- 1Quyết định 140/2000/QĐ/BNN-KL công bố danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 48/2002/NĐ-CP sửa đổi danh mục thực vật, động hoang dã quý hiếm ban hành kèm Nghị định 18/HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ
- 1Nghị định 18-HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 47/CP năm 1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- 3Thông tư 05/TT-BNV(C13) năm 1996 hướng dẫn Nghị định 47/CP-1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 5Nghị định 11/2002/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3297/2005/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 02 tháng 11 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SÚNG SĂN; BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
- Căn cứ Nghị định số 18/NĐ-HBĐBT ngày 17/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ; Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung danh mục thực vật, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ;
- Căn cứ Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Thông tư số 05/TT-BNV ngày 28/9/1996 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị định 47/NĐ-CP ngày 12/8/2001;
- Căn cứ Nghị định số 08/2001/NĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Căn cứ Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã.
Xét đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh tại Tờ trình số 19 /TTr-KL ngày 28 tháng 7 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng súng săn, bảo vệ động vật hoang dã.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ,thành phố lãmh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, các nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SÚNG SĂN, BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3297/2005/QĐ-UBND ngày 02 tháng11 năm 2005 của UBND tỉnh Thanh Hoá)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy chế này quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức và mọi công dân trong việc quản lý, sử dụng súng săn, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng bao gồm: cá nhân, tổ chức là người Việt Nam đang sinh sống, công tác, học tập tại Thanh Hóa; cá nhân, tổ chức nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại tỉnh Thanh Hóa hoặc định cư tại Việt Nam đi du lịch, học tập, công tác tại tỉnh Thanh Hóa, trừ trường hợp đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia .
2. Phạm vi áp dụng: trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Điều 3. Các từ ngữ trong quy chế này được hiểu như sau:
1. Động vật hoang dã: Là những loài động vật đang sinh tồn trong môi trường tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên.
2. Động vật hoang dã quý hiếm: Là những loài động vật hoang dã mà quần thể của chúng còn rất ít hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng. Những loài này được quy định trong Danh mục động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ và được ghi trong Phụ lục của Công ước CITES.
3. Động vật hoang dã thông thường: Là những loài động vật hoang dã không quy định trong danh mục của Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ, hoặc trong các phụ lục của công ước quốc tế CITES và không bị cấm hoặc hạn chế khai thác, sử dụng.
4. Buôn bán động vật hoang dã: Là việc mua, bán, trao đổi vì mục đích thương mại các loài động vật hoang dã.
5. Các loài động vật hoang dã và sản phẩm của chúng: Gồm động vật hoang dã còn sống hay đã chết hoặc các sản phẩm của chúng như da, lông, xương, thịt, nội tạng, mẫu vật ...
6. Súng săn: gồm các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, súng hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên.
Chương II
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SÚNG SĂN
Điều 4: Để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của người và không làm bị thương hoặc giết hại hàng loạt các loài động vật hoang dã, nghiêm cấm sử dụng những phương pháp, phương tiện săn bắn, bẫy bắt dưới đây:
1. Sử dụng súng quân dụng hoặc súng quân dụng cải biến, đạn bọc đồng đầu nhọn, đạn chì để săn bắn hoặc sửa chữa, cải biến súng quân dụng và súng thể thao làm súng săn.
2. Không sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, cho, biếu, tặng hoặc trao đổi các loại súng săn khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
3. Không được dùng các phương tiện, dụng cụ săn bắt nguy hiểm cho người và vật nuôi hoặc sử dụng công cụ, phương tiện săn bắt mang tính hủy diệt các loại chim, thú rừng như bẫy bắt bằng điện, dùng hoá chất hoặc đốt đồng cỏ, bụi rậm, rừng cây để săn bắt, soi đèn săn ban đêm, gài súng và các loại chất nổ khác để gây hại đến thú rừng.
4. Không được dùng mìn, lựu đạn, các vật liệu nổ khác để đánh bắt hải sản trên sông, ao, hồ. Không sử dụng tên tẩm thuốc độc, chất độc để đánh bả, đào hầm, hố cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập có răng sắt lớn.
5. Không được bắn chết, bẫy chết, làm bị thương hoặc bắt sống, thu nhặt trứng, đào hang phá tổ các loài động vật hoang dã quý hiếm quy định tại Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ, các loại động vật là thiên địch của chuột theo Quyết định số 140/2000/QĐ/BNN-KL ngày 21 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các loại động vật hoang dã được ghi trong Phụ lục Công ước quốc tế CITES.
Điều 5: Những trường hợp được sử dụng súng săn.
1. Chỉ được phép sử dụng súng săn để săn bắn ở những khu vực được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và trong thời gian quy định.
2. Trong trường hợp các loài động vật hoang dã phá hoại sản xuất hoặc đe dọa tính mạng con người thì được xua đuổi. Việc áp dụng biện pháp phòng vệ chính đáng chỉ áp dụng khi xua đuổi không có hiệu quả và uy hiếp trực tiếp đến tính mạng con người.
Điều 6: Những người sau đây không được sử dụng súng săn
1. Người đang bị khởi tố, đang thi hành án hình sự ,
2. Người có tiền án, tiền sự,
3. Người đang phải chấp hành một trong các quyết định: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quản chế hành chính; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh,
4. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc mất khả năng điều khiển năng lực, hành vi của mình mà khi sử dụng súng có thể gây nguy hiểm,
5. Người chưa đủ 18 tuổi.
Điều 7: Quy định sản xuất, sửa chữa súng săn và đạn súng săn; sử dụng súng săn
Người sản xuất, sửa chữa, kinh doanh súng săn:
a. Phải có đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22-02-2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
b. Không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 6 Quy chế này.
c. Có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Người mua súng săn để sử dụng phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng và phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan Công an tỉnh.
Đối với đồng bào dân tộc ít người khu vực miền núi khi làm các thủ tục xin phép chuyển vùng, mua, sửa chữa, sử dụng súng săn thực hiện tại Công an cấp huyện.
3. Cơ quan cấp phép phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, thẩm định chặt chẽ điều kiện, mục đích của người xin cấp phép sử dụng súng săn trước khi cấp phép.
Điều 8: Thủ tục hồ sơ xin phép mua và sử dụng súng săn:
1. Thủ tục xin phép mua súng săn gồm:
- Đơn xin mua súng săn (theo mẫu quy định)
- Bản khai lý lịch (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc cơ quan chủ quản).
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (giấy chứng nhận sức khỏe không quá 3 tháng).
- Hai ảnh cỡ 4 x 6 nhìn thẳng, đầu để trần.
- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép sử dụng súng săn gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép sử dụng súng săn (theo mẫu quy định)
- Xuất trình giấy phép mua súng săn.
- Giấy phép sử dụng súng săn của chủ cũ hoặc hóa đơn, chứng từ mua bán hợp lệ.
- Hai ảnh cỡ 4 x 6 nhìn thẳng, đầu để trần.
Điều 9: Hàng năm,Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng súng săn, săn bắt thú rừng về Công an và Kiểm lâm huyện sở tại.
Cán bộ, công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ được kiểm tra việc sử dụng súng săn và giấy phép săn bắt trong phạm vi địa bàn mình phụ trách.
Chương III
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG SÚNG SĂN
Điều 10: Người đang sử dụng súng săn phải có nghĩa vụ sau:
1. Xuất trình giấy phép sử dụng khi người có thẩm quyền kiểm tra.
2. Báo cáo với cơ quan Công an nơi cấp giấy phép sử dụng khi có một trong các trường hợp sau:
- Thay đổi nơi thường trú.
- Thay đổi tình trạng súng săn, mất súng săn, súng săn bị hư hỏng không sửa chữa được.
- Giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng.
3. Giấy phép chế tạo, sửa chữa, mua và sử dụng súng săn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 11:
Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để những người có súng săn đang sinh sống ở những khu vực cấm săn bắn tự nguyện giao nộp súng săn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quản lý.
Chương IV
BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Điều 12: Nghiêm cấm săn, bắn, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ động vật rừng trái với quy định của pháp luật.
Điều 13: Các tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển động vật hoang dã phải có giấy phép do Kiểm lâm tỉnh cấp. Hồ sơ xin đăng ký bao gồm:
1. Đơn xin phép gây nuôi,
2. Chứng minh thư nhân dân,
3. Bản kê khai lý lịch (Có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường sở tại),
4. Phương án gây nuôi (Phương pháp và quy mô gây nuôi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14
1. Nghiêm cấm việc chế biến các món ăn từ sản phẩm động vật hoang dã trái phép.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng thực hiện theo Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ.
3. Định kỳ hoặc đột xuất các cơ quan chức năng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các cơ sở gây nuôi, các nhà hàng, khách sạn.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15: Khen thưởng.
Những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân thực hiện tốt Quy chế này thì được xét khen thưởng theo quy định.
Điều 16: Xử lý vi phạm
Những cá nhân, tổ chức vi phạm Quy chế này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17: Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan Công an, Kiểm lâm, Quân đội, Biên phòng, Thương mại, NN&PTNT và các ngành hữu quan của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định tiến hành kiểm tra, giám sát và phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế này, đồng thời xử lý vi phạm theo quy định. /.
- 1Nghị định 18-HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 47/CP năm 1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- 3Thông tư 05/TT-BNV(C13) năm 1996 hướng dẫn Nghị định 47/CP-1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 140/2000/QĐ/BNN-KL công bố danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 5Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 6Nghị định 11/2002/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã
- 7Nghị định 48/2002/NĐ-CP sửa đổi danh mục thực vật, động hoang dã quý hiếm ban hành kèm Nghị định 18/HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
Quyết định 3297/2005/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng súng săn, bảo vệ động vật hoang dã do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 3297/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/11/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Chu Phạm Ngọc Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/11/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực