Hệ thống pháp luật

Khoản 6 Điều 1 Quyết định 3464/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

6. Một số giải pháp thực hiện

a) Khuyến khích phát triển thương mại

- Hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thương mại trên cơ sở áp dụng các biện pháp: liên doanh, liên kết, mua bán, sáp nhập, cho thuê, đấu thầu kinh doanh... thực hiện đa dạng hoá các chủ thể đầu tư.

- Xây dựng các chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực với sản lượng lớn và chất lượng cao, từ đó có hướng đầu tư một cách thoả đáng; xây dựng và đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tập trung vào các thị trường trọng điểm cho các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của tỉnh.

- Phát triển các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hoá của các doanh nghiệp thương mại: Thúc đẩy phát triển các phương thức dịch vụ và hình thức tổ chức kinh doanh theo dạng chuỗi, đại lý, vận tải liên vận đa phương thức, thương mại điện tử…Tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ, từng bước áp dụng công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu thực tế và trình độ phát triển của mỗi doanh nghiệp.

b) Về vốn đầu tư phát triển thương mại: Trên cơ sở khai thác nội lực và huy động ngoại lực với bước đi phù hợp để tạo nguồn phát triển. Gắn phát triển các khu thương mại với phát triển các trung tâm kinh tế và các khu đô thị mới.

Việc huy động vốn được thực hiện từ các nguồn: ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, tín dụng nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn ODA, vốn FDI...

c) Phát triển nguồn nhân lực: Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trẻ, năng động, có trình độ và năng lực. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại để khuyến khích phát triển tiềm năng kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh.

d) Cơ chế chính sách: Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển thương mại, xuất nhập khẩu. Ban hành cơ chế khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế và giải quyết mặt bằng phát triển kinh doanh thương mại.

e) Về bảo vệ môi trường: Tăng cường quản lý và kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực kinh doanh thương mại, chú trọng đến các khu chợ và cửa hàng xăng dầu. Khuyến khích các chủ đầu tư, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong việc thu gom, xử lý chất thải.

g) Về hợp tác quốc tế, khu vực và địa phương: Đẩy mạnh liên kết giữa thị trường Quảng Nam với thị trường các tỉnh khác và thị trường nước ngoài trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của tỉnh. Coi trọng công tác khảo sát tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu. Khuyến khích việc thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm đặc thù Quảng Nam, từng bước tự chủ trong kinh doanh thương mại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin và các dịch vụ tư vấn về thị trường, chất lượng và giá cả các sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.

h) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về thương mại trên nhiều phương diện: bảo vệ người tiêu dùng; xây dựng cơ chế quản lý thương mại hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn; xây dựng và phát triển hệ thống thị trường hàng hóa. Chú trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại. Từng bước tách chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công. Tổ chức tốt mạng lưới thông tin và công tác dự báo thị trường.

Quyết định 3464/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

  • Số hiệu: 3464/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/10/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đinh Văn Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/10/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra