Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 308/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 23 tháng 6 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;
Căn cứ Kết luận số 35-KL/TU ngày 24/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số nội dung tại phiên họp ngày 24/10/2016; Kết luận của Hội đồng thẩm định dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 306/TTr - SCT ngày 12/5/2017; Báo cáo thẩm định số 179/KH-THQH ngày 04/5/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển thương mại tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế, phù hợp với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, với định hướng phát triển thương mại của cả nước, đảm bảo tính liên Vùng, thích ứng với yêu cầu phát triển một khu vực thị trường đô thị, một trung tâm kinh tế của Vùng Thủ đô.
- Phát triển thương mại theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và đa dạng hóa các loại hình tổ chức thương mại, các phương thức giao dịch và dịch vụ hỗ trợ, vừa phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại và dịch vụ chất lượng cao, vừa kế thừa, cải tạo các loại hình truyền thống; kết hợp hài hòa giữa phát triển thị trường nội địa và thị trường xuất nhập khẩu.
- Phát triển thương mại Tỉnh gắn với sự phát triển đa dạng các loại hình sở hữu; khuyến khích và thu hút mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại và các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại. Đồng thời, quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, tác động tích cực vào quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.
- Thúc đẩy quy trình cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, hình thành và phát triển các liên kết kinh tế vùng và liên kết vùng; Phối hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội từ các FTA, thích nghi với các phương thức tác động của hội nhập đặc biệt là AEC.
- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong hoạt động thương mại, coi trọng cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2.1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế phù hợp với yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; Thúc đẩy quá trình mở rộng và tăng cường các mối quan hệ thương mại giữa Bắc Ninh với bên ngoài, tạo bước chuyển biến nhanh theo hướng thương mại văn minh, hiện đại.
Phát triển thương mại nội địa đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của sản xuất và tiêu dùng; xây dựng và phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trên cơ sở mục tiêu hiệu quả, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư. Nâng cao khả năng thu hút và tập trung luồng hàng hóa để trở thành một trong những trung tâm bán buôn của khu vực;
Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, tác động tích cực đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, phát triển xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chất xám và giá trị gia tăng cao.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- GTTT ngành thương mại tăng bình quân 8%/năm giai đoạn 2016-2020; 8,5%/năm giai đoạn 2021-2030; Tỷ trọng GTTT ngành thương mại trong GRDP tỉnh tương ứng chiếm 5% năm 2020 & 6% năm 2030.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14%/năm giai đoạn 2016- 2020, đạt 75.909 tỷ đồng năm 2020 và tăng 14%/năm giai đoạn 2021- 2030, đạt 281.410 tỷ đồng năm 2030.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 6,6 %/năm giai đoạn 2016 -2020, đạt 32 tỷ USD năm 2020; giai đoạn 2021-2030 tăng 7%/năm, đạt 62,95 tỷ USD năm 2030.
- Kim ngạch nhập khẩu tăng 6,9%/năm giai đoạn 2016-2020 và đạt 26 tỷ USD năm 2020; tăng 7%/năm giai đoạn 2021- 2030,đạt 51,15 tỷ USD năm 2030
3.1. Định hướng phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại
a. Định hướng phát triển các loại hình thương mại bán lẻ, bán buôn
+ Phát triển doanh nghiệp thương mại bán lẻ theo những hình thái và quy mô thích hợp với từng loại thị trường, khuyến khích các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại;
+ Phát triển các DN thương mại bán buôn theo các loại hình như: Công ty bán buôn tổng hợp; Công ty bán buôn chuyên doanh…
b. Định hướng phát triển các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại
Phát triển các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoặc các doanh nghiệp có phần vốn của Nhà nước (công ty cổ phần), Hợp tác xã thương mại, thương mại tư nhân, thương mại có vốn đầu tư nước ngoài... đảm bảo phù hợp với các kênh phân phối, phù hợp với từng ngành hàng và từng địa bàn cụ thể.
3.2. Định hướng phát triển các dịch vụ hỗ trợ của ngành thương mại
Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ phụ trợ phù hợp với quá trình chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa của ngành thương mại Tỉnh; Tập trung hóa việc đầu tư các khu dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại, đảm bảo cung ứng dịch vụ đầy đủ, thuận lợi, chi phí thấp cho các nhà phân phối; Tổ chức các dịch vụ phụ trợ ở các khu thương mại bán buôn, chợ đầu mối, trung tâm kho vận...; Khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ áp dụng các phương thức, thiết bị, công nghệ tiên tiến; Thu hút các nguồn lực theo hướng xã hội hóa vào phát triển các dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại.
3.3. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu
Đối với xuất khẩu: Duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống, đặc biệt là các sản phẩm có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng kim ngạch lớn; đồng thời tích cực phát triển các sản phẩm, thị trường mới. Đưa xuất khẩu trở thành lĩnh vực dịch vụ quan trọng của tỉnh, đóng góp ngày càng lớn và nền kinh tế nói chung.
Đối với nhập khẩu: Khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, nhất là phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp hỗ trợ; không nhập khẩu các công nghệ cũ, lạc hậu, tốn năng lượng, gây ô nhiễm môi trường; hạn chế nhập khẩu các sản phẩm mà trong nước sản xuất được; ngăn chặn việc nhập lậu hàng hóa từ nước ngoài;
3.4. Định hướng phát triển thương mại điện tử
Tăng cường triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phần mềm ứng dụng, xây dựng website và phát triển giao dịch điện tử B2B, B2C; xây dựng chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh hiện diện trên môi trường internet...; nâng cao năng lực đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3, mức độ 4); phát triển nguồn nhân lực về TMĐT.
3.5. Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại
Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại trong nước theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các kênh phân phối hàng Việt, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bán hàng… Đồng thời tổ chức một cách hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu.
4. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu
4.1. Hệ thống chợ
Phát triển đến năm 2020 có 132 chợ, trong đó giai đoạn 2016-2020: nâng cấp cải tạo 31 chợ, xây mới 39 chợ (gồm 01 chợ đầu mối nông sản tại Thuận Thành); đến năm 2030 có 144 chợ, trong đó giai đoạn 2021-2030: nâng cấp cải tạo 16 chợ, xây mới 20 chợ, giải tỏa 01 chợ (tăng 15 chợ so với mục tiêu quy hoạch trước).
4.2. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại
- Hệ thống siêu thị: Phát triển đến năm 2020 có 38 siêu thị, trong đó giai đoạn 2016-2020 nâng xây mới 22 siêu thị; đến năm 2030 có 55 siêu thị, trong đó giai đoạn 2021-2030 xây mới 17 siêu thị (tăng 12 siêu thị so với mục tiêu quy hoạch trước).
- Hệ thống trung tâm thương mại: Phát triển đến năm 2020 có 3 trung tâm thương mại, trong đó giai đoạn 2016-2020 nâng xây mới 2 trung tâm thương mại; đến năm 2030 có 6 trung tâm thương mại, trong đó giai đoạn 2021-2030 xây mới 03 trung tâm thương mại (giảm 03 trung tâm thương mại so với mục tiêu quy hoạch trước).
4.3. Cửa hàng tiện ích
Phát triển các cửa hàng tiện ích tại tất cả các đô thị, cụm dân cư vv… trên địa bàn tỉnh, đến năm 2020 sẽ có 152 cửa hàng; đến năm 2030 có 175 cửa hàng
4.4. Hệ thống Trung tâm logistics, kho hàng và hạ tầng thương mại khác
Giai đoạn 2016-2020 sẽ triển khai xây dựng 01 Trung tâm logistics, 01 kho hàng tại thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong; Trung tâm dịch vụ và trung chuyển hàng hóa tại thị xã Từ Sơn; đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng Trung tâm bán buôn ATC Khu công nghiệp VSIP; hoàn thiện đầu tư xây dựng hệ thống kho hàng tại cảng bốc xếp hàng hóa Dabaco Tân Chi.
Giai đoạn 2021 - 2030 xây mới 01 Trung tâm logistic, 01 kho hàng tại Khu công nghiệp Yên Phong; xây mới 02 kho hàng tại Cảng sông Đông Xuyên, Yên Phong và Ngâm Mục, Gia Bình.
4.5. Hệ thống cửa hàng xăng dầu.
Phát triển đến năm 2020 có 166 cửa hàng xăng dầu, trong đó giai đoạn 2016-2020: Nâng cấp cải tạo 29 cửa hàng, xây mới 45 cửa hàng; đến năm 2030 có 193 cửa hàng, trong đó giai đoạn 2021-2030: nâng cấp cải tạo 09 cửa hàng, xây mới 27 cửa hàng (tăng 07 cửa hàng so với mục tiêu quy hoạch trước).
Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (theo phụ lục 1 đính kèm)
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho hệ thống kết cấu hạ tầng ngành thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 ước khoảng 2.450 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016-2020 khoảng 1.400 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 khoảng 1.050 tỷ đồng (chưa bao gồm vốn đầu tư chợ đầu mối nông sản).
Nguồn vốn chủ yếu tập trung huy động từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh thương mại. Vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu sử dụng để nâng cấp cải tạo, mở rộng và xây dựng mới chợ nông thôn, hạng 1, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đến chân công trình chợ đầu mối.
Thứ nhất, Các dự án tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển các hoạt động thương mại nói riêng, có khả năng gia tăng liên kết phát triển thương mại theo vùng;
Thứ hai, Những yếu tố, điều kiện cần thiết cho dự án đã có, hoặc đang hình thành trong một vài năm tới;
Thứ ba, Các dự án thuộc loại hình kết cấu hạ tầng thương mại đang có xu hướng phát triển nhanh, phù hợp với quá trình phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung;
Thứ tư, Những dự án cần sử dụng một phần vốn đầu tư từ ngân sách, hoặc cần sử dụng vốn ngân sách để hỗ trợ, thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh.
(Danh mục các dự án ưu tiên phụ lục 2 đính kèm)
7. Các chính sách và giải pháp chủ yếu
7.1. Giải pháp tổng thể
- Xây dựng và áp dụng những giải pháp để tận dụng cơ hội từ hoạt động ngoại thương nhằm đẩy mạnh thương mại nội địa;
- Để tạo sự đột phá cho thương mại, cần có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện ưu đãi để thu hút thương nhân, các nhà sản xuất, phân phối lớn hình thành và thực hiện các khâu phân phối, giao dịch trực tiếp, hình thành các trung tâm phân phối lớn đầu nguồn trong chuỗi phân phối đặt tại Bắc Ninh;
- Chú trọng phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại thông qua việc nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng thương mại truyền thống, bên cạnh đó phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hàng hóa và dịch vụ phong phú. Đồng thời, áp dụng khoa học công nghệ, phát triển các cách thức giao dịch hiện đại.
7.2.Giải pháp và chính sách cụ thể
-Thu hút vốn đầu tư: Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn như: đổi đất lấy cơ sở hạ tầng; cho thuê đất xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại; dùng mặt bằng thay vốn đầu tư trong hợp tác, liên doanh, liên kết; kết hợp vốn ngân sách và vốn của dân; tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương và một số tỉnh, thành phố khác thông qua các loại hình hợp tác vv…; đa dạng hóa hình thức sở hữu để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
-Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực: Khuyến khích các doanh nhân có kinh nghiệm về quản lý thương mại và đã qua đào tạo đến công tác và làm việc lâu dài trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành thương mại.
-Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các thương nhân kinh doanh thương mại;
-Thúc đẩy liên kết thương mại giữa tỉnh Bắc Ninh và vùng kinh tế
+ Chủ động tạo lập các mối liên kết giữa Bắc Ninh đối với thị trường nước ngoài có tính chiến lược; khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp tỉnh xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại vv...
+ Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa thị trường Bắc Ninh với thị trường các địa phương khác trong nước.
-Phát triển khoa học công nghệ: Dành một phần ngân sách địa phương hàng năm để hỗ trợ cho nghiên cứu triển khai áp dụng các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng các giải pháp hữu ích để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; Ứng dụng rộng rãi các công nghệ và phương thức kinh doanh thương mại tiên tiến, hiện đại; Thực thi tốt các chính sách có liên quan của Nhà nước về hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới khoa học công nghệ.
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin và xúc tiến thương mại: Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các chương trình XTTM; tạo cầu nối giữa DN với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cộng đồng DN của tỉnh nhất là trong công tác quảng bá, XTTM.
- Thực hiện quy hoạch phát triển KCHTTM trên địa bàn tỉnh
+ Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt các công trình thương mại phát triển theo hướng văn minh hiện đại;
+ Dành quỹ đất hợp lý cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, nhằm vừa bảo đảm nhu cầu hiện tại, vừa phù hợp với sự gia tăng của các dự án đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động của các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trong tương lai. Đồng thời, có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ trong việc giải phóng mặt bằng nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.
+ Nâng tiêu chí chất lượng chợ nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng: đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt; tổ chức quản lý chặt chẽ theo quy định pháp luật; phát triển chợ thành thị theo tiêu chí văn minh, hiện đại.
+ Vận dụng chính sách hiện hành để có những hỗ trợ cụ thể cho nhà đầu tư vào các KCHTTM hiện đại, cụ thể như đẩy nhanh tốc độ dự án ATC- khu công nghiệp VSIP; hỗ trợ cảng Dabaco thành cảng hậu cần khu vực, thu hút đầu tư vào dự án chợ đầu mối nông sản quy mô vùng vv... Phát triển hệ thống các cửa hàng tiện ích và liên thông chặt chẽ với các siêu thị.
Điều 2. Giao Sở Công thương chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh: Số 270/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; số 359/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 về việc phê duyệt “ Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”; số 415/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH MỘT SỐ LOẠI KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI THEO KHÔNG GIAN HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số ......./QĐ-UBND ngày ... tháng 6 năm 2017)
1. Hệ thống chợ
ĐVT: chợ
Đơn vị | Theo QĐ đã phê duyệt đến 2020 | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | Tăng, giảm so với QĐ đã được duyệt | |||||
Tổng số | Trong đó giai đoạn 2016-2020 | Tổng số | Trong đó giai đoạn 2021-2030 | ||||||
NCCT | XM1 | NCCT | XM | Giải tỏa | |||||
Tổng cộng | 129 | 132 | 31 | 39 | 144 | 16 | 20 | 1 | 15 |
TP. Bắc Ninh | 23 | 25 | 10 | 9 | 25 | 7 | 0 |
| 2 |
Từ Sơn | 22 | 24 | 3 | 6 | 24 |
| 1 |
| 2 |
Yên Phong | 15 | 15 | 5 | 2 | 16 | 4 | 1 |
| 1 |
Quế Võ | 14 | 16 | 1 | 3 | 18 |
| 5 |
| 4 |
Tiên Du | 18 | 16 | 4 | 5 | 18 | 2 | 4 | 1 | 0 |
Thuận Thành | 17 | 15 | 4 | 3 | 18 |
| 4 |
| 1 |
Gia Bình | 11 | 13 | 3 | 6 | 15 | 3 | 3 |
| 4 |
Lương Tài | 9 | 8 | 1 | 5 | 10 |
| 2 |
| 1 |
2. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại
Đơn vị | Hệ thống siêu thị | Hệ thống trung tâm thương mại | ||||||||||
Theo QĐ đã phê duyệt đến 2020 | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | Tăng, giảm so với QĐ đã duyệt | Theo QĐ đã phê duyệt đến 2020 | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | Tăng, giảm so với QĐ đã duyệt | |||||
Tổng số | Tr.đó XM GĐ 2016-2020 | Tổng số | Tr.đó XM GĐ 2021-2030 | Tổng số | Tr.đó XM GĐ 2016-2020 | Tổng số | Tr.đó XM GĐ 2021-2030 | |||||
Tổng cộng | 43 | 38 | 22 | 55 | 17 | 12 | 9 | 3 | 2 | 6 | 3 | -3 |
TP. Bắc Ninh | 10 | 11 | 5 | 14 | 3 | 4 | 3 | 2 | 1 | 3 | 1 | 0 |
Từ Sơn | 6 | 6 | 2 | 7 | 1 | 1 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 | -1 |
Yên Phong | 6 | 4 | 3 | 5 | 1 | -1 | 1 |
|
|
|
| -1 |
Quế Võ | 4 | 3 | 2 | 6 | 3 | 2 |
|
|
|
|
| 0 |
Tiên Du | 5 | 5 | 3 | 6 | 1 | 1 | 1 |
|
|
|
| -1 |
Thuận Thành | 5 | 3 | 2 | 6 | 3 | 1 | 1 |
|
| 1 | 1 | 0 |
Gia Bình | 3 | 5 | 4 | 7 | 2 | 4 |
|
|
|
|
| 0 |
Lương Tài | 4 | 1 | 1 | 4 | 3 | 0 |
|
|
|
|
| 0 |
3.Hệ thống cửa hàng xăng dầu
TT | Tuyến đường | Theo QĐ đã phê duyệt đến 2020 | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | Tăng, giảm so với QĐ đã được duyệt | Ghi chú | ||||
Tổng số | Trong đó giai đoạn 216-2020 | Tổng số | Trong đó giai đoạn 2021-2030 | |||||||
Xây mới | NCCT | Xây mới | NCCT | |||||||
| Tổng | 186 | 166 | 45 | 29 | 193 | 27 | 9 | 7 |
|
1 | QL 1 A | 5 | 4 | 2 | 1 | 5 | 1 | 0 | 0 |
|
2 | QL 3 | 3 | 1 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | -2 | Để đảm bảo khoảng cách |
3 | QL 17(282cũ) | 20 | 18 | 4 | 3 | 20 | 2 | 1 | 0 |
|
4 | QL 18 | 22 | 19 | 4 | 1 | 22 | 3 | 1 | 0 |
|
5 | QL 38 | 14 | 15 | 3 | 3 | 17 | 2 | 1 | 3 | Bổ sung đoạn mới (HL-TC) |
6 | ĐT 276 | 4 | 3 | 1 | 1 | 4 | 1 | 0 | 0 |
|
7 | ĐT 276 (mới) | 0 | 1 | 1 | 0 | 2 | 1 | 0 | 2 | Đang xây dựng |
8 | ĐT 277 | 8 | 8 | 3 | 1 | 9 | 1 | 1 | 1 |
|
9 | ĐT 277 (mới) | 0 | 1 | 1 | 0 | 2 | 1 | 0 | 2 | Đang xây dựng |
10 | ĐT 278 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 | 1 |
|
11 | ĐT 279 | 5 | 5 | 1 | 1 | 5 | 0 | 1 | 0 |
|
12 | ĐT 280 | 7 | 5 | 1 | 1 | 7 | 2 | 1 | 0 |
|
13 | ĐT 281 | 9 | 7 | 1 | 2 | 9 | 2 | 0 | 0 |
|
14 | ĐT 283 | 5 | 5 | 1 | 1 | 5 | 0 | 0 | 0 |
|
15 | ĐT 284 | 4 | 3 | 1 | 1 | 4 | 1 | 0 | 0 |
|
16 | ĐT 285 | 3 | 1 | 0 | 0 | 3 | 2 | 0 | 0 |
|
17 | ĐT 286 | 10 | 10 | 1 | 5 | 10 | 0 | 1 | 0 |
|
18 | ĐT 287 | 5 | 4 | 2 | 0 | 7 | 3 | 0 | 2 | Địa bàn Quế Võ |
19 | ĐT 295 | 7 | 8 | 1 | 4 | 8 | 0 | 0 | 1 |
|
20 | ĐT 295B | 15 | 15 | 1 | 3 | 15 | 0 | 1 | 0 |
|
21 | Đường liên xã, nội thị và khu vực khác | 40 | 33 | 15 | 1 | 37 | 4 | 1 | -3 | Để đảm bảo khoảng cách |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHỦ YẾU ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số ......../QĐ-UBND ngày .... tháng 6 năm 2017)
TT | Loại hình | Địa bàn |
1 | Xây mới 01 chợ đầu mối nông sản | H.Thuận Thành |
2 | NCCT chợ Lim - HDB và chợ nông thôn | tỉnh Bắc Ninh |
3 | Hoàn thiện đầu tư xây dựng hệ thống kho hàng tại cảng bốc xếp hàng hóa Dabaco Tân Chi | H.Tiên Du |
4 | Xây mới 23 siêu thị | Thành phố, thị xã và trung tâm các huyện |
5 | Tiếp tục triển khai xây dựng Trung tâm bán buôn ATC Khu công nghiệp VSIP | TX.Từ Sơn |
6 | Nâng cấp cải tạo cửa hàng truyền thống thành cửa hàng tiện ích và xây mới: 95 cửa hàng tiện ích | Tại khu vực dân cư tập trung trên địa bàn các TP, huyện, TX |
- 1Quyết định 415/2013/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
- 2Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 4265/2016/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 639/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 5Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
- 6Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND về phát triển thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 8Quyết định 1816/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 4084/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 50/2015/TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 6Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 4265/2016/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 639/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 9Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND về phát triển thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 11Quyết định 1816/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 4084/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2025
Quyết định 308/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 308/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra