- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 3Quyết định 119/2009/QĐ-TTg về Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 5Thông tư 31/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 34/2008/NĐ-CP và 46/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2012/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 17 tháng 10 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Người nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA;
Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 25/TTr-SNgV, ngày 05 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh”.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Ngoại vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành khác có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Quy chế này quy định nguyên tắc, trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người nước ngoài trong công tác quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; quy định trách nhiệm của lao động người nước ngoài, người sử dụng lao động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động người nước ngoài.
1. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP.
2. Người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh bao gồm:
a) Người nước ngoài làm việc cho các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi là ODA) do chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ, các chương trình, dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ (sau đây gọi là NGO).
b) Người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo các hình thức quy định từ điểm a đến điểm đ, khoản 1, Điều 1, Nghị định số 34/2008/NĐ-CP.
3. Các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Mục đích của công tác phối hợp
Nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại tỉnh góp phần ổn định về an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.
1. Hoạt động phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật trong công tác quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh và các văn bản pháp luật khác liên quan trong phạm vi nhiệm vụ quản lý của đơn vị.
2. Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước đối với người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này.
3. Đảm bảo tính chủ động, kịp thời, nghiêm minh và khách quan trong quá trình phối hợp, qua đó kịp thời phát hiện những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp để bổ sung, sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại tỉnh.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP
Điều 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện cấp mới, gia hạn và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại tỉnh theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP.
2. Xây dựng kế hoạch phối hợp công tác, tổ chức điều phối các hoạt động, tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan thẩm quyền.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết về công tác quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn theo đề nghị của cơ quan liên quan.
4. Chủ trì, xây dựng chương trình hoạt động của đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện kiểm tra việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
5. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các ngành có liên quan để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của Bộ luật lao động và các quy định về tuyển dụng, quản lý người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
6. Thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài làm việc về các văn bản quy phạm pháp luật trong tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
7. Công khai và cụ thể hóa về đối tượng, thủ tục và thời hạn cấp mới, gia hạn; cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài; khai báo lý lịch trích ngang về người nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và Nghị định số 46/2001/NĐ-CP.
8. Cung cấp cho cơ quan Công an thư tố giác của tổ chức, cá nhân và thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.
9. Định kỳ trước ngày 05 (năm) hàng tháng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi danh sách người nước ngoài đã được cấp, gia hạn và cấp lại giấy phép lao động cho Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ để phối hợp quản lý.
10. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất nếu xét thấy cần thiết Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phồi hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp, tổ chức về tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện người nước ngoài thuộc đối tượng cấp phép nhưng không tiến hành các thủ tục cấp giấy phép lao động hoặc người nước ngoài nhập cảnh, cư trú bất hợp pháp thì phải kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng giải quyết các vấn đề lãnh sự có yếu tố lao động nước ngoài.
2. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn, quản lý người nước ngoài làm việc cho các tổ chức phi chính phủ đến xem xét tài trợ trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập, xem xét hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp giấy phép lao động đối với phu nhân, phu quân của những người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, lãnh sự làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao; xem xét hồ sơ để cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.
4. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh trong công tác kiểm tra liên ngành về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh.
1. Cung cấp danh sách các chương trình, dự án ODA, các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn tỉnh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh; hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức có đối tượng thuộc diện cấp phép lao động liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo đúng quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan hướng dẫn và quản lý người nước ngoài làm việc cho các tổ chức phi chính phủ đến kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án phi chính phủ đã được phê duyệt và triển khai thực hiện tại tỉnh.
1. Phối hợp các ngành liên quan, các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động người nước ngoài để có hình thức, biện pháp tuyên truyền nhằm phát động đến đông đảo quần chúng tham gia phòng, chống, tố giác tội phạm và những hành vi tiêu cực có liên quan đến việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài.
2. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xác minh hồ sơ lao động là người nước ngoài phải làm phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam. Thông qua công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đăng ký cư trú, tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích, thủ tục xuất nhập cảnh để phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.
3. Cung cấp và trao đổi thông tin với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan về những vi phạm bị phát hiện hoặc xử lý theo thẩm quyền trong việc tuyển dụng, quản lý người nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
4. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ trong công tác kiểm tra liên ngành về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
5. Không cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực: không gia hạn tạm trú; buộc xuất cảnh hoặc thực hiện các thủ tục đề nghị trục xuất đối với người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh khi chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 46/2011/NĐ-CP.
1. Hướng dẫn và cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 6 tháng trở lên và đang làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong quản lý đăng ký, tổ chức, hoạt động đối với các tổ chức hành nghề luật sư có sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Hướng dẫn, chỉ đạo cho các cơ sở y tế trực thuộc cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Bộ Y tế.
2. Hướng dẫn và quản lý, kiểm tra và xử lý sai phạm về chuyên môn đối với người nước ngoài hành nghề y, dược, trực tiếp khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
Có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài và Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại của nước ngoài trên địa bàn tỉnh đang sử dụng lao động nước ngoài thuộc đối tượng phải cấp giấy phép liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động; hướng dẫn về căn cứ, trình tự, thủ tục đế xác định đối tượng là người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới.
Điều 12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thông báo, hướng dẫn cho các văn phòng đại diện của các công ty du lịch nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh có sử dụng lao động nước ngoài thuộc đối tượng phải cấp giấy phép liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động; kiểm tra và xử lý sai phạm về chuyên môn đối với các tổ chức, doanh nghiệp du lịch có sử dụng lao động nước ngoài.
Điều 13. Sở Giáo dục và Đào tạo
Hướng dẫn và thẩm định về chuyên môn; thực hiện thủ tục, điều kiện khi người nước ngoài đến làm việc tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, thường xuyên kiểm tra, theo dõi và nhắc nhở các cơ sở giáo dục có sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài.
Điều 14. Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch
Cung cấp thông tin về người nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh cho Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ để phối hợp quản lý.
Điều 15. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
1. Hướng dẫn cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp các thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp.
2. Thực hiện cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp theo ủy quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 16. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động người nước ngoài hướng dẫn cho người nước ngoài nếu cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 4, 6, 7, 10, 11, 12, 14, 15, 21 của Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chịu trách nhiệm tuyên truyền cho quần chúng nhân dân, thông báo cho các doanh nghiệp, tổ chức, các ngành có liên quan về chức năng, thẩm quyền xử lý đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định về qua lại biên giới, xâm canh, xâm cư và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh, sức khỏe cho con người ở khu vực biên giới đã quy định tại Điều 8 và hành vi vi phạm quy định cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới tại Điều 9, khu vực cửa khẩu quy định tại Điều 14 của Nghị định số 129/2006/NĐ-CP ngày 31/10/2006 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Điều 17. Các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện tốt việc tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Điều 18. Trách nhiệm của người nước ngoài
1. Người nước ngoài làm việc tại tỉnh phải nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp, người lao động đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
2. Đối với người nước ngoài thuộc diện phải có giấy phép lao động, trước khi đến làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 9, Điều 1, Nghị định số 46/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 19. Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người nước ngoài
1. Ban Quản lý chương trình, dự án ODA của từng chương trình, dự án cụ thể có trách nhiệm gửi văn bản xác nhận người nước ngoài đến các Sở, ban, ngành có liên quan; chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan hướng dẫn người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh trong khuôn khổ của chương trình, dự án.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các văn bản, thông tin quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi vào Việt Nam làm việc.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại Điều 19 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và khoản 20 Điều 1 Nghị định số 46/2011/NĐ-CP.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng lao động là người nước ngoài và kế hoạch đào tạo người Việt Nam thay thế.
5. Định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc khi có sự thay đổi về lao động nước ngoài thì các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an tỉnh.
1. Trong vòng 07 ngày sau khi kết thúc đợt làm việc, cơ quan, đơn vị chủ trì làm việc với người nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo về công tác quản lý người nước ngoài về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Ngoại vụ).
2. Các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo công tác quản lý người nước ngoài làm việc trong cơ quan, đơn vị mà mình quản lý về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Ngoại vụ định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6) và hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các đối tượng là người nước ngoài không quy định tại Quy chế này sẽ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành và các Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ vào phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
- 1Quyết định 1156/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý người nước ngoài vào tỉnh Bắc Kạn và cán bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn ra nước ngoài
- 2Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2013 phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và định suất được ngân sách hỗ trợ năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Quyết định 2720/QĐ-UBND năm 2013 phân bổ số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và chỉ tiêu biên chế trong tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 15/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Quyết định 3303/QĐ-UBND công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Nghị định 129/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị định 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 6Quyết định 119/2009/QĐ-TTg về Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 8Thông tư 31/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 34/2008/NĐ-CP và 46/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Bộ Luật lao động 2012
- 10Quyết định 1156/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý người nước ngoài vào tỉnh Bắc Kạn và cán bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn ra nước ngoài
- 11Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2013 phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và định suất được ngân sách hỗ trợ năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 12Quyết định 2720/QĐ-UBND năm 2013 phân bổ số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và chỉ tiêu biên chế trong tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 36/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 36/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/10/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Y Dhăm Ênuôl
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/10/2012
- Ngày hết hiệu lực: 02/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực