Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 02 tháng 04 năm 2013.

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH NỘI VỤ TỈNH BẮC NINH.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh tại tờ trình số 73/TTr-SNV ngày 19/03/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 28 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ 04 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (có danh mục nội dung cụ thể kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng chính phủ (b/c);
- Bộ Tư pháp (b/c);
- Cục Kiểm soát TTHC (b/c);
- TT tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- MTTQ tỉnh (p/h);
- Đài phát thanh truyền hình, Báo Bắc Ninh
(để tuyên truyền thực hiện);
- Trung tâm công báo tỉnh Bắc Ninh
(để đăng công báo);
- Lưu HC, NC, CVP, KSTT, L160b.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Nhân Chiến

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:335/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 4 năm 2013, của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh)

PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH NỘI VỤ

1. Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nội vụ áp dụng tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

STT

Tên thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực tổ chức hành chính sự nghiệp nhà nước

1

Thẩm định việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước

2

Tổ chức lại tổ chức sự nghiệp nhà nước

3

Thẩm định việc giải thể tổ chức sự nghiệp nhà nước

II. Lĩnh vực Thi đua - Khen thưởng

1

Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị.

2

Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến.

3

Danh hiệu thôn, làng, khu phố văn hoá.

4

Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.

5

Danh hiệu Lao động tiên tiến.

6

Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thi đua theo đợt, chuyên đề.

7

Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích đột xuất.

8

Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về khen thưởng đối ngoại.

9

Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền cấp huyện.

10

Xác nhận khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp huyện.

11

Cấp đổi hiện vật khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp huyện.

III. Lĩnh vực hội, tổ chức phi chính phủ

1

Thủ tục Công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã:

IV. Lĩnh vực tôn giáo

1

Đăng ký hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong cấp huyện thuộc tỉnh.

2

Chấp thuận hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở

3

Chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo.

4

Chấp thuận các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

5

Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành

6

Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

7

Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở có sự tham gia của tín đồ trong thành phố, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nội vụ áp dụng tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

1

Tiếp nhận thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.

2

Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật.

3

Tiếp nhận thông báo tổ chức quyên góp trong phạm vi một thành phố của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

4

Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những công trình tín ngưỡng tôn giáo từ 500 triệu đến dưới 3 tỷ đồng.

 

PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH NỘI VỤ ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

I. Lĩnh vực tổ chức hành chính sự nghiệp nhà nước

1- Thẩm định việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước

1.1. Trình tự thực hiện:

a. Đối với cơ quan đề nghị thành lập tổ chức sự nghiệp (các sở, ngành, UBND cấp huyện):

+ Lập hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức sự nghiệp theo quy định.

+ Gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện (Phòng Nội vụ).

b. Đối với UBND cấp huyện (Phòng Nội vụ):

+ Tiếp nhận hồ sơ.

+ Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).

+ Thẩm định.

+ Trao đổi lấy ý kiến các cơ quan liên quan (nếu cần).

+ Lập hồ sơ thẩm định và dự thảo quyết định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

c. Đối với Văn phòng UBND cấp huyện:

+ Thẩm tra hồ sơ về thủ tục, hồ sơ của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và hồ sơ thẩm định của Phòng Nội vụ.

+ Chỉnh lý và hoàn chỉnh lần cuối dự thảo quyết định thành lập tổ chức sự nghiệp, trình UBND cấp huyện ký ban hành.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đề án thành lập tổ chức sự nghiệp (bản chính);

+ Tờ trình về Đề án thành lập tổ chức (bản chính);

+ Dự thảo Quyết định thành lập tổ chức;

+ Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức (dự thảo).

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan (bản sao y);

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện (nếu có) (bản chính);

+ Các văn bản được sử dụng làm căn cứ đề nghị thành lập tổ chức (bản photo).

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

1.6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

1.7. Lệ phí (nếu có): không

1.8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

1.9.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

1.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ, Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

2- Tổ chức lại tổ chức sự nghiệp nhà nước

2.1. Trình tự thực hiện:

a. Đối với cơ quan đề nghị tổ chức lại tổ chức sự nghiệp (các sở, ngành, UBND cấp huyện):

+ Lập hồ sơ đề nghị tổ chức lại tổ chức sự nghiệp theo quy định.

+ Gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện (Phòng Nội vụ).

b. Đối với UBND cấp huyện (Phòng Nội vụ):

+ Tiếp nhận hồ sơ;

+ Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu cần);

+ Thẩm định;

+ Trao đổi lấy ý kiến các cơ quan liên quan (nếu cần).

+ Lập hồ sơ thẩm định và dự thảo quyết định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

c. Đối với Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện

+ Thẩm tra hồ sơ về thủ tục, hồ sơ của cơ quan đề nghị tổ chức lại và hồ sơ thẩm định của Phòng Nội vụ.

+ Chỉnh lý và hoàn chỉnh lần cuối dự thảo quyết định tổ chức lại sự nghiệp, trình UBND cấp huyện ký ban hành.

2.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đề án tổ chức lại tổ chức sự nghiệp (bản chính).

+ Tờ trình về Đề án tổ chức lại tổ chức sự nghiêp (bản chính).

+ Dự thảo Quyết định tổ chức lại tổ chức sự nghiệp.

+ Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức (dự thảo).

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan (bản sao y).

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện (nếu có) (bản chính).

+ Các văn bản được sử dụng làm căn cứ đề nghị tổ chức lại tổ chức sự nghiệp nhà nước (bản photo).

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

2.8. Lệ phí (nếu có): không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ, Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

3- Thẩm định việc giải thể tổ chức sự nghiệp nhà nước

3.1. Trình tự thực hiện

a. Đối với cơ quan đề nghị giải thể tổ chức sự nghiệp (các sở, ngành, UBND cấp huyện)

+ Lập hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức sự nghiệp theo quy định.

+ Gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện (Phòng Nội vụ).

b. Đối với UBND cấp huyện (Phòng Nội vụ)

+ Tiếp nhận hồ sơ;

+ Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu cần);

+ Thẩm định;

+ Trao đổi lấy ý kiến các cơ quan liên quan (nếu cần);

+ Lập hồ sơ thẩm định và dự thảo quyết định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

c. Đối với Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện

+ Thẩm tra hồ sơ về thủ tục, hồ sơ của cơ quan đề nghị giải thể tổ chức và hồ sơ thẩm định của Phòng Nội vụ.

+ Chỉnh lý và hoàn chỉnh lần cuối dự thảo quyết định giải thể tổ chức sự nghiệp, trình UBND cấp huyện ký ban hành.

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đề án giải thể tổ chức sự nghiệp (bản chính).

+ Tờ trình về Đề án giải thể tổ chức (bản chính).

+ Dự thảo Quyết định giải thể tổ chức.

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan (bản sao y).

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện (nếu có) (bản chính).

+ Các văn bản được sử dụng làm căn cứ đề nghị giải thể tổ chức (bản photo).

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

3.8. Lệ phí (nếu có): không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ, Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

II. Lĩnh vực Thi đua khen thưởng:

1. Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị.

1.1. Trình tự thực hiện:

- Đối với cá nhân:

+ Viết báo cáo thành tích của cá nhân.

+ Họp Hội đồng TĐKT cấp huyện xét duyệt (có biên bản họp bình xét) (Đối tượng thuộc diện Ban thường vụ quản lý phải được thông qua BTV).

+ Thủ trưởng đơn vị làm tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt. Chủ tịch Hội đồng TĐKT trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định khen thưởng.

- Đối với tập thể:

+ Viết báo cáo thành tích của tập thể.

+ Họp Hội đồng TĐKT cấp huyện xét (có biên bản họp bình xét). Chủ tịch Hội đồng TĐKT trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định khen

+ Thủ trưởng đơn vị làm tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình.

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng TĐKT cấp huyện.

+ Báo cáo thành tích.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:UBND cấp huyện.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định khen thưởng

1.8. Lệ phí (nếu có): không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

2. Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến.

2.1. Trình tự thực hiện:

+ Đăng ký danh hiệu thi đua đầu năm.

+ Viết báo cáo thành tích của tập thể đạt được trong năm.

+ Họp Hội đồng TĐKT cấp huyện xét (có biên bản họp bình xét). Chủ tịch Hội đồng TĐKT trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định khen

+ Thủ trưởng đơn vị làm tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình.

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng TĐKT cấp huyện.

+ Báo cáo thành tích của tập thể đạt được trong năm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định khen thưởng

2.8. Lệ phí (nếu có): không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

3. Danh hiệu thôn, làng, khu phố văn hoá.

3.1. Trình tự thực hiện:

+ Đăng ký danh hiệu thi đua đầu năm.

+ Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong năm.

+ Ban chỉ đạo xã, phường họp xét duyệt (có biên bản họp bình xét).

+ Trưởng ban chỉ đạo của xã, phường làm tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt.

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Báo cáo thành tích của thôn, làng, khu phố.

+ Đề nghị của Ban chỉ đạo.

+ Biên bản bình xét.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

3.8. Lệ phí (nếu có): không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

4. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.

4.1. Trình tự thực hiện:

+ Đăng ký danh hiệu thi đua đầu năm.

+ Viết báo cáo thành tích của cá nhân, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề tài khoa học.

+ Họp Hội đồng khoa học, Hội đồng TĐKT

+ Thường trực Hội TĐKT trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình.

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng TĐKT và kết quả bình bầu bằng phiếu kín.

+ Biên bản lấy ý kiến của quần chúng trong đơn vị.

+ Báo cáo thành tích.

+ Đề tài khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

4.8. Lệ phí (nếu có): không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

5. Danh hiệu Lao động tiên tiến.

5.1. Trình tự thực hiện:

+ Đăng ký danh hiệu thi đua đầu năm.

+ Viết báo cáo thành tích của cá nhân.

+ Lấy ý kiến của quần chúng trong toàn đơn vị bằng phiếu kín (có biên bản)

+ Hội đồng TĐKT cấp huyện xét và bình bầu bằng phiếu kín (có biên bản họp bình xét) và đề nghị thủ trưởng đơn vị xét duyệt.

+ Thủ trưởng đơn vị làm tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình.

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng TĐKT và kết quả bình bầu bằng phiếu kín.

+ Biên bản lấy ý kiến của quần chúng trong đơn vị.

+ Báo cáo thành tích.

+ Đề tài khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

5.8. Lệ phí (nếu có): không

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

6. Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thi đua theo đợt, chuyên đề.

6.1. Trình tự thực hiện:

+ Đăng ký thi đua.

+ Tổng kết đánh giá kết quả phong trào thi đua có trong kế hoạch công tác TĐKT của UBND cấp huyện, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua (có biên bản bình xét thi đua)

+ Tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn viết báo cáo thành tích hoàn thành sớm mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

+ Chủ tịch Hội đồng thi đua làm tờ trình lên cấp có thẩm quyền xét duyệt.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Kế hoạch phong trào thi đua được phê duyệt.

+ Đăng ký thi đua.

+ Tờ trình.

+ Biên bản bình xét thi đua.

+ Báo cáo thành tích.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng khen

6.8. Lệ phí (nếu có): không

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

7. Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích đột xuất.

7.1. Trình tự thực hiện:

+ Viết báo cáo thành tích xuất sắc, đột xuất của tập thể hoặc cá nhân, trường hợp đặc biệt (cá nhân lập được thành tích hy sinh hoặc không đủ điều kiện sức khoẻ…), cơ quan đề nghị có thể tóm tắt thành tích của cá nhân kèm theo tờ trình.

+ Hội đồng TĐKT họp xét và đề nghị Thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Trường hợp đột xuất, đặc biệt do yêu cầu về thời gian, Thường trực Hội đồng TĐKT đề nghị với thủ trưởng đơn vị.

+ Thủ trưởng đơn vị trình lên cấp trên.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình của các cấp trình khen.

+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng TĐKT hoặc văn bản đề nghị của Hội đồng TĐKT.

+ Báo cáo thành tích hoặc tóm tắt thành tích.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

7.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng khen

7.8. Lệ phí (nếu có): Không

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

8. Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về khen thưởng đối ngoại

8.1. Trình tự thực hiện:

- Đối tượng: Tổ chức và cá nhân ngoài cấp huyện có những thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của cấp huyện.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị khen thưởng.

+ Trích ngang tóm tắt báo cáo thành tích của các tập thể và cá nhân được đề nghị khen thưởng (ghi rõ mức đóng góp hoặc tính thiết thực, hiệu quả của việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương).

+ Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng của tập thể và cá nhân.

+ Tóm tắt thành tích đối với các trường hợp khen cao.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng khen

8.8. Lệ phí (nếu có): không

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

9. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền cấp huyện.

9.1. Trình tự thực hiện:

+ Cá nhân, tổ chức phát hiện các trường hợp sai phạm về khen thưởng:

+ Khai man hồ sơ đề nghị khen thưởng.

+ Khen thưởng không đúng quy định hiện hành.

+ Cá nhân, tổ chức có thắc mắc về việc giải quyết chế độ khen thưởng tiến hành các thủ tục sau:

+ Làm đơn trình bày rõ sự việc, nêu rõ căn cứ và ý kiến đề nghị gửi về cơ quan thường trực TĐKT trực tiếp đề nghị giải quyết.

+ Cơ quan TĐKT tuỳ theo thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển đơn thư đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn.

+ Gồm các căn cứ chứng minh cho nội dung đề nghị trong đơn.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản giải quyết

9.8. Lệ phí (nếu có): không

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

10. Xác nhận khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện.

10.1. Trình tự thực hiện:

+ Các cá nhân muốn xác nhận khen thưởng phải viết đơn đề nghị ghi rõ lý do thất lạc, hư hỏng; thời gian tham gia công tác, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi công tác hoặc cơ quan quản lý cán bộ:

+ Ghi rõ: Họ tên, quê quán đúng với hồ sơ đã khai; Mức khen, số sổ vàng, số Quyết định và ngày tháng ký Quyết định.

+ Phải nộp Bằng (nếu bị hư hỏng, rách nát).

+ Trường hợp mất, không nhớ số Quyết định, số Sổ vàng, ngày tháng năm ký quyết định thì lấy số quyết định của người được khen thưởng cùng đợt, cùng mức khen để làm căn cứ xác định tra cứu.

+ Nộp đơn về cơ quan TĐKT trực tiếp (xã, thị trấn hoặc cơ quan quản lý trực tiếp) để giải quyết.

+ Thủ trưởng đơn vị, chính quyền địa phương làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền tra cứu, xác nhận khen thưởng đến nơi trước đây đã trình khen thưởng để tra cứu.

10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị.

+ Danh sách đề nghị.

+ Đơn đề nghị.

+ Xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Thủ trưởng đơn vị về thời gian tham gia công tác, lý do thất lạc, hư hỏng hiện vật khen thưởng và xác nhận chữ ký của người kê khai.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

10.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận

10.8. Lệ phí (nếu có): không

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

+ Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/200 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của luật thi đua khen thưởng và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi đua khen thưởng

11. Cấp đổi hiện vật khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện.

11.1. Trình tự thực hiện:

+ Các cá nhân, tập thể muốn cấp đổi, cấp lại hiện vật phải viết phiếu đề nghị cấp đổi, cấp lại ghi rõ lý do mất mát, hư hỏng có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý cán bộ

+ Ghi đầy đủ nội dung theo mẫu số 1.

+ Nếu đổi lại hiện vật thì phải nộp kèm theo hiện vật cũ đã hư hỏng.

+ Thủ trưởng đơn vị, chính quyền địa phương làm tờ trình và gửi phiếu đề nghị cấp đổi hiện vật đến nơi trước đây đã trình khen thưởng.

11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện.

 11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình.

+ Phiếu đề nghị (mẫu số 1)

+ Danh sách đề nghị (theo mẫu số 2, số 3).

+ Xác nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng đơn vị về lý do mất hiện vật hoặc xin đổi lại hiện vật khen thưởng và xác nhận chữ ký của người kê khai.

+ Hiện vật bị hư hỏng, rách nát (cấp đổi).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

11.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định thời hạn

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp huyện

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

11.8. Lệ phí (nếu có): không

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật số 15/2003/QH11 về việc thi đua khen thưởng do Quốc hội ban hành

+ Luật số 47/2005/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

+ Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/200 của Văn phòng Chính phñ.hướng dẫn thực hiện một số điều của luật thi đua khen thưởng và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi đua khen thưởng

III– Lĩnh vực hội, tổ chức phi chính phủ

1- Công nhận ban vận động thành lập Hội có phạm vi hoạt động tại UBND cấp huyện và các xã, phường.

1.1. Trình tự thực hiện:

- Đối với Ban vận động thành lập hội: Lập hồ sơ theo quy định, gửi đến Phòng Nội vụ.

- Đối với Phòng Nội vụ:

+ Tiếp nhận hồ sơ;

+ Thẩm định;

+ Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu cần)

+ Trình cấp có thẩm quyền Quyết định công nhận.

1.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước;

- Thông qua hệ thống bưu chính.

1.3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin công nhận Ban vận động thành lập hội (bản chính), trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;

- Danh sách trích ngang những người trong ban vận động thành lập hội (họ tên, ngày tháng năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn) :

+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh tối thiểu gồm 3 thành viên;

+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động trong tỉnh tối thiểu gồm 3 thành viên.

- Sơ yếu lý lịch của Trưởng Ban vận động, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (bản chính); đối với Trưởng Ban vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

1.4. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

1.5. Thời hạn giải quyết: 30 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp).

1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND huyện.

1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

1.9. Lệ phí: Không.

1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, ban hành ngày 21/4/2010; có hiệu lực từ 01/07/2010.

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2012.

- Thông tư số 11/2010/TT-BNV quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quản lý hội; ban hành ngày 26/11/2010; có hiệu lực từ 10/01/2011.

IV. Lĩnh vực tôn giáo

1. Đăng ký hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động tại cấp huyện.

1.1. Trình tự thực hiện:

+ Hội đoàn tôn giáo có trách nhiệm nộp hồ sơ tại phòng Nội vụ cấp huyện.

+ Phòng Nội vụ thành phố có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra xem xét, báo cáo UBND cấp huyện.

1.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ họ tên tổ chức tôn giáo, tên hội đoàn, cá nhân chịu trách nhiệm về hoạt động của hội đoàn.

+ Danh sách những người tham gia điều hành hội đoàn.

+ Nội quy, quy chế điều lệ hoạt động của hội đoàn, trong đó nêu rõ mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức và quản lý của hội đoàn.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.3. Thời hạn giải quyết: 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu UBND cấp huyện không có ý kiến gì khác thì hội đoàn được hoạt động theo nội dung đã đăng ký.

1.4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/06/2004

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Chấp thuận hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở

2.1. Trình tự thực hiện:

+ Tổ chức tôn giáo nộp hồ sơ tại phòng Nội vụ cấp huyện

+ Phòng Nội vụ cấp huyện tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, báo cáo UBND cấp huyện xem xét ra văn bản chấp thuận.

2.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo trong đó nêu rõ lý do tổ chức hội nghị hoặc đại hội; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự, nội dung chương trình, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức hội nghị, đại hội.

+ Báo cáo hoạt động của các tổ chức tôn giáo cơ sở

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.3. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

2.4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/06/2004.

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết một số việc về tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3. Chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo.

3.1. Trình tự thực hiện:

+ Chức sắc nhà tu hành nộp hồ sơ tại phòng Nội vụ cấp huyện.

+ Phòng Nội vụ cấp huyện nghiên cứu hồ sơ, tham mưu UBND cấp huyện xem xét ra văn bản chấp thuận.

3.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ lý do thực hiện giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo, nôi dung chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, người tổ chức, thành phần tham dự.

+ Ý kiến bằng văn bản của tổ chức tôn giáo thực thuộc hoặc của tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, nhà tu hành.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3.4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/06/2004.

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Quyết định số 11/20009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết một số việc về tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

4. Chấp thuận các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

4.1. Trình tự thực hiện:

+ Tổ chức tôn giáo nộp hồ sơ tại phòng Nội vụ cấp huyện

+ Phòng Nội vụ cấp huyện tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, báo cáo UBND cấp huyện xem xét ra văn bản chấp thuận.

4.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo trong đó nêu rõ: tên cuộc lễ, người chủ trì, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô thành phần tham dự cuộc lễ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.3. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

4.4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/06/2004.

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Quyết định số 11/20009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết một số việc về tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

5. Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.

5.1. Trình tự thực hiện:

+ Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký thuyên chuyển của chức sắc, nhà tu hành tại phòng Nội vụ cấp huyện

+ Phòng Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra xem xét và báo cáo UBND cấp huyện.

5.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ họ tên, chức vụ tôn giáo của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đi.

+ Quyết định của tổ chức tôn giáo về việc thuyên chuyển.

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã, nơi người được thuyên chuyển có hộ khẩu thường trú.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5.3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu UBND thành phố không có ý kiến gì khác thì chức sắc, nhà tu hành có quyền hoạt động tôn giáo tại địa điểm đã đăng ký.

5.4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về ban hành quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết một số việc về tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

6. Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động tại cấp huyện.

6.1. Trình tự thực hiện:

+ Tổ chức tôn giáo nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ cấp huyện

+ Phòng Nội vụ nghiên cứu, xem xét hồ sơ trình UBND cùng cấp quyết định cấp Đăng ký.

6.2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ: Tên dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác; trụ sở hoặc nơi làm việc; tên người đứng đầu dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác.

+ Danh sách các tu sĩ.

+ Nội quy, quy chế hoặc điều lệ hoạt động, trong đó nêu rõ: tôn chỉ, mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức và quản lý, cơ sở vật chất và hoạt động xã hội, hoạt động quốc tế (nếu có) của dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6.3. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm cấp đăng ký. Trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6.4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về ban hành quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết một số việc về tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

7. Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở có sự tham gia của tín đồ tại cấp huyện.

7.1. Trình tự thực hiện:

+ Tổ chức tôn giáo gửi văn bản đề nghị tại Phòng Nội vụ cấp huyện.

+ Phòng Nội vụ nghiên cứu hồ sơ, báo cáo UBND cùng cấp xem xét ra văn bản chấp thuận.

7.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký nêu rõ người tổ chức chủ trì hoạt động, dự kiến thành phần, số lượng người tham dự, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động, các điều kiện đảm bảo.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

7.3. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp không cấp thuận phải nêu rõ lý do.

7.4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về ban hành quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết một số việc về tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.