Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2012/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 19 tháng 11 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Phạm vi điều chỉnh của Quy chế này bao gồm:
1. Thiết lập hồ sơ địa chính và quản lý đối với đất chưa giao, cho thuê sử dụng (gọi tắt là đất công) phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2. Các tổ chức được giao quản lý đất công lập kế hoạch khai thác và sử dụng đất công phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng đất công.
Đất công nêu tại Quy chế này là đất do các tổ chức, Ủy ban nhân dân các cấp đang quản lý (chưa được Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền giao, cho thuê sử dụng), gồm:
1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng: đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình công cộng khác (quảng trường, bia tưởng niệm, tượng đài, chợ, công viên, vườn hoa, bãi rác, khu xử lý chất thải); đất làm nghĩa địa; đất sông, kênh rạch.
2. Quỹ đất nông nghiệp, phi nông nghiệp chưa giao, cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý và cho các hộ gia đình, cá nhân thuê sử dụng.
3. Đất đã bồi thường: Cơ quan nhà nước đã nhận chuyển nhượng, đã bồi thường, giải phóng mặt bằng đang chờ để chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình công cộng, trụ sở cơ quan hoặc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
4. Đất do Nhà nước thu hồi và giao để quản lý theo quy định tại các khoản 2 đến khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai.
5. Đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển chưa giao, cho thuê sử dụng.
Điều 4. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý
1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức được giao quản lý các công trình công cộng: đường giao thông, cầu cống, vỉa hè, bến phà; hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm,….
b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).
c) Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông lớn;
d) Tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đất được tạo lập từ thực hiện các dự án đầu tư.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất sử dụng vào mục đích công ích tại xã được giao để quản lý, đất đã thu hồi thuộc khu vực nông thôn đối với trường hợp quy định tại các khoản 2 đến khoản 12 Điều 38 của Luật Đất đai, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương (kể cả đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển).
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CÔNG
Điều 5. Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp phục vụ nhu cầu công ích và đất chưa sử dụng
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm rà soát, kiểm kê trên thực địa và hồ sơ địa chính để thiết lập danh mục về vị trí, diện tích, loại đất, tình trạng sử dụng các thửa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp phục vụ nhu cầu công ích và đất chưa sử dụng nêu tại Điều 3 của Quy chế này để làm cơ sở quản lý đất công. (Trường hợp đất đang quản lý bị lấn chiếm, tranh chấp phải báo cáo với UBND cấp huyện để giải quyết).
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, các giấy tờ có liên quan đối với thửa đất và phải kê khai đăng ký đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường lần đầu và khi có biến động (nếu có). Trong trường hợp do phải thực hiện các Quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, phân công, luân chuyển, bãi nhiệm, nghỉ hưu,… đối với Chủ tịch UBND cấp xã thì trong công tác bàn giao phải thực hiện cả việc bàn giao hồ sơ về đất đai do địa phương đang quản lý.
3. Hồ sơ địa chính phải được cập nhật đầy đủ thông tin đối với các thửa đất này. Khi có biến động về sử dụng đất, thì cán bộ địa chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh phải chỉnh lý biến động kịp thời vào hồ sơ địa chính và gửi thông báo biến động đúng theo quy định.
4. Đối với các khu vực chưa có hồ sơ địa chính đầy đủ để cập nhật, quản lý đất công, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thiết lập bộ hồ sơ đầy đủ làm cơ sở để cấp xã quản lý.
5. Định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hàng năm Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo thực trạng tình hình quản lý đất công về Sở Tài nguyên và Môi trường theo các biểu mẫu quy định.
Điều 6. Đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cắm mốc, phân ranh giới giữa loại đất bãi bồi ven sông, ven biển theo hồ sơ địa chính với các loại đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng để tránh tình trạng tranh chấp, lấn chiếm và phải thiết lập hồ sơ địa chính để xác lập quyền quản lý của nhà nước.
2. Đối với đất cù lao trên sông và trên biển mới nổi hình thành sau ngày 01/7/2004 hoặc đất cù lao trên sông và trên biển đã hình thành trước đây được Ủy ban nhân dân tỉnh tạm giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện quản lý, đều phải thiết lập hồ sơ địa chính để xác lập quyền quản lý của nhà nước.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức đo đạc lập hồ sơ địa chính để quản lý đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã được Ủy ban nhân dân tỉnh tạm giao quản lý, có trách nhiệm quản lý, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi lấn, chiếm đất công đúng theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng cơ quan đang quản lý đất đã bồi thường có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất để thực hiện trách nhiệm quản lý. Trường hợp không phối hợp hoặc phối hợp không tốt dẫn đến tình trạng đất bị lấn, bị chiếm, tranh chấp thì thủ trưởng cơ quan đang quản lý đất đã bồi thường và UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước UBND cấp có thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đang quản lý đất đã bồi thường chỉ đạo cán bộ địa chính lập hồ sơ theo dõi để quản lý. Đồng thời, báo cáo biến động về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh để chỉnh lý biến động theo quy định.
1. Việc xác lập hồ sơ địa chính đối với các loại đất bị thu hồi theo quy định tại các khoản 2 đến khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai do cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra đề xuất thu hồi đất thiết lập.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý đối với trường hợp thu hồi đất khu vực đô thị và giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đất đã thu hồi khu vực nông thôn.
Mục 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CÔNG
Điều 9. Nguyên tắc khai thác và sử dụng đất công
Việc khai thác, sử dụng đất công phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Có kế hoạch hoặc phương án khai thác sử dụng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hoặc nông thôn.
3. Đối với khu vực đất bãi bồi, nền đất phải ổn định, không có nguy cơ bị sạt lở.
4. Thực hiện việc cho thuê đất, đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định.
5. Xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, tranh chấp trước khi giao đất cho các đối tượng khai thác, sử dụng.
Điều 10. Tạm khai thác và sử dụng đất công
Trong khi chưa có kế hoạch hoặc phương án khai thác sử dụng quỹ đất công ích, đất chưa sử dụng, đất bãi bồi; Ủy ban nhân dân cấp xã được tạm khai thác, sử dụng như sau:
1. Cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để khai thác, sử dụng.
2. Việc cho thuê đất phải công khai theo hình thức đấu giá cho thuê.
3. Việc cho thuê đất phải lập thành văn bản hợp đồng nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người thuê đất và các vấn đề khác có liên quan. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký bên cho thuê với thời hạn cho thuê đất mỗi lần không quá 05 năm, tiền thu được từ việc cho thuê đất được nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã theo quy định của pháp luật. Người được thuê đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Trong thời hạn cho thuê, khi nhà nước có nhu cầu sử dụng thì bên thuê đất phải trả lại đất và được nhà nước bồi thường thiệt hại về hoa lợi có trên đất. Đối với tiền thuê đất được xử lý như sau: Trong trường hợp bên thuê đã trả tiền trước thì bên cho thuê phải trả lại cho bên thuê khoản tiền còn lại tương ứng với thời gian chưa sử dụng đất; nếu bên thuê chưa trả tiền thì chỉ phải trả tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất.
Điều 11. Lập kế hoạch hoặc phương án khai thác và sử dụng đất công
1. UBND cấp xã, huyện có trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ đất chưa sử dụng nêu tại khoản 2, 4, 5 Điều 3 của Quy chế này. Đối với đất bãi bồi khi xây dựng kế hoạch hoặc phương án khai thác, sử dụng hình thức cho thuê; các loại đất còn lại khi xây dựng kế hoạch hoặc phương án khai thác, sử dụng hình thức đấu giá hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất.
2. Tổ chức được giao quản lý đất công nêu tại khoản 1, 3 Điều 3 của Quy chế này có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và có kế hoạch khai thác sử dụng đất đúng mục đích được giao quản lý.
3. Tổ chức được giao quản lý đất công, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp xã hàng năm rà soát, xem xét, tổ chức lập và trình duyệt kế hoạch hoặc phương án khai thác, sử dụng đất công đảm bảo có hiệu quả, tránh lãng phí.
Điều 12. Phê duyệt kế hoạch hoặc phương án khai thác, sử dụng quỹ đất công
Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, hàng năm Tổ chức được giao quản lý đất công, UBND cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết hoặc phương án và trình UBND cấp có thẩm quyền xét duyệt.
1. UBND cấp xã lập và trình UBND cấp huyện xét duyệt phương án giao đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
2. UBND cấp huyện lập và trình UBND tỉnh xét duyệt phương án đấu giá; định giá đất và giao đất; cho thuê đất.
3. Tổ chức được giao quản lý đất công nêu tại khoản 3 - Điều 3 của Quy chế này có trách nhiệm lập và trình UBND tỉnh xét duyệt phương án đấu giá; định giá đất và giao đất; cho thuê đất.
Điều 13. Thực hiện khai thác và sử dụng đất công
1. Sau khi kế hoạch hoặc phương án khai thác, sử dụng quỹ đất công được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Việc tổ chức đấu giá; định giá đất và giao đất; cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đất đai.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 14. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng đất công
1. Cán bộ địa chính có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra hiện trạng, ranh giới, tình trạng sử dụng đất để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, đất được giao quản lý sử dụng vào mục đích công cộng như: quảng trường, bia tưởng niệm, tượng đài, chợ, công viên, vườn hoa, bãi rác, khu xử lý chất thải; đất làm nghĩa địa nhưng không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, ban tự quản khóm, ấp thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin về các hành vi vi phạm trong quản lý, khai thác và sử dụng đất công; tham gia kiểm tra cùng với cán bộ địa chính.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra thường xuyên tình trạng mốc giới, tình hình quản lý sử dụng đất công. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình quản lý sử dụng đất công.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc quản lý, khai thác và sử dụng đất công do các tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý.
Điều 15. Xử lý vi phạm trong quản lý, khai thác và sử dụng đất công
1. Cán bộ địa chính khi phát hiện các hành vi vi phạm trong quản lý, khai thác và sử dụng đất công, phải báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã các biện pháp cần thiết theo quy định để ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Trường hợp cần sự phối hợp, hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo bằng văn bản đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường cử cán bộ chuyên môn tham gia hỗ trợ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm thì phải tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trường hợp vượt thẩm quyền, thì báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý.
3. Người vi phạm nếu có hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ, thì ra quyết định cưỡng chế để khôi phục lại hiện trạng sử dụng đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 16. Quản lý đất công đã bị lấn, bị chiếm
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và giữ nguyên hiện trạng các thửa đất đang bị lấn, bị chiếm, tranh chấp. Không để tình trạng các hộ dân tự cơi nới, xây dựng, dời ranh lấn chiếm thêm đất.
2. Không được xem xét, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hiện trạng đối với các thửa đất chưa giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, bị lấn, bị chiếm.
3. Đối với các thửa đất bị lấn, bị chiếm trước ngày 01/7/2004 nếu người sử dụng đất đang sử dụng đúng quy hoạch, nền đất ổn định, không có nguy cơ bị sạt lở, không tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giao đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai.
4. Đối với các thửa đất bị lấn, bị chiếm sau ngày 01/7/2004, thì xác minh đề xuất giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai.
Nghiêm cấm các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận các giấy tờ, thủ tục nhằm hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho các đối tượng đã lấn, chiếm đất công.
Điều 17. Xử lý tình trạng đất công đã bị lấn, bị chiếm
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng để xây dựng các phương án di dời, giải phóng mặt bằng đối với từng thửa đất cụ thể.
2. Việc xem xét hỗ trợ di dời trên cơ sở điều kiện sống, sinh hoạt cụ thể của từng hộ. Đồng thời, có thể lồng ghép áp dụng các chính sách về an sinh xã hội đang thực hiện tại địa phương.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Triển khai và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và các cơ quan có liên quan thực hiện Quy chế này.
2. Thường xuyên tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đất công cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và cán bộ địa chính.
3. Ban hành mẫu biểu hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan có liên quan định kỳ báo cáo thực trạng việc quản lý, sử dụng đất công về Sở Tài nguyên và Môi trường; thông qua báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan có liên quan tổng hợp số liệu báo cáo Ủy ban nhân tỉnh về tình hình quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.
4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh. Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp, phương án khai thác, sử dụng đất công hiệu quả.
Điều 19. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh
1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh.
2. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý triệt để các vi phạm về quản lý, sử dụng đất công trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất.
Điều 20. Trách nhiệm của Tổ chức phát triển quỹ đất
1. Lập phương án sử dụng đất được giao quản lý và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa vào khai thác sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả tránh tình trạng bỏ hoang.
2. Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất công cho Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào ngày 25 tháng 12 hàng năm theo các biểu mẫu quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của các tổ chức được giao quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng
1. Tổ chức được giao quản lý đất công nêu tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế này có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và sử dụng đất đúng mục đích được giao quản lý.
2. Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất công cho Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào ngày 25 tháng 12 hàng năm theo các biểu mẫu quy định.
Điều 22. Trách nhiệm của các tổ chức được giao quản lý đất đã bồi thường
1. Tổ chức được giao quản lý đất công nêu tại khoản 3 Điều 3 của Quy chế này có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và có kế hoạch khai thác, sử dụng đất đúng mục đích được giao quản lý.
2. Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất công cho Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào ngày 25 tháng 12 hàng năm theo các biểu mẫu quy định.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo triển khai thực hiện việc tổ chức cắm mốc ranh đất, lập danh mục và lập hồ sơ địa chính để quản lý đất công.
2. Xây dựng kế hoạch giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất công. Định kỳ 6 tháng có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất công trên địa bàn cấp huyện. Chỉ đạo kiên quyết xử lý các trường hợp mới lấn chiếm, tái chiếm đất trái phép.
3. Lập phương án sử dụng đất được giao quản lý, trình cấp có thẩm quyền nhằm sử dụng đất công hợp lý, hiệu quả tránh tình trạng bỏ hoang hóa (đối với những huyện chưa thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất).
4. Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất công cho Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào ngày 25 tháng 12 hàng năm theo các biểu mẫu quy định.
Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính. Tăng cường lực lượng và có kế hoạch thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất công.
2. Thường xuyên thực hiện rà soát, kiểm tra trên thực địa và hồ sơ địa chính để cập nhật, bổ sung danh mục đất công; phối hợp với các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cắm mốc phân ranh giới các khu đất với đất của các hộ dân.
3. Kiên quyết và xử lý ngay các hành vi vi phạm lấn, chiếm đất công theo thẩm quyền.
4. Đề xuất kế hoạch khai thác, sử dụng đất công hợp lý, hiệu quả tránh tình trạng bỏ hoang.
5. Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ vào ngày 25 tháng 12 hàng năm theo các biểu mẫu quy định.
- 1Quyết định 142/2007/QĐ-UBND quy định mức thu nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 53/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khai thác, sử dụng quỹ đất thuộc Đề án phát triển quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2012 - 2020
- 3Quyết định 09/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2017
- 1Luật Đất đai 2003
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 142/2007/QĐ-UBND quy định mức thu nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 6Nghị định 105/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 7Quyết định 53/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khai thác, sử dụng quỹ đất thuộc Đề án phát triển quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2012 - 2020
Quyết định 33/2012/QĐ-UBND quy chế quản lý, khai thác và sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Số hiệu: 33/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/11/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Trần Khiêu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra