- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 1129/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 59-NQ/TW năm 2020 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trương ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3362/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 09 tháng 9 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều);
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều tại Tờ trình số 3991/TTr-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2022 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều).”
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)” với các nội dung như Kế hoạch đính kèm.
(Kèm theo Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, chủ động phối hợp với các sở, ban ngành thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai, tổ chức các hoạt động thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 171/KH-UBND | Ninh Kiều, ngày 29 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)”;
Để phát huy hết tiềm năng hiện có, thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển và góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí của người dân và du khách khi đến Ninh Kiều. Đồng thời thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều), Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều xây dựng kế hoạch thí điểm hoạt động kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Ninh Kiều, với các nội dung sau:
Cụ thể hóa triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) ở Việt Nam và Quyết định số 1401/QD-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)”.
Xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án.
Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ của các hoạt động, triển khai thực hiện Kế hoạch đã đề ra.
II. Tổ chức các hoạt động thí điểm phát triển kinh tế ban đêm
1. Thời gian triển khai mô hình thí điểm: 24 tháng kể từ khi lựa chọn và phê duyệt nhà đầu tư.
a) Kéo dài thời gian hoạt động kinh tế ban đêm
Tiếp tục duy trì và nâng chất hoạt động; đồng thời cho phép mở rộng khung thời gian hoạt động từ 6 giờ tối ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau đối với các hoạt động hiện có như: phố hàng rong trên đường Phan Chu Trinh - Phan Bội Châu; Chợ đêm Ninh Kiều trên đường Võ Văn Tần - Nguyễn Thái Học; Tuyến phố chuyên doanh thời trang Nguyễn Trãi, Nguyễn Việt Hồng, Mậu Thân và ẩm thực Đề Thám- Huỳnh Cương; hoạt động karaoke theo 5 khu vực thí điểm tại Khoản 3 phần II và một số tuyến đường cụ thể trên địa bàn quận như đường Lê Bình, Lê Lợi,...
Thời gian thực hiện: dự kiến tháng 8 năm 2022.
b) Giai đoạn thí điểm (từ năm 2022 đến năm 2024): thực hiện tại 05 vị trí cụ thể như sau: Phố đi bộ Ninh Kiều; Khu vực Công viên Sông Hậu (từ Cầu đi bộ đến đường Trần Phú); Khu vực rạch Khai Luông - kè cặp rạch Khai Luông đến Nhà lồng 1, Nhà lồng 2, Nhà lồng 3 - cụm Trung tâm Thương mại Cái Khế (Lương Định Của, Phạm Ngọc Thạch, Lý Hồng Thanh,...); Khu vực Hồ Xáng Thổi; Khu vực Hô Bún Xáng và một số vị trí tiềm năng khác theo đề xuất của các nhà đầu tư, Ủy ban nhân dân các phường (nếu có).
c) Giai đoạn đánh giá, đúc kết kinh nghiệm (tháng 6 đến tháng 12 năm 2024) : đánh giá, hoàn thiện các mô hình khai thác cụ thể, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ hoàn thiện cơ chế, chính sách.
d) Giai đoạn vận hành, nhân rộng và phát triển các mô hình KTBĐ (năm 2025): hoàn thiện các khung pháp lý, tổ chức lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện 5 năm (2025-2030).
3. Tổ chức các mô hình, hoạt động thí điểm
a) Phố đi bộ Ninh Kiều
Tiếp tục duy trì theo mô hình hiện hữu gồm hoạt động văn hóa, văn nghệ, đi bộ, ẩm thực phố hàng rong, chợ đêm Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ, kết nối các điểm du lịch, tàu khách phát triển du lịch trên sông kết hợp kéo dài thời gian các hoạt động đến 6 giờ sáng hôm sau (chi tiết sẽ được thể hiện cụ thể trong phương án khai thác).
b) Khu vực Công viên Sông Hậu (từ Cầu đi bộ đến đường Trần Phú)
Các hoạt động: ẩm thực; nghệ thuật đường phố; biểu diễn nghệ thuật, quảng bá thương hiệu sản phẩm; vui chơi giải trí có nước phục vụ trẻ em; Các mô hình: chợ đêm, chợ quê, chợ nổi, phục vụ chụp ảnh check-in, quà lưu niệm. ..(chi tiết sẽ được thể hiện cụ thể trong phương án khai thác).
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư: bằng các hình thức phù hợp với quy định pháp luật; Thời gian triển khai thực hiện: dự kiến tháng 8/2022.
c) Khu vực rạch Khai Luông - kè cặp rạch Khai Luông đến Nhà lồng 1, Nhà lồng 2, Nhà lồng 3 - cụm Trung tâm Thương mại Cái Khế (Lương Định Của, Phạm Ngọc Thạch, Lý Hồng Thanh,...)
Các hoạt động: Karaoke, bar, ẩm thực, chăm sóc sức khỏe (massage, xông hơi...), đi bộ kết hợp với hoạt động của bến du thuyền và các hoạt động thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí cao cấp khác (chi tiết sẽ được thể hiện cụ thể trong phương án khai thác).
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư: bằng các hình thức phù hợp với quy định pháp luật; Thời gian triển khai thực hiện: dự kiến tháng 10/2022.
d) Khu vực Hồ Xáng Thổi
Các hoạt động: Đi bộ, ẩm thực, kết hợp phát triển tuyến phố chuyên doanh ẩm thực Đề Thám - Huỳnh Cương, hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi, giải trí (chi tiết sẽ được thể hiện cụ thể trong phương án khai thác).
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư: bằng các hình thức phù hợp với quy định pháp luật; Thời gian triển khai thực hiện: dự kiến tháng 01/2023.
đ) Khu vực Hồ Bún Xáng
Các hoạt động: Văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, mua sắm kết hợp đường sách, thể thao giải trí dưới nước (chi tiết sẽ được thể hiện cụ thể trong phương án khai thác Khu vực Hồ Bún Xáng).
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư: bằng các hình thức phù hợp với quy định pháp luật; Thời gian triển khai thực hiện: dự kiến quý I/2023.
e) Ngoài 05 vị trí trên, các vị trí khác sẽ tiếp tục khai thác thí điểm khi địa phương nhận thấy có tiềm năng, có tính khả thi, được sự đồng thuận của người dân và phù hợp với quy mô, phạm vi cho phép của đề án KTBĐ của thành phố, quận Ninh Kiều sẽ tổ chức khai thác thêm các vị trí này trong thời gian thí điểm.
4. Báo cáo đánh giá giai đoạn thí điểm:
Tổ chức báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm giai đoạn thí điểm phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều) và đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, nguồn lực phục vụ phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: dự kiến tháng 7 năm 2024.
5. Vận hành, nhân rộng và phát triển các mô hình KTBĐ
Sau khi tổng kết đánh giá giai đoạn thí điểm, đề xuất hoàn chỉnh cơ chế chính sách vận hành, nhân rộng và phát triển các mô hình KTBĐ trên toàn địa bàn thành phố từ năm 2025; Đề xuất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện giai đoạn 2025 - 2030
Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều là đơn vị chủ trì, tổ chức xây dựng kế hoạch, xây dựng các phương án khai thác phát triển KTBĐ và tổng hợp đánh giá, đúc kết kinh nghiệm, đề xuất cơ chế chính sách. Để triển khai kế hoạch Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều phân công nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn cụ thể như sau:
1. Giao Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị Phòng ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân các phường thuộc quận:
Chủ trì tham mưu xây dựng phương án khai thác phát triển KTBĐ trên toàn địa bàn quận, cụ thể: Khu vực Công viên Sông Hậu; Khu vực rạch Khai Luông - kè cặp rạch Khai Luông đến Nhà lồng 1, Nhà lồng 2, Nhà lồng 3 - cụm Trung tâm Thương mại Cái Khế (Lương Định Của, Phạm Ngọc Thạch, Lý Hồng Thanh,...); Khu vực Hồ Xáng Thổi; Khu vực Hồ Bún Xáng. Triển khai các hoạt động mời gọi, tổ chức thẩm định năng lực, lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức phù hợp với quy định pháp luật; Tổ chức, vận hành và theo dõi đánh giá mô hình thí điểm phát triển KTBĐ đối với các khu vực trên.
Chủ trì, phối hợp với ngành y tế, địa phương và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại đối với các khu vực phát triển KTBĐ trên địa bàn.
Kịp thời tham mưu báo cáo, đề xuất trao đổi với các Sở ban ngành thành phố xem xét, xử lý trong phạm vi chức năng nhiệm vụ hoặc báo cáo với UBND thành phố để chỉ đạo đối với những vấn đề phát sinh.
Chủ trì tham mưu xây dựng báo cáo đánh giá, đúc kết kinh nghiệm, báo cáo với UBND thành phố sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm. Đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách.
2. Giao Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị Phòng ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân các phường thuộc quận:
Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá các mô hình, hoạt động thí điểm phát triển KTBĐ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo phân công tại Quyết định số 1401/QĐ-UBND.
Chủ trì tham mưu xây dựng phương án khai thác phát triển KTBĐ đối với Phố đi bộ Ninh Kiều gắn với đề án phát triển kinh tế ban đêm của thành phố, lấy ý kiến các sở ngành và trình thành phố; triển khai các hoạt động mời gọi, tổ chức thẩm định năng lực, lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức phù hợp với quy định pháp luật; tổ chức, vận hành và theo dõi đánh giá tác động của mô hình thí điểm phát triển Phố đi bộ Ninh Kiều gắn với KTBĐ, đối với lĩnh vực du lịch.
Kịp thời tham mưu báo cáo, đề xuất trao đổi với các Sở ban ngành thành phố xem xét, xử lý trong phạm vi chức năng nhiệm vụ hoặc báo cáo với UBND thành phố để chỉ đạo đối với những vấn đề phát sinh.
Tham mưu đề xuất tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ đa dạng, đặc sắc tại các khu vực thí điểm; mời gọi đầu tư các loại hình du lịch ban đêm; phát triển các sản phẩm, loại hình hoạt động, dịch vụ vui chơi giải trí vào ban đêm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
3. Giao Phòng Quản lý đô thị quận
Tham mưu cấp phép sử dụng lòng đường, vỉa hè khi có phát sinh; phối hợp với UBND phường sắp xếp các điểm giữ xe phục vụ người dân trên địa bàn và du khách;
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị có liên quan đến KTBĐ.
Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch hình thành điểm nhấn tại các khu vực quy hoạch riêng biệt cho phát triển KTBĐ.
4. Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường quận
Tham gia đề xuất, có ý kiến đối với Phương án khai thác phát triển KTBĐ có sử dụng đất, mặt nước hồ, sông, rạch. Xác nhận và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động tại các mô hình thí điểm KTBĐ.
Giám sát chỉ tiêu về thu gom rác thải, xử lý nước thải trong quá trình vận hành mô hình thí điểm của nhà đầu tư, bảo đảm công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn, vệ sinh môi trường; giám thiểu tác động do chất thải từ hoạt động KTBĐ ảnh hưởng đến người dân địa phương, đặc biệt là những địa điểm thí điểm chưa giao doanh nghiệp quản lý, khai thác.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đất đai có liên quan đến KTBĐ.
5. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch quận
Tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ, mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, doanh nghiệp, người dân tham gia đầu tư phát triển các hoạt động và dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm và du lịch về đêm; tham mưu đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư về bổ sung các chỉ tiêu thống kê về hoạt động KTBĐ để theo dõi quản lý theo phân công tại Quyết định số 1401/QĐ-UBND.
Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong thực hiện các thủ tục mời gọi đầu tư, triển khai các hoạt động mời gọi, tổ chức thẩm định năng lực, lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức phù hợp với quy định pháp luật; tham mưu lồng ghép các nội dung phát triển KTBĐ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận; đánh giá ảnh hưởng hoạt động KTBĐ đối với kinh tế - xã hội quận; tham mưu tổ chức công tác kiểm tra niêm yết giá, quản lý giá dịch vụ khu vực thí điểm KTBĐ trên địa bàn.
Tham mưu, đề xuất nguồn kinh phí triển khai thực hiện đối với các nhiệm vụ ngân sách chi trả để phục vụ thí điểm phát triển KTBĐ trên địa bàn quận Ninh Kiều theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
6. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh quận
Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về phạm vi và vai trò của KTBĐ; chủ trương phát triển kinh tế ban đêm của Chính phủ, Đề án phát triển kinh tế ban đêm của thành phố theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)”, các hoạt động, mô hình thí điểm theo Kế hoạch này, để người dân biết, hiểu và cùng tham gia với chính quyền trong quá trình thực hiện phát triển KTBĐ.
Thông tin những lợi ích, cơ hội các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế ban đêm. Chú trọng truyền thông tới các cơ sở kinh doanh ban đêm ý thức tuân thủ đạo đức kinh doanh, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh thương mại.
Tổ chức tuyên truyền, đưa tin, bài về các mô hình, hoạt động thí điểm KTBĐ đang diễn ra trên địa bàn quận.
7. Giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận
Theo dõi, đánh giá và đề xuất cơ chế chính sách về lao động, việc làm trong môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động tại các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh ban đêm; khảo sát nhu cầu việc làm và học nghề của người lao động tham gia kinh tế ban đêm để đề xuất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép các chương trình, kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế ban đêm vào kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực chung của thành phố.”
8. Giao Trung tâm Y tế quận
Thực hiện tốt công tác kiểm tra tại các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ vào ban đêm nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh ẩm thực trong khu vực thí điểm KTBĐ.
9. Giao Công an quận
Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn tại các điểm có diễn ra hoạt động KTBĐ; Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh có điều kiện nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp lợi dụng phát triển kinh tế ban đêm kinh doanh các mặt hàng cấm, trái thuần phong mỹ tục...
Theo dõi, đánh giá và đề xuất cơ chế, chính sách, nguồn lực... có liên quan công tác đảm an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm để triển khai giai đoạn vận hành phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố.
10. Giao Ủy ban nhân dân các phường
Tuyên truyền, phổ biến chủ trương phát triển KTBĐ của Chính phủ, Đề án phát triển KTBĐ của thành phố theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt “Đề án phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)”, mục tiêu, các hoạt động, mô hình thí điểm theo kế hoạch này, để đa số người dân biết, hiểu và cùng tham gia với chính quyền trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế ban đêm.
Ủy ban nhân dân phường tại các khu vực thí điểm KTBĐ tăng cường phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa và Thông tin đề xuất mô hình, hoạt động thí điểm phát triển KTBĐ phù hợp để tham gia xây dựng và triển khai phương án khai thác KTBĐ trên địa bàn đạt hiệu quả; Chịu trách nhiệm chỉ đạo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động.
Phối hợp với Phòng Kinh tế báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của các mô hình, hoạt động thí điểm về Ban chỉ đạo thực hiện Đề án thí điểm kinh tế ban đêm để theo dõi, tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách hoàn thiện phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
11. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên quận Ninh Kiều:
Vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với lợi ích của việc phát triển KTBĐ và thu hút nguồn lực trong nhân dân khi triển khai thực hiện Kế hoạch; đồng thời thực hiện giám sát trong quá trình thực hiện Kế hoạch này.
12. Nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân trong khu vực thí điểm KTBĐ
Nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân trong khu vực thí điểm KTBĐ có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, cảnh quan môi trường bảo đảm mỹ quan đô thị góp phần xây dựng cảnh quan chung trong khu vực, tuyến đường phát triển KTBĐ đồng thời tuân thủ các quy định của nhà nước, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, góp phần giữ gìn nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp và hộ kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chính sách thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính được nhà nước quy định.
1. Nguồn ngân sách nhà nước: ngân sách quận chủ động bố trí phục vụ chi lập kế hoạch (thuê tư vấn thiết kế phương án, thuê đơn vị thẩm định giá, tổ chức đấu giá hoặc đấu thầu,...), hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dùng chung, các hoạt động vận tải kết nối, nâng cấp các bến bãi,... tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, thu hút du lịch. Trong trường hợp khó khăn về kinh phí, quận sẽ báo cáo thuyết minh cụ thể, gửi về Sở Tài chính để thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, hỗ trợ.
2. Nguồn kinh phí xã hội hóa: nguồn huy động của các doanh nghiệp và người dân trong khu vực kinh doanh khai thác KTBĐ.
Khuyến khích các nhà đầu tư góp phần đầu tư vào hạ tầng dùng chung.
Nhà đầu tư và người dân trong khu vực thí điểm thực hiện chỉnh trang đường phố, cây xanh, đèn chiếu sáng, đèn nghệ thuật, lắp đặt các công trình phụ kết nối để tạo cảnh quan khu vực tổ chức KTBĐ, đầu tư trực tiếp các hạng mục, các phương tiện, cơ sở vật chất,... dùng riêng cho hoạt động kinh doanh khai thác KTBĐ theo cụ thể từng phương án thuộc Đề án.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch này, Thủ trưởng các phòng, ban thuộc quận có trách nhiệm triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, đề xuất về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Kinh tế quận để tham mưu) chỉ đạo, giải quyết.
Đề nghị UBMTTQ Việt Nam và các Hội, Đoàn thể quận phổ biến, tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên và người dân trên địa bàn quận hiểu rõ sự cần thiết, tầm quan trọng và lợi ích của Đề án phát triển KTBĐ đối quận Ninh Kiều nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung.
Đề nghị các Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giao thông vận tải, Tài chính và Công an thành phố phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động thí điểm phát triển KTBĐ và thực hiện các nội dung được phân công theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)”./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Quyết định 521/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030
- 4Quyết định 1401/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)
- 5Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 6Kế hoạch 1827/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 7Quyết định 1793/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 1129/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 59-NQ/TW năm 2020 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trương ương ban hành
- 5Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6Quyết định 521/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 7Quyết định 1730/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030
- 8Quyết định 1401/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)
- 9Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 10Kế hoạch 1827/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 11Quyết định 1793/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
Quyết định 3362/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện "Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (thí điểm tại quận Ninh Kiều)"
- Số hiệu: 3362/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/09/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Thực Hiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực