Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG NGHIỆP
*******

CNG HÒA XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM
Độc lp - T do - Hnh Phúc
*******

Số: 32/2005/QĐ-BCN

Hà Ni, ngày 03 tháng 8 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH DA-GIẦY (*)

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
 Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;
 Căn cứ Quyết định số 2264/1999/QĐ-BKHCN&MT ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc ban hành các tiêu chuẩn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 02 tiêu chuẩn ngành Da-Giầy có số hiệu như sau:

1. Giầy vải - Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử: 24 TCN 01 : 2005.

2. Da mũ giầy bảo hộ lao động - Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử: 24 TCN 02 : 2005.

Các tiêu chuẩn này được khuyến khích áp dụng đối với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Da-Giầy trong phạm vi cả nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Thúy

(*) Đã được sửa đổi theo nội dung của Quyết định đính chính số 2981/QĐ-BCN ngày 22/9/2005.

TIÊU CHUẨN NGÀNH

24 TCN 01:2005

GIẦY VẢI

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 01 : 2005 do Viện nghiên cứu Da Giầy biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ  Bộ Công nghiệp trình duyệt đề nghị ban hành và được Bộ Công nghiệp xét duyệt ra quyết định ban hành số 32/2005/QĐ - BCN ngày 03 tháng 8 năm 2005.

GIẦY VẢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho giầy vải có đế làm bằng cao su sử dụng trong môi trường thông thường, không sử dụng trong môi trường đặc biệt như axit, kiềm, điện, nhiệt và những môi trường đặc biệt khác.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 1678 - 86 - Giầy vải xuất khẩu - phương pháp thử.

TCVN 1594 - 87 - Cao su. Phương pháp xác định độ mài mòn.

TCVN 1595 - 88 - Cao su. Phương pháp xác định độ cứng SoA.

TCVN 1596 - 88 - Cao su. Phương pháp xác định độ bền kết dính nội.

TCVN 4509 - 88 - Cao su. Phương pháp xác định độ bền khi kéo căng.

TCVN 7316 - 2003 - Hệ thống cỡ số giầy. Hệ Mondopoint và cách chuyển đổi sang hệ cỡ số khác.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

* Lô hàng: Là lượng sản phẩm có cùng tên gọi, cùng số hiệu, được sản xuất theo cùng một phương pháp và trong một khoảng thời gian nhất định, có cùng một kiểu bao gói và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.

* Giầy vải: Là loại giầy mà nguyên liệu chính làm mũ giầy là vải, nguyên liệu chính làm đế giầy là cao su thiên nhiên, áp dụng công nghệ lưu hoá.


4. Kết cấu cơ bản của giầy

4.1 Phần mũ giầy

Hình 1. Kết cấu phần mũ giầy

1. Lắc

2. Dây giầy

3. Ôdê.

 

4. Nẹp ôdê

5. Lưỡi gà

6. Viền cổ

7. Ba ghết

8. Khóa kéo

9. Má giầy

10. Pho hậu

 

4.2 Phần đế giầy

5. Cỡ số, kích thước

            Giầy được sản xuất theo các cỡ từ 17 đến 50 (theo hệ cỡ Pháp) và nếu có yêu cầu của khách hàng cho phép nhà sản xuất quy đổi sang hệ cỡ số khác theo quy định trong TCVN 7316 - 2003.

6. Yêu cầu kỹ thuật

6.1. Yêu cầu đối với nguyên vật liệu

            - Nguyên vật liệu dùng để làm giầy phải đáp ứng những yêu cầu về hạn chế tồn dư lượng hoá chất độc hại như sau:

+ Phẩm nhuộm AZO độc tính không được vượt quá 30 ppm (30mg/kg)

+ Lượng PCP (pentachlorphenol) trong da thuộc không vượt quá 5 ppm (5mg/kg)

+ Lượng Nicken trong các chi tiết bằng kim loại không vượt quá 0,5 microgram/cm2 bề mặt chi tiết kim loại.

+ Lượng chrome hoá trị 6 (Cr 6+) trong da thuộc không vượt quá 0,3ppm (0,3mg/kg)

+ Lượng formaldehyde không vượt quá 150ppm (150mg/kg) đối với giầy người lớn

50ppm (50mg/kg) đối với giầy trẻ em.

6.2. Yêu cầu đối với các chỉ tiêu ngoại quan

Các chỉ tiêu ngoại quan trên một đôi giầy phải phù hợp với những quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Theo công đoạn sản xuất

Dạng lỗi

Loại A

Loại B

1

2

3

4

A) Công đoạn cắt may mũ giầy

1. Mặt vải bị rách, lỗi sợi

Không được phép

Không được phép

2. Màu sắc không đồng đều của vải và các chi tiết ghép trên đôi giầy

Không được phép

Cho phép chênh lệch nhau không đáng kể và đều trong cả đôi

3. Thớ vải hoặc chiều bai của chi tiết không đúng

Không được phép

Không được phép

4. Vải lót bị ố, bong, nhăn

Không được phép

Không được phép

 

5. Chỉ may bị đứt, nhảy mũi

Không được phép

Không được phép

 

6. Mật độ mũi chỉ không đều, không đúng yêu cầu kỹ thuật

Không được phép

Không được phép

 

7. Nhe mũi chỉ, sùi chỉ

Không được phép

Cho phép nhưng ở vị trí không lộ rõ

 

8. Mép viền bị xoả, nhăn vặn hoặc lỏng

Không được phép

Không được phép

 

9. May gắn mác bị ngược

Không được phép

Không được phép

 

10. Khoá cài, ô dê bị lỗi (hoen gỉ, tróc sơn, gẫy, sứt, không bám chắc…)

Không được phép

Không được phép

 

11. Khoảng cách ô dê, khoá cài không đều

Không được phép

Cho phép chênh lệch nhau không quá 1mm

B) Công đoạn gò, hoàn thiện (đế viền)

1. Gò mũi bị dúm, nhăn vải

Không được phép

Cho phép nhăn ở mức độ nhẹ

2. Gò mũi, gò hậu bị lệch

Không được phép

Cho phép lệch nhau không quá 2mm

3. Gò mang bị cao thấp

- Hai mang trong 1 đôi

Cho phép chênh lệch không quá 1 mm

Cho phép chênh lệch không quá 2 mm

- Hậu cao thấp (trong 1 đôi)

Cho phép chênh lệch không quá 2 mm

Cho phép chênh lệch không quá 3 mm

 

4. Đường nhựa sơn cao

không cho phép

Cho phép cao không quá 1 mm

 

5. Đường nhựa sơn thấp

Không được phép

Không được phép

 

6. Viền bọt, phồng rộp

Không được phép

Không quá 2 chỗ ở vị trí khuất, diện tích mỗi chỗ nhỏ hơn 2mm2

 

7. Viền không rõ hoa văn

Không được phép

Không quá 2 chỗ ở vị trí khuất, diện tích mỗi chỗ nhỏ hơn 2mm2

 

8. Đầu bò, mặt nguyệt bị bong, gồ không phẳng

Không được phép

Không được phép

 

9. Dây keo mặt vải,bẩn hoặc ố màu

Không được phép

Không quá 2 chỗ ở vị trí khuất, diện tích mỗi chỗ nhỏ hơn 3mm2

 

10. Đầu nối viền bị hở

Không được phép

Không được phép

 

11. Mác gót bị bong

Không được phép

Không được phép

 

12. Viền không kín mép đế, hở đế.

Không được phép

 Cho phép chênh lệch không quá 1 mm

 

13. Viền trùm gót, trùm đế

không được phép

Cho phép chênh lệch không quá 1 mm

 

14. Viền lé khác màu; to, nhỏ, khác nhau trong cùng 1 đôi, 1 mã

Không được phép

Không được phép

 

15 Đế bị bẩn do dây keo, ố màu.

Không được phép

Không được phép

 

16. Vân hoa đế bị thiếu, bị sứt, không sắc nét, không đều

Không được phép

Không được phép

 

17. Đế lồi lõm do đệm không phẳng

Không được phép

Không được phép

 

18. Ấp đế bị lệch vẹo

Không được phép

Không được phép

 

19. Mặt tẩy bị hụt

Không được phép

Cho phép hụt không quá 1 mm

 

20. Mặt tẩy bị bong

Không được phép

Không được phép

 

21. Mặt tẩy in sai, mờ, không đúng màu

Không được phép

Không được phép

 

22. Dán sai chủng loại lót, tẩy

Không được phép

Không được phép

 

23. Dây giầy sai kích thước, kiểu dáng quy định, sai màu

Không được phép

Không được phép

 

24. Giầy bị bẹp, thiếu chi tiết dựng mũi chống bẹp, chống ẩm…

Không được phép

Không được phép

 

25. Tem nhãn bao bì in sai, không rõ ràng

Không được phép

Không được phép

6.3. Yêu cầu đối với các chỉ tiêu cơ lý

Đế giầy và giầy phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý quy định trong Bảng 2.

Bảng 2

Số thứ tự

Tên chỉ tiêu

Mức

1

Lực kéo đứt cao su đế, tính bằng N/cm2 không nhỏ hơn

1000

2

Độ dãn dài cao su đế, tính bằng %, không nhỏ hơn

450

3

Lượng mài mòn cao su đế tính bằng cm3/1,61km, không lớn hơn

1,7

4

Độ cứng cao su đế, tính bằng SoA

 

65 ± 5

5

Độ bền uốn gấp cao su đế tính bằng số lần uốn gấp cho tới khi xuất hiện vết nứt

 

 

-             Đối với giầy người lớn

50.000

 

-             Đối với giầy trẻ em

30.000

6

Độ bền liên kết

-                                  Giữa cao su viền với vải tính bằng N/cm, không nhỏ hơn

20

 

-                                  Giữa cao su với cao su tính bằng N/cm, không nhỏ hơn

30

 

-                                  Giữa các vật liệu bồi (vải- lót - da…) tính bằng N/cm, không nhỏ hơn

15

7. Phương pháp thử

7.1. Lấy mẫu

- Theo TCVN 1678 -86 - Giầy vải xuất khẩu - phương pháp thử.

+ Lượng mẫu (số thùng) để xác định các chỉ tiêu ngoại quan và cơ lý không ít hơn số cỡ số giầy trong lô hàng.

+ Mẫu giầy để kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý phải được giữ trong điều kiện to phòng ít nhất trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành thử nghiệm để đảm bảo giầy đã ổn định và loại trừ các ứng suất nội.

7.2. Phương pháp thử

7.2.1. Xác định kích thước của giầy.

- Dùng thước chia độ đến 1 mm để xác định về sự chênh lệch chiều cao, chiều rộng, chiều dài của hai chiếc giầy trong một đôi.

7.2.2. Xác định hình dáng, màu sắc và các dạng lỗi ngoại quan của phần mũ giầy và đế giầy bằng mắt thường. Sau đó nhận xét sự chênh lệch, xác định diện tích, sự phân bổ, vị trí của khuyết tật trên đôi giầy so sánh với bảng yêu cầu các chỉ tiêu ngoại quan.

7.2.3. Xác định lực kéo đứt và độ dãn dài cao su đế theo TCVN 1678 - 86 và TCVN 4509 - 88.

7.2.4. Xác định lượng mài mòn cao su đế.

Theo TCVN 1678 - 86 và TCVN 1594 - 87.

7.2.5. Xác định độ cứng cao su đế.

Theo TCVN 1595 - 88

7.2.6. Xác định độ bền liên kết.

Theo TCVN 1596 - 88

7.2.7.    Xác định độ bền uốn gấp cao su đế.

- Lấy 05 mẫu có kích thước dài 150 mm, rộng 25 mm.

- Tiến hành thử trên máy thử độ bền uốn gấp.

- Mẫu được uốn gấp 30.000 lần theo góc 90o đối với đế giầy trẻ em

 50.000 lần theo góc 90o đối với đế giầy người lớn.

- Kiểm tra sự xuất hiện của vết rạn nứt sau khi uốn gấp bằng kính lúp.


TIÊU CHUẨN NGÀNH

24 TCN 02:2005

DA MŨ GIẦY BẢO HỘ LAO ĐỘNG YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 02 : 2005 Da mũ giầy bảo hộ lao động – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Viện nghiên cứu Da Giầy biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ trình duyệt, Bộ Công nghiệp ra quyết định ban hành số 32/2005/QĐ - BCN ngày 03 tháng 8 năm 2005.

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho da thành phẩm thuộc Crom dùng làm mũ giầy bảo hộ lao động.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7115: 2002 (ISO 2419: 1972) Da - Điều hoà mẫu thử để xác định tính chất cơ lý.

TCVN 7117: 2002 (ISO 2418: 1972) Da - Mẫu thí nghiệm - Vị trí và nhận dạng.

TCVN 7118: 2002 (ISO 2589: 1972) Da - Xác định tính chất cơ lý - Đo độ dày.

TCVN 7121: 2002 (ISO 3376: 1976) Da - Xác định độ bền kéo đứt và độ dãn dài.

TCVN 7122: 2002 (ISO 3375: 1975) Da - Xác định độ bền xé.

TCVN 7124: 2002 (ISO 3379: 1976) Da - Xác định độ phồng và độ bền của da cật – Thử nổ bi.

TCVN 7126: 2002 (ISO 4044: 1977) Da – Chuẩn bị mẫu thử hoá

TCVN 7127: 2002 (ISO 4045: 1977) Da - Xác định độ pH

TCVN 7128: 2002 (ISO 4047: 1977) Da - Xác định tro sunfat hoá tổng và tro sunfat hoá không hoà tan trong nước.

TCVN 7129: 2002 (ISO 4048: 1977) Da - Xác định chất hoà tan trong diclometan

TCVN 7130 : 2002 (ISO 11640: 1993) Da - Phương pháp xác định độ bền màu - Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại.

TCVN 7204 - 1: 2002 (ISO 8782 - 1:1998) Giầy ủng an toàn, bảo vệ và lao động chuyên dụng - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

 24 TCN 02: 2004 Da trâu bọc đệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

* Da mũ giầy bảo hộ lao động (Upper leather for occupational protective footwear):

Là loại da thành phẩm được sản xuất từ da động vật, đạt các chỉ tiêu kỹ thuật dùng để làm mũ giầy bảo hộ lao động.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Yêu cầu đối với các chỉ tiêu hoá học

Da thành phẩm dùng làm mũ giầy bảo hộ lao động phải đạt các chỉ tiêu hoá học quy định trong bảng 1:

 Bảng 1

Số thứ tự

Tên chỉ tiêu

Mức cần đạt

1

 Độ ẩm, tính bằng %

16 - 19

2

Hàm lượng Oxyt Crom(Cr2O3), tính bằng%, không nhỏ hơn

2,5

3

 Hàm lượng chất hoà tan trong diclometan(CH2Cl2 ), tính bằng %

2 - 10

4

Hàm lượng tro (đã trừ hàm lượng oxyt Crom Cr2O3), tính bằng %, không lớn hơn

2

5

Hàm lượng chất vô cơ tan trong nước, tính bằng %, không lớn hơn

1,5

6

 pH của dung dịch chiết

 pH chênh lệch khi pha loãng 1: 10, không lớn hơn

3,5 - 4

0,7

4.2. Yêu cầu đối với các chỉ tiêu cơ lý

Da thành phẩm dùng làm mũ giầy bảo hộ lao động phải đạt các chỉ tiêu cơ lý với quy định trong Bảng 2: 

Bảng 2

Số thứ tự

Tên chỉ tiêu

Mức cần đạt

1

Độ dày, tính bằng mm

1,8 – 2,2

2

Độ bền kéo đứt, tính bằng N/mm2, không nhỏ hơn

Độ dãn dài, tính bằng %, không lớn hơn

20

40

3

Độ bền xé rách, tính bằng N/mm, không nhỏ hơn

120

4

Độ bền uốn gấp, tính bằng số lần uốn gấp.

 - Đối với da ướt sau 25.000 lần uốn gấp

- Đối với da khô sau 50.000 lần uốn gấp

 

Da không bị rạn mặt

 

5

Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại, tính bằng cấp

 - Đối với nỉ ướt chà trên da khô sau 50 chu kỳ

 - Đối với nỉ khô chà trên da ướt sau 50 chu kỳ

Đạt cấp 4

6

Độ bám dính của màng trau chuốt, tính bằng N/cm, không nhỏ hơn

5

7

Độ bền của mặt cật, tính bằng mm, không nhỏ hơn

7

8

Độ hấp thụ nước sau 60 phút tính bằng %, không lớn hơn

Độ thấm nước sau 30 phút tiếp theo, tính bằng gam, không lớn hơn

30

0,5

4.3. Yêu cầu đối với các chỉ tiêu cảm quan và ngoại quan

Các chỉ tiêu cảm quan và ngoại quan trên một tấm da thành phẩm phải đạt được như sau:

- Da đầy đanh chặt, mềm dẻo và có độ đàn hồi phù hợp với yêu cầu của giầy bảo hộ lao động.

- Màu sắc đồng đều.

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Lấy mẫu theo TCVN 7117: 2002 (ISO 2418: 1972)

Chuẩn bị mẫu theo TCVN 7126 : 2002 (ISO 4044: 1977)

Điều hoà mẫu theo TCVN 7115 : 2002 (ISO 2419: 1972)

5.2. Phương pháp thử

5.2.1. Xác định độ ẩm trong da

Theo 24 TCN 02: 2004

5.2.2. Xác định hàm lượng Oxyt Crom(Cr2O3)

Theo 24 TCN 02: 2004

5.2.3. Xác định hàm lượng chất hoà tan trong diclometan (CH2Cl2))

Theo TCVN 7129: 2002 (ISO 4048: 1977)

5.2.4. Xác định hàm lượng tro

Theo TCVN 7128 : 2002 (ISO 4047: 1977)

5.2.5. Xác định hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ tan trong nước

Theo 24 TCN 02: 2004

5.2.6. Xác định độ pH của dung dịch chiết

Theo TCVN 7127: 2002 (ISO 4045: 1977)

5.2.7. Xác định độ dày

Theo TCVN 7118 : 2002 (ISO 2589: 1972)

5.2.8 Xác định độ bền kéo đứt và độ dãn dài

Theo TCVN 7121 : 2002 (ISO 3376: 1976)

5.2.9. Xác định độ bền xé rách

Theo TCVN 7122 : 2002 (ISO 3375: 1975)

5.2.10. Xác định độ bền uốn gấp

Theo 24 TCN 02: 2004

5.2.11. Xác định độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại

Theo TCVN 7130: 2002 (ISO 11640: 1993)

5.2.12. Xác định độ bám dính màng trau chuốt

Theo 24 TCN 02: 2004

5.2.13. Xác định độ bền mặt cật

Theo TCVN 7124: 2002 (ISO 3379: 1976)

5.2.14. Xác định độ hấp thụ nước và độ thấm nước

Theo TCVN 7204 : 2002 (ISO 8782 - 1: 1998).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 32/2005/QĐ-BCN về tiêu chuẩn ngành Da-Giầy do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 32/2005/QĐ-BCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/08/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: Nguyễn Xuân Thuý
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 2
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản