lý; con người thân thiện, an ninh tốt; điểm du lịch còn hoang sơ tự nhiên, bãi biển dài, nước trong, đi ca nô, lặn san hô, khí hậu trong lành; Bảo tàng Quang Trung có di tích giếng nước, gốc đa, biểu diễn võ cổ truyền có phụ nữ đi quyền, trống trận; ít kẹt xe; ít chen lấn tại điểm du lịch; quảng trường, chợ đêm.

Những điều khách không thích nhất khi du lịch tại Bình Định: Ăn uống không hợp khẩu vị; giao thông ít an toàn; chất lượng xe buýt thấp; đường vào một số điểm du lịch nhỏ hẹp; ăn xin, bán hàng rong tại các quán ăn uống, chùa; biển còn rác, nhiễm dầu; điểm du lịch cung cấp riêng nhiều dịch vụ khác nhau thu phí không tập trung, bất tiện; các dịch vụ tại khu du lịch chưa chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chưa tốt; chưa có sự gắn kết các khu du lịch còn cách xa nhau; thiếu dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống tại khu du lịch; về đêm ít hoạt động dịch vụ; ít có sự kiện thu hút khách du lịch; một số tuyến đường vào các khu du lịch tập trung lực lượng chèo kéo khách; các điểm du lịch còn ít nhà vệ sinh, thiếu cây xanh và ghế ngồi; hạ tầng một số điểm du lịch xuống cấp, chưa đồng bộ thiếu an toàn cho du khách như các hành lang dọc bờ gành biển.

Những điều khách thấy cần cải thiện để hoạt động du lịch Bình Định phát triển tốt hơn nữa: Thêm nhiều chỗ nghỉ chân, trú nắng; gom rác bờ biển, trong nước biển thường xuyên, xử lý dầu thải; bãi giữ xe, nhà vệ sinh nhiều hơn. Phát triển thêm hạ tầng du lịch, tăng quảng bá thu hút khách bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động sự kiện. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ phục vụ du lịch từ hướng dẫn tour, phục vụ ăn uống, các đối tượng kinh doanh du lịch, xây dựng được thương hiệu du lịch thân thiện, giá cả hợp lý; tránh phát triển nóng.

B. KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUYẾN ĐI CỦA KHÁCH QUỐC TẾ

1. Thông tin chung về khách quốc tế

Kết quả điều tra cho thấy: trong tổng 350 khách du lịch quốc tế được điều tra có 84,92% khách có lưu trú qua đêm, 15,08% khách đi trong ngày; có 10,86% du khách đi theo tour và 89,14% khách tự sắp xếp.

Kết quả điều tra cho thấy số lượng khách đi theo tour thường thấp hơn so với khách đi theo hình thức tự sắp xếp bởi hình thức đi theo tour chỉ phù hợp với những khách đi với mục đích thuần túy là tham quan, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí; còn hình thức tự sắp xếp có thể kết hợp được nhiều mục đích trong cùng một chuyến đi, mang tính chủ động hơn, linh hoạt hơn.

Du khách đến từ các nước Mỹ, Anh, Úc chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 10%. Một số nước như Hàn Quốc, Pháp, Đức, Canada chiếm tỷ lệ trên 6%.

Khách du lịch quốc tế tại Bình Định (350 khách) chủ yếu ở độ tuổi dưới 45 (chiếm 76,3%), trong đó: du khách từ 25 đến 34 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất 32,3%, sau đó là đối tượng du khách từ 15 đến 24 tuổi (chiếm 22,3%), khách từ 35 đến 44 tuổi chiếm 21,7%. Du khách quốc tế từ 55 đến 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm một tỷ trọng thấp, từ 55 đến 64 chiếm 6,9% và từ 65 tuổi trở lên chiếm 4,3%. Kết quả khảo sát trên đã cho thấy, du khách quốc tế đến Bình Định tập trung vào đối tượng trẻ, tương tự như khách nội địa.

Cục Thống kê đã tiến hành thu thập thông tin 350 khách quốc tế đến Bình Định thì có 136 khách là nữ giới, chiếm 38,9% và 214 khách là nam giới, chiếm 61,1%.

Trong tổng số khách được hỏi thì có 37,1% đối tượng là thương gia, giáo sư, giảng viên, giáo viên; 18,86% là học sinh, sinh viên; 8,3% là hưu trí; 6,3% là nhà báo, còn lại là kiến trúc sư, quan chức chính phủ, nhân viên tổ chức quốc tế và các đối tượng khác.

Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 350 khách quốc tế, khách trước đó đã đến Bình Định chiếm 22,6%, trong đó khách đến lần thứ 2 là 12,3%, lần 3 là 6% và khách đến 4 lần trở lên là 4,3%.

Bên cạnh đó, tỷ trọng khách mới cũng chiếm tỷ trọng lớn (77,4%) trong tổng số 350 khách. Trong 271 khách đến Bình Định lần đầu, khách đến từ Mỹ chiếm 16,6%, Anh chiếm 13,7%, Úc, Hàn Quốc chiếm 10%. Điều này phản ánh Bình Định là điểm đến mới của khách quốc tế. Trong thời gian tới, việc cải thiện chất lượng các dịch vụ du lịch, sự hấp dẫn và phong phú của các điểm đến thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách quốc tế sẽ thu hút du khách quay trở lại Bình Định.

2. Thông tin về chuyến đi của khách du lịch quốc tế

Về mục đích chuyến đi và phương tiện chính của khách:

Số người đi du lịch thuần túy, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí chiếm 76% trong tổng số, kết hợp hội nghị, hội thảo tập huấn nghiệp vụ, học tập ngắn ngày chiếm 6,9%, số người kết hợp du lịch với thăm thân chiếm 4,3%, số người đi theo mục đích thương mại kết hợp du lịch chiếm 3,7%.

Về phương tiện vận chuyển, kết quả khảo sát cho thấy phương tiện chính được du khách lựa chọn để đến Bình Định bằng máy bay chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ lệ là 41,4%, trong khi đó khách đi du lịch bằng phương tiện ô tô chiếm 28,3%, đi bằng phương tiện tàu hỏa chiếm 20,6%. Như vậy, tỷ lệ khách quốc tế sử dụng tàu hỏa đến Bình Định cao hơn khách nội địa rất nhiều (20,6% so với 7,1% của khách nội địa).

Về độ dài chuyến đi và đối tượng đồng hành cùng chuyến đi:

Thời gian bình quân chung của một lượt khách du lịch quốc tế ở qua đêm là 4,4 ngày (3,5 đêm), trong đó khách đi theo tour là 3,8 ngày (2,7 đêm) và khách tự sắp xếp là 4,6 ngày (3,7 đêm).

Hình thức du lịch tập thể vẫn được đa số khách du lịch quốc tế lựa chọn trong chuyến hành trình của mình. Có 30,9% khách đi du lịch một mình và 63,7% là khách đi du lịch tập thể, trong đó đi với gia đình là 20,3%, đi cùng nhóm bạn là 33,4%, đi với các hội đoàn thể là 10% và 5,4% khách đi với hình thức khác.

Nguồn thông tin để khách quốc tế quyết định du lịch Bình Định:

Kết quả điều tra cho thấy có 74,6% khách lựa chọn nguồn thông tin từ internet, 44% do người khác giới thiệu, 7,4% là tham khảo qua sách báo, tạp chí, 3,7% khách được hỏi lựa chọn tìm hiểu thông tin từ các công ty du lịch giới thiệu quảng bá, 2,6% là tham khảo qua truyền hình, còn lại số lượng khách tìm hiểu qua các nguồn khác như văn phòng thông tin du lịch, nguồn thông tin khác là 6%. Điều đó cho thấy kênh quảng bá du lịch thông qua internet, truyền hình, giới thiệu của bạn bè, người thân và các công ty du lịch đóng vai trò quan trọng trong quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế.

II. THÔNG TIN VỀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH QUỐC TẾ

1. Chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách quốc tế

Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách quốc tế tại Bình Định thấp nhất là 897,9 ngàn đồng, cao nhất là 4.601,9 ngàn đồng, tùy theo hình thức du lịch và tình trạng lưu trú. Trong đó, chi tiêu bình quân của 1 lượt khách qua đêm là 3.936 ngàn đồng; chi tiêu bình quân của 1 lượt khách trong ngày là 903,9 ngàn đồng.

Khách đi trong ngày: lựa chọn hình thức đi tự sắp xếp thì mức chi tiêu bình quân thấp hơn 9,5% (tương đương 95 ngàn đồng) so với khách đi theo tour.

Khách nghỉ qua đêm: lựa chọn hình thức đi tự sắp xếp thì mức chi tiêu bình quân thấp hơn 16,4% (tương đương 754 ngàn đồng) so với khách đi theo tour.

2. Chi tiêu của khách quốc tế chia theo hình thức lưu trú

2.1. Theo hình thức khách đi theo tour

Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách quốc tế theo tour nghỉ qua đêm tại Bình Định là 4.601,9 ngàn đồng.

Cơ cấu các khoản chi tiêu: Thuê phòng 28,3%, ăn uống 23,49%, đi lại 19,46%, thăm quan 11,26%, mua hàng 0,48%, vui chơi 0,41% và chi các khoản khác là 16,6%.

2.2. Theo hình thức tự sắp xếp đi

Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách quốc tế tự sắp xếp nghỉ qua đêm tại Bình Định là 3.847,9 ngàn đồng.

Cơ cấu các khoản chi tiêu: Thuê phòng 49,08%, ăn uống 28,54%, đi lại 13,98%, thăm quan 4,68%, mua hàng 1,87%, vui chơi 0,36%, chi cho y tế 0,08% và chi các khoản khác là 1,41%.

III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA KHÁCH QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

1. Khách quốc tế đánh giá về dịch vụ du lịch đã sử dụng

Trong tổng số 350 được hỏi thì có 29,4% khách trả lời rất hài lòng về chuyến đi đến Bình Định, có 60,6% khách hài lòng và 1,4% khách là không hài lòng, đánh giá chung mức điểm bình quân là 4,2 điểm trong thang điểm 5, trong đó dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vận chuyển, mua sắm có cùng 4 điểm, dịch vụ vui chơi giải trí nhận được mức độ hài lòng của khách quốc tế thấp nhất, chỉ 3,6 điểm.

Nhìn chung mức độ hài lòng của khách quốc tế đối với các dịch vụ du lịch khá cao, tuy nhiên cần phải tiếp tục cho những giải pháp để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện phong cách phục vụ để du khách cảm thấy hài lòng hơn khi đến tại Bình Định, nhất là tăng cường đầu tư các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí đa dạng, phong phú hơn, hạ tầng phục vụ du lịch tốt hơn.

2. Khách quốc tế đánh giá về các khu, điểm tham quan

Trong tổng số 350 khách quốc tế được khảo sát, các điểm đến được khách biết đến với tỷ lệ đã nghe thông tin thấp nhất là 26,6% và cao nhất là 86,3%. Các địa điểm du lịch có tỷ lệ khách đã nghe đến có mức điểm cao: Điểm du lịch dã ngoại Trung Lương, Khu du lịch Kỳ Co, Eo Gió, Ghềnh Ráng, Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít. Đây đồng thời cũng là các địa điểm du lịch thu hút khách quốc tế đến tham quan đông nhất. Trong đó, địa bàn Ghềnh Ráng thu hút 92% khách quốc tế, Khu du lịch Kỳ Co, Eo Gió đạt 62%.

Với thang điểm 5, mức độ hài lòng về các địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định đều đạt trung bình trên 3,5 điểm, thấp nhất là 3,9 điểm và cao nhất là 4,1 điểm.

3. Khách quốc tế đánh giá về hình ảnh của Bình Định

Tỷ lệ khách quốc tế đánh giá Bình Định là điểm đến rất thân thiện là 49,9%, mức thân thiện là 42,6%, không có khách đánh giá không thân thiện. Điểm trung bình đạt 4,4 điểm.

Tỷ lệ khách quốc tế khẳng định chắc chắn sẽ giới thiệu Bình Định cho người khác là 38%, 52% khách trả lời sẽ giới thiệu. Đánh giá việc có ý định giới thiệu Bình Định cho người khác của khách quốc tế đạt trung bình 4,3 điểm.

Tỷ lệ khách khẳng định chắc chắn sẽ quay trở lại Bình Định vào dịp khác là 34,3%, 52% khách trả lời sẽ quay trở lại. Đánh giá việc có ý định quay trở lại Bình Định vào dịp khác của khách quốc tế đạt trung bình 4,1 điểm.

4. Những sản phẩm khách thường mua; những điều thích nhất và không thích nhất; những điều thấy cần cải thiện của khách du lịch quốc tế đối với Bình Định

Những sản phẩm khách thường mua khi du lịch tại Bình Định: Thực phẩm như bánh tráng, cá khô, mực khô, bia Quy Nhơn; giày dép, áo thun, áo dài; đồ thủ công mỹ nghệ, nón lá, thổ cẩm; tranh thêu; tượng gỗ; móc khóa; vòng đeo tay.

Những điều khách thích nhất khi du lịch tại Bình Định: Ẩm thực, các loại bia; an toàn, an ninh tốt; bãi biển đẹp, hoang sơ, thỏa mái thư giãn; con người thân thiện; yên tĩnh nhất là buổi trưa.

Những điều khách không thích nhất khi du lịch tại Bình Định: Bãi biển, đường phố còn rác, bẩn ở công viên, chợ truyền thống ít vệ sinh; ý thức người dân làm du lịch và khách đi du lịch chưa tốt; có tình trạng nâng giá bán với khách nước ngoài; bán hàng rong, ăn xin; giá taxi cao; cửa hàng đóng cửa sớm; các tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp không thân thiện với hoạt động du lịch, giao thông lộn xộn; ít người có thể giao tiếp bằng tiếng Anh; ít thông tin hỗ trợ khách ngoại quốc.

Những điều khách thấy cần cải thiện để hoạt động du lịch Bình Định phát triển tốt hơn nữa: Làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn các di tích tháp Chăm; kết hợp bảo vệ môi trường biển với du lịch sinh thái; cần có nhiều khách sạn 5 sao hơn; cần đào tạo cho nhân viên làm trong ngành công nghiệp dịch vụ; có biện pháp nâng cao ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, thêm nhiều thùng rác hơn; thêm các biện pháp hỗ trợ thông tin cho khách du lịch; đầu tư thêm các điểm du lịch ngắm cảnh bên cạnh giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên, thường xuyên cải tạo môi trường biển; hạ tầng giao thông tốt hơn, trồng nhiều cây xanh, nhiều nhà vệ sinh công cộng hơn; mở đường bay quốc tế; mở các tuyến xe buýt nội thành đến các điểm du lịch; có khu dịch vụ chuyên phục vụ cho du khách nước ngoài; có khu phố đi bộ; quảng bá du lịch nhiều hơn ra quốc tế, thêm du lịch vui chơi ngoài trời, ban đêm.

C. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

I. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

1. Tập trung quảng bá, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Chú trọng đến thị trường khách các tỉnh phía Bắc, phía Nam, miền Trung, Tây Nguyên. Tập trung vào thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng các chương trình và giá cả phù hợp với từng đối tượng khác nhau về độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập đi theo hình thức du lịch tập thể.

Tăng cường quảng bá du lịch địa phương lên internet, mạng xã hội, truyền hình. Đồng thời phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến các điểm tham quan, chất lượng các dịch vụ để du khách lựa chọn chuyến đi và các sản phẩm du lịch phù hợp với độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và sở thích. Tránh tình trạng quảng cáo tốt trên mạng nhưng thực tế không đạt yêu cầu của du khách.

Bên cạnh đó, cần khai thác triệt để việc quảng bá du lịch địa phương bởi chính các du khách sau khi đã đến Đình Định. Đây là hình thức quảng cáo tiết kiệm, hiệu quả và được du khách tin tưởng nhất (theo kết quả điều tra thì có 44% khách quốc tế và 55,8% khách nội địa sử dụng nguồn thông tin này để quyết định đi du lịch tại Bình Định).

2. Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch có sẵn, các đơn vị hoạt động du lịch cần khai thác thêm các sản phẩm mới độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp tục chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch biển, làng nghề, du lịch công vụ và các dịch vụ vui chơi giải trí.

Ưu tiên phát triển du lịch biển, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với những hoạt động trên biển như; lặn ngắm san hô, di chuyển bằng cano, mô tô nước, dù bay.

Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của tỉnh Bình Định như: Tháp Chăm, Bảo tàng Quang Trung, Đài kính thiên, Nghệ thuật bài Chòi, Tuồng, biểu diễn võ cổ truyền.

Bình Định với nhiều làng nghề truyền thống như: nước mắm Tam Quan, Đề Gi, Nón lá Gò Găng, Cát Tường, dệt chiếu, rượu bầu đá, bánh tráng, sản phẩm từ dừa,.. thì phát triển du lịch làng quê, làng nghề là một lựa chọn, nhằm đa dạng sản phẩm du lịch, tạo sự mới mẻ, thú vị đối với du khách, nhất là khách quốc tế. Đây là xu hướng phát triển du lịch gắn kết cộng đồng.

Cần có sản phẩm lưu niệm đặc trưng, hàng hóa đặc sản địa phương chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý. Tiếp tục hình thành và phát triển các tuyến phố chuyên doanh, khu vui chơi giải trí ban đêm. Khuyến khích thành lập các cơ sở ẩm thực (nhà hàng, bar, điểm bán thức ăn di động, tiệm café, quầy kem, quầy giải khát...) đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ, quy mô, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh và thái độ phục vụ. Hình thành và quảng bá hiệu quả một số thương hiệu du lịch của tỉnh như lễ hội, giải thể thao, sự kiện văn hóa.

Các đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của các công ty lữ hành, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải, vui chơi giải trí về chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Quản lý giá cả các loại dịch vụ và chất lượng phục vụ du khách; nâng cao ý thức phục vụ chuyên nghiệp trong kinh doanh, tránh làm mất những giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc riêng của địa phương trong quá trình phát triển du lịch.

3. Xây dựng môi trường du lịch thân thiện

Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân có ứng xử đúng mực, văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.

Tăng cường thời gian thu gom rác thải tại các khu, điểm du lịch, bãi biển, các dự án công trình đang xây dựng, bố trí thêm các nhà vệ sinh công cộng.

Tiếp tục duy trì trật tự tại các khu, điểm du lịch, giải quyết triệt để hành vi chèo kéo, buôn bán hàng rong, ăn xin làm phiền lòng du khách.

4. Đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch

Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực du lịch trình độ cao, đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án du lịch.

Phối hợp với cơ sở đào tạo nghề thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về văn hóa, lịch sử của quê hương Bình Định và ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn, thuyết minh viên du lịch; tăng cường hướng dẫn viên các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh.

5. Cải thiện cơ sở hạ tầng, kiểm soát tốt thị trường của tỉnh Bình Định

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng phục vụ du lịch. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, hội nghị, hội thảo chất lượng cao. Hình thành các khu vui chơi giải trí quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của du khách.

Kiểm soát tốt thị trường du lịch hướng đến sự bền vững, không phát triển nóng gây phá vỡ quy hoạch.

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH

1. Cần công bố kết quả điều tra khách du lịch năm 2019 để các sở ngành, tổ chức, doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan sử dụng, khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh.

2. Sở Du lịch căn cứ kết quả điều tra năm 2019, tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch cũng như các ngành kinh tế, các lĩnh vực có liên quan trên địa bàn.

3. Duy trì điều tra hàng năm để có cơ sở đánh giá hiệu quả và đóng góp của hoạt động du lịch vào nền kinh tế của tỉnh từng năm và trong giai đoạn tiếp theo./.

 

Bảng RTSA 3 - Cân đối cung cầu du lịch theo sản phẩm và đóng góp của du lịch

Đơn vị tính: T đng

Sản phẩm

Các ngành (đặc trưng của hoạt động du lịch

Các ngành khác

Giá trị sản xuất (theo giá cơ bản)

Tỷ trọng đóng góp của du lịch (%)

1. Lưu trú

2. Ăn uống

3. Vận tải

4. Dịch vụ hỗ trợ

5. Bán buôn, bán l

6. Vui chơi, gii trí

7. Y tế

Tổng

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

Giá trị sản xuất

Đóng góp của DL

 

I. SP du lịch đặc trưng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dịch vụ lưu trú

629

2.552

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

629

2.552

1.923

0

2.552

2.552

100,0%

Dịch vụ ăn uống

 

 

8.561

2.986

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.561

2.986

0

0

8.561

2.986

34,9%

Dịch vụ vận chuyển

 

 

 

 

5.199

1.704

 

 

 

 

 

 

 

 

5.199

1.704

0

0

5.199

1.704

32,8%

Tham quan

 

 

 

 

 

 

74

806

 

 

 

 

 

 

74

806

732

0

806

806

100,0%

Mua sắm

 

 

 

 

 

 

 

 

9.710

172

 

 

 

 

9.710

172

0

0

9.710

172

1,8%

Dịch vụ Vui chơi giải trí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

855

278

 

 

855

278

0

0

855

278

32,5%

Dịch vụ y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.160

75

3.160

75

0

0

3.160

75

2,4%

II. SP tiêu dùng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các dịch vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

147.067

1.715

147.067

1.715

1.2%

TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (giá cơ bản)

629

2.552

8.561

2.986

5.199

1.704

74

806

9.710

172

855

278

3.160

75

28.189

8.574

149.722

1.715

177.911

10.289

5,8%

Tổng chi phí trung gian (giá SDCC)

218

885

5.923

2066

3.167

1038

34

366

2.831

50

262

85

1.696

41

14.131

4.531

90.053

1031

104.183

5562

 

TỔNG GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (giá cơ bản)

411

1.667

2.639

920

2.032

666

41

441

6.879

122

593

193

1.464

35

14.059

4.043

59.669

683

73.728

4.727

6,4%

Thu nhập của lao động

246

996

1.848

644

1.454

477

19

204

4.459

79

438

142

1.312

31

9.776

2.574

40.293

462

50.069

3210

 

Thuế trừ trợ cấp sx

6

26

113

39

34

11

1

10

44

1

10

3

3

0.1

211

91

480

5

691

44

Thặng dư hoạt động (1)

159

644

678

237

545

178

21

226

2.377

42

144

47

148

4

4.072

1.378

18.897

216

22.968

1473

(1) Gồm: KH TSCD và thặng dư thuần

 

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động Du lịch thực sự là một ngành mũi nhọn tại tỉnh Bình Định, mức đóng góp có xu hướng tăng rõ rệt qua 2 năm 2018 và 2019, cụ thể:

Ø Đóng góp vào GRDP tỉnh Bình Định

Năm 2018, tổng đóng góp vào GRDP là 16,7%, trong đó: đóng góp trực tiếp là 6,6% và đóng góp gián tiếp (lan tỏa) là 10,1%. Đến năm 2019, ước tính tổng đóng góp là 17,98%, trong đó: đóng góp trực tiếp là 7,2% và đóng góp gián tiếp (lan tỏa) là 10,78%.

Đóng góp của du lịch vào GRDP trên 10% và phần đóng góp lan tỏa nhiều hơn đóng góp trực tiếp cho thấy du lịch thực sự là ngành mũi nhọn, Bình Định cần tập trung phát triển kinh doanh du lịch

Ø Đóng góp vào ngân sách của tỉnh Bình Định (qua thuế SP)

Năm 2018, tổng đóng góp qua thuế sản phẩm là 541 tỷ đồng, trong đó: đóng góp trực tiếp là 214 tỷ đồng và đóng góp gián tiếp (lan tỏa) là 327 tỷ đồng. Đến năm 2019, tổng đóng góp qua thuế sản phẩm đã lên tới là 662 tỷ đồng (ước tính), trong đó: đóng góp trực tiếp là 265 tỷ đồng và đóng góp gián tiếp (lan tỏa) là 397 tỷ đồng.

Ø Đóng góp vào việc tạo ra việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Định

Năm 2018, tổng việc làm do du lịch tạo ra 116.102, tương ứng 11,77%, trong đó: trực tiếp tạo ra 46.559 việc làm, tương ứng 4,72% và gián tiếp tạo ra 69.543 việc làm cho các ngành khác, tương ứng 7,05%.

Đến năm 2019, tổng việc làm do du lịch tạo ra đã lên tới 123.217, tương ứng 12,36% (ước tính), trong đó: trực tiếp tạo ra 49.234 việc làm, tương ứng 4,94% và gián tiếp tạo ra 73.983 việc làm cho các ngành khác, tương ứng 7,42%.

2. Kiến nghị

Qua phân tích và kết luận ở trên, xin kiến nghị với UBND tỉnh Bình Định như sau:

Tỉnh Bình Định quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động du lịch cho tương xứng với đóng góp của hoạt động này. Cụ thể:

- Coi việc xác định đóng góp của du lịch vào kinh tế và việc làm của tỉnh như là một nhiệm vụ thường niên và giao cho Sở Du lịch chủ trì kết hợp với Cục Thống kê và các cơ quan có liên quan.

- Thực hiện khảo sát khách du lịch hàng năm trong 5 năm tới, sau đó có thể ít nhất 2 năm 1 lần nhằm tổng hợp và cung cấp số liệu cho việc xác định một cách khoa học Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn, xác định đóng góp của du lịch tới kinh tế và việc làm của tỉnh Bình Định.

- Tăng cường vốn đầu tư cho hoạt động du lịch, nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

- Đầu tư cơ sở vật chất và con người trong việc quản lý và điều hành hoạt động du lịch ngày càng đa dạng và phong phú trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là vấn đề nhân lực: cần tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản về các nghiệp vụ du lịch cũng như quản lý hoạt động du lịch đáp ứng yêu cầu cao về phát triển du lịch Bình Định trong thời gian tới

- Định kỳ 5 năm 1 lần, lập Bảng cân đối kinh tế liên ngành (Bảng I-O) cho Bình Định nhằm phân tích kinh tế nói chung cho toàn tỉnh và cho Du lịch nói riêng.

 

PHẦN KÈM THEO ĐỀ ÁN

BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2018

BÁO CÁO BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2018

I. Cơ sở lý luận và thông tin lập bảng Cân đối liên ngành

Mô hình Bảng cân đối liên ngành (I/O) của W. Leontief bắt nguồn từ những ý tưởng trong bộ “Tư bản” của K. Marx và Leon Waras (người đưa ra các phương trình về giá cả) khi ông tìm ra mối quan hệ trực tiếp theo quy luật kỹ thuật giữa các yếu tố tham gia quá trình sản xuất. Tư tưởng này của K. Marx sau đó được Wassily Lcontief phát triển bằng cách toán học hoá toàn diện quan hệ cung - cầu trong toàn nền kinh tế. W. Leontief đã giả định đơn giản hóa rằng mỗi công nghệ sản xuất là một mối quan hệ tuyến tính giữa số lượng sản phẩm được sản xuất ra và các sản phẩm vật chất và dịch vụ được dùng làm chi phí đầu vào. Mối liên hệ này được biểu diễn bởi một hệ thống hàm tuyến tính với những hệ số được quyết định bởi quy trình công nghệ.

Bảng I/O là mô hình phản ánh bức tranh về toàn bộ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nó phản ánh mối quan hệ liên ngành/liên vùng trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, bảng I/O còn cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng của một ngành/vùng thì cần bao nhiêu sản phẩm của ngành/vùng khác và ngược lại, ngành/vùng đó cung cấp bao nhiêu sản phẩm để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của ngành/vùng khác. Từ đó cho phép phân tích các mối quan hệ, đánh giá hiệu quả sản xuất, tính toán các chỉ tiêu tổng hợp khác phục vụ công tác quản lý kinh tế vĩ mô, phân tích và dự báo kinh tế.

Bảng cân đối liên ngành cung cấp một lược đồ phân tích chi tiết các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất, dịch vụ và mô tả luồng chu chuyển nguồn sản phẩm vật chất, dịch vụ trong nền kinh tế. Vì vậy bảng cân đối liên ngành trong Hệ thống tài khoản quốc gia thể hiện sự kết hợp hài hòa, tinh tế với phân loại chi tiết hơn của các tài khoản sau: (i).Tài khoản mô tả nguồn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo từng loại sản phẩm (tài khoản hàng hóa và dịch vụ: Tài khoản O); (ii). Tài khoản sản xuất, tài khoản tạo thu nhập.

Bảng cân đối liên ngành có thể được lập cho: Bảng cân đối liên ngành giá trị, hiện vật; Bảng cân đối liên ngành tĩnh, động; Bảng cân đối liên ngành cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế; cho phạm vi từng vùng, lãnh thổ.

Cấu trúc của bảng cân đối liên ngành gồm các ô:

- Ô I: phản ánh chi phí trung gian để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ theo từng loại ngành, được chia thành 1,2,....n ngành sản phẩm (theo dòng và theo cột);

- Ô II: phản ánh từng loại sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng cho nhu cầu: tiêu dùng cuối cùng, tích lũy, xuất (và nhập) khẩu;

- Ô III: phản ánh các yếu tố của giá trị tăng thêm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư/ thu nhập hỗn hợp;

- Theo hàng (Ô I và Ô II) phản ánh kết cấu sử dụng giá trị sản xuất của từng ngành sản phẩm;

- Theo cột (Ô I và Ô III) phản ánh kết cấu giá trị của giá trị sản xuất của từng ngành sản phẩm.

Bảng cân đối liên ngành (rút gọn)

 

Sử dụng cho sản xuất (chi phí trung gian)

Sử dụng cuối cùng

Tổng giá trị sử dụng

 

 

 

 

 

 

Tiêu dùng cuối cùng

Tích lũy tài sản

Xuất khẩu - Nhập khẩu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

I

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng CPTG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị tăng thêm

 

 

 

 

 

 

Thuế nhập khẩu

 

 

II

 

 

Tổng sản phẩm trong nước

 

 

 

 

 

Tổng giá trị sản xuất

 

 

 

 

 

Bảng I/O có những ứng dụng quan trọng trong công tác chuyên môn như: (1) Kiểm định tính chính xác của số liệu GDP tính theo 3 phương pháp; (2) Sử dụng làm quyền số để chuyển các chỉ tiêu giá trị theo giá hiện hành về giá so sánh và ứng dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô như nghiên cứu cấu trúc kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế, phân tích mối quan hệ giữa cung và cầu của nền kinh tế, đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp lên quá trình sản xuất bởi yếu tố ngoại sinh, hội nhập kinh tế quốc tế,...

Qua bảng I/O của một số thời kỳ các nhà quản lý, điều hành nền kinh tế, các nhà nghiên cứu và đông đảo người sử dụng sẽ thấy được công nghệ sản xuất của nền kinh tế thay đổi như thế nào; sẽ thấy được chất lượng tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ; thấy được vai trò của các ngành kinh tế theo nghĩa thúc đẩy sự phát triển của các ngành qua các liên kết xuôi và liên kết ngược của chúng.

Bảng I/O năm 2018 của Bình Định được lập theo giá cơ bản. Bảng I/O theo giá cơ bản cung cấp giá trị thuần khiết theo hàng, phản ánh thu nhập từ người lao động và từ vốn góp, dùng trong phân tích đầu vào, đầu ra, một số mô hình kinh tế sử dụng phân tích bảng I/O để đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp lên quá trình sản xuất bởi yếu tố ngoại sinh, tức là thay đổi do yếu tố bên ngoài đối với nhu cầu cuối cùng, hoặc sử dụng bảng I/O như một công cụ trong tái cấu trúc các ngành kinh tế...

Bảng cân đối liên ngành là công cụ quan trọng và hiệu quả dùng trong phân tích và dự báo kinh tế. Mô hình tổng quát áp dụng cho mục đích phân tích và dự báo có dạng:

X = (E* - A)-1 [ C + G + I + (E-M) ]

ở đây ký hiệu:

X - giá trị sản xuất;

E* - ma trận đơn vị;

(E* - A)-1 - ma trận hệ số chi phí toàn phần;

A - ma trận hệ số chi phí trực tiếp;

C - tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình;

G - tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước;

I - tổng tích lũy tài sản;

E - xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ;

M - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Mô hình bảng cân đối liên ngành cho biết giá trị sản xuất tăng như thế nào khi nền kinh tế tăng chi tiêu một đồng nhu cầu sử dụng cuối cùng. Dùng mô hình cân đối liên ngành, các nhà kinh tế vĩ mô cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng khi Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô tới tăng trưởng kinh tế cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng đối với giá cả. Mô hình mô tả thay đổi giá trị tăng thêm ảnh hưởng tới giá cả của sản phẩm như sau:

P = ( E* - A’)-1 v = [(E* - A)-1]’ v

ở đây ký hiệu:

P - giá của sản phẩm;

v - giá trị tăng thêm

E* - ma trận đơn vị;

A’ - ma trận chuyển vị của ma trận hệ số chi phí trực tiếp;

[(E* - A)-1]’ - chuyển vị của ma trận hệ số chi phí toàn phần.

Dưới đây là một số nguồn thông tin quan trọng đã được thu thập và xử lý trong quá trình lập bảng I/O Bình Định

Thuế sản xuất và trợ cấp: Thuế sản xuất và trợ cấp được tách riêng thành thuế sản phẩm, thuế sản xuất khác và trợ cấp nhằm tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm theo giá cơ bản và giá sản xuất.

Việc xác định tỷ lệ thuế dựa vào điều tra thu thập thông tin lập bảng I/O, thông tin về tổng giá trị thuế sản xuất và trợ cấp sản xuất từ báo cáo thu chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính. Thuế sản phẩm được tách riêng thành thuế nhập khẩu và thuế sản phẩm khác (VAT, tiêu thụ đặc biệt...), sử dụng tỷ lệ thuế nhập khẩu so với giá trị nhập khẩu của từng mặt hàng để phân bổ thuế nhập khẩu cho tiêu dùng trung gian và sử dụng cuối cùng. Thuế sản phẩm khác được tách thành VAT được khấu trừ và không được khấu trừ, phần không được khấu trừ chủ yếu là do khu vực cá thể nên sử dụng tỷ lệ giá trị sản xuất (GO) cá thể so với tổng số GO để phân bổ, phần thuế này được phân bổ cho cả tiêu dùng trung gian và sử dụng cuối cùng. Phần thuế VAT được khấu trừ, đánh vào sử dụng cuối cùng nên được phân bổ vào sử dụng cuối cùng (trừ tích lũy tài sản lưu động, phần này chưa bị đánh thuế).

Phí thương mại và vận tải: Tỷ lệ phí thương mại và vận tải của từng sản phẩm được tính toán từ điều tra thu thập thông tin lập bảng IO, phí vận tải được chi tiết theo 5 ngành đường vận tải: Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt; Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, Dịch vụ vận tải đường ống; Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy; Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không. Các loại phí thương mại và vận tải được phân bổ cho tiêu dùng trung gian và sử dụng cuối cùng theo tỷ lệ các loại phí so với giá trị sản xuất.

FISIM và phân bổ FISIM: Giá trị sản xuất của hoạt động ngân hàng bao gồm: dịch vụ thẳng và dịch vụ ngầm (FISIM), FISIM được phân bổ dựa trên tỷ lệ trả lãi tiền vay ngân hàng của các ngành kinh tế trên tổng trả lãi tiền vay của cả nền kinh tế (vay cho sản xuất và vay cho sử dụng cuối cùng).

Thông tin về TDCC của dân cư trong điều tra khảo sát mức sống dân cư 2016: Điều tra thu thập thông tin lập bảng I/O có thu thập thông tin về tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, đại diện cho cả nước, cho khu vực thành thị và nông thôn và chi tiết theo ngành sản phẩm, do vậy điều tra TDCC của dân cư trong điều tra khảo sát mức sống dân cư năm 2018 là thông tin nhằm tham chiếu.

II. Một số nhận xét diễn biến kinh tế vĩ mô thông bảng Cân đối liên ngành

1. Diễn biến cung và cầu

Bảng 1: Diễn biến cung và cầu

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

 

Giá trị

Cơ cấu

I. Tổng cung

264.883

100,00

1. Giá trị sản xuất

181.225

68,42

2. Nhập khẩu

83.658

31,58

II. Tổng cầu

264.883

100,00

1. Tiêu dùng trung gian

104.183

39,33

2. Sử dụng cuối cùng

160.700

60,67

- Tiêu dùng cuối cùng

63.302

23,90

- Tích lũy tài sản

31.318

11,82

- Xuất khẩu

66.080

24,95

Trong tổng cung của nền kinh tế, sản xuất tại địa phương chiếm 68,42%, nhập khẩu từ nước ngoài và địa phương khác chiếm 31,58%.

Trong tổng cầu của nền kinh tế, tiêu dùng trung gian chiếm 39,33%, sử dụng cuối cùng chiếm 60,67%, chia ra tiêu dùng cuối cùng chiếm 23,90%, tích lũy tài sản chiếm 11,82% và xuất khẩu chiếm 24,95%.

2. Cấu trúc đầu ra

Bảng 2: Cơ cấu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của 3 khu vực năm 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

TT

Phân theo khu vực kinh tế

GO

VA

GO

VA

1

Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản

45.462

22.203

25,55

30,11

2

Khu vực công nghiệp và xây dựng

80.418

20.803

45,20

28,22

3

Khu vực dịch vụ

52.032

30.723

29,25

41,67

 

Tổng số

177.911

73.728

100,00

100,00

Cấu trúc đầu ra của bảng I/O của năm 2018 gộp theo 3 khu vực kinh tế. Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (theo giá trị sản xuất chiếm 29,25%, theo giá trị tăng thêm chiếm 41,67%), khu vực công nghiệp và xây dựng (theo giá trị sản xuất chiếm 45,20%, theo giá trị tăng thêm chiếm 28,22%), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế (theo GO chiếm 25,55%, theo VA chiếm 30,11%).

3. Cấu trúc chi phí

Cấu trúc chi phí bao gồm chi phí trung gian và giá trị tăng thêm. Bảng 3 cho phép so sánh cấu trúc đầu vào của một số ngành sản phẩm của năm 2018. Tỷ lệ chi phí trung gian cao, đồng nghĩa với chi phí sản xuất cao, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp, tỷ lệ chi phí trung gian của Bình Định chiếm 58,56% thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (64,52%).

Bảng 3: Tỷ lệ chi phí trung gian và giá trị tăng thêm phân theo ngành sản phẩm

TT

Ngành sản phm

GO

IC

VA

IC/GO

VA/GO

1

Thóc khô

4.454.561

1.550.604

2.903.957

34,81

65,19

2

Rau, đậu các loại

1.741.530

706.278

1.035.252

40,56

59,44

3

Sản phẩm cây ăn quả

290.408

208.616

81.792

71,84

28,16

4

Sản phẩm chăn nuôi lợn

6.759.786

3.623.787

3.135.999

53,61

46,39

5

Sản phẩm chăn nuôi gia cầm

3.019.486

1.623.183

1.396.303

53,76

46,24

6

Các sản phẩm nông nghiệp khác chưa được phân vào đâu

7.277.767

3.560.814

3.716.953

48,93

51,07

7

Gỗ khai thác

1.448.149

691.038

757.111

47,72

52,28

8

Sản phẩm lâm nghiệp khác

987.700

202.633

785.067

20,52

79,48

9

Sản phẩm thủy sản khai thác

16.911.531

9.538.476

7.373.055

56,40

43,60

10

Sản phẩm thủy sản nuôi trồng

2.571.265

1.554.107

1.017.158

60,44

39,56

11

Đá, cát, sỏi, đất sét

18.969

12.221

6.748

64,43

35,57

12

Sản phẩm khai khoáng chưa được phân vào đâu

216.095

115.675

100.420

53,53

46,47

13

Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản chế biến, bảo quản

22.704.683

18.640.000

4.064.683

82,10

17,90

14

Trang phục các loại bao gồm trang phục bằng vải dệt thoi, dệt kim, đan móc, da thuộc, da tổng hợp

3.269.885

2.274.062

995.823

69,55

30,45

15

Sản phẩm chế biến từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

6.297.707

4.985.758

1.311.949

79,17

20,83

16

Sản phẩm từ cao su

330.246

264.360

65.886

80,05

19,95

17

Xi măng các loại

558.457

372.348

186.109

66,67

33,33

18

Sản phẩm gang, sắt, thép

61.349

40.575

20.774

66,14

33,86

19

Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

3.894.859

3.046.440

848.419

78,22

21,78

20

Sản phẩm điện tử dân dụng

9.141

6.337

2.804

69,32

30,68

21

CNCB khác chưa được phân vào đâu

18.353.615

13.390.230

4.963.385

72,96

27,04

22

Sản xuất và phân phối điện

2.465.720

891.192

1.574.528

36,14

63,86

23

Sản xuất và phân phối nước, xử lý nước thải, tái chế

349.139

128.890

220.249

36,92

63,08

24

Nhà để ở

9.491.214

6.366.224

3.124.990

67,07

32,93

25

Nhà các loại còn lại và dịch vụ xây dựng nhà

3.901.085

2.679.990

1.221.095

68,70

31,30

26

Công trình đường bộ, dịch vụ xây dựng đường bộ

2.894.000

2.196.786

697.214

75,91

24,09

27

Công trình công ích và dịch vụ xây dựng công trình công ích và Công trình kỹ thuật dân dụng khác

4.444.413

3.366.036

1.078.377

75,74

24,26

28

Xây dựng khác

1.156.992

837.931

319.061

72,42

27,58

29

Dịch vụ bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

1.952.607

716.755

1.235.852

36,71

63,29

30

Thương mại (bán buôn và bán lẻ)

9.710.412

2.830.935

6.879.477

29,15

70,85

31

Dịch vụ vận tải hành khách đường sắt

12.467

3.765

8.702

30,20

69,80

32

Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt

772

276

496

35,79

64,21

33

Dịch vụ vận tải bằng xe buýt, Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác

1.437.157

720.724

716.433

50,15

49,85

34

Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ, dịch vụ vận tải đường ống

3.749.650

2.442.358

1.307.292

65,14

34,86

35

Vận tải khác

1.404.575

554.172

850.403

39,45

60,55

36

Dịch vụ lưu trú

629.406

218.318

411.088

34,69

65,31

37

Dịch vụ ăn uống

8.561.352

5.922.699

2.638.653

69,18

30,82

38

Dịch vụ viễn thông

2.910.611

1.109.360

1.801.251

38,11

61,89

39

Dịch vụ trung gian tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

2.707.604

775.469

1.932.135

28,64

71,36

40

Dịch vụ tài chính khác

483.475

164.865

318.610

34,10

65,90

41

Dịch vụ kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn

3.844.038

66.667

3.777.371

1,73

98,27

42

Dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

74.337

33.726

40.611

45,37

54,63

43

Dịch vụ của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội bắt buộc

2.312.081

755.819

1.556.262

32,69

67,31

44

Giáo dục và đào tạo

3.976.862

1.028.435

2.948.427

25,86

74,14

45

Dịch vụ y tế

3.133.195

1.685.431

1.447.764

53,79

46,21

46

Dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng tập trung

26.316

10.110

16.206

38,42

61,58

47

Dịch vụ trợ giúp xã hội không tập trung

170

68

102

40,00

60,00

48

Dịch vụ xổ số, cá cược và đánh bạc

134.665

68.000

66.665

50,50

49,50

49

Dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí

854.987

262.477

592.510

30,70

69,30

50

Dịch vụ còn lại

4.114.909

1.938.440

2.176.469

47,11

52,89

 

Tổng số

177.911.398

104.183.458

73.727.940

58,56

41,44

4. Cấu trúc tổng cầu

Tổng cầu bao gồm nhu cầu trung gian và nhu cầu cuối cùng (còn gọi là sử dụng cuối cùng). Nhu cầu trung gian là nhu cầu về sản phẩm vật chất và dịch vụ của từng ngành sử dụng trong quá trình sản xuất. Nhu cầu cuối cùng bao gồm Tiêu dùng cuối cùng, tổng tích lũy tài sản và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Bảng 4 cho thấy cấu trúc tổng cầu của toàn nền kinh tế với tỷ lệ nhu cầu trung gian của năm 2018 là 39,46%, cho nhu cầu cuối cùng là 60,54%, nếu có được bảng I/O theo dãy thời gian, có thể quan sát sự thay đổi về tiêu dùng trung gian và nhu cầu cuối cùng, từ đó đề xuất các chính sách phát triển cho phù hợp.

Bảng 4: Tỷ lệ nhu cầu trung gian và nhu cầu cuối cùng của một số ngành sản phẩm

Đơn vị tính: %

TT

Ngành sản phẩm

TDTG

TDCC

1

Thóc khô

32,92

67,08

2

Rau, đậu các loại

19,98

80,02

3

Sản phẩm cây ăn quả

21,48

78,52

4

Sản phẩm chăn nuôi lợn

25,65

74,35

5

Sản phẩm chăn nuôi gia cầm

17,35

82,65

6

Các sản phẩm nông nghiệp khác chưa được phân vào đâu

34,81

65,19

7

Gỗ khai thác

86,62

13,38

8

Sản phẩm lâm nghiệp khác

42,02

57,98

9

Sản phẩm thủy sản khai thác

22,28

77,72

10

Sản phẩm thủy sản nuôi trồng

89,37

10,63

11

Đá, cát, sỏi, đất sét

98,73

1,27

12

Sản phẩm khai khoáng chưa được phân vào đâu

75,33

24,67

13

Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản chế biến, bảo quản

10,60

89,40

14

Trang phục các loại bao gồm trang phục bằng vải dệt thoi, dệt kim, đan móc, da thuộc, da tổng hợp

8,38

91,62

15

Sản phẩm chế biến từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

29,87

70,13

16

Sản phẩm từ cao su

89,85

10,15

17

Xi măng các loại

89,07

10,93

18

Sản phẩm gang, sắt, thép

102,14

(2,14)

19

Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

94,53

5,47

20

Sản phẩm điện tử dân dụng

2,09

97,91

21

CNCB khác chưa được phân vào đâu

60,80

39,20

22

Sản xuất và phân phối điện

56,04

43,96

23

Sản xuất và phân phối nước, xử lý nước thải, tái chế

68,33

31,67

24

Nhà để ở

0,51

99,49

25

Nhà các loại còn lại và dịch vụ xây dựng nhà

12,23

87,77

26

Công trình đường bộ, dịch vụ xây dựng đường bộ

3,47

96,53

27

Công trình công ích và dịch vụ xây dựng công trình công ích và Công trình kỹ thuật dân dụng khác

2,19

97,81

28

Xây dựng khác

69,10

30,90

29

Dịch vụ bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

12,59

87,41

30

Thương mại (bán buôn và bán lẻ)

53,79

46,21

31

Dịch vụ vận tải hành khách đường sắt

18,62

81,38

32

Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt

70,65

29,35

33

Dịch vụ vận tải bằng xe buýt, Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác

10,43

89,57

34

Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ, dịch vụ vận tải đường ống

26,59

73,41

35

Vận tải khác

66,17

33,83

36

Dịch vụ lưu trú

32,29

67,71

37

Dịch vụ ăn uống

5,30

94,70

38

Dịch vụ viễn thông

15,84

84,16

39

Dịch vụ trung gian tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

62,54

37,46

40

Dịch vụ tài chính khác

54,46

45,54

41

Dịch vụ kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn

34,20

65,80

42

Dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

3,55

96,45

43

Dịch vụ của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội bắt buộc

1,05

98,95

44

Giáo dục và đào tạo

3,73

96,27

45

Dịch vụ y tế

0,79

99,21

46

Dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng tập trung

4,55

95,45

47

Dịch vụ trợ giúp xã hội không tập trung

50,63

49,37

48

Dịch vụ xổ số, cá cược và đánh bạc

19,64

80,36

49

Dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí

5,06

94,94

50

Dịch vụ còn lại

34,32

65,68

 

Tổng số

39,46

60,54

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3621/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án xác định đóng góp của hoạt động du lịch vào nền kinh tế của tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 3621/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/09/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản