Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 316 /QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2018 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 05 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng;
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Cục trưởng Cục Người có công,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Người có công, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
TỔNG KẾT 05 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 316/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, gồm các nội dung sau đây:
1. Mục đích
Đánh giá toàn diện 5 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (2013 - 2017) từ cấp cơ sở trở lên làm căn cứ xây dựng Pháp lệnh thay thế Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Yêu cầu
- Tập trung đánh giá những hạn chế, bất cập về nội dung của Pháp lệnh, các văn bản hướng dẫn và việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh trong những năm qua. Mỗi đánh giá cần cụ thể, chỉ rõ quy định nào, bất cập là gì, kiến nghị hướng sửa đổi (nếu có)...; không đánh giá chung chung, hình thức; tránh đi sâu báo cáo thành tích;
- Việc tổ chức tổng kết phải được tiến hành nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Đảm bảo dân chủ, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn quốc theo đúng nội dung, mục đích, tiến độ đề ra;
- Nội dung tổng kết phải bám sát những quy định của Pháp lệnh; phản ánh đúng tình hình thực tế; phân tích, đánh giá kèm theo số liệu cụ thể;
- Phân công nhiệm vụ hợp lý, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, đảm bảo có sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nội dung tổng kết.
1. Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), trong đó tập trung vào các nội dung: tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh, các văn bản hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương (công tác tuyên truyền, phổ biến; công tác xã hội hóa chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; công tác thanh tra, kiểm tra; công tác bố trí nguồn nhân lực thực hiện…), tác động của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đến sự phát triển, ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Đánh giá toàn diện các quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, từ những quy định chung; về phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh; đến các chế định, quy định cụ thể… Thông qua đó, nêu rõ những bất cập, hạn chế của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, đồng thời, phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn thi hành Pháp lệnh cần phải điều chỉnh.
3. Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng với quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo,…. để điều chỉnh phù hợp, đồng bộ khi xây dựng Pháp lệnh thay thế.
4. Đề xuất, kiến nghị hướng sửa đổi nhằm hoàn thiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
5. Xem xét, đề xuất khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
1. Cấp xã: xây dựng báo cáo tổng kết (mời cấp ủy, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đóng góp, hoàn chỉnh) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Cấp huyện: tổng hợp báo cáo của cấp xã; tùy điều kiện của địa phương có thể tổ chức hội nghị tổng kết hoặc tổ chức họp tổng kết, mời các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và đại diện Ban chỉ đạo tổng kết Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng cấp tỉnh tham dự. Lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Cấp tỉnh: tổng hợp báo cáo của cấp huyện; tổ chức hội nghị tổng kết, mời các ban, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan. Lập báo cáo gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo tổng kết và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết toàn quốc.
1. Đối với các Bộ, ngành ở Trung ương
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn, đôn đốc hoạt động tổng kết thi hành Pháp lệnh ở các Bộ, ngành và địa phương về nội dung tổng kết, đánh giá nhằm bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện cũng như bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu của việc tổng kết.
- Chủ trì tổng hợp kết quả tổng kết của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Báo cáo phục vụ hội nghị tổng kết; xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị tổng kết toàn quốc về thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Giao Cục Người có công phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện các nội dung nêu trên.
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì việc tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi do ngành mình quản lý theo các nội dung nêu tại phần II của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nội dung:
- Tình hình xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác ưu đãi người có công;
- Đánh giá các quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và sự đồng bộ giữa các quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng với các đạo luật liên quan.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi do ngành mình quản lý theo các nội dung nêu tại phần II của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nội dung:
- Tình hình thực hiện ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, tình hình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng;
- Đánh giá sự đồng bộ giữa các quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng với các luật liên quan về ưu đãi trong giáo dục, đào tạo và hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng;
- Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân trong thực hiện và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác ưu đãi người có công thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý;
d) Bộ Y tế
Đề nghị Bộ Y tế tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đối với những nội dung nêu tại Phần II của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung:
- Tình hình thực hiện Bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng và thân nhân;
- Công tác khám, giám định đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân người có công;
- Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân trong thực hiện và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác ưu đãi người có công thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.
đ) Bộ Tài chính
Đề nghị Bộ Tài chính tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đối với những nội dung nêu tại Phần II của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung:
- Tình hình thực hiện, hướng dẫn sử dụng ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Công tác tổ chức thực hiện miễn, giảm thuế đối với người có công với cách mạng và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường, lớp dạy nghề cho thương binh, bệnh binh;
- Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân trong thực hiện và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác ưu đãi người có công thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương đối với những nội dung nêu tại Phần II của Kế hoạch này.
3. Về việc lấy số liệu và gửi báo cáo tổng kết
a) Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy số liệu phục vụ tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2017.
b) Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động thực hiện việc tổng kết và gửi Báo cáo bằng văn bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) trước ngày 14/4/2018 (gửi kèm theo file điện tử về địa chỉ: info@nguoicocong.gov.vn).
1. Kinh phí thực hiện tổng kết của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm từ kinh phí của Bộ, ngành, địa phương mình.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện tổng kết đối với các hoạt động thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ./.
- 1Công văn 1735/LĐTBXH-KHTC về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 2407/LĐTBXH-KHTC năm 2016 xây dựng dự toán ngân sách Trung ương thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Luật Tố cáo 2018
- 4Công văn 2906/LĐTBXH-KHTC năm 2017 xây dựng dự toán ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 5095/LĐTBXH-KHTC về đánh giá tình hình thực hiện năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2019 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Kế hoạch 370/KH-BTP năm 2019 về Tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Hiến pháp 2013
- 5Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 6Công văn 1735/LĐTBXH-KHTC về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8Bộ luật dân sự 2015
- 9Bộ luật hình sự 2015
- 10Công văn 2407/LĐTBXH-KHTC năm 2016 xây dựng dự toán ngân sách Trung ương thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Luật Tố cáo 2018
- 12Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 13Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2017 về tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Công văn 2906/LĐTBXH-KHTC năm 2017 xây dựng dự toán ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15Chỉ thị 14-CT/TW năm 2017 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng do Ban Chấp hành trung ương ban hành
- 16Công văn 5095/LĐTBXH-KHTC về đánh giá tình hình thực hiện năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2019 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 17Kế hoạch 370/KH-BTP năm 2019 về Tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 316/QĐ-LĐTBXH năm 2018 về Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 316/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2018
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đào Ngọc Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra