Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an ninh hàng không;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đảm bảo an ninh hàng không dân dụng với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) An ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường;
b) An ninh hàng không được đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, được xây dựng trên nền tảng của nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân;
c) Công tác bảo đảm an ninh hàng không phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh hàng không;
d) Xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh hàng không vững mạnh, hiệu quả; lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có hệ thống tổ chức độc lập, hoạt động thống nhất, chuyên nghiệp, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp pháp luật Việt Nam;
đ) Xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không đồng bộ, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
a) Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn cơ sở về bảo đảm an ninh hàng không; phí, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không;
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về an ninh hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không độc lập, thống nhất, chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không;
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh hàng không; nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác bảo đảm an ninh hàng không;
- Từng bước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không tiên tiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; hoàn thành việc đầu tư hệ thống hàng rào an ninh khép kín, hệ thống camera giám sát tại cảng hàng không, sân bay, công trình hàng không, trên tàu bay.
b) Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022:
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không theo hướng hiện đại, thay thế các thiết bị an ninh hàng không đã lạc hậu; tập trung nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện hệ thống hàng rào an ninh hiện đại;
- Tiếp tục xây dựng lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chuyên nghiệp, hiệu quả; cơ bản tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bảo đảm an ninh hàng không;
- Hoàn thiện chương trình đào tạo, huấn luyện, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác bảo đảm an ninh hàng không, đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không.
c) Giai đoạn sau năm 2022:
- Đảm bảo đầy đủ kết cấu hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị an ninh hàng không hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế;
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ, toàn diện các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế về bảo đảm an ninh hàng không.
3. Các giải pháp nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không
a) Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn về an ninh hàng không:
- Rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về an ninh hàng không; các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
- Tham gia đầy đủ các công ước quốc tế về an ninh hàng không nhằm thực hiện trách nhiệm và cam kết của Việt Nam với cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ý thức về bảo đảm an ninh hàng không cho người dân;
- Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cơ sở về an ninh hàng không;
- Rà soát, hoàn thiện chương trình an ninh, quy chế bảo đảm an ninh hàng không.
b) Hoàn thiện hệ thống tổ chức tham mưu bảo đảm an ninh hàng không
- Rà soát, hoàn thiện tổ chức, biên chế của bộ phận an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không phù hợp với chức năng Nhà chức trách hàng không và quy định của pháp luật về an ninh hàng không; xây dựng đội ngũ tham mưu, giám sát viên an ninh hàng không chuyên sâu;
- Xây dựng trung tâm thử nghiệm hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm an ninh hàng không;
- Rà soát, hoàn thiện tổ chức, biên chế của bộ phận bảo đảm an ninh hàng không của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng không.
c) Hoàn thiện tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không:
- Giai đoạn các doanh nghiệp ngành hàng không được cổ phần hóa: Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế phân định trách nhiệm của các đơn vị, người đứng đầu liên quan tới bảo đảm an ninh hàng không, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và hệ thống quản lý công tác bảo đảm an ninh hàng không ở các doanh nghiệp hàng không; tăng cường xây dựng cơ chế quản lý, giám sát lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, cơ chế giáo dục, nâng cao ý thức chính trị, đạo đức công dân, cơ chế phát triển công tác Đảng trong các doanh nghiệp kiểm soát an ninh hàng không phù hợp.
- Trong năm 2016, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo xây dựng và thực hiện Phương án tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không trong phạm vi trách nhiệm theo các định hướng cơ bản sau:
+ Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là dịch vụ công ích; lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không;
+ Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay: Bộ Giao thông vận tải xây dựng và hoàn thiện phương án tổ chức lực lượng an ninh hàng không phù hợp với điều kiện mới theo quy định nhằm bảo đảm an ninh hàng không vững mạnh, hiệu quả, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; chi phí hoạt động từ giá, phí dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không và ngân sách nhà nước theo quy định về doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích;
+ Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hoá, bưu gửi để đưa lên tàu bay: Doanh nghiệp liên quan tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không độc lập của mình hoặc thuê lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; chi phí hoạt động của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do doanh nghiệp đảm bảo.
- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo phân định khu vực trách nhiệm của các lực lượng kiểm soát an ninh hàng không; việc cấp phép cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;
- Các doanh nghiệp hàng không xây dựng chương trình, quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp và đảm bảo kinh phí thực hiện; ký hợp đồng với doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định;
- Hoàn thiện và triển khai Đề án thành lập đồn công an bảo đảm an ninh, trật tự tại các cảng hàng không, trước mắt tại các cảng hàng không quốc tế.
d) Nâng cao năng lực, ý thức kỷ luật của nhân viên an ninh hàng không
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe, trình độ chuyên môn, nhân thân, phẩm chất chính trị và đạo đức đối với lực lượng bảo đảm an ninh hàng không. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, sàng lọc lực lượng bảo đảm an ninh hàng không một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định;
- Đào tạo, tập huấn nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật, quy định nội bộ của nhân viên an ninh hàng không, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;
- Rà soát hệ thống cơ sở đào tạo, huấn luyện về an ninh hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng chương trình chuẩn đào tạo đội ngũ giám sát viên an ninh hàng không, chuyên viên làm công tác tham mưu, giúp việc trong công tác đảm bảo an ninh hàng không, cán bộ quản lý lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, tăng thời gian đào tạo ban đầu nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, chính quy hóa các cơ sở được giao đào tạo ban đầu nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
đ) Hoàn thiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Cục Hàng không Việt Nam với các cơ quan chuyên môn Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp ngành hàng không trong việc kiểm soát an ninh nội bộ;
- Nâng cao ý thức cảnh giác của nhân viên hàng không đối với các hành vi khả nghi nội gián; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động, kết hợp với việc phát huy sức mạnh quần chúng để nâng cao ý thức tự giác của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đơn vị ngành hàng không tránh việc bị lợi dụng, bị lôi kéo hoặc bị khống chế làm nội gián;
- Thiết lập và duy trì thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh nội bộ trong toàn ngành, phù hợp với các quy định pháp luật, hướng dẫn của ICAO và đáp ứng yêu cầu an ninh hàng không.
e) Nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không
- Hoàn thiện hệ thống hàng rào vành đai, các cổng, cửa, các lối ra vào khu vực hạn chế, hệ thống bốt gác, đường tuần tra canh gác, chiếu sáng, bãi đỗ biệt lập theo tiêu chuẩn áp dụng tại các cảng hàng không, sân bay công trình hàng không trên toàn quốc;
- Tiêu chuẩn hoá, đầu tư trang bị đầy đủ hệ thống phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không;
- Từng bước hiện đại hoá hệ thống thiết bị an ninh hàng không theo công nghệ tiên tiến của thế giới;
- Tập trung nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hệ thống bảo đảm an ninh hàng không, xử lý khẩn nguy và thực hiện các biện pháp an ninh phòng ngừa.
g) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong bảo đảm an ninh hàng không
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không thuộc Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
- Hoàn thiện hệ thống quy chế, cơ chế phối hợp liên ngành trong việc tổ chức thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá các nguy cơ đe dọa đối với an ninh hàng không, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp bảo đảm an ninh hàng không.
h) Nâng cao năng lực đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động, cơ sở vật chất, nhân lực của Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia, các Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tại địa phương, Trung tâm phối hợp khẩn nguy ở cảng hàng không, sân bay;
- Rà soát, sửa đổi phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng theo Quyết định số 44/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; các phương án đối phó cụ thể của các Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tại địa phương, của cảng hàng không, sân bay theo hướng phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống khủng bố;
- Xây dựng phương án bố trí nhân viên an ninh trên chuyến bay; hoàn thiện các phương án phòng, chống tấn công tàu bay dân dụng bằng tên lửa phòng không vác vai, tàu bay không người lái, vật thể bay siêu nhẹ.
i) An ninh thông tin hàng không dân dụng
- Xây dựng quy chế, tiêu chuẩn an ninh thông tin trong ngành hàng không dân dụng;
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành hàng không với các cơ quan nghiệp vụ Bộ Công an về công tác bảo vệ hệ thống thông tin trong ngành hàng không dân dụng.
k) Đảm bảo kinh phí bảo đảm an ninh hàng không
Rà soát hệ thống các loại phí, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không nhằm cơ bản đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không.
l) Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không
- Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không;
- Tham gia tích cực các diễn đàn, các chương trình hỗ trợ các nước thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) trong việc phòng ngừa và đối phó với nguy cơ đe dọa an ninh hàng không;
- Tăng cường hợp tác song phương, đa phương trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin; kiểm soát an ninh đối với giấy tờ sử dụng đi tàu bay; bảo đảm an ninh vùng trời; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo đảm an ninh hàng không; chia sẻ kết quả Chương trình thanh tra An ninh hàng không toàn cầu (USAP) của ICAO giữa các quốc gia thành viên.
a) Nhiệm vụ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia:
- Chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Đề án;
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện giải pháp tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong bảo đảm an ninh hàng không; hoàn thiện hệ thống đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
b) Nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về an ninh hàng không; hoàn thiện hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không; nâng cao năng lực, ý thức kỷ luật của nhân viên an ninh hàng không; hoàn thiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không; hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không;
- Chỉ đạo tổ chức Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không độc lập, chuyên nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;
- Chủ trì kiểm tra, thẩm định quyết toán và tổng hợp quyết toán dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Nhiệm vụ của Bộ Công an:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các biện pháp, nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, phòng ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới an ninh hàng không; bố trí nhân viên an ninh làm nhiệm vụ trên chuyến bay; an ninh thông tin ngành hàng không; thành lập đồn công an bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại các cảng hàng không;
- Thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức khủng bố, phản động và các loại tội phạm, đánh giá những rủi ro và mức độ đe dọa về an ninh hàng không.
- Hướng dẫn, phối hợp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh nội bộ đối với hoạt động hàng không dân dụng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
d) Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng
- Trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức khủng bố, phản động và các loại tội phạm, đánh giá những rủi ro và mức độ đe dọa về an ninh hàng không; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;
- Tăng cường kiểm soát các lối vào khu vực sử dụng cho hoạt động hàng không dân dụng từ các khu vực sử dụng cho hoạt động quân sự; chỉ đạo các đơn vị phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tuần tra, canh gác, bảo vệ khu vực lân cận giữa khu vực sử dụng cho hoạt động hàng không dân dụng và khu vực sử dụng cho hoạt động quân sự.
đ) Nhiệm vụ của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
e) Nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam để trao đổi thông tin, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xây dựng, huấn luyện, diễn tập các tình huống phòng, chống khủng bố, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống khủng bố, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
g) Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Thực hiện phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng của Ban chỉ huy khẩn nguy tỉnh, thành phố, huyện đảo theo Phương án khẩn nguy được Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Thực hiện công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực cảng hàng không, sân bay; tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định của nhân dân về an ninh hàng không;
- Bố trí ngân sách địa phương thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp ngành hàng không chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 481/QĐ-TTg năm 2012 về kiện toàn nhân sự Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 30/2012/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BTC-BGTVT Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2016 đính chính Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam
- 6Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
- 7Công văn 30/TCHQ-ĐTCBL năm 2017 về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu trên tuyến hàng không do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Thông tư 43/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện an ninh hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 45/2017/TT-BGTVT về sửa đổi Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam
- 10Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Thông báo 37/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Trưởng ban Thứ nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Quyết định 481/QĐ-TTg năm 2012 về kiện toàn nhân sự Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 30/2012/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
- 6Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014
- 7Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BTC-BGTVT Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 9Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
- 10Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2016 đính chính Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam
- 12Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
- 13Công văn 30/TCHQ-ĐTCBL năm 2017 về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu trên tuyến hàng không do Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Thông tư 43/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện an ninh hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 15Thông tư 45/2017/TT-BGTVT về sửa đổi Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam
- 16Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 17Thông báo 37/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Trưởng ban Thứ nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 34/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đảm bảo an ninh hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 34/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/01/2016
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 97 đến số 98
- Ngày hiệu lực: 07/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra