Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 312/2010/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 08 tháng 4 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC THỦY LỢI TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 08/TTr-SNNPTNT ngày 25 tháng 01 năm 2010, của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 847/TTr-SNV ngày 06 tháng 4 năm 2010 và Báo cáo thẩm định văn bản số 279/BC-STP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Chi cục Thủy lợi (sau đây gọi tắt là Chi cục) là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Sở) có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Nhà nước về lĩnh vực phòng chống lụt bão; quản lý đê điều và quản lý các công trình thủy lợi; khai thác, sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông trên địa bàn tỉnh.
2. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hằng năm, các chiến lược, quy hoạch vùng trọng điểm và các chương trình, đề án, dự án, công trình quan trọng thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Chi cục.
2. Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý.
3. Giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phân cấp quản lý các công trình thủy lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt.
4. Giúp Giám đốc Sở thực hiện các quy định về quản lý sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; xây dựng phương án, biện pháp phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt, lở ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.
6. Giúp Giám đốc Sở hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thủy lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo quy định.
7. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V; việc quyết định phân lũ, chậm lũ để hộ đê trong phạm vi của địa phương theo quy định.
8. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các dự án xây dựng tu bổ đê, kè, cống và công trình thủy lợi bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư và các nguồn vốn khác theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, tham gia Hội đồng nghiệm thu bàn giao cơ sở các công trình thủy lợi, đê, kè, cống, đập do nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư.
9. Về công tác phòng chống lụt, bão
a) Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; quản lý công tác phòng, chống ngập úng, hạn hán; tham mưu cho Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão, Giám đốc Sở về công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh;
b) Rà soát và đề xuất điều chỉnh, tham mưu chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin về mưa, bão, lũ, lũ quét, tố, lốc, sạt lở sông, bờ biển, động đất, sóng thần trong tỉnh; tổng hợp thiệt hại, đề xuất trình thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Giám đốc Sở các biện pháp khắc phục hậu quả do bão và thiên tai gây ra;
d) Phối hợp với các ngành, các tổ chức và các địa phương kịp thời đề xuất với Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phương án xử lý các sự cố về các công trình thủy lợi và xử lý tình huống khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra như: mưa, bão, lũ, lũ quét, tố, lốc, sạt lở sông, bờ biển, động đất, sóng thần;
e) Chủ động phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống lụt, bão. Trường hợp cần thiết và khẩn cấp, được quyền yêu cầu các ngành, chính quyền địa phương huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn đề kịp thời phòng, chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật, sau đó phải báo cáo lại với thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, Giám đốc Sở để theo dõi, chỉ đạo;
f) Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão.
10. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đê điều, phòng chống lụt bão, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các chỉ thị, quyết định của Bộ và Tỉnh về công tác chuyên ngành trong phạm vi toàn tỉnh, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh xử lý hành chính các vụ việc vi phạm các quy định pháp luật về phòng chống lụt bão, quản lý đê điều theo thẩm quyền của Chi cục hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử lý.
11. Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
12. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực của Chi cục. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, cán bộ, công chức thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
13. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về chuyên ngành hướng dẫn, kiểm tra đánh giá, giám sát việc thực hiện về chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các vi phạm thuộc phạm vi quản lý được giao theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
14. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
15. Báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực được phân công cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Tổng cục Thủy lợi, và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo: gồm có Chi cục trưởng và từ 1 - 2 Phó Chi cục trưởng.
- Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị;
- Phó Chi cục trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.
2. Các phòng chuyên môn:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão;
- Phòng Kế hoạch - Quản lý chất lượng công trình.
Điều 4. Biên chế
Biên chế của Chi cục do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hằng năm trên cơ sở khối lượng công việc, nhiệm vụ và kế hoạch được giao hằng năm.
Điều 5. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức và người lao động
1. Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Giám đốc Sở Nội vụ theo quy trình, thủ tục và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
2. Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục do Chi cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục quy định và sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và người lao động; thực hiện các chế độ chính sách, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức và người lao động của Chi cục theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2502/CT ngày 26 tháng 7 năm 1996 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chi cục trưởng có trách nhiệm căn cứ các quy định tại Quyết định này quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục; ban hành quy chế hoạt động của Chi cục và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề nào chưa hợp lý thì báo cáo với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành trong tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 38/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 23/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 54/2009/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Quyết định 25/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 5Quyết định 100/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Thông tư liên tịch 61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 5Quyết định 38/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Dương
- 6Quyết định 23/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 54/2009/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Quyết định 25/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 9Quyết định 100/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do thành phố Cần Thơ ban hành
Quyết định 312/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 312/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Trần Xuân Hoà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra