- 1Quyết định 1788/QĐ-BHXH năm 2012 về Quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 2Quyết định 832/QĐ-BHXH năm 2013 Phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 25/QĐ-BHXH năm 2014 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 558/QĐ-BHXH năm 2014 phê duyệt Phương án xử lý kết quả rà soát văn bản năm 2013 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3591/QĐ-BHXH | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo ngày 2/12/1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004 và ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Kiểm tra.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1540/QĐ-BHXH-KT ngày 27/10/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007.
Điều 3. Trưởng Ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
QUY ĐỊNH
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA BHXH VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam )
Điều 1. Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức BHXH Việt Nam khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mình về BHXH, BHYT.
Điều 2. Cán bộ công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống BHXH Việt Nam có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc BHXH huyện khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 3. Mọi công dân có quyền tố cáo với tổ chức BHXH Việt Nam về những hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp về BHXH, BHYT của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Điều 4. Quyết định này quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
Việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức được thực hiện theo quy định phân cấp trách nhiệm xử lý kỷ luật của BHXH Việt Nam và quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại chung:
- Giám đốc BHXH các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) có thẩm quyền giải quyết đối với quyết định, hành vi của mình, của cán bộ do mình quản lý trực tiếp và giải quyết khiếu nại mà Giám đốc BHXH huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
-Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền giải quyết đối với quyết định, hành vi của mình, của cán bộ do mình quản lý trực tiếp và giải quyết khiếu nại mà Giám đốc BHXH tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
-Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 (Giám đốc BHXH tỉnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Tổng Thanh tra) hoặc khởi kiện vụ án tại Toà án.
Điều 6.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về BHXH:
1- Giám đốc BHXH huyện, Giám đốc BHXH tỉnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại của cán bộ công chức, người lao động trong hệ thống BHXH Việt Nam sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc BHXH tỉnh mà còn khiếu nại thì do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giải quyết.
2- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp người có quyết định, hành vi về BHXH bị khiếu nại không còn tồn tại.
3- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà Giám đốc BHXH huyện, Giám đốc BHXH tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại đã quá thời hạn quy định mà không được giải quyết.
4-Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Thủ tục, thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại:
1- Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.
Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải giải thích, hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn đầy đủ các nội dung trên.
2- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi của cấp có thẩm quyền mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
3- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Điều 8. Tổ chức BHXH không thụ lý giải quyết khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau:
- Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
- Người đại diện không hợp pháp;
- Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2;
- Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Toà án.
Điều 9. Quy trình giải quyết khiếu nại chung:
1- Tại BHXH huyện:
Khi có khiếu nại, Giám đốc BHXH huyện trực tiếp giải quyết. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại (lần đầu) đến BHXH tỉnh.
2- Tại BHXH tỉnh:
- Đơn, hồ sơ, tài liệu liên quan đến khiếu nại phải làm thủ tục qua văn thư, sau đó chuyển Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, giao cho Phòng Kiểm tra hoặc các Phòng nghiệp vụ liên quan thụ lý giải quyết.
- Phòng Kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với các phòng nghiệp vụ, phòng Hành chính (hoặc Phòng Tổ chức hành chính) theo dõi, tổng hợp và đôn đốc việc giải quyết đơn khiếu nại đúng thời hạn tại khoản 3 Điều 7 quy định này .
- Đơn không thuộc thẩm quyền thì chuyển trả đơn và hướng dẫn người khiếu nại đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết (mẫu số 13-KT).
- Trước khi giải quyết khiếu nại, Giám đốc BHXH tỉnh phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; có thể gửi văn bản xin ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam.
- Giám đốc BHXH tỉnh phải ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bằng văn bản (mẫu số 05-KT) và gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan đồng thời gửi Phòng Kiểm tra để theo dõi tổng hợp báo cáo chung.
3- Tại BHXH Việt Nam:
- Đơn, hồ sơ tài liệu có liên quan đến khiếu nại phải làm thủ tục qua văn thư của Văn phòng, sau đó chuyển về Ban Kiểm tra hoặc các Ban nghiệp vụ xem xét, thụ lý giải quyết.
- Đơn, thư hỏi về chế độ chính sách BHXH, BHYT liên quan đến Ban nghiệp vụ nào thì Văn phòng chuyển đến Ban nghiệp vụ đó xem xét trả lời.
- Ban Kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với các Ban nghiệp vụ, Văn phòng theo dõi, tổng hợp và đôn đốc việc giải quyết đơn khiếu nại đúng thời hạn tại khoản 3 Điều 7 quy định này. Đơn, thư do các Ban nghiệp vụ giải quyết xong phải được thông báo cho Ban Kiểm tra để theo dõi tổng hợp báo cáo chung.
- Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì chuyển trả đơn và hướng dẫn người khiếu nại đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết (mẫu số 13-KT).
- Khiếu nại thuộc trách nhiệm của Giám đốc BHXH tỉnh mà chưa có Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì Ban Kiểm tra lập phiếu chuyển đơn (mẫu số 14-KT) về BHXH tỉnh để xem xét, giải quyết đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.
- Khiếu nại đã có Quyết định giải quyết lần đầu của Giám đốc BHXH tỉnh nhưng người khiếu nại vẫn tiếp tục khiếu nại đến BHXH Việt Nam thì Ban Kiểm tra, Ban nghiệp vụ liên quan thụ lý trình Tổng Giám đốc ra Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2.
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam khi nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc BHXH tỉnh nhưng đã quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh giải quyết, đồng thời chỉ đạo, kiểm tra làm rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp xử lý khi thấy cần thiết.
Điều 10. Quy trình giải quyết khiếu nại về BHXH
1-Tại BHXH huyện:
Khi có khiếu nại, Giám đốc BHXH huyện trực tiếp giải quyết.Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại (lần đầu) đến BHXH tỉnh.
2-Tại BHXH tỉnh:
Việc thụ lý, giải quyết đơn theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy định này. Khiếu nại đã có Quyết định giải quyết lần đầu của Giám đốc BHXH tỉnh nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại thì Phòng Kiểm tra, phòng nghiệp vụ liên quan hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án tại Toà án.
3-Tại BHXH Việt Nam:
Việc thụ lý, giải quyết đơn theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy định này. Khi nhận được khiếu nại đã có Quyết định giải quyết lần đầu của Giám đốc BHXH tỉnh thì Ban Kiểm tra, Ban Nghiệp vụ liên quan hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Toà án; trong trường hợp là đơn khiếu nại của cán bộ trong hệ thống BHXH thì thụ lý giải quyết.
Điều 11. Thẩm quyền giải quyết tố cáo:
1- Giám đốc BHXH tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của BHXH tỉnh.
2- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người bị tố cáo là Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và cán bộ công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; giải quyết tố cáo có liên quan đến phạm vi quản lý của mình trong trường hợp Giám đốc BHXH tỉnh đã giải quyết nhưng người tố cáo cho rằng chưa đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết.
Điều 12. Thủ tục và thời hạn giải quyết tố cáo:
1- Người tố cáo phải gửi đơn đến tổ chức BHXH. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo, nội dung tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.
2- Tổ chức BHXH không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.
3- Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Điều 13. Quy trình giải quyết tố cáo:
1- Tại BHXH tỉnh:
1.1- Thực hiện phân loại, xử lý đơn, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tố cáo như đơn, hồ sơ, tài liệu khiếu nại. Đối với những đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết, BHXH tỉnh lập phiếu chuyển đơn tố cáo (mẫu số 17-KT) và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
1.2- Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì Giám đốc BHXH tỉnh giao Phòng nghiệp vụ hoặc Phòng kiểm tra nghiên cứu, đề xuất xử lý. Khi cần thiết, Giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định thành lập đoàn (mẫu số 02-KT) để thẩm tra, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo.
1.3- Giám đốc BHXH tỉnh phải gửi Quyết định giải quyết tố cáo (mẫu số 05-KT) trong đó nêu rõ kết luận vụ việc tố cáo, biện pháp xử lý (nếu có) cho Phòng nghiệp vụ liên quan, Phòng Kiểm tra, BHXH Việt Nam và các cơ quan -nơi chuyển đơn tố cáo đến đồng thời thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước và bí mật ngành BHXH.
2- Tại BHXH Việt Nam:
2.1- Đơn, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tố cáo phải làm thủ tục qua văn thư của Văn phòng sau đó chuyển các Ban nghiệp vụ hoặc Ban Kiểm tra để xem xét, giải quyết.
2.2- Đối với tố cáo người hưởng sai chế độ BHXH, BHYT, tố cáo cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý (theo phân cấp quản lý đối tượng hưởng chế độ và tổ chức cán bộ) của BHXH tỉnh thì Ban Kiểm tra lập phiếu chuyển đơn (mẫu số 17-KT) và hồ sơ liên quan (nếu có) gửi Giám đốc BHXH tỉnh giải quyết đồng thời gửi người tố cáo để biết.
2.3- Đối với tố cáo những người hưởng sai chế độ BHXH, BHYT mà Giám đốc BHXH tỉnh đã giải quyết thì Ban Kiểm tra lập phiếu chuyển Ban nghiệp vụ có liên quan (mẫu số 14-KT) hoặc trực tiếp xem xét, trình Tổng Giám đốc ra Quyết định giải quyết tố cáo.
2.4- Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ của Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng và cán bộ công chức các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam thì Tổng Giám đốc giao cho Thủ trưởng đơn vị có liên quan hoặc Trưởng Ban Kiểm tra nghiên cứu trình Tổng Giám đốc xem xét, giải quyết.
2.5- Quyết định giải quyết tố cáo (mẫu số 05-KT) của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam được gửi đến người tố cáo, BHXH tỉnh có người tố cáo, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Trưởng Ban Kiểm tra.
Điều 14. Việc tiếp công dân phải thực hiện theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và của Quyết định này; đảm bảo thuận tiện cho công dân và chỉ tiến hành tại nơi tiếp công dân đã được bố trí tại trụ sở cơ quan BHXH.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân tại cơ quan mình; ban hành và niêm yết lịch, nội quy tiếp công dân, đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân. Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn Giám đốc BHXH huyện thực hiện việc tiếp công dân; theo dõi, tổng hợp đầy đủ việc tiếp công dân.
Điều 15. Trách nhiệm tiếp công dân:
1- Giám đốc BHXH huyện tiếp công dân mỗi tuần ít nhất 1 ngày.
2- Giám đốc BHXH tỉnh tiếp công dân mỗi tháng ít nhất 2 ngày.
3- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tiếp công dân mỗi tháng ít nhất 1 ngày.
4- Trưởng các Ban nghiệp vụ, Trưởng các phòng nghiệp vụ tiếp công dân khi công dân yêu cầu và có đề nghị của Trưởng Ban Kiểm tra, Trưởng phòng Kiểm tra.
Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh có thể bố trí lịch tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết.
Điều 16. Trình tự và nội dung tiếp công dân:
1-Yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Trường hợp uỷ quyền thì phải xuất trình thêm giấy uỷ quyền.
2- Ghi vào sổ tiếp công dân (mẫu số 03-S-KT) đầy đủ nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
3-Yêu cầu công dân cung cấp đơn, thư, tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) để giải quyết:
- Đơn khiếu nại, tố cáo có đủ điều kiện và đúng thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì tiếp nhận đơn để thụ lý, giải quyết theo quy định. Trường hợp đã nhận đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý thì trong thời hạn 10 ngày, người giải quyết khiếu nại phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người khiếu nại biết.
- Đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì không tiếp nhận đơn mà hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết; Đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì hướng dẫn người khiếu nại khởi kiện tại Toà án. Không tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn tố cáo thuộc các trường hợp như ở Điều 8, Điều 12 khoản 2 Quy định này.
4- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân phải hướng dẫn người khiếu nại, người tố cáo viết thành đơn, ghi rõ ngày tháng năm khiếu nại, tố cáo; nội dung khiếu nại, tố cáo, họ tên, địa chỉ người khiếu nại, người tố cáo; khi cần thiết thì ghi âm lời khiếu nại, tố cáo. Bản ghi nội dung khiếu nại, tố cáo phải cho người khiếu nại, người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận.
5- Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo.
6- Khi tiếp nhận đơn, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì cán bộ tiếp công dân phải làm giấy biên nhận (mẫu số 15-KT), lập thành hai bản, một bản giao cho công dân và một bản lưu hồ sơ.
7-Khi công dân có yêu cầu gặp trực tiếp Lãnh đạo để trình bày thì cán bộ tiếp công dân phải ghi nhận, báo cáo Lãnh đạo để xếp lịch theo định kỳ hoặc đột xuất đồng thời thông báo cho người có yêu cầu.
Điều 17. Trong quá trình tiếp nhận đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì nội dung đơn khiếu nại được thụ lý theo quy trình giải quyết đơn khiếu nại, nội dung đơn tố cáo được thụ lý theo quy trình giải quyết đơn tố cáo.
Điều 18. Chế độ phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo:
1-Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Trưởng các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố cáo về BHXH liên quan đến đơn vị mình; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, các phòng được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh giao chủ trì để giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều phòng.
Trung tâm Lưu trữ BHXH Việt Nam có trách nhiệm cung cấp hồ sơ đối tượng khi được yêu cầu, tạo thuận lợi cho các đơn vị giải quyết đơn đảm bảo đúng thời hạn quy định.
2- Đối với đơn khiếu nại, tố cáo về BHXH thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH tỉnh nhưng có tình tiết liên quan đến đối tượng, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quản lý của BHXH tỉnh khác thì thực hiện như sau:
- BHXH tỉnh có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo gửi công văn kèm theo hồ sơ (photo) của người khiếu nại, tố cáo đến BHXH tỉnh có tình tiết liên quan đề nghị xác minh, kết luận.
- BHXH tỉnh có tình tiết liên quan phải tiến hành xác minh, kết luận và trả lời bằng văn bản chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của BHXH tỉnh có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.
- BHXH tỉnh có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận và toàn bộ hồ sơ vụ việc để giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được gửi cho những cá nhân, tổ chức có liên quan đồng thời báo cáo BHXH Việt Nam.
3-Tổ chức BHXH trong phạm vi quyền hạn, chức năng của mình có trách nhiệm phối hợp, cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Toà án các cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.
Điều 19. Chế độ sổ sách theo dõi:
Ban Kiểm tra BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh phải mở đầy đủ các loại sổ theo dõi việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn hàng ngày theo mẫu và nội dung thống nhất quy định tại các mẫu 02/S-KT, 03/S-KT, 04/S-KT.
1-Nội dung báo cáo phải đầy đủ các số liệu quy định trong biểu báo cáo (mẫu số 8-BC-KT).
2-Thời gian báo cáo: định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và một năm, BHXH tỉnh báo cáo BHXH Việt Nam vào ngày 10 tháng sau của kỳ báo cáo.
3-Yêu cầu báo cáo: Phải tổng hợp, đánh giá, phân tích những việc làm được, chưa làm được, những vướng mắc, kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân.
Điều 21. Việc khen thưởng và kỷ luật đơn vị và cá nhân trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân thực hiện theo quy định chung của Nhà nước và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quy định này thay thế Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-BHXH-KT ngày 27 tháng 10 năm 2003 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Ban Kiểm tra BHXH Việt Nam giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này./.
| TỔNG GIÁM ĐỐC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-------------------
Tên tôi là:…………………………..Sinh ngày….tháng….năm…………...
CMNDsố………….Cấp ngày……………….. Tại………………………………..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………….................................
……………………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp, chức vụ (nếu có)……………………………………… …................
Viết đơn đề nghị với nội dung sau:
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….
Tôi cam đoan những nội dung trên đây là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị BHXH ……………………………….xem xét trả lời.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
| ………………….,ngày…. tháng….năm…….. |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………/QĐ-BHXH | ……………., ngày … tháng … năm….. |
Về việc thành lập đoàn thẩm tra, xác minh đơn khiếu tố
……….. (2)..................
- Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH 11 ngày 29/6/2006;
- Căn cứ Quyết định số 3591/QĐ-BHXH ngày 27/12/2006 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo của BHXH Việt Nam
- Xét đề nghị của (3) ……..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Đoàn thẩm tra, xác minh nội dung khiếu tố tại…………… gồm các ông (bà) có tên sau:
……………………………………………………… Trưởng đoàn
……………………………………………………….Thành viên
…………………………………………………………………Thành viên
…
Điều 2: Đoàn thẩm tra có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác minh theo những nội dung sau:
-….
-….
Thời gian tiến hành kể từ ngày:…
Điều 3:…. (4) …. và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | ………..(5)……………. |
Ghi chú: (1):Nếu ở địa phương ghi thêm tên BHXH tỉnh, thành phố
(2):Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố
(3):Trưởng Ban Kiểm tra hoặc Trưởng phòng Kiểm tra của BHXH tỉnh, thành phố
(4):Trưởng Ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban nghiệp vụ có liên quan hoặc Trưởng phòng Kiểm tra, Trưởng phòng TCHC, Trưởng các phòng nghiệp vụ có liên quan
(5) Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………/QĐ-BHXH | ……………., ngày … tháng … năm….. |
Về việc giải quyết khiếu nại (hoặc tố cáo)
………………(2)………………
- Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH 11 ngày 29/6/2006;
- Căn cứ Quyết định số 3591/QĐ-BHXH ngày 27/12/2006 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo của BHXH Việt Nam
- Xét đề nghị của (3) ……..
Về việc ông (bà)………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………..
Khiếu nại (hoặc tố cáo) về những vấn đề sau:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Sau khi xem xét và căn cứ các văn bản của Nhà nước đã quy định (tóm tắt phần đã được xác minh, kết luận):…………………………………………………………...
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:Trường hợp của ông (bà) (kết luận việc khiếu nại hoặc tố cáo đúng hay sai):
…………………………………………………………………………………………
Điều 2: (Giải quyết quyền lợi vật chất, tinh thần cho đương sự và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan đối vối đơn khiếu nại; biện pháp xử lý đối với những sai phạm nếu là đơn tố cáo)………………………………………………………………...
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày../../… (4) và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | …………..(5)………………. |
Ghi chú: (1):Nếu ở địa phương ghi thêm tên BHXH tỉnh, thành phố
(2):Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố
(3):Trưởng Ban Kiểm tra hoặc Trưởng phòng Kiểm tra của BHXH tỉnh, thành phố
(4):Trưởng Ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban nghiệp vụ có liên quan hoặc Trưởng phòng Kiểm tra, Trưởng phòng TCHC, Trưởng các phòng nghiệp vụ có liên quan
(5) Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc
------ (1) -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………/BHXH-KT | ……………., ngày … tháng … năm….. |
Kính gửi:……………(2)…………………..
……. (1)…..nhận được đơn của ông (bà):……………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….......
Về việc:…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Thực hiện Quyết định số 3591/QĐ-BHXH ngày 27/12/2006 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hộiViệt Nam ban hành Quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của…………………………………………….
Đề nghị………………………….. xem xét có văn bản trả lời đương sự và gửi (1) 01 bản để theo dõi./.
Nơi nhận(*) | ………….(3)…………. |
Hồ sơ gửi kèm:
………………………..
………………………..
………………………..
Ghi chú: Mẫu này dùng để chuyển đơn trong hệ thống BHXH Việt Nam.
(1) Tên của đơn vị chuyển đơn
(2) Tên của đơn vị nhận đơn
(3)- Nếu gửi các Phòng (Ban) nghiệp vụ thì Trưởng Ban hoặc Trưởng phòng ký;
- Nếu gửi ra ngoài đơn vị mình thì Trưởng Ban hoặc Giám đốc ký, đóng dấu đồng thời gửi cho đối tượng 1 bản để biết (*).
------ (1) -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………/BHXH-KT | ……………., ngày … tháng … năm….. |
Về việc đôn đốc giải quyết đơn khiếu tố
(Lần thứ….)
Kính gửi:……………… (2)…………………….
(1) đã gửi tới đơn vị Phiếu chuyển đơn số…..ngày…./…/….. và đơn của ông (bà)……………………………………….. tại địa chỉ………………………………....
………………………………………………………………………………………….
Về việc:…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Đến nay đã quá thời hạn quy định nhưng chưa nhận được trả lời. Đề nghị …(2)… có văn bản trả lời đương sự, đồng thời gửi ….(1)…. 01 bản để theo dõi./.
| ……..(3)………. |
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị chuyển đơn
(2) Tên đơn vị nhận đơn
(3) Trưởng Ban hoặc Trưởng phòng
------ (1) -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………., ngày … tháng … năm….. |
…….(1) nhận hồ sơ của ông(bà)………………………………………………..
Địa chỉ……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Hồ sơ gồm:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
NGƯỜI GIAO | NGƯỜI NHẬN |
Ghi chú: Mẫu này dùng trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ, tài liệu từ người khiếu nại, người tố cáo. (1): Tên cơ quan tiếp nhận.
------ (1) -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………/BHXH-KT | ……………., ngày … tháng … năm….. |
Ngày… tháng….năm…., (1) đã nhận đơn của ông (bà):…………...................
Địa chỉ…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Về việc:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998, nội dung đơn trình bày của ông (bà) thuộc thẩm quyền giải quyết của …………………………………………………….
(1) hướng dẫn để ông (bà) biết và liên hệ với cơ quan trên để xem xét./.
| ……..(2)………. |
Ghi chú: Mẫu này dùng trong trường hợp nhận được đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết.
(1): Tên đơn vị nhận đơn
(2): Trưởng Ban hoặc Trưởng phòng
------ (1) -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………/BHXH-KT | ……………., ngày … tháng … năm….. |
Kính gửi:…………………………(2)…………………
(1) nhận được đơn của ông (bà):…………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………….
Tố cáo:…………… ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………………………………
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998, nội dung đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của ….(2).
(1) chuyển đơn của ông (bà):……………………………….. đến (2) để xác minh giải quyết và gửi cho (1) 01 bản để theo dõi./.
Nơi nhận: | ……..(3)………. |
Ghi chú: Mẫu này dùng để chuyển đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền. Trường hợp người tố cáo yêu cầu thì gửi cho người tố cáo 1 bản để biết
(1): Tên đơn vị chuyển đơn
(2): Tên đơn vị nhận đơn
(3):Trưởng Ban hoặc Giám đốc
- 1Quyết định 1788/QĐ-BHXH năm 2012 về Quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 2Công văn 1972/BHXH-KT năm 2013 tăng cường công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 832/QĐ-BHXH năm 2013 Phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 25/QĐ-BHXH năm 2014 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 558/QĐ-BHXH năm 2014 phê duyệt Phương án xử lý kết quả rà soát văn bản năm 2013 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 1788/QĐ-BHXH năm 2012 về Quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 2Quyết định 832/QĐ-BHXH năm 2013 Phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 25/QĐ-BHXH năm 2014 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 558/QĐ-BHXH năm 2014 phê duyệt Phương án xử lý kết quả rà soát văn bản năm 2013 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 2Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 3Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 4Nghị định 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 5Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 6Công văn 1972/BHXH-KT năm 2013 tăng cường công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Quyết định 3591/QĐ-BHXH năm 2006 về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 3591/QĐ-BHXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/12/2006
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Huy Ban
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực