Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2004/QĐ-UB

Lai Châu, ngày 02 tháng 7 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

V/V: BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ điều 91 - Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 10/12/2003 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác Khoa học và Công nghệ ở địa phương.

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2001. Xét đề nghị của Phó Giám đốc (Phụ trách) Sở Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh.

Điều II: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều III: Các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh; Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT T.uỷ;
- TT UBND tỉnh;
- VP Chính phủ;
- Bộ KH&CN;
- Lưu VP, CV các khối;

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN LÂM THỜI TỈNH LAI CHÂU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Phu

 

QUY CHẾ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 34/2004/QĐ-UB ngày 02 tháng 7 năm 2004)

Chương I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG.

Điều 1: Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu (viết tắt là Hội đồng) là tổ chức tư vấn của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác Khoa học và Công nghệ ở địa phương.

Điều 2: Nhiệm vụ của Hội đồng:

1- Tham gia góp ý kiến về các vấn đề sau:

- Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước về Khoa học và Công nghệ được cụ thể hoá vào điều kiện của tỉnh.

- Phương hướng phát triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh, các ngành trong tỉnh.

- Nhiệm vụ, nội dụng chủ yếu của kế hoạch Khoa học và Công nghệ 5 năm và hàng năm của tỉnh, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đời sống trong tỉnh.

- Phương hướng, giải pháp đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Khoa học và Công nghệ của tỉnh. Chính sách thu hút lực tượng cán bộ Khoa học Kỹ thuật.

- Phương hướng, nội dụng và biện pháp phối hợp giữa lực tượng Khoa học và Công nghệ của các cơ sở trong tỉnh với các cơ sở của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và sự họp tác giữa lực tượng Khoa học và Công nghệ của tỉnh với Trung ương nhằm phát triển mạnh mẽ tiềm lực Khoa học và Công nghệ của tỉnh. Phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,

2- Kiến nghị khen thưởng các sáng kiến, các đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ có giá trị và những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản xuất và đời sống thuộc cấp tỉnh quản lý.

Ngoài ra Hội đồng còn cho ý kiến tư vấn về các vấn đề khác theo yêu cầu cụ thể của chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

Điều 3: Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng:

1- Tham dự các cuộc họp thảo luận về phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2- Được cung cấp các tài liệu và đến các cơ sở trong tỉnh nghiên cứu tình hình thực tế có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ ở Điều 2 của Quy chế này.

3- Được trình bày với cán bộ lãnh đạo các cấp của địa phương về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.

4- Được đảm bảo các điều kiện cần thiết và các chế độ theo quy định để thực hiện tết nhiệm vụ của Hội đồng.

5- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về các ý kiến tư vấn và kiến nghị của mình.

Chương II

TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG.

Điều 4: Tổ chức Hội đồng gồm có:

- Chủ tịch Hội đồng.

- Phó chủ tịch Hội đồng.

- Các uỷ viên Hội đồng.

- Uỷ viên thư ký Hội đồng.

Điều 5: Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách công tác Khoa học và Công nghệ.

Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:

1- Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng.

2- Chỉ đạo cơ quan thường trực Hội đồng (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh) chuẩn bị các tài liệu cần thiết về các vấn đề sẽ đưa ra thảo luận tại các kỳ họp Hội đồng, duyệt các báo cáo, tài liệu trước khi đưa ra thảo luận ở Hội đồng.

3- Thực hiện các chế độ quy định và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của Hội đồng.

4- Triệu tập và Chủ trì các kỳ họp của Hội đồng.

5- Trong thời gian vắng mặt Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền cho Phó Chủ tịch giải quýết các công việc của Hội đồng.

Điều 6: Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách các công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng.

Phó Chủ ũch Hội đồng có các nhiệm vụ sau:

1- Chuẩn bị chương trình làm việc và các báo cáo đưa ra thảo luận ở các kỳ họp của Hội đồng để chủ tịch Hội đồng duyệt.

2- Giải quyết các công việc của Hội đồng giữa 2 kỳ họp Hội đồng.

3- Ra quyết định thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành để duyệt và nghiệm thu các chương trình, đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ chuyên ngành.

4- Sử dụng bộ máy của cơ quan mình để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng, bố trí cán bọ chuyên trách làm nhiệm vụ Thư ky giúp việc của Hội đồng.

Điều 7: Uỷ viên Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn:

1- Nhiệm vụ:

- Tham gia đầy đủ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng.

- Nghiên cứu trước tài liệu để đóng góp ý kiến và chịu trách nhiệm về những vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng.

- Giữ gìn tài liệu và số liệu theo quy định về bảo mật của Nhà nước.

2- Quyền hạn:

- Được cung cấp những thông tin cần thiết về các vấn đề có liên quan tới các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng.

- Kiến nghị thảo luận những vấn đề thuộc nhiệm vụ của Hội đồng.

- Trong trường hợp cần thiết có thể được đến xem xét tại chỗ những vấn đề có liên quan đến công việc của Hội đồng.

- Được dành một số thời gian trong giờ làm việc hành chính để thực hiện những nhiệm vụ của Hội đồng giao. Việc hoàn thành công việc của Hội đồng được ghi nhận như việc hoàn thành kế hoạch công tác cá nhân do đơn vị phân công.

Điều 8: Những uỷ viên có thành tích trong các hoạt động của Hội đồng sẽ được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng.

- Những thành viên không đủ điều kiện hoặc không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã quy định thì Hội đồng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh miễn nhiệm tham gia công tác Hội đồng của Thành viên đó.

Chương III

NGUYÊN TẮC VÀ PHUƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 9: Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm. Việc bổ nhiệm hay thay đổi thành viên Hội đồng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Điều 10: Các thành viên của Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận công khai về nhiệm vụ được giao tư vấn, có ý kiến nhận xét bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.

Điều 11: Hội đồng họp định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Khi cần thiết Hội đồng có thể họp bất thường, Hội đồng được sử dụng thời gian hành chính để tổ chức các kỳ họp của mình.

Điều 12: Cơ quan thường trực Hội đồng chuẩn bị tài liệu về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở Hội đồng và chuyển đến các Uỷ viên Hội đồng trước khi họp từ 7 - 15 ngày. Tài liêu của các kỳ hop bất thường phải chuyển đến các Uỷ viên

Hội đồng chậm nhất là 2 ngày trước kỳ họp.

Điều 13: Các kỳ họp thường kỳ của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên chính thức của Hội đồng tham dự. Các phiện họp bất thường không nhất thiết có đủ số lượng trên.

Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể tổ chức họp mở rộng với đại biểu của chính quyền, cơ quan, đơn vị của Trung ương, các doanh nghiệp và một số nhà khoa học có uy tín. Các đại biểu này không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội đồng.

Điều 14: Phương thức làm việc của Hội đồng là nêu các vấn đề thảo luận hoặc biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín để lấy ý kiến. Việc biểu quyết công khai hay bỏ phiếu kín sẽ do toàn thể Hội đồng quyết định. Mọi ý kiến phát biểu và kiến nghị của từng Uỷ viên Hội đồng được ghi chép đầy đủ thành văn bản để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 15: Trong thời gian 30 ngày, sau khi nhận được các kiến nghị của Hội đồng, Chủ tịch UBND tỉnh trả lời cho Hội đồng biết ý kiến của mình về các kiến nghị, hoặc đề nghị Hội đồng thảo luận thêm.

Điều 16: Chi phí cho các hoạt động của Hội đồng được lấy từ kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ của tỉnh.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17: Quy chế này được thực hiện cho Hội đồng Khoa học và Công nghệ Tỉnh.

Điều 18: Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, cơ quan thường trực và Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh phản ánh kịp thời với UBND Tỉnh để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 34/2004/QĐ-UB về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

  • Số hiệu: 34/2004/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/07/2004
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Trần Văn Phu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản