Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 319/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 30 tháng 01 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy; Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 139/TTr-SNN ngày 20/01/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; Chỉ thị số 270/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng và Văn bản số 8915/BNN-TCLN ngày 05/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 07/CT-CTUBND ngày 07/4/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép rừng, vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; phòng cháy, chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ; Văn bản số 1724/BNN-TCLN ngày 02/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015, như sau:
1. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015, giảm dần nguy cơ cháy rừng và hạn chế thiệt hại thấp nhất do cháy rừng gây ra.
2. Nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về tầm quan trọng của rừng trong công tác PCCCR. Phát hiện sớm lửa rừng, huy động lực lượng dập tắt lửa khẩn trương, kịp thời và triệt để.
3. Phòng cháy, chữa cháy toàn bộ diện tích đất có rừng, đất không rừng có kiểu trạng thái thực bì Ia, Ib và Ic trên địa bàn tỉnh.
4. Ban Chỉ huy Các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp thực hiện đúng các quy định về PCCCR; và thực hiện phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ” nhằm hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
1. Công tác tuyên truyền
a. Thời gian qua, nguyên nhân chủ yếu những vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Định là do con người sử dụng lửa bất cẩn. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức bảo vệ rừng (BVR) và PCCCR là hết sức quan trọng; đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền địa phương và các chủ rừng nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về BVR nói chung và PCCCR nói riêng;
b. Nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và PCCCR phải thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp cho từng lứa tuổi, từng đối tượng; hình thức đa dạng, phong phú, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng trong PCCCR;
c. Hằng năm tổ chức ký cam kết BVR và PCCCR đến từng hộ gia đình, cộng đồng thôn, làng; xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng đến từng thôn, làng, khu vực...
2. Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ huy Các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR các cấp xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố và các chủ rừng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy)
a. Ban Chỉ huy xây dựng quy chế làm việc cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban Chỉ huy và kiện toàn Ban Chỉ huy nếu có thay đổi về nhân sự; giao ban định kỳ và thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công tác PCCCR để Trưởng ban biết, chỉ đạo kịp thời;
b. Các chủ rừng (Công ty TNHH lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng và các tổ chức khác…) thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra an toàn về PCCCR ở tổ, đội; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định PCCCR theo thẩm quyền.
3. Xây dựng kế hoạch PCCCR
a. Hằng năm các Ban Chỉ huy căn cứ phương án đã được duyệt xây dựng kế hoạch PCCCR và triển khai đạt hiệu quả; kế hoạch phải nêu được những nội dung cụ thể, cần thiết, như: xác định được vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng; các biện pháp PCCCR; tín hiệu báo động, huy động lực lượng tham gia khi có cháy rừng xảy ra...;
b. Các Ban Chỉ huy xây dựng kế hoạch PCCCR năm 2015 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
4. Tuần tra phát hiện lửa rừng
a. Trong mùa hanh khô dễ xảy ra cháy rừng, Ban Chỉ huy chỉ đạo các chủ rừng và lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, theo dõi phát hiện lửa rừng, kịp thời triển khai ngay các biện pháp chữa cháy rừng, không để lửa cháy lan diện rộng;
b. Tăng cường, bố trí lực lượng ở địa bàn xung yếu có nguy cơ cháy rừng cao, thường trực 24/24 giờ trong thời điểm nắng nóng kéo dài, thường xuyên kiểm soát nghiêm ngặt người, phương tiện ra vào rừng; sớm phát hiện lửa rừng và báo cáo cho Ban Chỉ huy biết để chỉ đạo huy động lực lượng kịp thời chữa cháy.
5. Xác định vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng
Để chủ động trong việc huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng..., và đề ra các biện pháp PCCCR thích hợp, hiệu quả; Ban Chỉ huy phải rà soát, bổ sung, điều chỉnh các vùng rừng dễ xảy ra cháy rừng, như: Các khu rừng chăm sóc, chặt nuôi dưỡng, khai thác; các khu rừng gần nương rẫy, gần khu dân cư..., thực hiện các biện pháp PCCCR thích hợp.
6. Xây dựng công trình PCCCR
a. Khi thiết kế trồng rừng tập trung, chủ rừng phải xây dựng hệ thống các công trình PCCCR: Đường băng cản lửa, chòi canh phát hiện lửa, bảng cấp dự báo cháy rừng... trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b. Những diện tích rừng dễ cháy chưa có đường băng cản lửa, phải tiến hành xây dựng ngay, nhằm hạn chế thiệt hại khi cháy rừng xảy ra. Cùng với việc thiết kế đường băng cản lửa phải tận dụng các khe, đầm, hồ có sẵn để dự trữ nước cho việc chữa cháy rừng;
c. Xây dựng chòi canh phát hiện lửa: Lợi dụng địa hình, chọn nơi đồi cao làm nơi quan sát; xây dựng chòi canh phát hiện lửa ở những nơi có diện tích rừng trồng lớn và tập trung;
d. Xây dựng các bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, bảng cấp dự báo cháy rừng; đóng các biển báo cấm lửa những nơi dễ xảy ra cháy rừng..., dễ nhìn thấy, nhiều người qua lại.
7. Xây dựng bản đồ PCCCR
Hằng năm phải rà soát bổ sung, điều chỉnh vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng vào bản đồ PCCCR; hình thức và nội dung của bản đồ PCCCR cần thể hiện:
a. Hình thức bản đồ:
- Tỷ lệ bản đồ: Xã, phường, thị trấn 1/25.000 hoặc 1/10.000; huyện, thị xã, thành phố 1/50.000 hoặc 1/25.000;
- Màu sắc: Vùng trọng điểm dễ cháy (màu đỏ); sông, suối, hồ, đập (màu xanh); giao thông chính, đường mòn trong rừng (màu đen)...;
b. Nội dung bản đồ:
- Công trình PCCCR: Đường băng cản lửa, hồ chứa nước; chòi canh lửa…;
- Đường giao thông chính, đường mòn trong rừng;
- Các cụm khu dân cư, trụ sở Ủy ban nhân dân, chợ, trường học, cơ quan kiểm lâm, trạm y tế…;
- Nơi để dụng cụ, phương tiện… chữa cháy và các vấn đề liên quan khác.
8. Mua sắm dụng cụ, phương tiện PCCCR
a. Mua sắm các dụng cụ, phương tiện chữa cháy rừng, đảm bảo trang bị đủ cho các tổ, đội PCCCR ở cơ sở;
b. Dụng cụ và phương tiện chữa cháy rừng phải để gần những nơi dễ xảy ra cháy rừng, khi xảy ra cháy rừng huy động được ngay; phải giao cho người cất giữ và thường xuyên bảo dưỡng để bảo đảm sử dụng tốt.
9. Theo dõi, báo cáo cấp dự báo cháy rừng
a. Trong mùa khô, Ban Chỉ huy huyện, thị xã, thành phố và các chủ rừng phải cử người thường xuyên theo dõi cấp dự báo cháy rừng;
b. Các hạt kiểm lâm và Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR tổ chức theo dõi cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn mình quản lý (dựa theo bình đo mưa và áp dụng công thức tính toán);
c. Khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V, hằng ngày phải báo cáo về Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 (Chi cục Kiểm lâm) để tổng hợp, báo cáo lên cấp trên và thông báo trên các thông tin đại chúng để cảnh báo, chủ động phòng ngừa.
1. Nguyên tắc chữa cháy rừng
a. Thực hiện phương châm bốn tại chỗ:“chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”;
b. Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để;
c. Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về mọi mặt;
d. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, phương tiện và tài sản của nhân dân.
2. Tổ chức lực lượng chữa cháy rừng
Khi phát hiện có đám cháy, Ban Chỉ huy phải xem xét tình hình cụ thể, tính chất, qui mô đám cháy (loại vật liệu cháy, loại cháy, cường độ cháy) địa hình, tốc độ gió, tốc độ lan tràn của đám cháy mà chỉ huy, huy động lực lượng và phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho thích hợp; về lực lượng và phương tiện, dụng cụ có thể chia ra:
a. Thủ công: Lực lượng chữa cháy cùng với phương tiện, dụng cụ thủ công như cuốc, xẻng, rìu, rựa, thùng tưới nước, nước uống...;
b. Cơ giới: Lực lượng cùng với phương tiện, dụng cụ như máy cưa, máy thổi gió, máy ủi, máy phun nước và hóa chất…;
c. Hỗn hợp: Gồm cả thủ công và cơ giới.
3. Kỹ thuật chữa cháy rừng
Kỹ thuật chữa cháy rừng, gồm hai biện pháp: Chữa cháy gián tiếp và chữa cháy trực tiếp:
a. Biện pháp chữa cháy gián tiếp: Dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy, thường áp dụng cho đám cháy lớn và diện tích khu rừng còn lại nhiều, hoặc đám cháy lớn, không chữa trực tiếp được, cụ thể:
- Dùng băng trắng ngăn lửa: Thường làm ở phía trước đám cháy, hướng cong về hai phía ngọn lửa; tùy theo diện tích, tốc độ, địa hình…, chọn chiều rộng của băng thích hợp sao cho đám cháy không vượt qua băng;
- Băng đốt trước: nghĩa là dùng lửa dập lửa, cụ thể: Trước đám cháy không xa, dọn hai băng song song bao quanh đám cháy; trên hai băng tiến hành dọn sạch tất cả vật liệu cháy ra bên ngoài về phía giữa hai băng, sau đó đốt từng đoạn, khi đốt phải thận trọng không để lửa cháy lan, tràn ra ngoài; tuyến lửa đốt trước này là tuyến có điều khiển, an toàn và khẩn trương; tùy theo tốc độ gió và quy mô đám cháy mà khoảng cách giữa hai băng cho thích hợp;
b. Biện pháp chữa cháy trực tiếp: Sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ từ thủ công đến cơ giới hiện đại, như: Cành cây, bình tưới nước, máy bơm phun nước, máy thổi gió, rựa và hóa chất tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Áp dụng đối với đám cháy có diện tích nhỏ; thường áp dụng cháy mặt đất.
IV. ĐẦU TƯ KINH PHÍ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
1. Hạng mục đầu tư
a. Chi công tác tuyên truyền;
b. Tập huấn, diễn tập nghiệp vụ PCCCR;
c. Mua sắm phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ PCCCR và nhiên liệu (xăng, dầu) chữa cháy rừng;
d. Xây dựng phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phân vùng trọng điểm dễ cháy;
đ. Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy;
e. Xây dựng bản đồ vùng trọng điểm dễ cháy;
g. Bồi dưỡng nhân công tham gia chữa cháy;
h. Hoạt động Ban Chỉ huy và các chi phí khác.
2. Nguồn kinh phí
Lập dự toán kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng dẫn của Sở Tài chính và quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức khác có liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động các cơ quan, tổ chức và nhân dân tích cực tham gia PCCCR;
- Kiểm tra an toàn về PCCCR thường xuyên, định kỳ đối với các khu rừng dễ cháy và các khu rừng có khả năng cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy cơ cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCCR;
- Tham mưu cho chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy các cấp để chỉ đạo, thực hiện các biện pháp PCCCR trong suốt mùa khô;
- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra theo dõi phát hiện lửa rừng và thông tin cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở sổ theo dõi cấp dự báo cháy rừng trong suốt mùa khô; vẽ biểu đồ cấp dự báo cháy rừng;
- Phối hợp với Ban Chỉ huy huyện, thị xã, thành phố và các chủ rừng tổ chức tập huấn, diễn tập nghiệp vụ PCCCR cho các tổ, đội ở cơ sở;
- Tăng cường thực hiện quy chế phối hợp với các lực lượng công an, quân đội, bộ đội biên phòng và các tổ chức hội, đoàn thể phụ nữ, nông dân, thanh niên, cựu chiến binh;
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm về PCCCR;
- Xây dựng, tu sửa các công trình PCCCR và mua sắm bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ PCCCR;
- Phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, đưa tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng (từ cấp III đến cấp V);
b. Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm và các đơn vị có liên quan của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về PCCCR;
c. Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng PCCCR trong phạm vi cả tỉnh;
d. Chủ trì, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình PCCCR; tiến hành sơ kết, tổng kết về tình hình PCCCR; lập kế hoạch, biện pháp, giải pháp PCCCR cụ thể, phù hợp theo tình hình thời tiết diễn ra;
đ. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí hằng năm cho công tác PCCCR.
2. Công an tỉnh
a. Công an tỉnh có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vi cả tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác PCCCR quy định tại Luật Phòng cháy và Chữa cháy; và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; phối hợp với cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác PCCCR;
b. Chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra an toàn về PCCCR định kỳ đối với những khu rừng dễ cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn PCCCR và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
c. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) kiểm tra công tác PCCCR hằng năm và tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn.
3. Các lực lượng vũ trang tỉnh
a. Có văn bản chỉ đạo về PCCCR cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc:
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ phối hợp với cơ quan kiểm lâm, cơ quan công an ở địa phương tham gia công tác PCCCR tại nơi đơn vị đóng quân, địa bàn hoạt động của đơn vị mình;
- Tổ chức thực hiện những quy định về PCCCR đối với những diện tích rừng được Nhà nước giao, khoán cho đơn vị bảo vệ hoặc trồng rừng;
b. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về PCCCR;
c. Chỉ đạo các đơn vị tham gia tuần tra và sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu khi xảy ra cháy rừng.
4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố theo thẩm quyền, phạm vi quản lý của mình chịu trách nhiệm về PCCCR:
a. Ban hành các quy định về PCCCR tại địa phương;
b. Kiện toàn Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy và thông báo phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Ban Chỉ huy BVR và PCCCR;
c. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCCR; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về PCCCR theo thẩm quyền;
d. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCCR cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCCR;
đ. Đầu tư ngân sách cho hoạt động PCCCR; trang bị phương tiện, công cụ PCCCR;
e. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thực hiện phương án PCCCR;
g. Chỉ đạo tổ chức chữa cháy rừng, điều tra nguyên nhân gây cháy rừng và khắc phục hậu quả sau cháy rừng;
h. Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên.
5. Các Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định
a. Có văn bản chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy liên quan đến rừng trong phạm vi và thẩm quyền của mình;
b. Phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành, các đơn vị, chủ rừng…tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCCR;
c. Huy động lực lượng, phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để tham gia chữa cháy rừng;
d. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCCR cho hội, đoàn viên mình và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
6. Nhiệm vụ chủ rừng
a. Tổ chức thực hiện tốt các quy định, nội quy, biện pháp PCCCR theo quy định của pháp luật;
b. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch PCCCR đối với lâm phận quản lý;
c. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức PCCCR; kiện toàn Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR và huấn luyện nghiệp vụ PCCCR cho các thành viên tổ, đội ở cơ sở;
d. Phối hợp xử lý các hành vi vi phạm các quy định, nội quy về PCCCR và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCCR theo thẩm quyền;
đ. Đầu tư trang bị phương tiện, công cụ và có kế hoạch tu sửa, xây dựng đường băng cản lửa và các công trình PCCCR khi trồng rừng tập trung;
e. Bảo đảm cho công tác PCCCR trên diện tích rừng được Nhà nước giao, cho thuê;
g. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình PCCCR cho Ban Chỉ huy cấp trên; thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm sở tại, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cơ quan quản lý trực tiếp khi có cháy rừng xảy ra trên phạm vi quản lý;
h. Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác, theo dõi phát hiện lửa rừng 24/24 giờ, khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V;
i. Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm đối tượng gây cháy rừng.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Công an và Kiểm lâm biên soạn tài liệu tuyên truyền về kiến thức BVR và PCCCR, đưa vào dạy chính khóa hoặc ngoại khóa cho học sinh phổ thông, các trường học ở những địa phương gần rừng.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, và các cơ quan thông tin đại chúng (Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Đài Phát thanh các địa phương…)
a. Phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền về PCCCR; thường xuyên thông tin cảnh báo cháy rừng ở thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao;
b. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến kiến thức về PCCCR;
Trong quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc hoặc kiến nghị, đề xuất của các địa phương, tổ chức, đơn vị gửi về Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo (Chi cục Kiểm lâm) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
- 1Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự toán kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2013-2014 cho các địa phương, đơn vị quản lý rừng trong tỉnh Lâm Đồng
- 2Nghị quyết 06/2000/NQ-HĐND Quy định phụ cấp cho công an xã; Bố trí nguồn dự phòng chi cho công tác chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2000
- 3Quyết định 564/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2014
- 4Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định 28/2004/QĐ-UB về quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Đồng Tháp
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2014 - 2015 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 8Chỉ thị 9/CT-UBND năm 2014 về tăng cường xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 9Quyết định 739/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động và Chỉ thị 47-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy” trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 2Chỉ thị 08/2006/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- 4Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 5Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8Chỉ thị 270/CT-TTg năm 2010 triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 1685/CT-TTg năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 46/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2003/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- 12Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự toán kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2013-2014 cho các địa phương, đơn vị quản lý rừng trong tỉnh Lâm Đồng
- 13Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bạch phòng, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 06/2000/NQ-HĐND Quy định phụ cấp cho công an xã; Bố trí nguồn dự phòng chi cho công tác chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2000
- 15Quyết định 564/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2014
- 16Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 17Công văn 1724/BNN-TCLN năm 2014 tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 18Quyết định 28/2004/QĐ-UB về quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Đồng Tháp
- 19Công văn 8915/BNN-TCLN năm 2014 về tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 21Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2014 - 2015 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 22Chỉ thị 9/CT-UBND năm 2014 về tăng cường xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 23Quyết định 739/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động và Chỉ thị 47-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy” trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 319/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015
- Số hiệu: 319/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/01/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Thị Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra