ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3540/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 25 tháng 12 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh về phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2811/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2739/SNN-KHTC ngày 01/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án cụ thể, thiết thực để triển khai có hiệu quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG CỦA TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3540/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung sau đây:
1. Mục đích:
- Đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Đề án Phát triển cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được chủ động, đồng bộ, đạt mục tiêu, hiệu quả cao. Nhằm thúc đẩy ngành hàng cà phê tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn; quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về ngành hàng cà phê trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhà nước.
2. Yêu cầu:
- Các giải pháp thực hiện phải mang tính đồng bộ, hiệu quả, có trọng điểm, ưu tiên theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ để tập trung triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh đảm bảo có hiệu quả.
1. Quản lý ngành hàng
1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án phát triển cà phê bền vững của tỉnh
- Thành lập Ban chỉ đạo cà phê bền vững trên cơ sở Ban chỉ đạo tái canh cà phê; Xây dựng cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo, cơ chế quản lý, giám sát hoạt động Đề án để tham mưu UBND tỉnh ra quyết định.
- Trên cơ sở định hướng của Đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sản xuất cà phê bền vững: Xây dựng phần mềm quản lý, thể chế hóa và đào tạo nhân lực ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong triển khai kế hoạch, kiểm tra giám sát sản xuất cà phê bền vững, lập bản đồ số lý lịch vườn cây, cập nhật cơ sở dữ liệu hàng năm về tình hình tái canh, cải tạo giống, tiếp cận các chương trình tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng trong vùng Đề án.
- Giám sát và thúc đẩy quá trình triển khai các chính sách tín dụng hiện hành để nâng cao năng lực tài chính cho các tổ chức và cá nhân tham gia ngành hàng.
- Theo dõi, đánh giá hàng năm tình hình phát triển sản xuất cà phê bền vững (có chứng nhận) trên địa bàn tỉnh về quy mô diện tích, số lượng doanh nghiệp và hộ tham gia, loại chứng nhận và các chính sách cụ thể của doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng cây giống tại các cơ sở sản xuất và cung cấp giống cà phê trên địa bàn các huyện quy hoạch sản xuất cà phê. Giám sát và thống kê bộ thuốc bảo vệ thực vật mà người sản xuất trồng trọt sử dụng (Bao gồm cả hộ nông dân và doanh nghiệp).
- Hàng năm đánh giá kết quả, tổng kết hoạt động của ngành hàng từ các chương trình: Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) tỉnh Đắk Lắk; Kế hoạch tái canh cà phê; Đề án phát triển cà phê bền vững; Kế hoạch phát triển thủy lợi trong vùng cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025.
1.2. Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện Phương án Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp định hướng thị trường trên các diện tích đưa ra ngoài Đề án phát triển cà phê bền vững
- Nghiên cứu xác định các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và khí hậu.
- Xây dựng cơ chế thu hút doanh nghiệp, hình thành liên kết sản xuất và tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Phương án Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp định hướng thị trường được thẩm định và phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện.
1.3. Nâng cao chất lượng cà phê nhân xô, cà phê nhân xuất khẩu và cà phê chế biến sâu
- Kiểm tra giám sát thường xuyên chất lượng chế biến cà phê nhân xô xuất khẩu và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến sâu của các doanh nghiệp chế biến cà phê trong tỉnh.
- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường; Kỹ thuật chế biến cà phê đạt chất lượng cao cho các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ; các doanh nghiệp thu mua và chế biến.
- Đào tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu và chế biến sâu xây dựng và áp dụng Quy trình quản lý doanh nghiệp tiên tiến; An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức người sản xuất về việc đảm bảo chất lượng cà phê trong thu hái, phơi sấy, chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
2. Tổ chức, quản lý sản xuất và nâng cao năng lực của nông dân sản xuất cà phê
2.1. Phát triển tổ chức hợp tác nông dân sản xuất cà phê theo hướng bền vững
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ thành lập và hoạt động cho các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất cà phê mới thành lập làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông dân.
- Hỗ trợ các Hợp tác xã và tổ hợp tác thực hiện quy trình sản xuất cà phê bền vững và 1 phần kinh phí đăng ký sản xuất cà phê có chứng nhận (1 Hợp tác xã có thể sản xuất cà phê theo nhiều loại chứng nhận).
- Đào tạo, nâng cao năng lực chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp: Chủ trang trại, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ về quản trị và tổ chức sản xuất (tài chính, lao động, quy trình kỹ thuật,...); tiếp cận thị trường.
- Hỗ trợ Hợp tác xã và Tổ hợp tác xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho cà phê gắn với truy suất nguồn gốc và quản lý chất lượng theo chuỗi; đào tạo, nâng cao năng lực chủ cơ sở sản xuất là nữ.
- Hỗ trợ xây dựng ít nhất 02 hợp tác xã sản xuất cà phê bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2. Thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng
- Khuyến khích các doanh nghiệp thu mua và chế biến tham gia liên kết với các tổ chức nông dân trồng cà phê.
- Hỗ trợ các hoạt động xây dựng 03 liên minh sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị kết nối các tác nhân trong ngành hàng.
- Đánh giá và củng cố các liên minh sản xuất cà phê bền vững đang hoạt động hiệu quả để có bài học kinh nghiệm cho quá trình nhân rộng.
2.3. Nâng cao năng lực của nông dân sản xuất cà phê thông qua đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa
- Đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nông dân về vai trò của sản xuất cà phê bền vững đối với phát triển ngành hàng.
- Đào tạo nông dân chuyên nghiệp về: Quy trình sản xuất cà phê bền vững, kỹ thuật tái canh, tưới nước tiết kiệm; Kỹ thuật thu hái và bảo quản; kỹ thuật canh tác trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ đất (không lạm dụng chất hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, vi sinh); sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, quản lý rác thải, tăng cường cây che bóng và một số cây phủ đất để giữ ẩm và cải tạo đất;
- Xây dựng được ít nhất 20 mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa tại các huyện điểm của Đề án để nhân rộng: Các mô hình tái canh áp dụng biện pháp sinh học tổng hợp, mô hình sản xuất cà phê tiết kiệm nước gắn với công nghệ thâm canh cao (tự động hóa tưới, bón phân, ánh sáng..), mô hình sản xuất cà phê sạch; Công nghệ thu hái và chế biến cà phê sau thu hoạch (chế biến khô, chế biến ướt). Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến cà phê và các chế phẩm sinh học vào xử lý vỏ cà phê làm phân bón và cải tạo đất.
- Đào tạo, hướng dẫn nông dân về quản trị và tổ chức sản xuất (tài chính, lao động,...); tiếp cận thị trường; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho cà phê gắn với truy suất nguồn gốc và quản lý chất lượng theo chuỗi.
- Xây dựng và phổ biến các chương trình truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia ngành hàng.
2.4. Quản lý và sử dụng nguồn nước tưới sản xuất cà phê hợp lý, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
- Đầu tư hệ thống thủy lợi theo Nghị quyết số 153/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phát triển thủy lợi trong vùng cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ động chống hạn hàng năm đối với các vùng sản xuất cà phê trọng điểm từ nguồn vốn chống thiên tai.
- Quản lý khai thác, phân phối và sử dụng nguồn nước hợp lý, có hiệu quả nguồn nước phục vụ tưới.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho tổ chức và cá nhân tham gia ngành hàng.
3. Các tác nhân khác trong ngành hàng
3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội cà phê
- Tăng cường chức năng quản lý nội bộ và phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
- Thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả các chi hội ngành hàng để bảo vệ quyền lợi cho nông dân và các tác nhân tham gia ngành hàng, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xây dựng vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng sản xuất với nông dân, hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững và quan tâm đến phát triển thương hiệu, truy nguyên nguồn gốc.
- Khuyến khích người trồng cà phê tham gia “Hội người sản xuất cà phê”, tổ chức hoạt động Hội hiệu quả.
3.2. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá hình ảnh
- Thường xuyên thông tin, dự báo kịp thời về biến động của thị trường cà phê.
- Hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát các thị trường trên thế giới và tham gia các hội chợ trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.
- Tổ chức lễ hội cà phê theo định kỳ 2 năm một lần để quảng bá hình ảnh của sản phẩm cà phê nhằm thu hút các nguồn đầu tư phát triển ngành hàng.
III. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
(Theo phụ lục chi tiết kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này.
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh:
- Trên cơ sở Kế hoạch này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện, xem xét, ưu tiên
………………….
TT | Nội dung công việc | Đơn vị thực hiện | Đơn vị phối hợp | Tổng kinh phí | Ngân sách tỉnh hỗ trợ | Doanh nghiệp và hộ nông dân |
1c | Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột | Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND các huyện sản xuất cà phê, các doanh nghiệp chế biến cà phê, các tổ chức phi chính phủ. | 3,0 | 1,0 | 2,0 |
2c | Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá hình ảnh | Sở Công thương - Trung tâm xúc tiến thương mại | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện sản xuất cà phê, các doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê, các tổ chức phi chính phủ. | 2,2 | 1,2 | 1,0 |
3c | Xúc tiến đầu tư tìm kiếm và thu hút các doanh nghiệp tiềm năng tham gia phát triển ngành hàng | Sở Kế hoạch và Đầu tư - Trung tâm xúc tiến đầu tư | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện sản xuất cà phê, các doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê, các tổ chức phi chính phủ | 0,8 | 0,8 | - |
| TỔNG CỘNG |
|
| 2.668,0 | 15,0 | 2.653,0 |
2. Kế hoạch thực hiện
TT | Nội dung công việc | Kết quả dự kiến | Thời gian thực hiện |
A | QUẢN LÝ NGÀNH HÀNG | ||
1a | Nâng cao năng lực quản lý của Ban chỉ đạo Đề án phát triển cà phê bền vững và tái canh cà phê |
|
|
a | Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành hàng | - Xây dựng được Phần mềm quản lý ngành hàng cà phê của tỉnh - Quy chế pháp lý để vận hành phần mềm - Có nhân lực vận hành phần mềm | Tháng 1/2018- 12/2019 |
b | Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án cà phê của tỉnh: Quản lý, giám sát thực hiện đề án và các hoạt động khác (Quản lý phí, hội thảo, tổng kết, kiểm tra, giám sát,, xây dựng Website...) | - Ban chỉ đạo Đề án được thành lập và đi vào hoạt động | - Tháng 12/2017 |
- Báo cáo tình hình thực hiện Đề án hàng năm cho UBND tỉnh và các cơ quan liên quan | - Tháng 12 các năm từ 2018-2020 | ||
2a | Nghiên cứu xây dựng và thực hiện phương án Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp định hướng thị trường trên các diện tích đưa ra ngoài quy hoạch sản xuất cà phê | - Phương án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp định hướng thị trường trên các diện tích đưa ra ngoài quy hoạch sản xuất cà phê được phê duyệt | Tháng 1-12/2018 |
-Thực hiện Phương án Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp | Tháng 1/2019 - 12/2020 | ||
3a | Nâng cao chất lượng cà phê nhân xô, cà phê nhân xuất khẩu và cà phê chế biến sâu | - Ít nhất 80 hộ được hỗ trợ xây dựng sân phơi (10 triệu/hộ) | - Tháng 1/2018 - 12/2020 |
- Ít nhất 2 HTX sản xuất kinh doanh cà phê được hỗ trợ nâng cấp công nghệ chế biến (100 triệu/HTX) | - Tháng 1/2018 - 12/2020 | ||
B | TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA NÔNG DÂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ | ||
1b | Thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng | Phát triển liên kết trong tiêu thụ sản phẩm cà phê bền vững cho ít nhất 06 hợp tác xã với các doanh nghiệp tiêu thụ cà phê | Tháng 1/2018 - 12/2020 |
2b | Nâng cao năng lực của nông dân sản xuất cà phê thông qua đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa | - Xây dựng ít nhất 01 mô hình sản xuất cà phê hữu cơ - Xây dựng 60 mô hình (1ha/hỗ trợ 60tr đồng) sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm | -Tháng 1/2018 - 12/2018 - Tháng 1/2018 - 12/2020 |
C | CÁC TÁC NHÂN HỖ TRỢ NGÀNH HÀNG | ||
1c | Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột | - Thêm ít nhất 5 quốc gia đồng ý bảo hộ nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” - Quảng bá ít nhất 10 lần các sản phẩm cà phê có Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trên các phương tiện truyền thống quốc tế | Tháng 1/2018 - 12/2020 |
2c | Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá hình ảnh | - Hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp chế biến cà phê tham gia hội chợ tại các thị trường tiêu thụ cà phê nước ngoài như Mỹ, Nhật, EU... - Thực hiện tối thiểu 10 lần quảng cáo thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và thương hiệu một số doanh nghiệp chế biến cà phê của tỉnh trên các phương tiện truyền thông quốc tế | Tháng 1/2018 - 12/2020 |
3c | Xúc tiến đầu tư tìm kiếm và thu hút các doanh nghiệp tiềm năng tham gia phát triển ngành hàng | Thực hiện tối thiểu 10 lần quảng cáo về các cơ hội khi các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào ngành hàng cà phê tỉnh Đắk Lắk trên các phương tiện truyền thông quốc tế | Tháng 1/2018- 12/2020 |
3. Phân bổ ngân sách tỉnh hỗ trợ theo năm thực hiện
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT | Nội dung công việc | Tổng kinh phí | Ngân sách tỉnh hỗ trợ | Doanh nghiệp và hộ nông dân | Phân bổ ngân sách tỉnh hỗ trợ theo năm | |||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||||
A | QUẢN LÝ NGÀNH HÀNG | 2.606,60 | 6,6 | 2.600,00 | - | 2,5 | 2,8 | 1,3 |
1a | Nâng cao năng lực quản lý của Ban chỉ đạo Đề án phát triển cà phê bền vững và tái canh cà phê | 2,6 | 2,6 | - | - | 1,3 | 1,1 | 0,2 |
a | Ứng dụng công nghệ thông Tin trong quản lý ngành hàng | 2 | 2 | - | - | 1,2 | 0,8 | - |
b | Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo đề án cà phê của tỉnh: Quản lý, giám sát thực hiện đề án và các hoạt động khác (Quản lý phí, hội thảo, tổng kết, kiểm tra, giám sát, xây dựng Website...) | 0,6 | 0,6 | - | - | 0,1 | 0,3 | 0,2 |
2a | Nghiên cứu xây dựng và thực hiện phương án Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp định hướng thị trường trên các diện tích đưa ra ngoài quy hoạch sản xuất cà phê | 3 | 3 | - | - | 0,9 | 1,3 | 0,8 |
3a | Nâng cao chất lượng cà phê nhân xô, cà phê nhân xuất khẩu và cà phê chế biến sâu | 2.601,00 | 1 | 2.600,00 | - | 0,3 | 0,4 | 0,3 |
B | TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA NÔNG DÂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ | 55,4 | 5,4 | 50 | - | 1,8 | 2 | 1,6 |
1b | Phát triển tổ chức hợp tác nông dân sản xuất cà phê theo hướng bền vững | Kinh phí hỗ trợ hoạt động này theo Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 | ||||||
2b | Thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng | 31,5 | 1,5 | 30 | - | 0,5 | 0,6 | 0,4 |
3b | Nâng cao năng lực của nông dân sản xuất cà phê thông qua đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, cơ giới hóa | 23,9 | 3,9 | 20 | - | 1,3 | 1,4 | 1,2 |
4b | Quản lý tốt tài nguyên nước phục vụ sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường | Kinh phí hỗ trợ hoạt động này theo Nghị quyết số 153/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 | ||||||
C | CÁC TÁC NHÂN HỖ TRỢ NGÀNH HÀNG | 6 | 3 | 3 | - | 0,9 | 1,3 | 0,8 |
1c | Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột | 3 | 1 | 2 | - | 0,3 | 0,4 | 0,3 |
2c | Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá hình ảnh | 2,2 | 1,2 | 1 | - | 0,4 | 0,5 | 0,3 |
3c | Xúc tiến đầu tư tìm kiếm và thu hút các doanh nghiệp tiềm năng tham gia phát triển ngành hàng | 0,8 | 0,8 | - | - | 0,2 | 0,4 | 0,2 |
| TỔNG CỘNG | 2.668,00 | 15 | 2.653,00 | - | 5,2 | 6,1 | 3,7 |
- 1Quyết định 41/2008/QĐ-UBND phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, tính đến năm 2025
- 4Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2018 triển khai mô hình cà phê doanh nhân do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Quyết định 41/2008/QĐ-UBND phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 153/2015/NQ-HĐND về phát triển thủy lợi trong vùng cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025
- 5Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐND về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, tính đến năm 2025
- 7Nghị quyết 24/2017/NQ-HĐND phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2018 triển khai mô hình cà phê doanh nhân do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 9Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 3540/QĐ-UBND năm 2017 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 3540/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Y Giang Gry Niê Knơng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực