- 1Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2022 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 21/2023/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 4Luật Lâm nghiệp 2017
- 5Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 6Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3303/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 28 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÙNG GIÁP RANH GIỮA THỊ XÃ NINH HÒA VÀ CÁC HUYỆN: KHÁNH VĨNH, DIÊN KHÁNH, VẠN NINH, THÀNH PHỐ NHA TRANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ Quy định về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ;
Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa tại Công văn số 3902/UBND ngày 29 tháng 9 năm 2023; đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4856/SNN-KL ngày 27 tháng 10 năm 2023 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 4519/SNV-TCBC-CCVC ngày 20 tháng 12 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh giữa thị xã Ninh Hòa và các huyện: Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Vạn Ninh, thành phố Nha Trang.
Điều 2. Giao UBND thị xã Ninh Hòa chủ trì, phối hợp với UBND các huyện: Khánh Vĩnh, Diên Khánh,Vạn Ninh, thành phố Nha Trang tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Vạn Ninh, Nha Trang và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÙNG GIÁP RANH GIỮA THỊ XÃ NINH HÒA VÀ CÁC HUYỆN: KHÁNH VĨNH, DIÊN KHÁNH, VẠN NINH, THÀNH PHỐ NHA TRANG
(Kèm theo Quyết định số 3303/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa UBND thị xã Ninh Hòa và UBND các huyện: Khánh Vĩnh, Diên Khánh,Vạn Ninh, thành phố Nha Trang trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh giữa các huyện.
2. Quy chế này áp dụng đối với:
a) UBND các xã và đơn vị chủ rừng có vùng giáp ranh giữa thị xã Ninh Hòa và các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh,Vạn Ninh và thành phố Nha Trang.
b) Các cơ quan, đơn vị liên quan: Hạt Kiểm lâm, Công an cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện; Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Mục đích phối hợp
1. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng quản lý, bảo vệ rừng giữa thị xã Ninh Hòa với các huyện Khánh Vĩnh, Vạn Ninh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
2. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình hình cháy rừng, phá rừng, khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái pháp luật xảy ra tại khu vực giáp ranh giữa các huyện; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
3. Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị; xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, góp phần giữ vững an ninh trật tự về rừng tại các khu vực giáp ranh.
4. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các lực lượng chức năng như: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng khu vực giáp ranh.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Thống nhất chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh nhằm hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái pháp luật, săn bắt động vật rừng trái pháp luật.
2. Thực hiện phối hợp trên cơ sở Quy chế phối hợp và Kế hoạch kiểm tra theo từng đợt, từng giai đoạn đã thống nhất ký kết, phê duyệt nhằm đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng; chủ động, kịp thời trong công tác phòng chống phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác rừng trái pháp luật; ngăn chặn, hạn chế và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
3. Mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp được giải quyết thông qua trao đổi thống nhất theo chức năng, nhiệm vụ ở từng cấp, ngành, đơn vị và theo quy định của pháp luật.
Chương II
NỘI DUNG PHỐI HỢP
Điều 4. Phối hợp chỉ đạo, điều hành
Ủy ban nhân dân các huyện giáp ranh phối hợp chỉ đạo các lực lượng chức năng, các đơn vị chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã vùng giáp ranh trong việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, sự hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Các lực lượng phối hợp phải chấp hành nghiêm sự chỉ đạo thống nhất của người đứng đầu cơ quan chủ trì theo đúng Phương án, Kế hoạch phối hợp, theo đó tập trung các giải pháp sau:
1. Xây dựng Kế hoạch nhằm kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi, đi đến chấm dứt tình trạng phá rừng trái pháp luật, lấn, chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; săn bắt động vật rừng trái pháp luật tại vùng giáp ranh giữa các huyện.
2. Hạt Kiểm lâm, Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện tăng cường phối hợp thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương.
3. Hạt Kiểm lâm cấp huyện:
a) Thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; chỉ đạo các Trạm kiểm lâm trực thuộc và Tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra khu vực giáp ranh giữa các huyện để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những đối tượng có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.
b) Phối hợp cùng UBND cấp xã và các đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh xác định cụ thể những khu vực trọng điểm phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, những khu vực, địa điểm cất giấu lâm sản trái phép để có kế hoạch triệt phá; đồng thời thông báo để mỗi bên chủ động có Kế hoạch truy quét, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, UBND cấp huyện huy động lực lượng Công an, Dân quân tự vệ của địa phương phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng và chính quyền cấp xã tổ chức truy quét, bảo vệ rừng vùng giáp ranh.
4. Các đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên lâm phần quản lý; phối hợp kiểm tra, cung cấp thông tin, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về lâm nghiệp vùng giáp ranh.
5. UBND cấp xã tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý theo quy định tại Luật Lâm nghiệp; triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng thường xuyên phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật và có biện pháp cụ thể để cảm hóa các đối tượng này, nắm chặt địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, không để phát sinh thành điểm nóng phá rừng trên địa bàn quản lý.
6. Công an cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo Công an xã và lực lượng Dân quân tự vệ xã, các đơn vị nghiệp vụ bố trí lực lượng tham gia phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để truy quét, bảo vệ rừng vùng giáp ranh theo quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp kéo dài tại khu vực rừng thuộc địa bàn quản lý mà không kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
7. Trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị ở vùng giáp ranh:
a) Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về cháy rừng, phá rừng hoặc mất rừng do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng thuộc phạm vi địa bàn quản lý theo quy định tại khoản 4, Điều 102 Luật Lâm nghiệp.
b) Lực lượng Kiểm lâm chịu trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra điểm nóng về phá rừng, cháy rừng tại vùng giáp ranh mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
c) Các đơn vị chủ rừng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng trái pháp luật trong lâm phần quản lý mà không phát hiện kịp thời và không tích cực tổ chức kiểm tra, ngăn chặn. UBND cấp huyện, xã vùng giáp ranh có trách nhiệm tham mưu cấp ủy cùng cấp chỉ đạo, huy động toàn hệ thống chính trị tại địa phương tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Điều 5. Nội dung phối hợp
1. Nội dung phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
a) Chính quyền địa phương cấp xã quản lý tốt công dân địa phương thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động và quản lý tốt đối tượng phá rừng có tính chuyên nghiệp, không để xảy ra tình trạng dân địa phương tham gia phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng trái pháp luật. Việc tuyên truyền, giáo dục về quản lý bảo vệ rừng phải được tiến hành thường xuyên đến từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, kể cả cán bộ, công chức, viên chức...; nắm danh sách đối tượng chuyên phá rừng, khai thác lâm sản, các đối tượng “đầu nậu”, kích động, xúi giục; phân loại đối tượng theo hành vi vi phạm, thủ đoạn hoạt động để quản lý, giáo dục, vận động làm cam kết; thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến hoạt động của các đối tượng này, kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý vi phạm; tổ chức kiểm điểm trước dân các đối tượng vi phạm để răn đe, giáo dục.
b) Thường xuyên phối hợp kiểm tra, truy quét các tổ chức, cá nhân chặt phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái pháp luật và các hoạt động khác gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng tại các vùng giáp ranh.
c) Đối với những khu vực có dân di cư tự do, du canh, du cư kiên quyết trục xuất ra khỏi rừng, kiểm tra và xử lý nghiêm các tụ điểm cất giấu, chế biến gỗ trái phép tại vùng giáp ranh.
d) Khi kiểm tra, truy quét phải tận gốc, không bỏ sót một hành vi nào khi phát hiện; kiểm tra, truy quét phải nhanh gọn, triệt để, phản ánh đúng thực tế, khách quan, trung thực và đảm bảo tính khoa học, đúng pháp luật, tránh gây phiền hà, ách tắc, nhất là khâu lưu thông.
đ) Khi kiểm tra, truy quét tại vùng giáp ranh, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng, các địa phương vùng giáp ranh phải thông báo cho nhau biết về địa điểm, thời gian, phương tiện...và có sự kết hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc truy bắt đối tượng, phương tiện vận chuyển lâm sản trái pháp luật cũng như công tác điều tra, xác minh, xử lý vi phạm; thông tin kịp thời về thủ đoạn, phương thức hoạt động của đối tượng vi phạm để biết phối hợp phòng, chống tội phạm.
2. Phối hợp trong công tác xử lý vi phạm lĩnh vực lâm nghiệp
a) Việc kiểm tra, truy quét chống phá rừng được thực hiện theo địa giới hành chính của cấp xã, huyện quản lý. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phát hiện đối tượng vi phạm bỏ trốn sang địa phương giáp ranh thì lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ phải báo cho lực lượng chức năng của địa phương giáp ranh tham gia phối hợp để bắt giữ đối tượng vi phạm.
b) Trong trường hợp cần huy động lực lượng liên ngành tham gia phối hợp kiểm tra, truy quét khu vực giáp ranh thì cơ quan chủ trì phải thông báo bằng văn bản cho bên được đề nghị phối hợp biết ít nhất là 02 ngày để có kế hoạch huy động lực lượng tham gia phối hợp. Trường hợp xảy ra tình huống cấp bách thì phải thông báo cho nhau bằng điện thoại để việc phối hợp được kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả.
c) Trong quá trình kiểm tra, truy quét nếu phát hiện có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp trong lâm phần, địa giới hành chính của địa phương khác thì lực lượng đang thi hành nhiệm vụ lập hồ sơ ghi nhận ban đầu và báo cáo, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định pháp luật. Trường hợp chưa có sự thống nhất trong cách giải quyết vụ việc hoặc vượt quá quyền hạn thì phải bàn bạc cụ thể để thống nhất cách giải quyết hoặc báo cáo lên cấp cao hơn để xin ý kiến chỉ đạo.
d) Xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động của các cơ sở chế biến lâm sản theo quy định nếu phát hiện có hành vi vi phạm về hồ sơ lâm sản hợp pháp quy định tại Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Điều 6. Kinh phí thực hiện
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư số 21/2023/TT-BTC ngày 14/4/2023 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và quy định của các văn bản khác có liên quan.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Thông tin, báo cáo
1. Ủy ban nhân dân các huyện, xã vùng giáp ranh, các Hạt Kiểm lâm, các cơ quan, đơn vị liên quan và đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh thường xuyên trao đổi thông tin về diễn biến tình hình quản lý vùng giáp ranh; xác định những điểm nóng trong khu vực, tình hình vi phạm, địa điểm, hành vi, đối tượng, công cụ phương tiện, thủ đoạn, quy luật hoạt động của đối phương vi phạm để kịp thời có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn một cách đồng bộ, thống nhất. Việc trao đổi, xử lý thông tin phải bảo đảm bí mật, kịp thời và chính xác.
2. Hàng quý, UBND cấp huyện có báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh để Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
3. Định kỳ hàng năm, UBND các huyện luân phiên tổ chức họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh. Trường hợp xảy ra tình huống đột xuất, phức tạp thì UBND các huyện tổ chức họp đột xuất để chỉ đạo xử lý.
Điều 8. Trách nhiệm thực hiện
1. Giao UBND cấp huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm căn cứ nội dung Quy chế này xây dựng Kế hoạch phối hợp kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng khu vực giáp ranh. Quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế, UBND cấp huyện phản ánh về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
2. Giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này./.
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Quyết định 435/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2030
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2022
- 4Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2024 triển khai Biên bản Hội nghị về tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Vương quốc Cam-pu-chia giai đoạn 2023-2028
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 5Luật Lâm nghiệp 2017
- 6Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 7Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 10Quyết định 435/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2030
- 11Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2022 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2022
- 13Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Thông tư 21/2023/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 16Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2024 triển khai Biên bản Hội nghị về tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Vương quốc Cam-pu-chia giai đoạn 2023-2028
Quyết định 3303/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh giữa thị xã Ninh Hòa và các huyện: Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Vạn Ninh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 3303/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Trần Hòa Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực