- 1Thông tư 137/2010/TT-BTC quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản do Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 4Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
- 5Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
- 6Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 47/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 11Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 12Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2018/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 24 tháng 10 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 47/2014/TT-BCA ngày 17/10/2014 của Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (viết gọn là Thông tư số 47/2014/TT-BCA);
Căn cứ Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (viết gọn là Thông tư số 173/2013/TT-BTC);
Căn cứ Thông tư 137/2010/TT-BTC ngày 15/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản (viết gọn là Thông tư số 137/2010/TT-BTC);
Căn cứ Thông tư 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính (viết gọn là Thông tư số 153/2013/TT-BTC);
Xét Báo cáo thẩm định số 159/BC-STP ngày 03/8/2018 của Sở Tư pháp; Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3373/TTr-SNN&PTNT ngày 03/10/2018 và Báo cáo thẩm định số 159/BC-STP ngày 03/8/2018 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2018.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Tài chính, Kho bạc, Tài nguyên & Môi trường, Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XỬ LÝ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 24/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh
Quyết định này quy định hình thức xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính; Chế độ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1. Tổ chức, cá nhân Việt nam và nước ngoài có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bị tạm giữ, tịch thu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 3. Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu
1. Các cơ quan chuyên trách, thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kiểm ngư, Biên phòng, UBND các địa phương) được UBND Tỉnh cấp địa điểm và kinh phí để xây dựng nơi tạm giữ, cất giữ; UBND cấp huyện tự bố trí nơi tạm giữ, cất giữ tang vật, phương tiện vi phạm của địa phương; các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện khác tự bố trí hoặc thuê nơi tạm giữ, cất giữ.
Việc thuê nơi tạm giữ, cất giữ phải ký kết hợp đồng. Nội dung hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Bộ luật dân sự và các yêu cầu của hoạt động quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, trong đó bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng của hợp đồng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng; các nội dung khác.
2. Điều kiện nơi tạm giữ, cất giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 47/2014/TT-BCA, cụ thể như sau:
a) Đối với nơi tạm giữ, cất giữ là nhà, kho, bãi:
- Phải bảo đảm an toàn, điều kiện vệ sinh môi trường và không gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc phương tiện chống mưa, nắng khác;
- Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng;
- Xung quanh phải có hàng rào bảo vệ an toàn, có hệ thống thoát nước;
- Phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp;
- Có các thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thủ trưởng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện phải xây dựng và tổ chức thực tập phương án phòng, chống cháy, nổ.
b) Đối với nơi tạm giữ là bến nước, âu thuyền phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại các tiết gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a Khoản 2 Điều này. Riêng nơi tạm giữ là bến nước thì còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của bến thủy nội địa.
c) Đối với nơi tạm giữ là trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các tiết gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a Khoản 2 Điều này.
3. Bảo đảm an toàn khi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 47/2014/TT-BCA, cụ thể như sau:
a) Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ, trước khi đưa vào nơi tạm giữ phải hút hết nhiên liệu ra khỏi bình chứa.
b) Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, dễ bị hư hỏng phải có các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp để bảo quản trong thời gian tạm giữ.
c) Nghiêm cấm đưa vào nơi tạm giữ những chất dễ gây cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ nếu nơi tạm giữ không có những điều kiện, phương tiện kỹ thuật bảo quản các chất đó.
4. Cơ quan có nơi tạm giữ, cất giữ tang vật, phương tiện hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ, cất giữ chung và tổ chức, cá nhân có nơi tạm giữ, cất giữ cho thuê phải bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác trông giữ, quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 47/2014/TT-BCA, cụ thể như sau:
a) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan, thì thủ trưởng cơ quan đó bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.
b) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện là nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan khác nhau ở địa phương thì việc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan ở địa phương.
d) Cán bộ được giao trông giữ, quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện nếu để tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo, thay thế, hư hỏng, hoặc mất linh kiện, thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân có nơi tạm giữ, cất giữ cho thuê thì phải có chức năng cho thuê hoặc được UBND cấp huyện cho phép và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này. Phải bố trí người có năng lực, am hiểu về tang vật, phương tiện làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện. Nếu để tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo, thay thế, hư hỏng, hoặc mất linh kiện, thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ bị tạm giữ, bị tịch thu để tiêu hủy hoặc sung quỹ nhà nước áp dụng theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 173/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
a) Chi phí kiểm nghiệm, giám định, xác định giá trị tang vật làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt;
b) Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã từ thời điểm tạm giữ cho đến khi hoàn thành việc thả vào môi trường tự nhiên theo quy định hoặc chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Chi phí vận chuyển, giao nhận, bảo quản từ khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu đến khi hoàn thành việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan ra quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu đã được Nhà nước bố trí kho bãi, biên chế, phương tiện vận tải,... thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, bảo quản những tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính đó;
d) Chi đăng tin, thông báo tìm chủ tang vật, phương tiện (nếu có);
đ) Chi phí thuê sửa chữa tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính nếu phải sửa chữa mới bán được hoặc giá trị tăng thêm của tang vật, phương tiện lớn hơn so với chi phí sửa chữa (nếu có);
e) Chi phí để thực hiện xác định giá trị tang vật, giá khởi điểm bán đấu giá cho Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính, Hội đồng xác định giá trị khởi điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Hội đồng bán đấu giá tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 12 Thông tư số 137/2010/TT-BTC;
g) Phí bán đấu giá (trong trường hợp đấu giá thành) hoặc chi phí thực tế, hợp lý (trong trường hợp đấu giá không thành) trả cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện bán đấu giá. Mức phí áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính đối với mức phí bán đấu giá tài sản nhà nước;
h) Chi phí cho Hội đồng thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu: Cơ quan thành lập Hội đồng xem xét, quyết định chi trên cơ sở chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản quy định tại Thông tư số 137/2010/TT- BTC;
i) Các khoản chi phí thực tế, hợp lý cho việc phá dỡ, tiêu hủy tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính chính (trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính);
k) Chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra; Chi phí cho việc thành lập và hoạt động của Hội đồng xử lý tang vật và các loại chi phí thực tế, hợp lý khác liên quan đến quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
2. Mức chi:
Đối với các khoản chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định đó. Đối với các khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì Thủ trưởng cơ quan của người ra quyết định tịch thu quyết định trên cơ sở thực tế phát sinh và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Chứng từ chi và duyệt chi:
a) Các khoản chi được thanh toán phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định. Trường hợp các khoản chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện (như chi phí giám định,...) thì được sử dụng phiếu thu của cơ quan nhà nước đó để làm căn cứ thanh toán chi phí;
b) Sở Tài chính duyệt chi các khoản chi phí xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu thuộc cơ quan trung ương và người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu thuộc cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tạm giữ, tịch thu; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện duyệt chi các khoản chi phí xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã ra quyết định tạm giữ, tịch thu.
4. Việc thanh toán các khoản chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo mức chi thực tế hợp lý, hợp lệ của từng vụ việc hoặc mức khoán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo đề nghị của cơ quan người ra quyết định tịch thu.
5. Nguồn kinh phí để thực hiện các nội dung chi tại khoản 1 Điều này được áp dụng theo quy định tại Điều 10 Thông tư 173/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
a) Các chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ bị tạm giữ, tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được lập dự toán hàng năm cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do Ngân sách đảm bảo.
Trường hợp nguồn dự toán hàng năm cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính không đủ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính báo cáo cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp bổ sung.
b) Đối với tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán hoặc tiêu hủy thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này được sử dụng từ số tiền thu được do bán tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ bị tịch thu do vi phạm hành chính. Trường hợp số tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản chi phí thì các khoản chi còn thiếu được sử dụng từ nguồn dự toán hàng năm cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
c) Trường hợp tang vật vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì các chi phí do người vi phạm hành chính chi trả, nếu không thu được từ người vi phạm (sau khi áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định) thì sử dụng từ nguồn dự toán hàng năm cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để lưu giữ, quản lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí thực hiện như sau:
- Chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sử dụng từ nguồn dự toán hàng năm cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính;
- Chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, đơn vị tiếp nhận chi trả.
Điều 5. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Tạm giữ tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 125, Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
d) Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe, lái tàu hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ vi phạm hành chính cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
đ) Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt (trừ trường hợp tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ bị tịch thu), hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
2. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ theo quy định tại Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được quy định cụ thể như sau:
a) Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ để xác định giá trị làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.
Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính xảy ra ở nơi xa xôi, hẻo lánh, trên biển, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi hoặc những vùng mà việc đi lại khó khăn hoặc do tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì thời gian tạm giữ là 48 giờ kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ;
b) Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 Khoản 1 Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, ngư cụ, công cụ vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế và không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ ở nơi xa xôi, hẻo lánh, trên vùng biển, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc những vùng mà việc đi lại khó khăn mà ở thời điểm tạm giữ cơ quan tạm giữ không đủ điều kiện để trông coi, bảo quản tang vật, phương tiện đó thì giao cho người vi phạm trông coi, bảo quản và người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc trông coi, bảo quản đó.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo, thay thế, hư hỏng, hoặc mất linh kiện, thì người trông coi, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Xử lý tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bi hư hỏng bị tịch thu
1. Hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm:
a) Thủy sản tươi, sống, ướp đá, muối, đông lạnh, cấp đông dùng để chế biến thực phẩm; thủy sản dùng làm giống để nuôi trồng thủy sản;
b) Thủy sản đã qua sơ chế, chế biến, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản, còn hạn sử dụng theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
d) Thủy sản được khai thác có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), và các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ, tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng;
đ) Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y thủy sản, chất dùng trong nuôi trồng thủy sản mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng.
2. Hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bị tịch thu thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 173/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
a) Tiêu hủy đối với hàng hóa, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.
b) Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này.
3. Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bị tịch thu
a) Đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Thông tư số 173/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là người ra quyết định tạm giữ) quyết định và tổ chức bán ngay hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm tổ chức đánh giá chất lượng hàng hóa, vật phẩm bán ra; trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ mời cơ quan chuyên môn để phối hợp đánh giá chất lượng hàng hóa, vật phẩm;
- Giá bán hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng do người ra quyết định tạm giữ tang vật được xác định căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính và trên cơ sở chất lượng của hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng tại thời điểm tạm giữ; trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người ra quyết định tạm giữ phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên ủy quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) để xác định giá bán của hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng;
- Việc bán hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ thực hiện bán; thời gian, địa điểm bán; người bán; tên, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hóa, vật phẩm tại thời điểm bán; đơn giá bán, giá trị thanh toán; người mua và các nội dung khác có liên quan;
- Đối với hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như hàng hóa dễ cháy, nổ, các loại thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
b) Đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức tiêu hủy thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư số 173/2013/TT-BTC và các quy định như sau:
- Cơ quan hoặc người ra quyết định tạm giữ, tịch thu thành lập Hội đồng xử lý (trừ các trường hợp không phải thành lập Hội đồng) để tiêu hủy các hàng hóa, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này. Hội đồng xử lý được thành lập theo quy định tại
- Hình thức tiêu hủy: Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
+ Sử dụng hoá chất;
+ Sử dụng biện pháp cơ học;
+ Hủy đốt;
+ Hủy chôn;
+ Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Việc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hóa, vật phẩm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
- Đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bị tịch thu ở nơi xa xôi, hẻo lánh, trên biển, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi, những vùng đi lại khó khăn mà không đủ điều kiện để thể thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy ngay được thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, tịch thu, quyết định việc tiêu hủy mà không phải thành lập Hội đồng xử lý.
Trường hợp không thành lập Hội đồng xử lý, biên bản phải có chữ ký của người trực tiếp thực hiện việc tiêu hủy, người ra quyết định tiêu hủy, người làm chứng (nếu có).
Điều 7. Xử lý tang vật là ngư cụ, công cụ vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Ngư cụ, công cụ vi phạm hành chính bao gồm: Ngư cụ, công cụ dùng để nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chứa đựng, bảo quản thủy sản đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng.
2. Hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là ngư cụ, công cụ vi phạm hành chính bị tịch thu:
a) Đối với ngư cụ, công cụ chỉ bị cấm sử dụng (không bị cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và còn giá trị sử dụng) thực hiện tiêu hủy theo quy định.
b) Đối với các ngư cụ, công cụ bị cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, cấm sử dụng (nhưng không thuộc trường hợp Điểm a, Khoản 2, Điều này), hoặc không còn giá trị sử dụng, hoặc còn giá trị sử dụng dưới 6 tháng (do người có thẩm quyền xử phạt xác định) thì tiến hành tiêu hủy như sau:
- Nếu được tịch thu ở nơi xa xôi, hẻo lánh, trên biển, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi hoặc những vùng mà việc đi lại khó khăn thì người có thẩm quyền tịch thu tiến hành tiêu hủy tại chỗ (không phải thành lập Hội đồng xử lý) bằng hình thức hủy đốt, hủy chôn, cơ học (làm mất tính năng sử dụng của ngư cụ, công cụ) mà việc tiêu hủy không gây ảnh hưởng tới môi trường;
- Nếu được tịch thu ở những nơi khác thì thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy (nếu có đủ điều kiện) hoặc ký hợp đồng với đơn vị có chức năng tiêu hủy đối với những tang vật có chứa chất thải như dầu, diezen, mỡ công nghiệp, axít, hóa chất, thuốc thú y thủy sản, chất cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản và các chất độc hại khác.
Điều 8. Xử lý phương tiện thủy sản vi phạm hành chính
1. Phương tiện thủy sản vi phạm hành chính bao gồm: Tàu cá, bè mảng, lẵng xốp cao su, vật liệu nổi, phương tiện vận tải chuyên dụng khác dùng để nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, vận chuyển, chế biến thủy sản mà không được phép sản xuất, mua bán, đăng ký, đăng kiểm, sử dụng theo quy định.
2. Hình thức xử lý
a) Tịch thu tiêu hủy đối với phương tiện không đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật (do cơ quan đăng kiểm có thẩm quyền xác định bằng biên bản kiểm tra kỹ thuật, trừ các trường hợp ở điểm b, khoản 2, Điều này).
b) Tịch thu bán đấu giá đối với phương tiện không được sản xuất, mua bán theo quy định, không có căn cứ xác nhận nguồn gốc, chủ sở hữu nhưng nếu có đủ điều kiện an toàn kỹ thuật (do cơ quan đăng kiểm có thẩm quyền xác nhận bằng biên bản kiểm tra kỹ thuật).
Trường hợp phương tiện có căn cứ xác định được nguồn gốc, chủ sở hữu và đủ điều kiện an toàn kỹ thuật thì tiến hành xử phạt hành chính hành vi vi phạm phương tiện, tạm giữ phương tiện và buộc thực hiện các thủ tục đăng ký đăng kiểm theo quy định. Quá thời hạn tạm giữ 60 ngày mà phương tiện không được đăng ký, đăng kiểm thì tịch thu bán đấu giá.
Giá bán phương tiện là giá đã được xác định để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
Điều 9. Hội đồng xử lý tang vật, phương tiện bị tiêu hủy
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định tiêu hủy khi tiến hành tiêu hủy phải thành lập Hội đồng xử lý (trừ các trường hợp không phải thành lập Hội đồng xử lý được quy định tại Điều 6, Điều 7).
b) Hội đồng xử lý gồm các thành phần: Cơ quan chủ trì tiêu hủy làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan chuyên trách về thủy sản cấp tỉnh làm Phó chủ tịch Hội đồng cơ quan quản lý tài chính làm thành viên (cấp tỉnh là Sở Tài chính, cấp huyện là Phòng Tài chính) và các cơ quan liên quan khác.
c) Đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm nguy hại (theo pháp luật quy định), phương tiện, ngư cụ, công cụ có chứa các chất độc hại mà cơ quan ra quyết định tạm giữ, tịch thu không đủ điều kiện để thực hiện việc tiêu hủy thì cơ quan chủ trì việc tiêu hủy ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng tiêu hủy phù hợp. Nội dung hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Bộ luật dân sự và các yêu cầu của hoạt động xử lý tang vật, phương tiện bị tiêu hủy, trong đó bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng của hợp đồng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng; các nội dung khác.
Điều 10. Quản lý tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Quản lý tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định Thông tư 173/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
1. Tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính bao gồm:
a) Khoản tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính;
b) Khoản tiền đặt trước không hoàn lại cho người tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP).
2. Đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng chưa có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước và được quản lý như sau:
a) Trường hợp tang vật không bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì toàn bộ số tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật;
b) Trường hợp tang vật bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quyết định của người có thẩm quyền thì việc quản lý số tiền thu được được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
2. Đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng đã có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì việc quản lý số tiền thu được được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
3. Toàn bộ số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính phải gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định sau:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan trung ương ra quyết định tịch thu thì số tiền thu được, được gửi vào tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính;
b) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tịch thu thì số tiền thu được, được gửi vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính;
c) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã ra quyết định tịch thu thì số tiền thu được được gửi vào tài khoản tạm giữ của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
4. Số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính, sau khi trừ đi các nội dung chi theo quy định tại
a) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì nộp vào ngân sách trung ương;
b) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì nộp vào ngân sách địa phương theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.
5. Cơ quan tài chính có trách nhiệm theo dõi số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính theo từng đơn vị gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước.
6. Hàng năm, Phòng Tài chính - kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp việc quản lý, sử dụng và nộp ngân sách nhà nước số tiền thu được trên tài khoản tạm giữ của cấp huyện, gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính tổng hợp chung việc quản lý, sử dụng và nộp ngân sách nhà nước số tiền thu được trên tài khoản tạm giữ trên địa bàn tỉnh, gửi Bộ Tài chính phần tổng hợp việc quản lý, sử dụng và nộp ngân sách nhà nước trung ương số tiền thu được trên tài khoản tạm giữ của các cơ quan trung ương đóng trên địa phương. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và nộp ngân sách nhà nước số tiền thu được trên tài khoản tạm giữ của các cơ quan trung ương trên toàn quốc.
Các nội dung khác liên quan đến việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu không được quy định trong Quyết định này thì được thực hiện theo các quy định tại các văn bản hiện hành khác.
Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo
Các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, đơn vị được thuê thực hiện việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về thủy sản phải báo cáo kết quả xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quý về UBND Tỉnh trước ngày mùng 10 của quý kế tiếp (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức tuyên truyền đến tổ chức và cá nhân biết và thực hiện Quy định này.
2. Giao Sở Tài chính bố trí kinh phí cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về thủy sản để tuyên truyền Quyết định này và xây dựng hoặc thuê kho, bãi, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, thuê người bảo vệ để trông coi, quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
3. Giao UBND các địa phương bố trí kho tàng, bến, bãi, nhân lực để trông giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của địa phương và tại vùng biển của địa phương được phân cấp quản lý; bố trí địa điểm cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về thủy sản đóng trụ sở trên địa phương xây dựng kho tàng, bến bãi để quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Ủy ban nhân dân Tỉnh qua Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1721/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quyết định 418/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về Quy định mức khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 48/2015/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 33/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi và đê điều trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 2Thông tư 137/2010/TT-BTC quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản do Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 5Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
- 6Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
- 7Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 47/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 10Quyết định 1721/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quyết định 418/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 13Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về Quy định mức khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 14Quyết định 48/2015/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 15Bộ luật dân sự 2015
- 16Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 17Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 18Quyết định 33/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi và đê điều trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Quyết định 32/2018/QĐ-UBND quy định tạm thời về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 32/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Đặng Huy Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực