Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3283/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 8 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”;
Căn cứ Kết luận số 484-KL/TU ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6483/STNMT-CTR ngày 05 tháng 8 năm 2019 về kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”.
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối đôn đốc các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện các nội dung đã được phân công tại Kế hoạch này; định kỳ hàng quý, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 19-CT/TU NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2018 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÔNG XẢ RÁC RA ĐƯỜNG VÀ KÊNH RẠCH, VÌ THÀNH PHỐ SẠCH VÀ GIẢM NGẬP NƯỚC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3283/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Căn cứ Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 19);
Căn cứ Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” (sau đây gọi tắt là Quyết định số 787);
Căn cứ Kết luận số 484-KL/TU ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”,
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19 đến năm 2020 như sau:
1. Mục đích:
1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”.
1.2. Khắc phục các mặt tồn tại, hạn chế trong 6 tháng triển khai Chỉ thị số 19, xây dựng và đề xuất các giải pháp triển khai đến năm 2020.
2. Yêu cầu:
2.1. Các Sở ngành, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia Cuộc vận động.
2.2. Gắn việc thực hiện Cuộc vận động với triển khai hiệu quả Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11 tháng 6 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố.
1. Lồng ghép việc thực hiện Cuộc vận động với triển khai hiệu quả các nội dung thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Thư ngỏ số 161/LĐCP ngày 25 tháng 4 năm 2019 về chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa; Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11 tháng 6 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố.
2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và vận động người dân cùng tham gia Cuộc vận động.
3. Giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm rác thải khu dân cư và nơi công cộng.
4. Giải quyết các vấn đề liên quan đến lấn chiếm hệ thống kênh rạch, cửa xả, hầm ga thu nước và tình trạng xả rác trên kênh rạch.
5. Triển khai, duy trì hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh về môi trường; xây dựng dữ liệu quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường
6. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường nơi công cộng, kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường, các trường hợp lấn chiếm cửa xả, hầm ga thoát nước, lấp bít miệng thu nước và các công trình lấn chiếm trên kênh rạch.
7. Triển khai các giải pháp giảm sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn thành phố.
8. Rà soát, xây dựng và ban hành tiêu chí, quy trình công nhận các danh hiệu liên quan đến thục hiện Cuộc vận động, các danh hiệu văn hóa nhằm vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động.
9. Biểu dương, phổ biến và nhân rộng các mô hình, giải pháp thực hiện có hiệu quả trong quá trình triển khai Cuộc vận động.
Các Sở ngành và Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện tiếp tục triển khai các nội dung đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ tại các văn bản sau:
- Quyết định số 5927/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 5560/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2018 -2020;
- Quyết định số 5297/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11 tháng 6 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố.
- Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”.
- Kế hoạch số 3098/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021.
2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và vận động người dân tham gia Cuộc vận động:
2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng các bộ tài liệu tuyên truyền chung về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” và phổ biến cho các Sở ngành, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền thống nhất trên toàn địa bàn thành phố.
2.2. Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch hướng dẫn các cơ quan báo chí thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn thành phố. Đồng thời, xử lý các thông tin trái chiều, tiêu cực, không chính xác gây hoang mang dư luận, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân đưa tin sai sự thật và các nội dung liên quan đến Cuộc vận động trên thực tế.
2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố đưa nội dung Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” vào chương trình giảng dạy, ngoại khóa cho học sinh tất cả các bậc học trên địa bàn thành phố.
2.4. Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện:
a) Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Cuộc vận động tại địa phương. Xây dựng các nội dung, chương trình, chuyên mục tuyên truyền, các tin, bài, phóng sự phát thanh đa dạng, phong phú; đồng thời lồng ghép thông tin tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt tại địa phương nhằm đảm bảo đến tháng 12 năm 2019, 100% người dân tại địa phương hiểu rõ và đồng hành cùng chính quyền trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường xã, thị trấn trong phạm vi quản lý thực hiện công tác đối thoại với nhân dân về vệ sinh môi trường để tuyên truyền, vận động người dân tham gia cùng thực hiện chủ trương của thành phố; đảm bảo đến hết tháng 9 năm 2019,100% phường xã, thị trấn tổ chức đối thoại với nhân dân.
2.5. Các Sở ngành thành phố chủ động xây dựng các nội dung, tài liệu tuyên truyền trong ngành để vận động các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đối tượng quản lý trực thuộc ngành tham gia hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động.
2.6. Các Sở ngành, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện và đơn vị trực thuộc thành phố nghiên cứu nội dung tuyên truyền theo đặc thù của từng ngành, đăng tải lên website của đơn vị chậm nhất trong tháng 10 năm 2019; đồng thời, định kỳ hàng tháng cập nhật kết quả thực hiện lên website để tuyên truyền rộng rãi.
3. Giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm rác thải khu dân cư và nơi công cộng:
3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố: kiểm tra định kỳ 6 tháng và kiểm tra đột xuất đối với các điểm tập kết rác thải, trạm trung chuyển, chất lượng vệ sinh đường phố kênh rạch, việc giải quyết các điểm ô nhiễm về rác thải, quản lý thùng rác công cộng và nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn các quận - huyện.
c) Hướng dẫn và đôn đốc Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố); chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chuyển rác thải; chuyển đổi mô hình của lực lượng thu gom rác dân lập thành các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
3.2. Sở Văn hóa và Thể thao và các Sở ngành, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện tuyên truyền, vận động và yêu cầu người dân tham gia các chương trình sự kiện, lễ hội thực hiện dọn dẹp, vệ sinh rác thải tại các khu vực sau khi tổ chức, cụ thể:
a) Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, không xả rác trong quá trình tham gia chương trình sự kiện, lễ hội và yêu cầu người tham gia dọn dẹp, vệ sinh rác thải tại các khu vực tổ chức sau khi kết thúc chương trình; trong thời gian đầu triển khai có thể thành lập lực lượng tiên phong thực hiện nhưng về lâu dài cần tuyên truyền, nâng cao ý thức để vận động người tham gia thực hiện. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định hoặc hướng dẫn thống nhất cho Sở ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện để thực hiện nội dung này.
b) Tùy theo lĩnh vực và phân cấp quản lý, các Sở ngành và Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện có kế hoạch cụ thể tuyên truyền, vận động và yêu cầu người tham gia dọn dẹp, vệ sinh rác thải tại các khu vực sau khi tổ chức chương trình sự kiện, lễ hội.
3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện để hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; tuyên truyền nâng cao ý thức nhân dân nhằm hạn chế tình trạng thải bỏ bừa bãi ở đồng ruộng, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường. Lồng ghép các nội dung hoạt động bảo vệ môi trường trong tháng hành động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
b) Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật triển khai Chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường trên địa bàn các quận - huyện sản xuất nông nhiệp, tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân trong việc canh tác nông nghiệp theo hướng giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, xây dựng hệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa, giảm ô nhiễm môi trường.
c) Lồng ghép, hướng dẫn nội dung thu gom, xử lý bao bì thức ăn chăn nuôi, chất xử lý cải tạo môi trường nước và chất thải trong nuôi trồng thủy sản với công tác hướng dẫn kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.
d) Tiến hành thu gom, xử lý động vật không đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định, đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, không để phát tán ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
3.4. Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện
a) Tổ chức, sắp xếp lực lượng thu gom rác dân lập gắn với việc chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; đảm bảo đến năm 2020 hoàn thành việc chuyển đổi lực lượng thu gom rác dân lập thành các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
b) Thực hiện kết nối đồng bộ về thời gian giao rác của người dân - người thu gom - đơn vị vận chuyển rác và hướng dẫn, yêu cầu các hộ dân sinh sống, kinh doanh ở mặt tiền đường, các hộ dân có cho thuê mặt bằng ở mặt tiền đường, các hộ kinh doanh trên vỉa hè phải có khu vực và tự trang bị thiết bị lưu chứa rác thải phát sinh, không xả rác ra đường và trước miệng hầm ga thu nước; giữ gìn vệ sinh lề đường, vỉa hè trước nhà sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan đô thị; yêu cầu các hộ dân cho thuê nhà trọ, khu lưu trú cam kết giữ gìn vệ sinh, lưu chứa và giao rác cho đơn vị thu gom đúng quy định. Đến tháng 12 năm 2019, các đối tượng là hộ dân sinh sống và kinh doanh ở mặt tiền đường phải chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh trên vỉa hè, mặt tiền đường, Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát định kỳ và xử lý vi phạm, báo cáo tình hình chất lượng vệ sinh trước và sau khi triển khai công tác này cho Ủy ban nhân dân thành phố trong các đợt sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 19.
c) Rà soát, thống kê hiện trạng, vị trí các nhà vệ sinh công cộng, thùng rác công cộng trên địa bàn để thực hiện kêu gọi đầu tư xã hội hóa theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Rà soát, giải quyết dứt điểm các điểm ô nhiễm về rác thải trên địa bàn trước ngày 30 tháng 11 năm 2019, báo cáo cụ thể thông tin xử lý (danh sách các điểm ô nhiễm, hình ảnh ghi nhận trước và sau khi cải tạo...) các điểm ô nhiễm này về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và báo cáo; đồng thời, Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải có trách nhiệm duy trì chất lượng vệ sinh tại các khu vực đã được cải tạo. Tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu địa phương, tiến hành đầu tư xây dựng các điểm ô nhiễm về rác thải đã được chuyển hóa thành các khu sinh hoạt cộng đồng phục vụ nhu cầu của người dân.
4.1. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện và đơn vị liên quan xử lý kịp thời các điểm ngập cục bộ và ngăn chặn không để phát sinh điểm ngập mới; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án chống ngập trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong việc kiểm tra, xử lý các công trình, nhà cửa xây dựng lấn chiếm cửa xả, hố ga thoát nước và hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố; báo cáo kết quả thực hiện của các quận - huyện đối với công tác này từ năm 2017 đến nay cho Ủy ban nhân dân thành phố để tổ chức đoàn đi phúc tra trong tháng 8 năm 2019.
c) Tổng hợp hiện trạng 5 hệ thống kênh rạch chính có chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân công trách nhiệm quản lý, giám sát việc xả rác trên các tuyến kênh này, đảm bảo điều kiện thoát nước tự nhiên và góp phần giảm ngập cho thành phố.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch nạo vét kênh rạch từ nay đến năm 2020 và tổ chức thực hiện việc nạo vét, duy tu, bảo dưỡng hệ thống kênh rạch, hệ thống thoát nước, sau đó bàn giao cho các quận - huyện, phường, xã, thị trấn quản lý.
4.2. Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện:
a) Phối hợp với các đơn vị liên quan, có giải pháp xử lý đối với các khu vực thường xuyên bị ngập do mưa và triều cường trên địa bàn.
b) Rà soát, thống kê các vị trí lấn chiếm cửa xả, hầm ga thoát nước và hệ thống kênh rạch trên địa bàn; có kế hoạch cụ thể kiểm tra, xử lý các công trình, nhà cửa xây dựng lấn chiếm cửa xả, hố ga thoát nước và hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn quản lý; có các giải pháp ngăn chặn nguồn xả thải ô nhiễm xuống kênh rạch, không để tái lấn chiếm và ô nhiễm hành lang sông, kênh, rạch trên địa bàn.
5.1. Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường xã, thị trấn triển khai, duy trì hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh về tình hình vệ sinh môi trường, xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tại địa phương.
5.2. Ủy ban nhân dân các quận - huyện
a) Thiết lập đường dây nóng của Ủy ban nhân dân quận - huyện để trả lời, giải quyết các phản ánh của người dân về vệ sinh môi trường; giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị liên quan để giải quyết kịp thời những thông tin do người dân phản ánh.
b) Triển khai, duy trì hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh tại địa phương và xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu để quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
6.1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan nghiên cứu tính pháp lý để tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp để chỉ đạo tăng cường xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường nơi công cộng làm cơ sở cho các địa phương thực hiện; nghiên cứu đề xuất áp dụng hình phạt lao động công ích đối với các trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh nơi công cộng.
6.2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan rà soát lại quy chế tổ chức, hoạt động của Đội quản lý trật tự đô thị và đội thanh tra xây dựng địa bàn; đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung chức năng, nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 1478/UBND-ĐT ngày 19 tháng 4 năm 2019.
6.3. Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện:
a) Giao nhiệm vụ cho Đội Quản lý trật tự đô thị và Đội Thanh tra xây dựng địa bàn thực hiện kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh nơi công cộng, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các điểm tập kết rác thải tại khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 1478/UBND-ĐT ngày 19 tháng 4 năm 2019.
b) Rà soát việc sử hệ thống định vị GPS trên các phương tiện vận chuyển và hệ thống camera giám sát tại các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt của địa phương để quản lý hiệu quả chất lượng cung ứng dịch vụ. Kết hợp sử dụng camera giao thông, camera an ninh để giám sát chất lượng vệ sinh môi trường trên các tuyến đường.
c) Thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường nơi công cộng trên địa bàn quận - huyện.
7. Triển khai các giải pháp giảm sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần:
7.1. Các Sở ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện và các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 3098/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021.
7.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Biên soạn, xây dựng các tài liệu truyền thông (khẩu hiệu, nội dung tuyên truyền) gửi đến các Sở ngành, địa phương, đơn vị để in ấn phục vụ công tác truyền thông; triển khai thực hiện ký kết với các Sở ngành, tổ chức, đoàn thể về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố.
b) Đưa nội dung tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy vào Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu hàng năm.
c) Theo dõi và đôn đốc các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện triển khai hiệu quả Kế hoạch số 3098/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố.
7.3. Sở Công Thương
a) Thực hiện công tác truyền thông đến các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại), khuyến khích sử dụng túi, bao bì ni lông dễ phân hủy và thân thiện với môi trường.
b) Triển khai các giải pháp thực hiện nhằm đạt chỉ tiêu đến tháng 10 năm 2020 và chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, nhà sách... sử dụng các bao bì thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy; tiểu thương tại các chợ dân sinh giảm 50% sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong việc đóng gói, đựng sản phẩm cho khách hàng. Báo cáo tiến độ, kết quả đạt được cho Ủy ban dân thành phố trong các đợt sơ kết, tổng kết thực hiện Chỉ thị số 19.
7.4. Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu áp dụng khoa học, công nghệ để hỗ trợ tăng sản lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giảm chi phí trong sản xuất túi, bao bì thân thiện môi trường.
7.5. Cục Thuế thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xây dựng cơ chế xử lý vi phạm đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh túi ni lông vi phạm các quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
7.6. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
a) Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 2061/UBND-ĐT ngày 11 tháng 5 năm 2018 về chương trình giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn thành phố: có kế hoạch điều tra, khảo sát các cơ sở thu mua phế liệu, tái chế và xử lý túi ni lông tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; đánh giá công nghệ tái chế túi ni lông, kiểm soát mức độ ô nhiễm của các cơ sở này nhằm đưa ra biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hệ thống thu mua phế liệu, tái chế hiện nay trên địa bàn thành phố.
b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy; các doanh nghiệp có sản xuất túi ni lông tự phân hủy sinh học và túi ni lông thân thiện với môi trường trên địa bàn, đảm bảo tuân thủ các quy định theo Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và triển khai một số nội dung như sau:
- Ban hành tiêu chí và quy trình công nhận khu phố, ấp đạt tiêu chuẩn và danh hiệu “Khu phố, ấp sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch”; phường, xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn và danh hiệu “Phường, xã, thị trấn không xả rác ra đường và kênh rạch”, tổ chức công nhận và công bố danh sách các đơn vị đạt tiêu chuẩn vào tháng 10 năm 2019, tháng 4 năm 2020 và tháng 9 năm 2020.
- Ban hành bổ sung các tiêu chí văn hóa lồng ghép thực hiện Chỉ thị số 19 và triển khai giám sát, đánh giá và công nhận các danh hiệu văn hóa.
9.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất hình thức khen thưởng phù hợp đối với các cá nhân, tập thể thực hiện tốt Chỉ thị số 19.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch công nhận và khen thưởng đối với các công trình trọng điểm thực hiện Chỉ thị số 19 đạt kết quả tốt nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn (như: Kỷ niệm 45 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI...)
9.2. Sở Nội vụ lồng ghép việc thực hiện Cuộc vận động vào tiêu chí, tiêu chuẩn thi đua khen thưởng hằng năm của các đơn vị.
9.3. Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện:
a) Tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả trong thời gian qua tại địa phương để vận động nhân dân dân tại các khu dân cư thực hiện tổng vệ sinh bảo vệ môi trường tại các tuyến đường, hẻm trên địa bàn.
b) Định kỳ hàng tuần tổ chức vận động các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị tham gia thục hiện các “Ngày Chủ nhật xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “15 phút vì thành phố văn minh - sạch đẹp” dọn dẹp, thu gom rác thải và duy trì chất lượng vệ sinh tại các khu vục này.
c) Tuyên dương các gương điển hình đối với cá nhân và tập thể thực hiện tốt Cuộc vận động này tại địa phương.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí dự toán kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện Chỉ thị số 19
1. Đề nghị Thủ trưởng các Sở ngành và Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung được phân công tại Kế hoạch ban hành kèm Quyết định số 787 kết hợp với Kế hoạch này nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 19 đạt kết quả.
2. Chế độ báo cáo:
2.1. Thời gian: định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện. Cụ thể:
a) Tháng 10 năm 2019: báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện.
b) Tháng 4 năm 2020: báo cáo sơ kết 1,5 năm thực hiện.
c) Tháng 10 năm 2020: báo cáo tổng kết 02 năm thực hiện.
2.2. Nội dung: báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được phân công tại Kế hoạch ban hành kèm Quyết định số 787 và Kế hoạch này.
2.3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm đôn đốc các Sở ngành, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện thực hiện các nội dung được phân công và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả thực hiện, đảm bảo thời gian quy định nêu trên.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
- 1Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2016 triển khai Nghị quyết 06-NQ/TU về lãnh đạo xây dựng, phát triển thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thành đô thị xanh - sạch - đẹp, thân thiện và từng bước hiện đại
- 2Quyết định 28/2017/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn và quy trình đánh giá các Sở, Ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn trong sạch vững mạnh do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2018 về thí điểm giao Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2019 về công tác giảm ngập nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 4700/QĐ-UBND năm 2019 về tiêu chí và quy trình công nhận “Khu phố - ấp sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch”, “Phường - xã - thị trấn không xả rác ra đường và kênh rạch” và “Công trình, giải pháp, sáng kiến xanh” do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 89/KH-UBND về tổ chức Tháng "Thành phố sạch - Thành phố văn hóa mừng Xuân Canh Tý 2020, mừng Đảng 90 năm" (từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 15 tháng 02 năm 2020) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 3709/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” giai đoạn năm 2022-2025
- 8Kế hoạch 898/KH-UBND năm 2018 thực hiện Cuộc vận động "Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước" trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- 9Báo cáo 102/BC-UBND năm 2012 về sơ kết việc thực hiện chương trình đột phá của Thành ủy về giảm ngập nước trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015
- 10Kết luận 484-KL/TU năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về thực hiện Cuộc vận động "Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước" do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Công văn 3026/UBND năm 2019 về chuyển nội dung tuyên truyền về chủ đề "Không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước" và "Chống rác thải nhựa" do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 17-CTrHĐ/TU về giảm ngập nước giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2019 về triển khai các nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy tại Hội nghị sơ kêt 6 tháng thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về cuộc vận động "Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước" do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Kế hoạch 183/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về tiếp tục thực hiện Cuộc vận động "Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường" năm 2021 do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Công văn 1288/LĐLĐ-TG năm 2022 thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” giai đoạn 2022-2025 do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 16Quyết định 2552/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai và giám sát việc thực hiện Cuộc vận động "Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường" trong năm 2023
- 17Công văn 3883/SGDĐT-CTTT năm 2023 về tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
- 2Luật bảo vệ môi trường 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2016 triển khai Nghị quyết 06-NQ/TU về lãnh đạo xây dựng, phát triển thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thành đô thị xanh - sạch - đẹp, thân thiện và từng bước hiện đại
- 5Quyết định 28/2017/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn và quy trình đánh giá các Sở, Ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn trong sạch vững mạnh do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 6Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2018 về thí điểm giao Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 44/2018/QĐ-UBND quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 5560/QĐ-UBND năm 2018 Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2018-2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 787/QĐ-UBND năm 2019 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Kế hoạch 3098/KH-UBND năm 2019 về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021
- 11Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2019 về công tác giảm ngập nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 12Quyết định 4700/QĐ-UBND năm 2019 về tiêu chí và quy trình công nhận “Khu phố - ấp sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch”, “Phường - xã - thị trấn không xả rác ra đường và kênh rạch” và “Công trình, giải pháp, sáng kiến xanh” do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Kế hoạch 89/KH-UBND về tổ chức Tháng "Thành phố sạch - Thành phố văn hóa mừng Xuân Canh Tý 2020, mừng Đảng 90 năm" (từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 15 tháng 02 năm 2020) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Quyết định 3709/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” giai đoạn năm 2022-2025
- 15Kế hoạch 898/KH-UBND năm 2018 thực hiện Cuộc vận động "Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước" trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- 16Báo cáo 102/BC-UBND năm 2012 về sơ kết việc thực hiện chương trình đột phá của Thành ủy về giảm ngập nước trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015
- 17Kết luận 484-KL/TU năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về thực hiện Cuộc vận động "Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước" do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 18Công văn 3026/UBND năm 2019 về chuyển nội dung tuyên truyền về chủ đề "Không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước" và "Chống rác thải nhựa" do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 19Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 17-CTrHĐ/TU về giảm ngập nước giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 20Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2019 về triển khai các nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy tại Hội nghị sơ kêt 6 tháng thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về cuộc vận động "Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước" do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 21Kế hoạch 183/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về tiếp tục thực hiện Cuộc vận động "Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường" năm 2021 do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 22Công văn 1288/LĐLĐ-TG năm 2022 thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” giai đoạn 2022-2025 do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 23Quyết định 2552/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai và giám sát việc thực hiện Cuộc vận động "Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường" trong năm 2023
- 24Công văn 3883/SGDĐT-CTTT năm 2023 về tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 3283/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU thực hiện Cuộc vận động "Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước"
- Số hiệu: 3283/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/08/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Văn Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 68 đến số 69
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra