Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3568/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP CHẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Vụ Pháp chế là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm tổ chức thực hiện công tác: xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong ngành Giao thông vận tải; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1. Trong công tác xây dựng pháp luật;
a) Chủ trì dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng quyết định hoặc trình Chính phủ quyết định; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra việc thực hiện chương trình;
b) Chủ trì tổ chức xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về giao thông vận tải theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Chủ trì tổ chức thực hiện và là đầu mối tổng hợp để Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc lĩnh vực giao thông vận tải quy định phạm vi trách nhiệm của cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không, cảng vụ đường thủy nội địa;
d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phân công của Bộ trưởng;
đ) Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, vận tải hành khách công cộng và bảo đảm an toàn giao thông vận tải;
e) Thẩm quyền về mặt pháp lý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ xây dựng trước khi Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và các dự thảo điều ước, thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt do các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký kết hoặc Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết, gia nhập;
g) Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước gửi xin ý kiến Bộ về các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải theo phân công của Bộ trưởng.
2. Trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải;
b) Trình Bộ trưởng phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải theo quy định.
3. Trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì giúp Bộ trưởng kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định;
b) Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật cho Bộ trưởng và gửi Bộ Tư pháp; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
c) Trình Bộ trưởng phương án xử lý văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng;
- Kiến nghị với Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ, sửa đổi những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng;
- Đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ, sửa đổi những quy định của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng;
- Đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ việc ban hành các văn bản do các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ ban hành trái với các luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng.
4. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng phê duyệt; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải theo phân công của Bộ trưởng.
5. Trong công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật:
a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật tại Bộ và các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành Giao thông vận tải;
b) Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật trong ngành giao thông vận tải.
6. Là đầu mối tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ.
7. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho tổ chức pháp chế ở các Tổng cục, Cục, cơ quan trực thuộc Bộ và doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Giao thông vận tải là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp; rà soát, đánh giá về nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và đề nghị Bộ trưởng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức này; báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức pháp chế ở Bộ và các Tổng Cục, Cục, các đơn vị trực thuộc Bộ theo quy định.
8. Tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải giữa các tổ chức, cá nhân theo phân công của Bộ trưởng. Tham gia đàm phán các hợp đồng do lãnh đạo Bộ phân công; thẩm định tính pháp lý các loại hợp đồng trước khi lãnh đạo Bộ ký hoặc chấp thuận để các cơ quan trực thuộc Bộ ký.
9. Tham gia xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện công tác xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cơ quan, tổ chức có liên quan.
10. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo, đàm phán, ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế về giao thông vận tải và triển khai thực hiện các cam kết theo phân công của Bộ trưởng.
11. Quản lý đội ngũ công chức thuộc Vụ theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1. Vụ Pháp chế không có phòng trực thuộc, được sử dụng con dấu của Bộ khi lãnh đạo Vụ ký văn bản thừa lệnh Bộ trưởng.
2. Biên chế của Vụ Pháp chế gồm có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng và các chuyên viên do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao.
3. Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm. Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng.
1. Bộ trưởng điều hành hoạt động của Vụ chủ yếu thông qua Vụ trưởng.
2. Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ theo chế độ chuyên viên; Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về những công việc được phân công theo quy định của pháp luật.
3. Các Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, trực tiếp chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về phần việc đó.
4. Công chức trong Vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Vụ trưởng và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các Phó Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Vụ về phần việc được giao. Trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng và chuyên viên, Phó Vụ trưởng và chuyên viên có trách nhiệm thực hiện, sau đó báo cáo lại với Vụ trưởng.
5. Vụ có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức giúp việc Bộ trưởng, các tổ chức trong và ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký; bãi bỏ Quyết định số 31/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Vụ Pháp chế và các quy định trước đây trái với Quyết định này.
2. Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng các Vụ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 947/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1160/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông tư 01/2015/TT-BTP hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
- 2Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4Nghị định 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
- 5Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 947/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 01/2015/TT-BTP hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 3568/QĐ-BGTVT năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 3568/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2008
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/12/2008
- Ngày hết hiệu lực: 04/05/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra