Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2022/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 28 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁ TỐI ĐA DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NƠI XỬ LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Căn cứ Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Thực hiện Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nơi xử lý sử dụng nguồn vốn sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra văn bản);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh (đăng tải);
- Lưu: VT, TM(Thạnh), KT(Th).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

QUY ĐỊNH

GIÁ TỐI ĐA DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NƠI XỬ LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 34/2022/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nơi xử lý sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân được cung ứng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

b) Các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, công nghệ đốt không phát điện và công nghệ chế biến thành phân vi sinh sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (không bao gồm các cơ sở xử lý được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước).

c) Cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Điều 2. Mức giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nơi xử lý sử dụng nguồn vốn sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

1. Mức giá tối đa theo các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

STT

Nội dung giá xử lý

Mức giá tối đa
(Đồng/tấn)

1

Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

125.000

2

Công nghệ chế biến thành phân vi sinh (giá tạm thời)

340.000

3

Công nghệ đốt không phát điện (giá tạm thời)

 

3.1

Lò có công suất < 50 tấn/ngày

 

-

Công nghệ trong nước

330.000

-

Công nghệ nước ngoài

340.000

3.2

Lò có công suất từ 50 tấn/ngày - 300 tấn/ngày

 

-

Công nghệ trong nước

350.000

-

Công nghệ nước ngoài

400.000

Ghi chú: Mức giá trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, chưa tính khấu hao thiết bị lò và đầu tư bãi chôn lấp; đối với trường hợp cơ sở xử lý áp dụng nhiều loại công nghệ thì chi phí xử lý được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng rác thải được xử lý theo từng loại công nghệ tương ứng.

2. Mức giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các công nghệ xử lý áp dụng cho các đối tượng:

STT

Nội dung

Đơn giá
(Đồng/tấn)

Đơn giá
(đồng/kg)

Dân cư đô thị thải 01kg/người/ngày (đồng/tháng)

Dân cư nông thôn thải 0,5kg/người/ngày
(đồng/người/tháng)

Tổ chức, cơ sở, hộ SXKD thải <0,5m3/tháng
(đồng/tháng)

Tổ chức, cơ sở, hộ SXKD thải 0,5-01m3/tháng
(đồng/tháng)

Tổ chức, cơ sở, hộ SXKD thải ≥01m3/tháng (đồng/m3)

Người/ tháng

Hộ 04 người/ tháng

Người/ tháng

Hộ 04 người /tháng

I

Giá chôn lấp

125.000

125

4.000

15.000

2.000

8.000

26.000

53.000

53.000

II

Giá chế biến thành phân vi sinh

340.000

340

10.000

40.000

5.000

20.000

70.000

140.000

140.000

III

Giá đốt không phát điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lò có công suất < 50 tấn/ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Công nghệ trong nước

330.000

330

10.000

40.000

5.000

20.000

70.000

139.000

139.000

1.2

Công nghệ nước ngoài

340.000

340

10.500

41.000

5.100

21.000

72.000

143.000

143.000

2

Lò có công suất (50 - 300 tấn/ngày)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Công nghệ trong nước

350.000

350

10.500

42.000

5.500

22.000

74.000

147.000

147.000

2.2

Công nghệ nước ngoài

400.000

400

12.000

48.000

6.000

24.000

84.000

168.000

168.000

Điều 3. Lộ trình thực hiện, nguyên tắc hỗ trợ chi phí xử lý

1. Lộ trình thực hiện

STT

Nội dung giá

Thời gian áp dụng

01/01/2023

2024

2025

2026 trở về sau

I

Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt rà soát, đầu tư hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật và pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng các phương án dịch vụ cụ thể cho cơ sở.

Hoàn thành trước 30/6/2023 và duy trì áp dụng

II

Cơ sở, tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh nộp 100% phí thu gom, vận chuyển và xử lý ở mọi khu vực có công nghệ xử lý tương ứng.

Áp dụng theo mức giá hiện tại

Áp dụng theo mức giá xử lý mới khi được phê duyệt

III

Người dân (hộ gia đình, cá nhân)

 

 

 

 

 

1

- Người dân nộp 100% phí thu gom, vận chuyển theo mức quy định hiện hành.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí xử lý cho người dân.

Áp dụng theo mức giá hiện tại

 

 

2

- Người dân nộp 100% phí thu gom, vận chuyển và 100% phí xử lý bằng mức giá theo công nghệ chôn lấp.

- Ngoài mức hỗ trợ hiện tại, ngân sách nhà nước hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá theo công nghệ chôn lấp và giá theo công nghệ xử lý khác.

 

 

 

Áp dụng theo mức giá xử lý mới được phê duyệt

 

3

- Người dân nộp 100% phí thu gom, vận chuyển và 100% phí xử lý ở các khu vực áp dụng giá theo công nghệ tương ứng.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người dân khoản chênh lệch thiếu trong các hợp đồng hoặc đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ xử lý với các Chủ cơ sở xử lý đầu tư công nghệ mới, hiện đại ở địa phương, có mức giá theo công nghệ xử lý cao hơn mức giá người dân đang phải nộp.

 

 

 

 

Áp dụng

2. Nguyên tắc hỗ trợ chi phí xử lý cho người dân: dựa trên phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước cho bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan. Có sự cân đối giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và giá dịch vụ.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với các các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt, các vấn đề về bảo vệ môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo phù hợp với mức giá.

b) Hướng dẫn việc áp dụng đơn giá tối đa xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với quy định hiện hành của Trung ương và địa phương.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát đơn giá tối đa xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tế tại địa phương.

2. Sở Tài chính:

a) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thực hiện niêm yết giá theo quy định; chủ trì phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan thẩm định phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng từ nguồn vốn ngân sách theo quy định pháp luật về giá, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho địa bàn quản lý thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

b) Chỉ đạo đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ tổ chức thu tiền dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, có biện pháp tổ chức thu tiền dịch vụ, hạn chế thu sót đối tượng, thu không đủ mức thu quy định. Đồng thời, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công khai, niêm yết giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và thu theo giá niêm yết.

c) Hàng năm, đề xuất mức hỗ trợ chi phí xử lý rác từ ngân sách Nhà nước cho người dân quy định tại Điều 3, Quyết định này để được cấp thẩm quyền phân bổ, phù hợp với khối lượng rác phát sinh, công nghệ xử lý và nguồn thu từ giá dịch vụ xử lý của địa phương.

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát với các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt để nâng cao chất lượng dịch vụ. Giám sát chặt chẽ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của người dân và tổ chức làm cơ sở thanh toán tiền dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

4. Các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

a) Rà soát, hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật và pháp luật về bảo vệ môi trường.

b) Căn cứ mức giá tối đa công bố tại Quyết định này và theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng để xây dựng phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định của pháp luật về giá và các quy định hiện hành, phù hợp với từng thời kỳ; phương án giá là căn cứ để Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn nhưng không vượt quá mức giá tối đa nêu trên.

c) Trong trường hợp có biến động (tăng hoặc giảm chi phí xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách) thì lập phương án giá, đề xuất mức giá dịch vụ mới phù hợp với biến động tăng hoặc giảm chi phí, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính tổ chức rà soát, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thông báo công khai nội dung quy định này đến các đối tượng thuộc diện phải trả tiền dịch vụ theo quy định, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường.

6. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định này.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện nghĩa vụ nộp tiền dịch vụ và tham gia giám sát chất lượng dịch vụ do các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện trên địa bàn.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 34/2022/QĐ-UBND Quy định giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nơi xử lý sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  • Số hiệu: 34/2022/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Hà Sỹ Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản