Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 33/2016/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 30 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH CHO UBND CẤP HUYỆN QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1774/TTr-SCT, ngày 19 tháng 8 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện) quản lý.
Các đối tượng, nội dung không quy định tại Quyết định này thực hiện theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 2. Phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các đối tượng
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp bao gồm cả các cơ sở kinh doanh trong các chợ (trừ chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản) được cơ quan cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
4. Buôn bán hàng rong (là đối tượng kinh doanh thực phẩm không có địa điểm kinh doanh cố định).
5. Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định (là các hộ kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu việc sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ để duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm).
Điều 3. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn đối với các đối tượng được phân cấp quản lý theo quy định tại
2. Giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố tổ chức kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các đối tượng quy định tại
3. Chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng quy định tại Khoản 3, 4, 5 Điều 2 thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn theo quy định.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý tại Quyết định này.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6), hàng năm (trước ngày 25 tháng 12) và đột xuất theo yêu cầu của Sở Công Thương về tình hình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý tại Quyết định này về Sở Công Thương để theo dõi, tổng hợp; báo cáo UBND tỉnh.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền, phổ biến Quyết định này đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo bằng văn bản về Sở Công Thương để được hướng dẫn và giải quyết theo quy định.
2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, triển khai, đôn đốc và giám sát UBND cấp huyện về tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm và Quyết định này.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2016.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 02/2017/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn Khánh Hòa
- 2Quyết định 08/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; buôn bán hàng rong; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Quyết định 54/2020/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2020
- 6Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 54/2020/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2020
- 3Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 3Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 4Thông tư 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư 57/2015/TT-BCT Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 7Quyết định 02/2017/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn Khánh Hòa
- 8Quyết định 08/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; buôn bán hàng rong; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 9Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 33/2016/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- Số hiệu: 33/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Dương Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra