Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 302/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 02 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 42 thủ tục hành chính cấp tỉnh được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (lĩnh vực Lâm nghiệp)
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Cập nhật các thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định.
2. Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị tại trụ sở cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Lâm nghiệp đã được công bố tại các Quyết định trước đây.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
1 | Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập | Lâm nghiệp | UBND cấp tỉnh |
2 | Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với tổ chức | Lâm nghiệp | UBND cấp tỉnh |
3 | Cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ chuyển sang trồng cao su của tổ chức | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
4 | Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
5 | Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của tổ chức. | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
6 | Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại LSNG thuộc loài nguy cấp, quý hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, RPH | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
7 | Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được Lâm nghiệp ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của tổ chức | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
8 | Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng đặc dụng | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
9 | Thẩm định, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
10 | Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Phụ lục II, III của Công ước CITES | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
11 | Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
12 | Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
13 | Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
14 | Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
15 | Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
16 | Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
17 | Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
18 | Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tư để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
19 | Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
20 | Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do UBND tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
21 | Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng do UBND tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
22 | Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
23 | Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
24 | Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
25 | Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
26 | Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống | Lâm nghiệp | Chi cục Kiểm lâm |
27 | Cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con | Lâm nghiệp | Chi cục Kiểm lâm |
28 | Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Gồm công nhận: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng) | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
29 | Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
30 | Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý) | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
31 | Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn) | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
32 | Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh) | Lâm nghiệp | UBND cấp tỉnh |
33 | Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
34 | Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài) | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
35 | Giao rừng đối với tổ chức | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
36 | Cho thuê rừng đối với tổ chức | Lâm nghiệp | Sở NN và PTNT |
37 | Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu | Lâm nghiệp | Chi cục Kiểm lâm |
38 | Giao nộp gấu cho nhà nước | Lâm nghiệp | Chi cục Kiểm lâm |
39 | Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh | Lâm nghiệp | UBND tỉnh |
40 | Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thuộc nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng) | Lâm nghiệp | Ban quản lý rừng đặc dụng |
41 | Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thông thường trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng) | Lâm nghiệp | Ban quản lý rừng đặc dụng |
42 | Nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng của các tổ chức, cá nhân trong nước (Phạm vi giải quyết của Ban Quản lý rừng đặc dụng) | Lâm nghiệp | Ban quản lý rừng đặc dụng |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Tên thủ tục: Chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loài rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Các cá nhân, tổ chức tiến hành lập hồ sơ như hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình Lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và trình Lãnh đạo UBND tỉnh
- Bước 5: UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh, chuyển cho Chi cục Kiểm lâm
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị của các địa phương, đơn vị (Bản chính)
- Báo cáo hiện trạng rừng; các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng đó. (Bản chính)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp: Không có
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/03/2006
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/08/2006.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Quyết định số 17/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui chế quản lý rừng phòng hộ.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP.
2. Tên thủ tục: Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với tổ chức.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Các tổ chức nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận;
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh Quyết định phê duyệt.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và trình Lãnh đạo UBND tỉnh
- Bước 5: UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh, chuyển cho Chi cục Kiểm lâm
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Hồ sơ
a) Tên thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị của các Tổ chức (bản chính)
- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng đất, rừng khu vực đề nghị chuyển đổi, kèm theo các tài liệu điều tra, khảo sát của đơn vị tư vấn; (bản chính)
- File điện tử của toàn bộ hồ sơ.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng, chủ đầu tư là tổ chức.
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép chuyển rừng sang trồng cao su.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 6 Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp;
- Điều 9 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị Quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
- Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ chuyển sang trồng cao su của tổ chức
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định cấp phép theo kế hoạch UBND tỉnh giao cho chủ rừng hoặc chủ đầu tư (Trường hợp khai thác tận dụng nằm ngoài kế hoạch giao phải có văn bản thống nhất của UBND tỉnh hoặc kế hoạch bổ sung).
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ chuyển sang trồng cao su, chuyển kết quả cho Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp phép khai thác tận dụng của Tổ chức
- Bản báo cáo khai thác
- Bản đồ khu khai thác
- Văn bản giao nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh (bản sao).
- File điện tử của toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức là chủ rừng.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không.
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Khoản 1, Điều 7, Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.
- Khoản 3, Điều 9, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
4. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiêm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định trên cơ sở kế hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: CCKL trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;
- Hồ sơ thiết kế khai thác;
- Phương án quản lý rừng bền vững;
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
- Văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ;
- Các loại hồ sơ khác có liên quan.
(Đính kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức là chủ rừng.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Khoản 3, Điều 4, Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
5. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của tổ chức
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức;kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định trên cơ sở kế hoạch phê duyệt của UBND tỉnh
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác
- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.
(Gửi kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính :
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức là chủ rừng.
7. Lệ phí(nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
6. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định trên cơ sở kế hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận thu, trả kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3.Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác
- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.
- File điện tử toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ rừng là tổ chức
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11.Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Khoản 2, Điều 10, Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
7. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của các tổ chức
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ cấp phép khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận thu, trả kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác
- Bảng kê lâm sản khai thác.
(Gửi kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính :
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 11 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
8. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng đặc dụng.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép
- Bước 5: Sở Nông nghiệp và PTNT trả kết quả cho tổ chức qua đường bưu điện.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ
a) Tên thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác,
- Bảng kê lâm sản khai thác.
(Gửi kèm file toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
5.Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 11 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
9. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định hồ sơ (Kiểm tra hồ sơ);
- Bước 3: Tham mưu Sở Nông nghiệp & PTNT ký quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức, trả kết quả cho CCKL
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần số lượng Hồ sơ:
a1. Hồ sơ để thẩm định
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án của chủ rừng là tổ chức (Ban hành kèm theo Phụ lục VI của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014);
- Bản thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững (Ban hành kèm theo theo Phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), Phụ lục III (đối với rừng trồng) của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014);
- Hệ thống bản đồ
- Bản tài liệu, số liệu điều tra thu thập.
a2. Hồ sơ khi phê duyệt
- Bản thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững và hệ thống bản đồ đã được chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng thẩm định;
- Văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày làm việc
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án và gửi văn bản thẩm định cho tổ chức.
Tổ chức chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng thẩm định và gửi lại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án và trả kết quả cho chủ rừng.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): các Sở ngành liên quan.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức.
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai:
a) Giấy đề nghị phê duyệt phương án theo Phụ lục VI của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Bản thuyết minh phương án theo theo Phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), Phụ lục III (đối với rừng trồng) của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt phương án.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 10, Điều 11 Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương án quản lý rừng bền vững.
10. Tên thủ tục hành chính: cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với các loài động vật, thực vật hoang dã khác.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận
+ Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Kiểm lâm tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo theo mẫu Phụ biểu 5 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP.”
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả:
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế - Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm
Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES theo mẫu tại Phụ lục IV-A (thực vật), hoặc IV-B (động vật) ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.(bản chính).
(Gửi kèm file điện từ toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 7 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm
Cơ quan được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định:
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
Cơ quan phối hợp: Hạt Kiểm lâm
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
7. Phí, lệ phí: Không
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu hồ sơ xin cấp Chứng chỉ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES theo mẫu tại Phụ lục IV-A (thực vật), hoặc IV-B (động vật) ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp (kèm theo).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của CITES.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 9 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 5, Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.
11. Tên thủ tục: Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm.
- Bước 2: Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hạt Kiểm lâm xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản và gửi cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
- Bước 3: Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, đánh giá phương án khai thác, báo cáo đánh giá quần thể, lập biên bản thẩm định và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
- Bước 5: Hạt Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm sở tại
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện,
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.
- Bản chính thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.
- Bản chính báo cáo đánh giá quần thể loài động vật rừng thông thường theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức; bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân đề nghị cấp giấy phép.
- Bản chính giấy chấp thuận phương án khai thác của chủ rừng hoặc hợp đồng hợp tác với chủ rừng đối với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác không đồng thời là chủ rừng.
(Gửi kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc.
- Tiếp nhận hồ sơ: Trường hợp hồ sơ hợp lệ; 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản và gửi cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.
- Thẩm định hồ sơ: 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm phải thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ.
- Cấp giấy phép khai thác: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
- Trả kết quả: 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị,
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không,
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm sở tại.
d) Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (mẫu đề nghị đính kèm).
- Bản thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (mẫu thuyết minh đính kèm).
- Báo cáo đánh giá quần thể động vật rừng thông thường (mẫu báo cáo đính kèm).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 4 Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường;
- Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT 78/2011/TT-BNNPTNT 25/2011/TT-BNNPTNT 47/2012/TT-BNNPTNT 80/2011/TT-BNNPTNT 99/2006/TT-BNN.
12. Tên thủ tục: Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm sở tại
- Bước 2: Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản và gửi cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm lập báo cáo, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nội dung giấy phép và các đề xuất.
- Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
- Bước 5: Hạt Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân qua đường bưu điện.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm sở tại
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.
- Bản chính thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.
- Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc quyết định thực hiện đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học; hoặc văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp khai thác phục vụ ngoại giao, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận, trao đổi mẫu vật với Cơ quan Quản lý CITES các nước thành viên.
(Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 13 ngày làm việc.
- Tiếp nhận hồ sơ: Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản và gửi cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.
- Cấp giấy phép khai thác: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đó cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm gửi hồ sơ và báo cáo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
- Trả kết quả: 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi tiếp nhận hồ sơ, Sau khi nhận được kết quả, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm sở tại
d) Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (mẫu đề nghị đính kèm)
- Bản thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (mẫu thuyết minh đính kèm).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 5 Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường và Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư; 38/2007/TT-BNNPTNT 78/2011/TT-BNNPTNT 25/2011/TT-BNNPTNT 47/2012/TT-BNNPTNT 80/2011/TT-BNNPTNT 99/2006/TT-BNN.
13. Tên thủ tục: Thẩm định, Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: BQL rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức họp thẩm định, tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời hạn: 15 ngày.
- Bước 5: UBND cấp tỉnh trả kết quả cho Chi cục Kiểm lâm
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho BQL rừng đặc
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu của tổ chức khoa học hoặc tổ chức tư vấn về việc phát hiện loài mới, phân loại mức độ nguy cấp, quý, hiếm, phạm vi sinh cảnh cần bảo tồn, đề xuất các biện pháp bảo tồn (bản chính);
- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ thích hợp.
(Gửi kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 35 ngày làm việc.
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ NN&PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP
14. Tên thủ tục: Thẩm định, Phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: BQL rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định; Tổ chức họp thẩm định, Tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh. Thời hạn: 18 ngày.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (Xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt). Thời hạn: 15 ngày. UBND cấp tỉnh trả kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm làm tra kết quả cho BQL rừng đặc dụng
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao).Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.
(Gửi kèm file điện từ toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 35 ngày làm việc.
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP
15. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Các ban quản lý rừng đặc dụng lập hồ sơ như hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; Thời gian thực hiện không quá 03 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định.
+ Thời gian không quá (20) ngày làm việc.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định dự án đầu tư vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt sau khi có văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian và trả kết quả không quá (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 5: Trong vòng 15 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt sau khi có ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT bằng văn bản, chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư vùng đệm, bao gồm các nội dung sau: Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học; Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về canh tác nông, lâm, ngư nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội môi trường và phù hợp với tập quán địa phương; Tổ chức hoạt động sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích tài nguyên của khu rừng đặc dụng; Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, để giảm áp lực lên công tác bảo tồn trong vùng đệm theo chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng theo quy định. Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư; Tổ chức quản lý vùng đệm, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, lãnh đạo thôn, các hộ dân cư vùng đệm và Ban quản lý khu rừng đặc dụng trong việc thực hiện dự án đầu tư vùng đệm. (bản chính);
- Văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản chính);
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt đề án không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP.
- Nghị định Số: 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
16. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ (20 ngày), (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày).
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt (15 ngày)
- Bước 5: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt, trả kết quả cho CCKL.
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (Bản chính);
- Báo cáo đề án bao gồm các nội dung Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch; Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch. Diện tích, vị trí khu rừng, mục đích, thời gian thuê; Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đánh giá tác động môi trường; Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái (bản chính);
- Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hệ VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng. Tùy theo quy mô, diện tích, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp. (bản chính)
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
- Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Yêu cầu, điều kiện thực kiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
+ Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
+ Điều 8, Khoản 1 và Khoản 3 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
17. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ (20 ngày), (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày),
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt (15 ngày)
- Bước 5: UBND tỉnh phê duyệt, trả kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo dự án bao gồm các nội dung sau: Hiện trạng các loại tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch; Thuyết minh chi tiết các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch; địa điểm, quy mô xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đánh giá tác động môi trường; Phương thức tự tổ chức du lịch sinh thái hoặc liên doanh, liên kết; trong đó xác định chi tiết về sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương gắn với văn hóa bản địa; Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái; vốn đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư; phương thức phân chia lợi nhuận, lợi ích; quản lý và sử dụng nguồn thu từ du lịch sinh thái; nghĩa vụ và quyền hạn của các bên có liên quan (bản chính);
- Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hệ VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng. Tùy theo quy mô, diện tích, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp. (Bản sao)
- Các hồ sơ khác có liên quan.
- Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Không quá 35 ngày làm việc.
- Thời gian hoàn thành thẩm định dự án phát triển du lịch sinh thái khu rừng đặc dụng không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt dự án phát triển du lịch sinh thái khu rừng đặc dụng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. ...
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
+ Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
+ Điều 8, Khoản 1 và Khoản 3 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức vả quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
18. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tiên để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ (20 ngày), (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày).
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt (15 ngày), chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện :
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Phương án dịch vụ môi trường rừng với các nội dung cụ thể bao gồm hiện trạng rừng, đất đai, các phân khu chức năng và các đặc trưng có liên quan đến dịch vụ môi trường rừng; tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng; xác định các loại dịch vụ môi trường rừng của khu rừng đặc dụng; xác định các đối tượng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; xác định các đối tượng được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng và phương thức, biện pháp chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, (bản chính);
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
- Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt phương án không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt phương án dịch vụ môi trường rừng
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
+ Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
+ Điều 8, Khoản 1 và Khoản 3 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
19. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định hồ sơ
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định, báo cáo UBND xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh (đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý); Quyết định phê duyệt điều chỉnh (đối với khu rừng đặc dụng khác) theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT và văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Bước 5: UBND cấp tỉnh phê duyệt, chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT (bản chính);
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;
- Dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Phương án đền bù giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);
- Phương án trồng rừng mới thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng trước khi chuyển mục đích sử dụng rừng và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được chuyển mục đích sử dụng rừng thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ NN&PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- Điều 4, Khoản 3, Điểm a, b Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- Điều 58, Luật đất đai năm 2013,
20. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ (20 ngày), (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày).
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (15 ngày)
- Bước 5. UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt sau khi văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Bước 6: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trả kết quả qua đường bưu điện.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu của tổ chức khoa học hoặc tổ chức tư vấn về việc phát hiện loài mới, phân loại mức độ nguy cấp, quý, hiếm, phạm vi sinh cảnh cần bảo tồn, đề xuất các biện pháp bảo tồn (bản chính);
- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích đều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT.
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục kiểm lâm, Sở NN&PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ NN&PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt điều chỉnh
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- Điều 4, Khoản 2, Điểm a, b Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/201 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
21.Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: BQL rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định. Thời hạn: 18 ngày.
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng sau khi xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thời hạn: 15 ngày, chuyển CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2.Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (Bản chính).
- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (Bản chính).
- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ, quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11.Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP
22. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch các khu rừng đặc dụng cấp tỉnh
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Các ban quản lý rừng đặc dụng lập hồ sơ như hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; Thời gian thực hiện không quá 03 ngày.
- Bước 3: Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định;
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định.
+ Thời gian không quá (20) ngày làm việc.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, báo cáo UBND tỉnh để xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thời gian hoàn thành không quá (15) ngày làm việc
- Bước 5: UBND tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyển kết quả cho CCKL
Thời gian và trả kết quả không quá (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức theo đường bưu điện
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần hồ sơ:
a. Tờ trình của Giám đốc Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
b. Hồ sơ thẩm định:
- Tờ trình đề nghị thẩm định quy hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT; (Bản chính)
- Báo cáo quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn cấp tỉnh; (Bản sao)
- Các tài liệu khác có liên quan(Bản sao)
c. Hồ sơ phê duyệt:
- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch; (Bản chính)
- Văn bản thẩm định quy hoạch; (Bản chính)
- Các tài liệu khác (Bản sao)
- Gửi File điện tử toàn bộ hồ sơ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 50 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định quy hoạch không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để hoàn thiện.
- Thời gian Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng cấp tỉnh tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển đến
- Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các Tổ chức,
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Căn cứ Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP.
23. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch rừng đặc dụng do địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các ban quản lý rừng đặc dụng lập hồ sơ như hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; Thời gian thực hiện không quá 03 ngày,
- Bước 3: Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định;
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định.
+ Thời gian không quá (20) ngày làm việc.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, báo cáo UBND tỉnh để xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thời gian hoàn thành không quá (15) ngày làm việc
- Bước 5: UBND tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyển kết quả cho CCKL
Thời gian và trả kết quả không quá (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm tỉnh trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến, hoặc qua đường bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Tờ trình của Giám đốc BQL khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục trưởng CCKL đề nghị phê duyệt báo cáo quy hoạch đối với những khu rừng đặc dụng chưa có ban quản lý;
- Báo cáo quy hoạch khu rừng đặc dụng và các tài liệu liên quan;
- Các bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng tài nguyên (rừng, đất ngập nước, biển) và đất đai của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch chung xây dựng cơ sở hạ tầng khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng đặc dụng; bản đồ phạm vi, quy mô, ranh giới và quy hoạch đầu tư phát triển vùng đệm.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 50 ngày làm việc
- Sở NN&PTNT hoàn thành thẩm định quy hoạch khu rừng đặc dụng không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo lý do cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành văn bản trả lời không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ NN&PTNT phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để hoàn thiện
- UBND cấp tỉnh hoàn thành Thời gian hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND cấp tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: BQL các khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý hoặc Chi cục kiểm lâm địa phương (nếu chưa thành lập Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11.Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP .
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP.
24. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: BQL rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định; Thời hạn: 13 ngày.
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh phê duyệt Thời hạn: 30 ngày. Chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho BQL rừng đặc dụng
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính)
- Báo cáo đề án quy định tại Điểm c, Khoản 1 của Điều này (bản chính)
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có)
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 45 ngày làm việc
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho ban quản lý khu rừng đặc dụng để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định đề án.
- Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình kết quả thẩm định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành phê duyệt đề án.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP
25. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Ban quản lý khu rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ BQL rừng đặc dụng, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thẩm định báo cáo xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý. Thời hạn: 18 ngày.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập và họp Hội đồng thẩm định, tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.
- Bước 5: UBND cấp tỉnh phê duyệt. Thời hạn: 15 ngày. Chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho BQL rừng đặc dụng
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình của Giám đốc Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
b) Báo cáo xác định vùng đệm quy định tại Điều 6 của Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 26/3/2014 (bản chính);
c) Bản đồ vùng đệm có thể hiện các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo hệ quy chiếu VN 2000;
d) File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Sở NN&PTNT hoàn thành thẩm định không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở NN&PTNT phải thông báo lý thuộc cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển;
- Thời gian hoàn thành việc phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng, và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): các đơn vị liên quan (có trong Hội đồng thẩm định báo cáo xác định vùng đệm)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển.
26. Tên thủ tục hành chính: cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời gian thực hiện trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở và tham mưu trình lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm ký chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp. Thời gian thực hiện trong 12 ngày làm việc.
- Bước 4: Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (bản chính - theo mẫu).
- File điện tử toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
c) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
7. Lệ phí: Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (Phụ lục số 15, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
- Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;
27. Tên thủ tục hành chính: Cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời gian thực hiện trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở và tham mưu trình lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm ký chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp. Thời gian thực hiện trong 7 ngày làm việc.
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Thông báo kết quả sản xuất kinh doanh cây con
- Nguồn gốc và mã số lô giống, phẩm chất kỹ thuật của lô cây con
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
c) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
7. Lệ phí (nếu có): Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai;
Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp (Phụ lục số 14, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
- Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính.
28. Tên thủ tục: Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Gồm công nhận: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng)
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm nhận hồ sơ từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xin cấp chứng chỉ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời gian thực hiện 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 3: Hội đồng thẩm định nguồn giống (Chi cục Kiểm lâm chủ trì) thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở và tham mưu trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT ký giấy chứng nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. Thời gian thực hiện hiện 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT ký giấy chứng nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. Thời gian thực hiện 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định nguồn giống. Chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp
Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 18 ngày làm việc.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định , Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.
- Cơ quan phối hợp:
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
7. Lệ phí (nếu có): Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Mẫu đơn số 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống)
- Mẫu báo cáo kỹ thuật nguồn giống (Theo phụ lục 12, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống;
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;
- Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính.
29. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày) và tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định cấp phép trên cơ sở chủ trương cho phép chặt nuôi dưỡng của UBND tỉnh đối với các chủ rừng (Trường hợp phạm vi chặt nuôi dưỡng ngoài chủ trương cho phép phải có văn bản bổ sung thống nhất UBND tỉnh).
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở-Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng rừng
- Bước 5: Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt hồ sơ, trả kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định hồ sơ
- Thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng
- File điện tử toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có kết quả giải quyết.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là tổ chức.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng (theo mẫu tại Phụ lục 19 của Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT).
+ Mẫu thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng rừng (theo mẫu tại Phụ lục 20 của Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng rừng thuộc khu rừng đặc dụng của chủ rừng là tổ chức.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điểm a, Khoản 9.4, Điều 9, Mục II, Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số (quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
30. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý)
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các đơn vị, tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có báo cáo thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định;
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã thẩm định Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt dự án lâm sinh và chuyển kết quả cho CCKL.
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011 /TT-BNNPTNT)
- Thuyết minh dự án lâm sinh có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ tác nghiệp lâm sinh
- Biên bản nghiệm thu ngoại nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Biên bản nghiệm thu nội nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Các văn bản pháp lý có liên quan (các Quyết định của cấp có thẩm quyền như: chủ trương cho phép đầu tư, đề cương kỹ thuật và dự toán cho lập dự án (nếu có), chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao chứng thực) hoặc chủ trương cho phép sử dụng đất của cấp có thẩm quyền, quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 05 bộ (01 bộ chính, 04 bộ sao chụp).
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thực địa thì thời gian giải quyết không quá 35 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT.
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Một số phòng chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT; (Bản chính)
- Dự án lâm sinh, có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (theo mẫu tại Phụ lục 1, phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT; (Bản chính)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt dự án lâm sinh
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Có diện tích đất hoặc diện tích rừng rõ ràng, có ranh giới cụ thể; Diện tích đất của dự án có chủ cụ thể; khu đất nằm trong quy hoạch 3 loại rừng; Dự án phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; trong trường hợp trên địa bàn chưa có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc diện tích đất của dự án nằm ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp hoặc không nằm trong Dự án phát triển lâm nghiệp thì phải có chủ chương cho lập dự án.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
- Điều 4, Điều 8, Điều 9 của Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
31. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm để tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ (3 ngày)
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cải tạo rừng
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, ký quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng, chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cải tạo rừng.
- Biên bản kiểm tra hiện trường.
+ File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 5 bộ (1 bộ gửi Chi cục Kiểm lâm và 4 bộ chủ rừng lưu giữ).
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thực địa thì thời gian giải quyết không quá 35 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Một số phòng, ban chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm sở tại.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là tổ chức và hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Mẫu tờ trình đề nghị cải tạo rừng của tổ chức (theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT).
+ Mẫu tờ trình đề nghị cải tạo rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT).
+ Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường (theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất.
32. Tên thủ tục hành chính: Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh).
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh nộp hồ sơ tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
- Bước 2: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh được Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Bước 3: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xin miễn, giảm hợp lệ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra hiện trường, tiến hành kiểm tra, lập biên bản kiểm tra xác minh.
- Bước 4: Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoàn thành biên bản kiểm tra gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bước 5: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tóm tắt lại nội dung sự việc và đề xuất kiến nghị xử lý, lập tờ trình và dự thảo quyết định miễn, giảm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Bước 6: Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi xem xét tính hợp lệ Tờ trình của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.
- Bước 7: UBND tỉnh trả quyết định cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh TT Huế, số 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ: Bản chính.
Đối với hộ gia đình, cá nhân
a) Văn bản xin miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: trong công văn phải nêu rõ nguyên nhân, nội dung bị rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; và thời gian đề nghị miễn, giảm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về thiệt hại do thiên tai bất khả kháng - 1 bản chính
b) Một trong các giấy tờ liên quan khác (nếu có) trong các trường hợp sau:
- Quyết định của tòa án trong trường hợp mất hành vi dân sự; tuyên bố của tòa án là chết, mất tích - 1 bản sao;
- Giấy chứng tử trong trường hợp chết - 1 bản sao;
- Giấy xác nhận của cơ quan thẩm quyền trong trường hợp không còn tài sản chi trả hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó - 1 bản chính;
3.2. Đối với tổ chức, tập thể
a) Văn bản xin miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: trong văn bản phải nêu rõ nguyên nhân, nội dung bị rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; và thời gian đề nghị miễn, giảm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở về thiệt hại do thiên tai bất khả kháng -1 bản chính
b) Biên bản xác định mức độ tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật -1 bản chính
c) Phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh -1 bản chính
(Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết: tổng thời gian giải quyết là 21 ngày làm việc
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ nếu nộp trực tiếp, 03 ngày làm việc nếu nhận được qua đường bưu điện, nếu thành phần hoặc số lượng Hồ sơ chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho bên sử dụng dịch vụ môi trường biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập, Đoàn kiểm tra tổ chức xác minh tại hiện trường và lập biên bản xác minh.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi xác minh hiện trường, đoàn kiểm tra lập tờ trình UBND tỉnh xem xét và ra quyết định xin miễn, giảm chi phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng và trả kết quả cho bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Theo Quyết định thành lập đoàn kiểm tra
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi hành chính của 01 tỉnh
- Bị thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 8, 9, 10, 11 Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
33. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định (trường hợp Phương án trồng rừng thay thế có tổng diện tích dưới 50 hecta thì không nhất thiết thành lập Hội đồng thẩm định Phương án với đầy đủ thành phần. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định số lượng thành phần Hội đồng thẩm định phù hợp. Trường hợp phải xác minh thực địa, thì thời gian thẩm định phương án không được kéo dài quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và PTNT trình Chủ tịch UBND xem xét phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và PTNT phải trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết lý do.
- Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và PTNT trình, UBND cấp tỉnh phải phê duyệt phương án; trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh phải thông báo cho Sở NN&PTNT rõ lý do để trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết.
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT); bản chính
- Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT). bản chính
3.2. Số lượng: 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao).
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thực địa thì thời gian giải quyết không quá 35 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
c) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục khác (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT);
+ Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 03 của Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thứ tục hành chính:
Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
+ Khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
34. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài)
1. Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
+ Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
+ Bước 3: Trong thời gian 12 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm tra, chỉ đạo xác minh đặc điểm khu rừng
+ Bước 4: Trong thời gian 3 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh quyết định thu hồi rừng của tổ chức.
+ Bước 5: Trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện qua đường bưu điện.
UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng trong thời gian 10 ngày làm việc (nếu có).
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ: Bản chính
- Văn bản trả lại rừng của chủ rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp huyện.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cá nhân, tổ chức
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Thu hồi rừng của tổ chức
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Mục IV Thông tư số 38/2007/TT-BNN
+ Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
35. Tên thủ tục: Giao rừng cho tổ chức
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức có nhu cầu giao rừng nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm, hồ sơ gồm:
- Đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016);
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng (bản chính).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và giấy hẹn ngày trả kết quả.
b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và xác định hiện trạng rừng
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật trước khi giao rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa dự kiến giao. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng rừng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng và có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề.
- Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao rừng cho tổ chức.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức.
c) Bước 3: Quyết định giao rừng
Sau khi nhận được hồ sơ và tờ trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký quyết định giao rừng cho tổ chức (Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN).
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
d) Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho tổ chức. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN.
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình thực hiện các bước giao rừng nêu trên, nếu tổ chức không đủ điều kiện được giao rừng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lại hồ sơ cho tổ chức và thông báo rõ lý do không được giao rừng.
2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Đề nghị giao rừng;
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng.
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp huyện
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao rừng cho tổ chức.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị giao rừng, cho thuê rừng.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 20/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT 78/2011/TT-BNNPTNT; 25/2011/TT-BNNPTNT; 47/2012/TT-BNNPTNT; 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN.
36. Tên thủ tục: Cho thuê rừng cho tổ chức
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức có nhu cầu thuê rừng nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm, hồ sơ gồm:
Đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016);
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững Khu rừng (bản chính).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và giấy hẹn ngày trả kết quả.
b) Bước 2: Thẩm định, hồ sơ và xác định hiện trạng rừng
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật trước khi cho thuê rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa dự kiến cho tổ chức thuê. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng rừng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng và có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề.
- Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho thuê rừng cho tổ chức.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức.
Bước 3: Quyết định cho thuê rừng
Sau khi nhận được hồ sơ và tờ trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký quyết định cho thuê rừng cho tổ chức (Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNK); ký Hợp đồng cho thuê rừng (Phụ lục 5 Thông tư 38/2007/TT-BNN).
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
d) Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho tổ chức. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN.
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình thực hiện các bước cho thuê rừng nêu trên, nếu tổ chức không đủ điều kiện được thuê rừng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lại hồ sơ cho tổ chức và thông báo rõ lý do không được thuê rừng.
2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Đề nghị thuê rừng;
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng.
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp huyện
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho thuê rừng cho tổ chức.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị giao rừng, cho thuê rừng.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 20/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT; 78/2011/TT-BNNPTNT; 25/2011/TT-BNNPTNT; 47/2012/TT-BNNPTNT; 80/2011/TT-BNNPTNT 99/2006/TT-BNN.
37. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu
1. Trình tự thực hiện;
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký trại nuôi, nộp tại Chi cục Kiểm lâm,
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định và xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi
Thời gian thẩm định: Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm phải thành lập Hội đồng thẩm định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Hội đồng thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định.
Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định, Chi cục Kiểm lâm phải xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (Phụ lục V Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN) cho trại có đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời cho chủ nuôi gấu về những điều kiện hay thủ tục chưa đạt yêu cầu.
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế - Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm
- Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011) (bản chính).
- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện)
- Bản thuyết minh về điều kiện chuồng, trại nuôi bao gồm: Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu có kèm theo ảnh, chế độ chăm sóc, thức ăn và hệ thống xử lý chất thải (bản chính).
- Hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc gấu nuôi (bản sao).
- Xác nhận của cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh là trại nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, môi trường (Bản chính)
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Thành lập hội đồng thẩm định: 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
- Thẩm định: 5 ngày làm việc kể từ khi thành lập Hội đồng thẩm định
- Trả kết quả: 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm
Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền:
Cơ quan trực tiếp giải quyết: Chi cục Kiểm lâm
Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân nuôi nhốt gấu
7. Phí, lệ phí: Không
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi gấu
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Gấu có nguồn gốc hợp pháp, gấu đã được lập hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử.
- Có chuồng và trại nuôi gấu đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 3, 4, 5 và 6 của Quy chế quản lý gấu nuôi.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 5, Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
- Từ Điều 3 - Điều 9, Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi.
38. Tên thủ tục hành chính: Giao nộp Gấu cho nhà nước
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ nuôi gấu nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc, sau khi nhận được hồ sơ tự nguyện chuyển giao gấu, Chi cục hoàn thiện các thủ tục, quyết định chuyển giao gấu cho các đơn vị đủ điều kiện nuôi nhốt theo quy định trên địa bàn tỉnh hoặc báo cáo Cục Kiểm lâm nếu trên địa bàn tỉnh không có đơn vị tiếp nhận.
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ tự nguyện chuyển giao gấu, Cục Kiểm lâm phải hoàn tất các thủ tục chuyển giao gấu cho các đơn vị đủ điều kiện nuôi nhốt trong phạm vi cả nước.
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế - Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm
Đơn đề nghị (theo mẫu tại Phụ lục VII - Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN) gửi Chi cục Kiểm lâm kèm hồ sơ về nguồn gốc của gấu
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Chi cục Kiểm lâm hoặc Cục Kiểm lâm
Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền giải quyết:
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục kiểm lâm
Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Phí, lệ phí: Không
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị giao nộp gấu cho Nhà nước (Phụ lục VII ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản chấp thuận cho phép tổ chức cá nhân tiếp nhận gấu.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 5, Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010,
- Điều 10, Điều 11, Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi.
39. Tên thủ tục hành chính: Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Trong vòng 5 ngày, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định hồ sơ khảo sát hiện trạng; tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh quyết định Phê duyệt.
- Bước 4: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT trình, UBND tỉnh xem xét, quyết định đơn giá trồng rừng, tổng số tiền, thời gian chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế và thông báo bằng văn bản cho chủ dự án biết để thực hiện
- Bước 5: Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh tiếp nhận, quản lý số tiền trồng rừng thay thế, giải ngân theo phê duyệt của UBND tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của chủ dự án đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế. (Bản chính)
- Thuyết minh dự án đầu tư có thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng. (Bản chính)
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 2 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 15 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
Cơ quan được ủy quyền hoặc phân cấp:
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT.
Cơ quan phối hợp: Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế. (Theo mẫu ban hành tại phụ lục của Thông tư 26/2015/TT-BNNPTNT)
+ Mẫu hồ sơ khảo sát hiện trạng diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng để nộp tiền trồng rừng thay thế. (Theo mẫu ban hành tại phụ lục của Thông tư 26/2015/TT-BNNPTNT)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của chủ dự án.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 6, Khoản 1, Điểm b,c,d Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
40. Tên thủ tục: Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien thuộc nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Bước 2: Ban quản lý rừng đặc dụng tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Ký công văn chấp thuận
- Bước 4: Ban quản lý rừng đặc dụng trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Ban quản lý rừng đặc dụng
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Công văn xin phép nghiên cứu thu mẫu (bản chính)
b) Công văn chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT; bản sao y chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu khoa hoặc được cấp thẩm quyền phê duyệt (bản chính hoặc bản sao)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban quản lý rừng đặc dụng
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, Cá nhân
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 có hiệu lực ngày 21/11/2006 hướng dẫn Quy chế quản lý rừng kèm QĐ 186/QĐ-TTg.
- Khoản 3, Điều 7 Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
41. Tên thủ tục: Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thông thường trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Bước 2: Ban quản lý rừng đặc dụng tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Ban quản lý rừng đặc dụng ký công văn chấp thuận. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 4: Ban quản lý rừng đặc dụng trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Thời hạn: 1 ngày.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Ban quản lý rừng đặc dụng
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Công văn xin phép nghiên cứu thu mẫu (bản chính)
b) Chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học kèm quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Ban quản lý rừng đặc dụng
Cơ quan được ủy quyền hoặc phân cấp: Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng
Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, Cá nhân
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 có hiệu lực ngày 21/11/2006 hướng dẫn Quy chế quản lý rừng kèm QĐ 186/QĐ-TTg.
- Khoản 3, Điều 7 Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
42. Tên thủ tục hành chính: Nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng của các tổ chức cá nhân trong nước
1. Trình tự thực hiện.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Bước 2: Ban quản lý rừng đặc dụng tiếp nhận công văn xin phép từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ của bản công văn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
- Bước 3: Trong vòng 5 ngày làm việc, Ban Quản lý rừng đặc dụng xem xét và trả lời bằng văn bản;
- Bước 4: Ban quản lý rừng đặc dụng trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Văn phòng các Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm
Công văn xin phép nghiên cứu, giảng dạy, thực tập trong rừng đặc dụng (bản chính)
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin phép của tổ chức, cá nhân, Ban quản lý rừng đặc dụng phải trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban quản lý rừng đặc dụng
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Phí, lệ phí: Không
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số: 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 có hiệu lực 01/4/2005.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Điều 6, Điều 54 Nghị định 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp.
MẪU BIỂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Mẫu hồ sơ kèm theo công văn đề nghị đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES và theo quy định của pháp luật Việt Nam (Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp)
HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
ATTACHED DOCUMENTS REQUEST FOR REGISTRATION OF ESTABLISHMENTS FOR ARTIFICIAL PROPAGATION OF WILD PLANTS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
1. Tên và địa chỉ của cơ sở/Name and address of the farm:
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full name owners or their representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport: Ngày cấp/date: Nơi cấp/place:
3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường)/Registration species for artificial propagation (the scientific name and common names):
4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên/Describes the number of seed sources from the Iegal exploitation of natural:
5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng cấy/Description infrastructure conditions and cultivation method:
6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in the coming years:
2. Mẫu hồ sơ kèm theo công văn đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES và theo quy định của pháp luật Việt Nam (Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp)
HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI CÁC PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
DOCUMENTS ATTACHED REQUEST FOR REGISTRATION OF FARMS FOR BREEDING OF WILD ANIMALS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
Tên và địa chỉ của trại/Name and address of the farm:
1. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện/The full name of the farmer or his representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport: Ngày cấp/date: Nơi cấp/place:
2. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường)/ Registered breeding species (scientfic names and common names):
3. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản/Details about the number and age of males, female reproduction in the breed:
4. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia/Documents proving that the breed is considered illegal under current regulations, or if imported, they must prove that the import is consistent with the provisions of CITES and national legislation:
5. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen/Written assessment of needs and supply samples to strengthen seed breeding to develop genetic resources:
6. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)/Product categories exports (live animals, skins, his parish, serum, organs or other derivatives):
7. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin/Describes the infrastructure of the farm: area, breeding technologies, food supply, veterinary capacity, environmental sanitation and how to store information:
3. Mẫu thông báo thu hoạch giống lâm nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……………, ngày tháng năm 20...
THÔNG BÁO
THU HOẠCH VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Kính gửi: …………………………………….
Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính; căn cứ vào sản lượng hiện thời của nguồn giống của đơn vị (hoặc của chủ nguồn giống có hợp đồng kinh tế với đơn vị), chúng tôi thông kế hoạch tiến hành thu hoạch vật liệu giống theo thời gian và khối/số lượng dự kiến như sau:
Phần 1: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp | |||
Tên chủ nguồn giống |
| ||
Địa chỉ kèm theo Tel/Fax/Email của chủ nguồn giống |
| ||
Loài cây được thu hoạch giống |
| ||
Mã số nguồn giống |
| ||
Địa điểm nguồn giống được thu hái |
| ||
Loại hình nguồn giống | □ Lâm phần tuyển chọn □ Rừng giống chuyển hóa □ Rừng giống □ Vườn giống | □ Bình cấy mô □ Cây mẹ (Cây trội) □ Vườn cung cấp hom | |
Thời gian dự kiến thu hoạch giống | - Ngày bắt đầu: - Ngày kết thúc: | ||
Ngày ... tháng ... năm 200... | Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống | ||
Phần 2: Kết quả thu hoạch giống và đề nghị cấp chứng nhận lụ giống thu hoạch được | |||
Thời gian thu hoạch thực tế | - Ngày bắt đầu: - Ngày kết thúc: | ||
Lượng thu hoạch thực tế sau khi tinh chế/xử lý | - Kg (đối với hạt giống) - Số hom (đối với vật liệu sinh dưỡng) - Số bình cấy (đối với vật liệu nuôi cấy mô) | ||
Ngày ... tháng ... năm 200... | Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống | ||
|
|
|
|
Ghi chú: Thông báo này được làm thành 3 liên. Liên đầu (bản gốc) được chủ nguồn giống lưu giữ và điền các thông tin thích hợp theo tiến độ thực hiện việc thu hoạch giống. Liên 2 được chủ nguồn giống gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền vào phần 1, chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành công việc thu hoạch giống. Liên 3 được gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền phần 2 và kết quả thu hoạch giống cuối cùng thay báo cáo để đề nghị cấp giấy chứng nhận lô giống đã thu hoạch.
4. Mẫu thông báo kết quả sản xuất cây con lâm nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
……………, ngày tháng năm 20…
THÔNG BÁO
KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM CÂY LÂM NGHIỆP
Kính gửi: ……………………………………………………
Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính, chúng tôi thông báo kết quả sản xuất cây con của vụ/năm……………… và đề nghị quý cơ quan thẩm định để cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống cho lô cây con sau đây:
Tên đơn vị SXKDGLN |
|
Địa chỉ của đơn vị SXKDGLN |
|
Loại cây con được sản xuất | □ Cây ươm từ hạt □ Cây giâm hom □ Cây nuôi cấy mô |
Mã số nguồn giống gốc được công nhận dùng để nhân giống |
|
Số lượng | □ Khối lượng (kg) hạt được đưa vào gieo ươm □ Số lượng hom/bình cấy □ Số lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn |
Ngày... tháng... năm 200... | Trưởng đơn vị SXKDGLN |
Ghi chú: Thông báo này phải được gửi tới Chi cục Kiểm lâm sở tại chậm nhất là 10 ngày trước khi đơn vị bán/giao cây con cho khách hàng.
5. Mẫu báo cáo kỹ thuật về nguồn giống (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
BÁO CÁO KỸ THUẬT VỀ NGUỒN GIỐNG
Kính gửi:.............................................
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Thông tin về nguồn giống:
+ Nguồn gốc.
+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng.
+ Nguồn vật liệu giống ban đầu.
+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm; sơ đồ nguồn giống
+ Diện tích trồng.
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân, đường kính tán.
+ Mật độ trồng (Cự ly trồng); Mật độ hiện tại.
+ Tình hình ra hoa kết quả, kết hạt.
+ Tóm tắt các biện pháp lâm sinh đã áp dụng: xử lý thực bì, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa...
3. Kết luận và đề nghị:
| Tổ chức, cá nhân báo cáo |
6. Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../TTr-...... | .........., ngày tháng năm........ |
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng
Kính gửi: | - ........................................................ |
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Các căn cứ khác (nếu có) ……………..,
(Tên đơn vị) trình ………….. thẩm định và phê duyệt Hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng với các nội dung sau:
a. Vị trí lô rừng chặt nuôi dưỡng (ranh giới, diện tích theo lô, khoảnh, tiểu khu);
b. Diện tích lô rừng chặt nuôi dưỡng.
c. Hiện trạng lô rừng chặt nuôi dưỡng.
b. Phương án chặt nuôi dưỡng.
d. Tính toán khối lượng sản phẩm có thể tận dụng theo kích thước, loài cây, nhóm gỗ;
(Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng kèm theo)
Với những nội dung nêu trên,……….(tên đơn vị) kính đề nghị ....... xem xét phê duyệt Hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng để đơn vị triển khai thực hiện./.
Nơi nhân: | Tổ chức, cá nhân đề nghị |
7. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
TÊN ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………, ngày … tháng … năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI GẤU
Kính gửi: …………………………………………………..
Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)
Số CMND: ngày cấp: nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Tên tổ chức: Địa chỉ:
Giấy phép kinh doanh số: Nơi cấp:
Đề nghị cơ quan xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi... con gấu ngựa;……, con gấu chó;…… con gấu.... với chi tiết sau:
TT | Tên loài và (tên khoa học) | Số chíp điện tử (số hồ sơ) | Số chuồng | Cân nặng (ước tính) | Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào) | Ghi chú |
1 | Gấu ngựa (Ursus thibetanus) |
|
|
|
|
|
2 | Gấu chó (Ursus malayanus) |
|
|
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục đích nuôi: ....
Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (địa điểm, diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường,...)
Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: ...
Tôi cam đoan chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì mọi điều kiện để nuôi gấu và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.
| Người làm đơn |
8. Mẫu thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
Phần I. Khái quát dự án
1. Tên dự án
2. Địa điểm thực hiện.
3. Thời gian thực hiện.
4. Chủ quản dự án ( cấp quyết định đầu tư).
5. Chủ dự án.
6. Cơ quan lập dự án và phối hợp.
7. Tổng vốn và nguồn vốn
Phần II. Nội dung dự án.
1. Cơ sở pháp lý.
2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án.
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
4. Mục tiêu dự án.
5. Phạm vi, quy mô dự án.
6. Hiện trạng khu vực dự án (có bản đồ kèm theo)
7. Phương án cải tạo và các giải pháp lâm sinh (cỏ bản đồ kèm theo)
7.1. Điều tra trữ lượng lô rừng chặt nuôi dưỡng
7.2. Điều tra loài cây theo cỡ kính
7.3. Phương án chặt nuôi dưỡng
8. Lập dự toán
- Chi phí thực hiện các hoạt động điều tra
- Chi phí hoạt động khai thác, vận chuyển.
- Chi phí hoạt động vệ sinh rừng.
- Tổng mức đầu tư của dự án.
9. Các nội dung khác của dự án:
- Nguồn vốn
- Kế hoạch tiến độ thực hiện.
- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả đầu tư của dự án.
- Đánh giá tác động môi trường.
- Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện
- Rủi ro và những biện pháp giảm thiểu.
- Tính bền vững của dự án.
- Hình thức quản lý dự án
- Kết luận và kiến nghị
9. Mẫu tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (Ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg)
CHỦ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | .........., ngày......... tháng......... năm......... |
TỜ TRÌNH
Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
Kính gửi: | …… |
Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg. Ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về về Ban hành Qui chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án, chủ đầu tư, hình thức đầu tư
- Tên dự án:
- Chủ đầu tư:
- Hình thức đầu tư
2. Địa điểm lập dự án
3. Mục tiêu của dự án
4. Nội dung và qui mô của dự án
5. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
6. Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân
Stt | Nguồn vốn cho dự án | Tổng số | Năm 20.. | Năm 20.. | Năm 20.. |
| Tổng nhu cầu |
|
|
|
|
| Vốn Nhà nước |
|
|
|
|
| Vốn liên doanh liên kết |
|
|
|
|
| Vốn vay |
|
|
|
|
| Vốn tự có của doanh nghiệp |
|
|
|
|
| Vốn tự có của dân |
|
|
|
|
| Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
7. Hình thức thực hiện dự án:
8. Lực lượng tham gia thực hiện dự án:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Thời gian thực hiện dự án:
11. Tiến độ thực hiện:
Stt | Nội dung hoạt động của dự án | Đơn vị tính | Năm 20.. | Năm 20.. | Năm 20.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Các nội dung khác:
Chủ đầu tư trình... thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh./.
Nơi nhận: | Chủ đầu tư |
10. Mẫu Bảng kê lâm sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản)
…………………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BKLS |
|
Tờ số: ………
BẢNG KÊ LÂM SẢN
(Kèm theo……………… ngày…… /…… /20... của…………………………)
TT | Tên lâm sản | Nhóm gỗ | Đơn vị tính | Quy cách lâm sản | Số lượng | Khối lượng | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày……. tháng……. năm 20... |
11. Mẫu Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản)
SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN
NHẬP XƯỞNG | XUẤT XƯỞNG | ||||||||||
Ngày tháng năm | Tên lâm sản | Đơn vị tính | Số lượng | Khối lượng | Hồ sơ nhập lâm sản kèm theo | Ngày tháng năm | Tên lâm sản | Đơn vị tính | Số lượng | Khối lượng | Hồ sơ xuất lâm sản kèm theo |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: cuối mỗi tháng ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng vào cuối trang của tháng đó.
12. Mẫu đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Kính gửi: ………………………………………………………………
1. Tên tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức: ghi tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Nội dung đề nghị khai thác động vật rừng thông thường:
- Tên loài đề nghị cấp giấy phép khai thác (bao gồm tên thông thường và tên khoa học)
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ): ; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
- Địa danh khai thác (ghi rõ tới tiểu khu và tên chủ rừng)
- Thời gian dự kiến khai thác: từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng...năm...
3. Mục đích khai thác:
4. Phương thức khai thác:
5. Tài liệu gửi kèm:
- Thuyết minh phương án khai thác
- Báo cáo đánh giá quần thể
- …
| …………, ngày…… tháng…… năm…… |
13. Mẫu thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
1. Tên tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Giới thiệu chung:
Giới thiệu về tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác; mục đích khai thác; tác động của việc khai thác, v. v.
3. Mô tả hiện trạng của khu vực đề nghị khai thác:
a) Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô:..., khoảnh:, tiểu khu:...
b) Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000
c) Diện tích khu vực khai thác:
d) Tên chủ rừng: địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao, cho thuê đất rừng: (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo)
đ) Loại rừng/ hệ sinh thái khu vực khai thác:
4. Thời gian khai thác: từ ngày... tháng... năm...đến ngày... tháng... năm...
5. Loài đề nghị khai thác:
- Tên loài (bao gồm tên thông thường và tên khoa học):
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ): ; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
6. Phương án khai thác:
- Phương tiện, công cụ khai thác:
- Phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...):
- Danh sách những người thực hiện khai thác:
| …………, ngày…… tháng…… năm…… |
14. Mẫu báo cáo đánh giá quần thể động vật rừng thông thường (Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường)
Tên đơn vị tư vấn | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
1. Đặt vấn đề:
Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành, quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan, v.v. của đơn vị tư vấn, tổ chức thực hiện việc khai thác; mục đích xây dựng báo cáo đánh giá quần thể; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nghiên cứu đã được thực hiện ở địa bàn trước đây và các thông tin khác có liên quan.
2. Tổng quan khu vực thực hiện:
Nêu rõ địa điểm, ranh giới, diện tích khu vực điều tra: hiện trạng rừng, khu hệ động vật, thực vật khu vực thực hiện điều tra, đánh giá.
3. Phương pháp, thời gian thực hiện (thống kê các nội dung điều tra và các phương pháp đã thực hiện các nội dung đó, kèm theo các mẫu biểu nếu có):
4. Kết quả điều tra, đánh giá loài đề nghị khai thác:
- Mô tả đặc tính sinh học của loài;
- Xác định kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/ trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót); tử vong (tổng số tử vong, tỷ lệ tử vong trước tuổi trưởng thành sinh dục); tỷ lệ di cư, nhập cư; tuổi và giới tính (tuổi trung bình của quần thể, tháp cấu trúc tuổi, tuổi trưởng thành sinh dục trung bình);
- Xác định khả năng khai thác, mùa sinh sản, mùa khai thác; số lượng, loại, thời gian được phép khai thác để đảm bảo phát triển bền vững;
- Đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.
- Xây dựng bản đồ điều tra, phân bổ loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000.
5. Đề xuất phương án khai thác: Phương tiện, công cụ, hình thức khai thác
6. Kết luận và kiến nghị:
7. Phụ lục: trình bày những thông tin chưa được nêu trong phần kết quả như: danh lục động vật, thực vật, các bảng số liệu, hình ảnh và các tài liệu khác có liên quan.
8. Tài liệu tham khảo:
| ………, ngày…… tháng.... năm.... |
15. Mẫu tờ trình đề nghị cải tạo rừng của tổ chức (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
…………………, ngày…… tháng…… năm……
ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG
Kính gửi: ………………………………….
Tên tổ chức:
Địa chỉ:
Căn cứ Thông tư /2013/TT-BNNPTNT ngày / /2013 về việc Quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, đề nghị (Tổng cục Lâm nghiệp/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt như sau:
Vị trí: thuộc lô...khoảnh….., tiểu khu....
Hiện trạng rừng...., diện tích....ha; diện tích cải tạo:…… ha
Trữ lượng:... m3; bình quân ………m3 /ha;
Phương án cải tạo:
- Cải tạo theo băng ……………………………………………………
- Cải tạo theo đám ………………………………………………………
- Cải tạo toàn diện: ……………………………………………………
- Trồng lại rừng: Loài cây trồng…………. thời gian trồng ………………
Thời gian thực hiện: từ ngày…… tháng…… năm…… đến ngày ....tháng ....năm ……
………… (tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
16. Mẫu tờ trình đề nghị cải tạo rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
…………,ngày…… tháng…… năm ........
ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG
Kính gửi: ……………………………
Tên chủ hộ/cá nhân/cộng đồng dân cư thôn
Địa chỉ:
Căn cứ Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 về việc Quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, đề nghị cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt như sau.
vị trí: thuộc lô…………… khoảnh…………….., tiểu khu ………………
Hiện trạng rừng…………, diện tích……ha; diện tích cải tạo: …… ha
Trữ lượng: …… m3; bình quân ……m3/ha;
Mục tiêu cải tạo rừng:
Phương án cải tạo:
- Cải tạo theo băng …………………………………………………………
- Cải tạo theo đám …………………………………………………………
- Cải tạo toàn diện: …………………………………………………………
- Trồng lại rừng: ………… Loài cây trồng………………, thời gian trồng………………
Thời gian thực hiện: từ ngày…… tháng…… năm ....đến ngày ....tháng ....năm ……
Tôi cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện cơ quan | Đại diện UBND xã | Người làm đơn |
17. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
…………Ngày…… tháng…… năm ........
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
1. Tên hồ sơ cải tạo rừng:
2. Địa điểm:
3. Thành phần kiểm tra:
- Đại diện Chủ rừng quản lý khu rừng đề nghị cải tạo
- Đại diện UBND xã nơi khu rừng được cải tạo;
- Đại diện cơ quan kiểm lâm sở tại
- Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ.
4. Kết quả kiểm tra:
- Về vị trí lô rừng …………………………………………………………….
- Về điều kiện rừng cải tạo (5 điều kiện theo Thông tư quy định)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Kết luận và kiến nghị:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Biên bản được lập thành 05 bản và thông qua vào hồi ....giờ…. ngày ...tháng…. năm ….
Đại diện cơ quan | Đại diện UBND xã | Người làm đơn |
18. Mẫu văn bản đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
…………, ngày…… tháng…… năm ........
ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG SỬ DỤNG CHO MỤC KHÁC
Dự án: ………………………………
Kính gửi: ……………………………………
Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
Cãn cứ Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2013 Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục đích khác, đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:
Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:
Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:
Đối tượng rừng chuyển đổi:
Diện tích đất trồng rừng thay thế:
Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh..., tiểu khu.... xã....huyện....tỉnh...
Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất): ………………
Phương án trồng rừng thay thế:
- Loài cây trồng …………………………………………………………………………
- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): …………………………………………
- Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): ………………………………………………
- Thời gian trồng: …………………………………………………………………………
Tổng mức đầu tư trồng rừng thay thế: ………………………………………………
……………… (tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về trồng rừng thay thế, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| Người đại diện của tổ chức |
19. Mẫu Phương án trồng rừng thay thế (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ NN & PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
III. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG ĐÃ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH
Tổng diện tích rừng đã chuyển đổi sang xây dựng các công trình công cộng phải trồng rừng thay thế: …… ha, trong đó:
- Rừng đặc dụng: …… ha;
- Rừng phòng hộ: …… ha;
- Rừng sản xuất: …… ha.
(chi tiết các công trình/dự án tại biểu tổng hợp kèm theo)
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
1. Mục tiêu
2. Nội dung phương án
- Tổng diện tích trồng rừng thay thế: …………ha
- Vị trí trồng: thuộc tiểu khu………………, xã………………, huyện………………,
- Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ; đặc dụng; sản xuất); hiện trạng ……………… (nếu bố trí tại nhiều vị trí, phải ghi cụ thể thông tin tên tiểu khu, xã, huyện, đối tượng đất rừng, diện tích bố trí trồng rừng và hiện trạng từng vị trí)
Kế hoạch trồng rừng thay thế
+ Loài cây trồng ....
+ Mật độ …………
+ Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ……………………
+ Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:
+ Thời gian và tiến độ trồng: ………………………………………………
+ Xây dựng đường băng cản lửa ………………………………
+ Đơn vị thực hiện: ………………………………………………
+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): …………………………
+ Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế: ………………………………
+ Nguồn kinh phí: ……………………………………………………
V. KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20. Mẫu Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế. (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ NN & PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr-DA | Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 201 |
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Dự án: …………………………
Kính gửi: | - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế |
Tên tổ chức ( Chủ dự án): …………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
Căn cứ Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-TNMT ngày / /201 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án…………, thuộc xã………………, huyện………………, tỉnh………………;
Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đơn giá bình quân trồng và chăm sóc rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Dự án……………… kính đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để xây dựng…………………… như sau:
I. Vị trí, diện tích, hiện trạng khu vực xây dựng công trình
1. Vị trí: Khoảnh………… Tiểu khu…………, thuộc xã……, huyện……, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Diện tích, hiện trạng
Tổng diện tích tự nhiên | ha |
Trong đó |
|
- Đất có rừng | ha |
- Đất trống | ha |
- Đất mặt nước | ha |
- Đường giao thông | ha |
……
3. Diện tích và chức năng rừng cần chuyển đổi để xây dựng công trình:
- Diện tích: | ha |
- Phân theo chức năng:
4. Tổng số tiền đề nghị nộp tiền trồng và chăm sóc rừng thay thế theo đơn giá phê duyệt của UBND tỉnh:
Chủ Dự án………… kính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế, để triển khai xây dựng dự án./.
Nơi nhận: | Người đại diện của tổ chức |
21. Mẫu hồ sơ khảo sát hiện trạng diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng để nộp tiền trồng rừng thay thế. (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ NN & PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác)
HỒ SƠ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH CẦN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG ĐỂ NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Do chủ đầu tư hoặc thuê tư vấn lập kèm bản đồ khu rừng cần chuyển đổi)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
III. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG, ĐẤT RỪNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH
1. Tên dự án:
2. Vị trí khu rừng: Diện tích…………ha, Thuộc khoảnh…………, lô………………
Các mặt tiếp giáp…………………………………………………………………………;
Địa chỉ khu rừng: Thuộc xã……………… huyện……………… tỉnh………………;
3. Địa hình: Loại đất………………………………độ dốc…………………………;
4. Khí hậu: ……………………………………………………………………………………;
5. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng……………………………………………………;
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
V. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
- Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:
- Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:
- Đối tượng rừng chuyển đổi:
+ Trạng thái rừng ……………………………………………………………………
+ Trữ lượng rừng………………………… m3, tre, nứa …………………………cây
+ Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng): ………………
+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng); theo đơn giá đầu tư do ƯBND tỉnh ban hành để trồng rừng thay thế.
+ Tổng vốn đầu tư phải trồng rừng thay thế: diện tích (ha) X đơn giá
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chủ đầu tư kính đề nghị UBND tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng để trồng rừng thay thế theo Kế hoạch của UBND tỉnh,
| CHỦ DỰ ÁN |
22. Mẫu đề nghị giao rừng, cho thuê rừng. (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG
Kính gửi:.............................................................................................
1. Tên tổ chức đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (1)............................................
…………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính.............................................................................................
3. Địa chỉ liên hệ................................................ Điện thoại....................................
4. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao, cho thuê (2)....................................................
5. Diện tích đề nghị giao rừng, cho thuê (ha)........................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).............................................................................
7. Thời hạn sử dụng (năm).....................................................................................
8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)....................................................
9. Cam kết sử dụng rừng đúng Mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn..........................................
Các cam kết khác (nếu có):....................................................................................
| ........, ngày...... tháng......... năm..... |
_______________
1. Đối với tổ chức phải ghi rõ: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức.
2. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.
3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học.
23. Mẫu đề nghị giao rừng, cho thuê rừng dùng cho tổ chức (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG
Kính gửi:.............................................................................................
1. Tên tổ chức đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (1)............................................
…………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính.............................................................................................
3. Địa chỉ liên hệ................................................ Điện thoại....................................
4. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao, cho thuê (2)....................................................
5. Diện tích đề nghị giao rừng, cho thuê (ha)........................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).............................................................................
7. Thời hạn sử dụng (năm).....................................................................................
8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)....................................................
9. Cam kết sử dụng rừng đúng Mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn..........................................
Các cam kết khác (nếu có):....................................................................................
| ........, ngày...... tháng......... năm..... |
_______________
1. Đối với tổ chức phải ghi rõ: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức.
2. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.
3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học.
24. Mẫu Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Kính gửi: …………………………………
1. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đề nghị:
Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:
Cấp mới □; Cấp bổ sung □; Khác □ (nêu rõ) ….
3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:
Stt | Tên loài | Số lượng (cá thể) | Mục đích gây nuôi | Nguồn gốc | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
4. Địa Điểm trại nuôi:
5. Mô tả trại nuôi:
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- ….
| …….., ngày…….. tháng …… năm ....…. |
25. Mẫu đề nghị giao rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân. (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
Kính gửi: ...................................................................................................
Họ và tên người đề nghị giao rừng (1) .................................................................
năm sinh...........................; CMND (hoặc Căn cước công dân):................., Ngày cấp................ Nơi cấp.........................................
Họ và tên vợ hoặc chồng: ......................................................................................
năm sinh....................; Số CMND (hoặc Căn cước công dân):..................... Ngày cấp................. Nơi cấp......................................
2. Địa chỉ thường trú...............................................................................................
3. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao (2)....................................................................
.................................................................................................................................
4. Diện tích đề nghị giao rừng (ha) .........................................................................
5. Để sử dụng vào Mục đích (3)..............................................................................
..................................................................................................................................
6. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
| ........ngày tháng năm ..... |
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về địa chỉ thường trú hộ gia đình, cá nhân........................................
2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng ......................
3. Về sự phù hợp với quy hoạch ...........................................................................
| ...... ngày tháng năm..... |
_______________
1. Đối với hộ gia đình thì ghi cả hai vợ chồng cùng đề nghị giao rừng thì ghi họ, tên, số CMND (hoặc Căn cước công dân) và ngày, nơi cấp của vợ hoặc chồng
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương.
3. Quản lý, bảo vệ (phòng hộ) hoặc sản xuất (rừng sản xuất).
26. Mẫu đề nghị giao rừng dùng cho cộng đồng dân cư thôn. (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
Kính gửi: ...................................................................................................
1. Tên cộng đồng dân cư thôn đề nghị giao rừng (1).........................................
2. Địa chỉ................................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư thôn ............................................
Tuổi.................chức vụ ..................; Số CMND (hoặc Căn cước công dân) .........................
Sau khi được nghiên cứu Luật Bảo vệ và phát triển rừng, được trao đổi thống nhất trong thôn, có quy chế quản lý rừng sơ bộ (kèm theo) và thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, xã giao rừng cho cộng đồng như sau:
4. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao (ghi địa danh, tên lô, Khoảnh, tiểu khu)..........
5. Diện tích đề nghị giao (ha)..................................................................................
6. Để sử dụng vào Mục đích (2).............................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
| ........ngày tháng năm ..... |
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về nhu cầu và khả năng quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng dân cư thôn.
2. Về sự phù hợp với quy hoạch..................................................................................
| ...... ngày tháng năm..... |
_______________
1. Ghi “Cộng đồng dân cư thôn/bản”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
2. Quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng.
Kèm theo đề nghị giao rừng này phải có biên bản họp thôn thống nhất việc đề nghị Nhà nước giao rừng và ghi rõ số hộ gia đình có trong thôn.
27. Mẫu Đề nghị cho thuê rừng (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG
Kính gửi: ....................................................................................................
1. Họ và tên người đề nghị thuê rừng (1) ...........................................................
năm sinh.................. ; CMND (hoặc Căn cước công dân):.................... Ngày cấp...................... Nơi cấp.....................................
Họ và tên vợ hoặc chồng ......................................................................................
năm sinh....................; CMND (hoặc Căn cước công dân):.......................... Ngày cấp................, Nơi cấp.........................................
2. Địa chỉ liên hệ..................................................................................................
3. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2)....................................................................
...........................................................................................................................................
4. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha).......................................................................
5. Thời hạn thuê rừng (năm).................................................................................
6. Để sử dụng vào Mục đích (3).............................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng Mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; trả tiền thuê rừng đầy đủ và đúng hạn.
| ........ngày tháng năm ..... |
Xác nhận của UBND xã
1. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng.............................
............................................................................................................................................
2. Về sự phù hợp với quy hoạch.......................................................................................
| ...... ngày tháng năm..... |
_______________
1. Đối với hộ gia đình thì ghi “Hộ ông/bà” ghi họ, tên, năm sinh, số CMND (hoặc Căn cước công dân) và ngày, nơi cấp; trường hợp cả hai vợ chồng cùng đề nghị thuê rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của cả vợ và chồng.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh.
3. Thuê để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch ....
28. Mẫu kế hoạch sử dụng rừng (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN)
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG
I. KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí khu rừng: Diện tích............ha, Thuộc Khoảnh, ..............lô ...............
Các mặt tiếp giáp........................................................;
Địa chỉ khu rừng: thuộc xã...........huyện..............tỉnh;
2. Địa hình: Loại đất..................độ dốc.........................;
3. Khí hậu:......................................................;
4. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng ...............................................;
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG
1. Diện tích đất chưa có rừng:..................................
2. Diện tích có rừng: Rừng tự nhiên............ha; Rừng trồng............ha
- Rừng tự nhiên
+ Trạng thái rừng...............loài cây chủ yếu..............
+ Trữ lượng rừng.........................m3, tre, nứa..................cây
- Rừng trồng
+ Tuổi rừng..................loài cây trồng ......................mật độ......................
+ Trữ lượng.....................
- Tình hình khai thác, tận thu các loại lâm sản qua các năm..........
III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG RỪNG
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn 5 năm tới
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:.......................................................................
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
+ ................................
2. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển các giai đoạn tiếp theo
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:..............
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
29. Mẫu đề cương thiết kế khai thác (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản).
Đơn vị chủ quản: …………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
HỒ SƠ
THIẾT KẾ KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác) ……………………………………………………
- Mục đích khai thác ……………………………………………………………………
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô……………… khoảnh………………, Tiểu khu…………;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp ………………………………
- Phía Nam giáp ………………………………
- Phía Tây giáp ………………………………
- Phía Đông giáp ………………………………
2. Diện tích khai thác: ……………… ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân ………………………………
2. Sản lượng cây đứng...
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác……………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây………………, khối lượng…………………… m3
+ Lâm sản ngoài gỗ ………… ((m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) Vận chuyển
d) Vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
| Chủ rừng /đơn vị khai thác |
30. Mẫu bảng kê lâm sản khai thác (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------
BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác .………………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác: ………………..ha (nếu xác định được);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Khai thác, tận dụng, tận thu gỗ:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng | ||
Tiểu khu | Khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng | ||
Tiểu khu | Khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận (nếu có) | Chủ rừng /đơn vị khai thác |
31. Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC
Kính gửi:......................................................................
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………
- Địa chỉ:............................................................................................................
được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ..........ngày....... tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày........tháng....năm…….. của .......................)
Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..khoảnh……tiểu khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.
Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:........................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
......................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.
| Chủ rừng (Đơn vị khai thác) |
32. Mẫu đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
ĐƠN ĐĂNG KÝ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CỦA TỈNH
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh…………
Căn cứ vào Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn về các loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đã ban hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh……………… thẩm định và cấp chứng chỉ công nhận các nguồn giống sau đây:
A - Phần dành cho người làm đơn | |
Tên chủ nguồn giống (Đơn vị hoặc cá nhân) |
|
Địa chỉ (Kèm số ĐT/Fax/E-mail nếu có) |
|
Loài cây | 1. Tên khoa học 2. Tên Việt Nam |
Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống xin công nhận | Tinh:... Huyện:... Xã:... Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường: Vĩ độ: Kinh độ: Độ cao trên mặt nước biển: |
Các thông tin chi tiết về nguồn giống xin công nhận: 1. Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng): 2. Tuổi trung bình hoặc năm trồng: 3. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính): 4. Sơ đồ bố trí cây trồng: 5. Diện tích: 6. Chiều cao trung bình (m): 7. Đường kính trung bình ở 1.3m (m): 8. Đường kính tán cây trung bình (m): 9. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha): 10. Tình hình ra hoa, kết hạt: 11. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có): | |
Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có): | |
Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận: □ Lâm phần tuyển chọn □ Rừng giống chuyển hóa □ Rừng giống trồng □ Cây mẹ (cây trội) □ Cây đầu dòng (hoặc Vườn cung cấp hom) | |
| Ngày ... tháng ... năm 20... |
B - Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT | |
Nhận đơn ngày ... tháng ... năm 20... | |
Ngày thẩm định tại hiện trường nguồn giống: Ngày họp Hội đồng thẩm định: | |
| Ngày ... tháng ... năm 20... |
33. Đơn đề nghị giao nộp gấu cho Nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy chế quản lý gấu nuôi).
TÊN ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | …………, ngày tháng năm 20 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỰ NGUYỆN GIAO GẤU CHO NHÀ NƯỚC
Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố………………
(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm thì gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông
Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)
Số CMND: | ngày cấp: | nơi cấp: |
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Tên tổ chức: | Địa chỉ: |
Giấy phép kinh doanh số: | Nơi cấp: |
Giấy chứng nhận trại nuôi gấu số:
Tự nguyện giao nộp cho Nhà nước … con gấu với chi tiết sau:
TT | Tên loài và | Số chíp điện tử | Cân nặng (ước tính) | Nguồn gốc | Ghi chú |
1 | Gấu ngựa (Ursus thibetanus) |
|
|
|
|
2 | Gấu chó (Ursus malayanus) |
|
|
|
|
… | ….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …
Lý do giao: ………………
Tôi xin cam đoan tự nguyện giao số gấu trên cho Nhà nước.
| Người làm đơn |
34. Đơn đề nghị di chuyển gấu nuôi (Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy chế quản lý gấu nuôi).
TÊN ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày... tháng... năm 201... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI CHUYỂN GẤU
Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố………..
(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm thì gửi Cơ quan kiểm lâm vùng)
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………………
CMND số………………………… Cấp ngày………… Tại ………………………………
Địa chỉ thường trú …………………………………………………………………………
Được cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu số... ngày…/…/... Cơ quan cấp: …………
Đề nghị cho phép di chuyển số gấu như sau:
1. Loài……………… Giới tính (đực, cái) ……………… Nặng………… (kg)
Đặc điểm………………………… Số chíp điện tử ……………………………………
2. ………………………………………………………………………………………………
(nếu số lượng nhiều thì lập thành danh sách riêng kèm theo)
Đang nuôi nhốt tại địa chỉ: ……………………………………………………………………
Tới địa điểm mới là: ………………………………
Lý do di chuyển: ……………………………………
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi nhốt và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
(kèm theo đây là bản sao hồ sơ các con gấu nói trên)
| ………, ngày.... tháng.... năm... |
35. Mẫu bảng kê cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ).
(1)…………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG KÊ CÂY CẢNH, CÂY BÓNG MÁT, CÂY CỔ THỤ
Kèm theo (2)… … ngày …/…/20… của ……….
TT | Loài cây | Quy cách cây | Số lượng (cây) | Ghi chú | ||
Tên thông dụng | Tên khoa học | Đường kính tại vị trí sát gốc (cm) | Chiều cao dưới cành (m) | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày … tháng … năm 20… |
_______________
(1) Ghi rõ tên tổ chức/cộng đồng/hộ gia đình/cá nhân; địa chỉ.
(2) Ghi rõ số hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng của tổ chức.
(3) Đại diện cho tổ chức lập bảng kê ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu của tổ chức.
(4) Đối với xã, phường, thị trấn có Kiểm lâm địa bàn thì Kiểm lâm địa bàn ký, ghi rõ họ tên.
- 1Quyết định 1803/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 1641/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang trong lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý chất lượng
- 3Quyết định 5272/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 1803/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 1641/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang trong lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý chất lượng
- 7Quyết định 5272/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An
Quyết định 302/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính cấp tỉnh được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 302/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra