- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 06/2006/QĐ-UBND về Quy chế công tác thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3405/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 26 tháng 10 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 12/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 06/2006/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng;
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phong trào; ghi nhận, biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân, đơn vị, địa phương đạt thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”; “Xã, Phường, Thị trấn văn hóa” trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÔNG NHẬN DANH HIỆU “TỘC VĂN HÓA”; “XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VĂN HÓA” TRONG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3405 /QĐ-UBND ngày 26 /10/2007 của UBND tỉnh)
Điều 1. Quy chế này quy định tiêu chuẩn, thủ tục, hình thức công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”; “Xã, Phường, Thị trấn văn hóa” (sau đây gọi tắt là “Xã văn hóa”) trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Việc công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”; “Xã, Phường, Thị trấn văn hóa” phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, đúng thủ tục, có kỳ hạn.
Mục 1. TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN DANH HIỆU “TỘC VĂN HÓA”
Điều 3. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”.
1. Xây dựng và thực hiện tốt Quy ước của tộc đã được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.
2. Hội đồng gia tộc và thành viên trong tộc gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong gia tộc và các tộc họ khác ở địa phương.
3. Các thành viên trong gia tộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; hăng hái lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế gia đình, ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo trong gia tộc không có ai thuộc diện hộ nghèo.
4. Các thành viên trong gia tộc tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương, đặc biệt là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và thực hiện tốt Quy ước “Thôn, Tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa”, đảm bảo có từ 85% hộ gia đình trong tộc trở lên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
5. Vận động xây dựng và quản lý, sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn Quỹ do thành viên trong gia tộc tự nguyện đóng góp để thực hiện xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học và các hoạt động nhân đạo, từ thiện ở địa phương.
6. Thực hiện đúng Quy chế về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Trong gia tộc không có người vi phạm pháp luật; không có người sinh con thứ 3 trở lên; không có người mắc các tệ nạn xã hội; không tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành. Con, cháu trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên.
Điều 4. Thủ tục công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”.
1. Điều kiện công nhận:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Quy chế này;
b. Thời gian đăng ký xây dựng danh hiệu “Tộc văn hóa” là 2 năm trở lên kể từ khi Quy ước của tộc được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.
2. Hồ sơ đề nghị:
a. Báo cáo thành tích 02 năm xây dựng hoặc 03 năm giữ vững danh hiệu “Tộc văn hóa”, có xác nhận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn;
b. Biên bản kiểm tra và văn bản đề nghị của Ban chỉ đạo Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã, phường, thị trấn.
Điều 5. Công nhận “Tộc văn hóa”.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”. Giấy chứng nhận “Tộc văn hóa” có giá trị 03 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với “Tộc văn hóa” xuất sắc giữ vững danh hiệu 3 năm liên tục.
2. Văn phòng UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội đồng gia tộc tổ chức công bố quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa” vào dịp thích hợp gắn với sinh hoạt của tộc.
Mục 2. TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN DANH HIỆU “XÃ VĂN HÓA”
Điều 6. Xã (phường, thị trấn) được xét công nhận là “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa” trước hết phải được cấp có thẩm quyền công nhận các danh hiệu sau:
- Xã (phường, thị trấn) làm tốt công tác thương binh liệt sỹ và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”;
- Xã (phường, thị trấn) lành mạnh không có tội phạm và tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm;
- Xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
- Xã (phường, thị trấn) hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trở lên;
- Xã (phường, thị trấn) hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hằng năm;
- Đảng bộ xã (phường, thị trấn) được công nhận danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh;
Đồng thời phải hội đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Quy chế này.
Điều 7. Tiêu chuẩn công nhận “Xã văn hóa” ở đồng bằng.
1. Về kinh tế:
a. 85% số hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt cao hơn mức bình quân của huyện; không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% (theo chuẩn mới).
b. 85% số hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp ngói, tôn, không còn nhà tạm, tranh tre dột nát.
2. Về văn hóa - xã hội:
a. Văn hóa - Thông tin, Thể dục - Thể thao:
- Giữ gìn thuần phong mỹ tục, không có hủ tục lạc hậu, mê tín; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;
- Thực hiện tốt công tác tôn tạo, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương;
- 100% số thôn, bản xây dựng hương ước, quy ước;
- 80% số thôn trở lên đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”;
- 100% số hộ gia đình đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”, trong đó có 85% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
- Trên 90% số cơ quan, công sở (cơ quan, doanh trại, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…) đóng trên địa bàn đạt danh hiệu “Cơ quan văn hóa”;
- 100% số thôn có Nhà Văn hóa (Nhà sinh hoạt cộng đồng);
- Có Trạm truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh tới các thôn;
- Có cụm thông tin cổ động; có Đội văn nghệ quần chúng hoặc Đội Thông tin tuyên truyền cơ sở hoạt động thường xuyên, hiệu quả;
- Có Thư viện hoặc phòng đọc sách; Nhà văn hóa (Trung tâm văn hóa hoặc Nhà văn hóa đa chức năng....); có điểm vui chơi cho trẻ em;
- Cán bộ văn hóa - xã hội có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trung cấp trở lên;
- 90% số hộ gia đình trở lên có các phương tiện nghe nhìn;
- Có Hội đồng thể dục - thể thao, Câu lạc bộ thể dục - thể thao cấp xã; có sân bóng đá; mỗi thôn có ít nhất một sân bóng chuyền;
- Có phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao sôi nổi, hiệu quả, hằng năm tổ chức ít nhất 05 hoạt động văn hóa văn nghệ; 04 giải thi đấu thể thao cấp xã.
b. Giáo dục và Đào tạo:
- Có hệ thống trường Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia;
- 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường; có Quỹ khuyến học, Quỹ giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt…
c. Y tế, Dân số, Gia đình và Trẻ em:
- Không có dịch bệnh (kể cả dịch bệnh trên gia súc, gia cầm); không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm hàng năm từ 2 - 2,2% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ;
- 90% hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh;
d. Cảnh quan môi trường và kết cấu hạ tầng:
- Có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, không bị ô nhiễm; đường làng, ngõ xóm, đường liên thôn thông thoáng, được đổ bê tông hoặc lát gạch;
- Các cơ sở, xí nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định;
- 100% số hộ gia đình được sử dụng điện;
- Trung tâm xã được quy hoạch, xây dựng khang trang.
3. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
- Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có trọng án hình sự; không có điểm nóng về tệ nạn xã hội; không có hộ tàng trữ, kinh doanh và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác cải cách hành chính, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính của tổ chức và công dân;
- Mặt trận, các tổ chức đoàn thể của xã (phường, thị trấn) được xếp loại khá trở lên.
Điều 8. Tiêu chuẩn công nhận “Xã văn hóa” ở miền núi.
1. Về kinh tế:
a. Đã định canh, định cư; 60% số hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt cao hơn mức bình quân của huyện; không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo dưới 15% (theo chuẩn mới), hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 - 5%.
b. 60% số hộ trở lên có nhà ở được xây dựng kiên cố hoặc làm bền vững, phù hợp phong tục truyền thống của dân tộc;
2. Về văn hóa - xã hội:
a. Văn hóa Thông tin, Thể dục - Thể thao:
- Giữ gìn thuần phong mỹ tục, không có hủ tục lạc hậu, mê tín; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;
- Thực hiện tốt công tác tôn tạo, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương;
- 100% số thôn, bản xây dựng hương ước, quy ước;
- 70% số thôn, bản trở lên đạt danh hiệu “Thôn, bản văn hóa”;
- 90% số hộ gia đình trở lên đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”, trong đó có 70% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
- Trên 80% số cơ quan, công sở (cơ quan, doanh trại, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…) đóng trên địa bàn đạt danh hiệu “Cơ quan văn hóa”;
- 70% số thôn, bản trở lên có Nhà văn hóa (Nhà làng truyền thống);
- Có Trạm truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh tới các thôn;
- Có cụm thông tin cổ động; có Đội văn nghệ quần chúng hoặc Đội thông tin tuyên truyền cơ sở hoạt động thường xuyên, hiệu quả;
- Có Thư viện hoặc Phòng đọc sách; Nhà văn hóa (Trung tâm Văn hóa hoặc Nhà văn hóa đa chức năng...); Có điểm Bưu điện văn hóa; điểm vui chơi cho trẻ em;
- Cán bộ văn hóa - xã hội có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Sơ cấp trở lên;
- Có Hội đồng thể dục - thể thao, Câu lạc bộ thể dục - thể thao cấp xã; có sân bóng đá; mỗi thôn có ít nhất một sân bóng chuyền; thường xuyên duy trì các sinh hoạt văn hóa – thể thao truyền thống của dân tộc;
- 70% số hộ gia đình trở lên có các phương tiện nghe nhìn.
b. Giáo dục và Đào tạo:
- Có hệ thống trường Tiểu học, Trung học cơ sở kiên cố;
- 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường.
c. Y tế, Dân số, Gia đình và Trẻ em:
- Không có dịch bệnh (kể cả dịch bệnh trên gia súc, gia cầm); hàng năm giảm từ 1,5 - 2% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ;
- 70% số hộ gia đình trở lên dùng nước sạch;
- 70% số hộ gia đình trở lên có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh, đưa chuồng trại chăn nuôi cách xa nhà ở;
d. Cảnh quan môi trường và kết cấu hạ tầng:
- Có môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, không bị ô nhiễm; đường làng, ngõ xóm thông thoáng, thường xuyên được cải tạo, nâng cấp;
- Các cơ sở, xí nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định;
- 80% số hộ gia đình trở lên được sử dụng điện;
- Trung tâm xã được quy hoạch, xây dựng khang trang.
3. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
- Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có trọng án hình sự; không có điểm nóng về tệ nạn xã hội; không trồng, buôn bán và sử dụng thuốc phiện; không có hộ tàng trữ, kinh doanh và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác cải cách hành chính, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính của tổ chức và công dân;
- Mặt trận, các tổ chức đoàn thể của xã được xếp loại khá trở lên;
Điều 9. Tiêu chuẩn công nhận “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa”.
1. Về kinh tế:
a. 90% số hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng và đạt cao hơn mức bình quân của huyện, thị xã, thành phố; không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% (theo chuẩn mới).
b. 90% số hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp ngói, tôn, không còn nhà tạm.
2. Về văn hóa - xã hội:
a. Văn hóa - Thông tin, Thể dục - Thể thao:
- Giữ gìn thuần phong mỹ tục, không có hủ tục lạc hậu, mê tín; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;
- Thực hiện tốt công tác tôn tạo, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương;
- 100% số hộ đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa, trong đó 90% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu Gia đình văn hóa;
- 90% Tổ dân phố (khối phố, khu phố... trực tiếp dưới phường, thị trấn) trở lên đạt danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”, “Khối phố văn hóa”;
- Trên 90% số cơ quan, công sở (cơ quan, doanh trại, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…) đóng trên địa bàn đạt danh hiệu “Cơ quan văn hóa”;
- 100% số Tổ dân phố có Nhà văn hóa (Nhà sinh hoạt cộng đồng);
- Có Trạm truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh tới các Tổ dân phố;
- Có cụm thông tin cổ động; có Đội văn nghệ quần chúng hoặc Đội Thông tin tuyên truyền cơ sở hoạt động thường xuyên, hiệu quả;
- Có Thư viện hoặc phòng đọc sách; Nhà văn hóa (Trung tâm văn hóa hoặc Nhà văn hóa đa chức năng....); có điểm vui chơi cho trẻ em;
- Cán bộ văn hóa - xã hội phường, thị trấn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trung cấp trở lên;
- 95% số hộ gia đình trở lên có các phương tiện nghe nhìn;
- Có Hội đồng thể dục - thể thao, Câu lạc bộ thể dục - thể thao phường, thị trấn; có sân bóng đá; mỗi Tổ dân phố, Khối phố có ít nhất một sân bóng chuyền;
- Có phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao sôi nổi, hiệu quả, hằng năm tổ chức ít nhất 06 hoạt động văn hóa văn nghệ; 04 giải thi đấu thể thao cấp phường, thị trấn.
b. Giáo dục và Đào tạo:
- Có hệ thống trường Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia;
- 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường; có Quỹ khuyến học, Quỹ giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt…
c. Y tế, Dân số, Gia đình và Trẻ em:
- Không có dịch bệnh (kể cả dịch bệnh trên gia súc, gia cầm); không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm hàng năm từ 2,2 - 2,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ;
- 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh;
d. Cảnh quan môi trường và kết cấu hạ tầng:
- Có môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, không bị ô nhiễm; đường phố thông thoáng, đường kiệt, ngõ hẻm được đổ bê tông hoặc lát gạch, được cải tạo, nâng cấp thường xuyên và có hệ thống điện chiếu sáng;
- 100% số hộ gia đình được sử dụng điện;
- Các cơ sở, xí nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định;
- Trung tâm phường, thị trấn được quy hoạch, xây dựng khang trang.
3. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
- Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có trọng án hình sự; không có điểm nóng về tệ nạn xã hội; không có hộ tàng trữ, kinh doanh và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác cải cách hành chính, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính của tổ chức và công dân;
- Mặt trận, các tổ chức đoàn thể của phường, thị trấn được xếp loại khá trở lên.
Điều 10. Thủ tục công nhận xã, phường, thị trấn văn hóa.
1. Về tiêu chuẩn: Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Quy chế này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
- Báo cáo thành tích 05 năm xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu xã, phường, thị trấn văn hóa;
- Biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu xã, phường, thị trấn văn hóa của Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã, phường, thị trấn;
- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá, xét chọn và đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận hoặc công nhận lại “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa”.
Điều 11. Công nhận xã, phường, thị trấn văn hóa.
1. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận xã, phường, thị trấn văn hóa;
2. Giấy chứng nhận xã, phường, thị trấn văn hóa có giá trị 05 năm kể từ ngày ký Quyết định.
1. Khen thưởng “Tộc văn hóa”; xã, phường, thị trấn văn hóa
- Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tặng Giấy khen đối với “Tộc văn hóa” xuất sắc giữ vững danh hiệu 3 năm liên tục và các xã (phường, thị trấn) có từ 5 năm liên tục trở lên được công nhận hoặc công nhận lại “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa” nhằm động viên, khuyến khích phong trào.
- Tùy điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ của ngành, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh tặng Giấy khen đối với các xã (phường, thị trấn) có từ 5 năm liên tục trở lên đạt các danh hiệu do ngành phát động nêu tại Điều 6 của Quy chế này và được UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định công nhận hoặc công nhận lại “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa”.
2. Khen thưởng xã, phường, thị trấn văn hóa xuất sắc, tiên tiến.
Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua cho các xã, phường, thị trấn văn hóa xuất sắc và tặng Bằng khen cho các xã, phường, thị trấn văn hóa tiên tiến theo quy định tại Điều 17 Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 của UBND tỉnh.
a. Về tiêu chuẩn:
- Xã, phường, thị trấn văn hóa xuất sắc là xã, phường, thị trấn có từ 5 năm liên tục trở lên được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố công nhận hoặc công nhận lại “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa” và là đơn vị tiêu biểu nhất trong số xã (phường, thị trấn) văn hóa của huyện, thị xã, thành phố, được suy tôn dẫn đầu phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của huyện, thị xã, thành phố.
- Xã, phường, thị trấn văn hóa tiên tiến là xã, phường, thị trấn có từ 5 năm liên tục trở lên được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố công nhận hoặc công nhận lại “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa” và là đơn vị tiêu biểu trong số xã (phường, thị trấn) văn hóa của huyện, thị xã, thành phố, được xếp thứ nhì hoặc đồng xếp thứ nhì (tối đa 02 đơn vị) phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của huyện, thị xã, thành phố.
b. Hồ sơ đề nghị khen thưởng:
a. Báo cáo thành tích 5 năm liên tục được công nhận hoặc công nhận lại Xã, Phường, Thị trấn văn hóa;
b. Văn bản đề nghị khen thưởng của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố;
c. Văn bản đề nghị của Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh và Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
3. Tiền thưởng công nhận, khen thưởng danh hiệu “Tộc văn hóa”, “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa” thực hiện theo Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 của UBND tỉnh.
Điều 13. Việc xét công nhận hoặc công nhận lại “Tộc văn hóa”; xã, phường, thị trấn văn hóa được thực hiện vào quý IV hằng năm.
Điều 14. “Tộc văn hóa”; “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa” vi phạm một trong những quy định của Quy chế này sẽ không được công nhận lại; những trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị thu hồi danh hiệu. Cấp ra quyết định công nhận danh hiệu, có trách nhiệm ra quyết định thu hồi danh hiệu.
Điều 15. Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, phản ánh về Sở Văn hóa Thông tin - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh để xem xét, tổng hợp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2281/QĐ-UBND năm 2013 kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 34/2013/QĐ-UBND về Quy định thi đua, khen thưởng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3Chỉ thị 04/2014/CT-UBND nâng cao chất lượng phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế công nhận danh hiệu Tộc văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 06/2006/QĐ-UBND về Quy chế công tác thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Quyết định 2281/QĐ-UBND năm 2013 kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 34/2013/QĐ-UBND về Quy định thi đua, khen thưởng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 8Chỉ thị 04/2014/CT-UBND nâng cao chất lượng phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 3405/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế công nhận danh hiệu Tộc văn hóa; xã, phường, thị trấn văn hóa trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 3405/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/10/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Đức Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/10/2007
- Ngày hết hiệu lực: 08/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực