Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2002/QĐ-UB

Đà Lạt, ngày 15 tháng 03 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

" V/V BAN HÀNH QUI ĐINH TỔ CHỨC TỔ KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ - KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

- Căn cứ Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định về công tác khuyến nông.

- Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Số: 1232/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 và số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 về phê duyệt và bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn của chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới vùng sâu vùng xa.

- Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tại tờ trình số 998/TTr- NN&PTNT ngày 17/9/ 2001.

- Theo đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền sau khi đã thống nhất với Sở Tài chính vật giá tỉnh Lâm Đồng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Ban hành kèm theo quyết định này'' Qui định về tổ chức tổ khuyến nông cơ sở tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng''

Điều II: Các ông : Chánh văn phòng HĐND & UBND tỉnh, Trưởng Ban TCCQ tỉnh; Giám đốc các Sở: TCVG; Kế hoạch & Đầu Tư; Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể tử ngày ký./-

 

 

TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH




Phan Thiên

 

QUI ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC TỔ KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 34/2002/QD-UB ngày 15/3/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Điều 1: Phạm vi áp dụng

Tại 47 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, mỗi xã được tổ chức một tổ khuyến nông cơ sở tùy theo cơ cấu về sản xuất trồng trọt,.chăn nuôi. . . trên địa bàn bố trí như sau :

a/ Xã có dưới 2 thôn đặc biệt khó khăn được cơ cấu một khuyến nông viên;

b/ Xã có từ 2 thôn đặc biệt khó khăn trở lên được tổ chức 01 tổ khuyến nông cơ sở có 02 khuyến nông viên ( Trong đó có l tổ trưởng ).

Điều 2: Tổ chức thành lập:

1/ Chủ tịch UBND xã ra quyết định lựa chọn khuyến nông viên và thành lập Tổ khuyến nông cơ sở tại xã .

2/ Khuyến nông viên cơ sở do UBND xã chọn lựa từ người địa phương, sau khi thỏa thuận thống nhất với Trạm khuyến nông và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện.

Điều 3: Tiêu chuẩn khuyến nông viên cơ sở:

1/ Có hộ khẩu thường trú tại địa phương, tự nguyện tham gia công tác khuyến nông lâu dài, có kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất.

2/ Có khả năng tiếp thu, truyền đạt công tác khuyến nông đến người nông dân .

3/ Ưu tiên lựa chọn trong những nông dân trẻ, dân tộc ít người gốc địa phương có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật.

Điều 4: Chức năng, nội dung hoạt động của tổ khuyến nông cơ sở

1/ Chức năng :

Làm cầu nối tiếp thu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của hệ thống khuyến nông Nhà nước ( cấp tỉnh, huyện) và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch đến nông dân trong xã.

2./ Nội dung hoạt động của tổ khuyến nông cơ sở

a/ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật về chăm sóc cây trồng, vật nuôi và các tiến bộ kỹ thuật mới trên các lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản. Nắm bắt các nguyện vọng của nông dân về nhu cầu khuyến nông để đề xuất, tham mưu xây dựng kế hoạch tập huấn, mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

b/ Cùng cán bộ xã, thôn vận động nhân dân tham gia đông đủ các lớp tập- huấn khuyến nông, đề xuất chọn các điểm và các hộ có điều kiện để triển khai . Các điểm thực nghiệm, mô hình trình diễn cách làm ăn có hiệu quả cho các hộ nông dân tham quan, học tập làm theo và triển khai nhân ra diện rộng.

c/ Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh chỉ đạo việc phối kết hợp các đoàn thể và các tổ chức, các chủ dự án, để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến nông tại xã.

d/ Phổ biến các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, cách làm ăn có hiệu quả của các mô hình nông lâm phù hợp.

e/ Theo dõi thường xuyên tiến độ sản xuất; tình hình sinh trưởng phát triển, tình hình dịch bệnh cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã;

g/ Phối hợp với Hội Nông dân xã xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả các chi hội nghề nghiệp, câu lạc bộ khuyến nông, tổ hợp tác và hợp tác xã.

h/ Hàng tháng, hàng quí, hàng năm, tổng kết báo cáo về tình hình phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và nội dung, hiệu quả hoạt động của tổ khuyến nông cơ sở về xã, Phòng nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông huyện, Thị xã Thành phố.

Điều 5: Trách nhiệm và quyền lợi của khuyến nông viên cơ sở

1/ Trách nhiệm khuyến nông viên cơ sở :

a/ Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của UBND xã, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch khuyến nông cấp xã hàng tháng, hàng quí, năm theo sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông, Phòng nông nghiệp &PTNT cấp huyện và sự phân công của Tổ trưởng.

b/ Sinh hoạt định kỳ theo quy định của tổ , mỗi tháng ít nhất phải có 10 ngày hoạt động cho công tác khuyến nông nhằm nắm bắt nhu cầu khuyến nông-

của nông dân, báo cáo tình hình thực hiện công tác, đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến nông cấp xã.

3/ Tích cực tham gia học tập các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến nông, tham quan học tập kinh nghiệm mô hình nông dân sản xuất giỏi do Trung tâm khuyến nông tỉnh, hoặc Trạm khuyến nông, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện tổ chức.

2/ Quyền lợi của khuyến nông viên cơ sở:

a/ Được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng khuyến nông, được tham quan học tập các mô hình tiên tiến.

b/ Được Ngành Nông nghiệp cung cấp thường xuyên các thông tin kinh tế - kỹ thuật mới trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến nông-lâm - thủy sản.

c/ Mỗi khuyến nông viên cơ sở được hưởng mức trợ cấp do UBND xã chi trả hàng tháng là 100.000 đ/tháng (riêng tổ trưởng được hưởng thêm phần trách nhiệm theo quy định ); Nguồn chi từ kinh phí hoạt động sự nghiệp nông nghiệp của ngân sách huyện cấp về ngân sách xã.

Điều 6: Tổ chức thực hiện

1/ Trung tâm Khuyến nông tỉnh:

a/ Chịu trách nhiệm bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông, cung cấp thông tin tài liệu tập huấn nhằm giúp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các khuyến nông viên, phát huy hiệu quả hoạt động của tổ khuyến nông cơ sở tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

b/ Chủ trì, phối hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông huyện, Tổ khuyến nông cơ sở ở các xã triển khai các chương trình, kế hoạch công tác khuyến nông, xây dựng các loại hình tập huấn, các mô hình trình diễn, điểm thử nghiệm để chuyển giao kỹ thuật cụ thể đến .nông dân ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

2/ Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

a/ Chỉ đạo UBND xã lập dự toán chi cho công tác khuyến nông trong đó có khoản trợ cấp cho các khuyến nông viên cơ sở thuộc các xã, phòng Nông nghiệp &PTNT huyện thẩm định, Phòng Tài chính huyện tổng hợp dự toán các khoản chi cho công tác khuyến nông tại các xã đặc biệt khó khăn, cân đối từ nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp nông nghiệp để đưa vào dự toán chi hàng năm của ngân sách huyện.

b/ Tạo điều kiện khuyến khích các chủ dự án, các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến nông tự nguyện ( ngoài hệ thống khuyến nông nhà nước ) tổ chức hội thảo, lập mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ dịch vụ khuyến nông v.v. . . đến với tổ khuyến nông cơ sở và nông dân ở những xã đặc biệt khó khăn.

Điều 7 : Điều khoản thi hành:

Các ông : Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, Thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 ./.

 

DANH SÁCH

CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Thực hiện Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 và Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Huyện

 

1

Lạc Dương

Đạ Tông

2

2

 

Đầm ròn

2

3

 

Đạ Long

2

4

 

Đạ Sa

2

5

 

Đạ Chair

2

6

 

Đưng K Nớ

2

7

Đơn Dương

Pró

2

8

 

Ka Đơn

2

9

 

Tu Tra

2

10

 

Đạ Ròn

2

11

Đức Trọng

Tà Năng

2

12

 

Đà Loan

2

13

 

Tà In

2

14

 

N Thôn Hạ

2

15

 

Ninh Loan

2

16

 

Tân Thành

2

17

Lâm Hà

Phi Liêng

2

18

 

Liêng Sron

2

19

 

Rô Men

2

20

 

Đạ Knàng

2

21

 

Liên Hà

2

22

Di Linh

Đinh Trang Thượng

2

23

 

Sơn Điền

2

24

 

Gia Bắc

2

25

 

Tân Thượng

2

26

 

Bảo Thuận

2

27

Bảo Lâm

Lộc Phú

2

28

 

Lộc Lâm

2

29

 

Lộc Bắc

2

30

 

Lộc Bảo

2

31

 

Lộc Nam

2

32

 

Lộc Tân

2

33

Đạ Huoai

Đạ Tồn

2

34

 

Đạ Ploa

2

35

 

Đoàn Kết

2

36

 

Hà Lâm

2

37

Đạ Tẻh

Đạ Lây

2

38

 

Quảng Trị

2

39

 

Quốc Oai

2

40

 

Mỹ Đức

2

41

 

Hương Lâm

2

42

Cát Tiên

Phước Cát 2

2

43

 

Tiên Hoàng

2

44

 

Tư Nghĩa

2

45

 

Gia Viễn

2

46

 

Nam Ninh

2

47

 

Mỹ Lâm

2

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 34/2002/QĐ-UB ban hành quy định tổ chức tổ khuyến nông cơ sở tại các xã đặc biệt khó - khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu: 34/2002/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/03/2002
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phan Thiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản