- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 449/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3015/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 25 tháng 12 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Thông báo số 2025-TB/VPTU, ngày 24/12/2018 của Văn phòng Tỉnh ủy thông báo kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 24/12/2018.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1789/TTr-SVHTTDL ngày 24/12/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo”.
(Có Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, thực hiện Đề án theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA MO MƯỜNG HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Quyết định số: 3015/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Tỉnh Hòa Bình là vùng đất có đông cư dân bản địa dân tộc Mường sinh sống, nơi có nhiều địa danh lịch sử văn hóa nổi tiếng của nền “Văn hóa Hòa Bình”. Theo dòng chảy của thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền tảng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng với nhiều hình thức và thể loại; trong đó, có một loại hình văn hóa nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, là món ăn tinh thần trong cuộc sống của người dân nơi đây đó là Mo Mường.
Cùng với thời gian, Mo Mường đã góp phần hình thành nên cốt cách, tâm hồn của bao thế hệ về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Mường và vùng đất Hòa Bình; Mo Mường chính là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương xứ sở, thể hiện khí phách, cốt cách của con người và vùng đất Hòa Bình. Từ quá khứ đến hiện tại, các thế hệ đồng bào dân tộc Mường đã lưu giữ, truyền miệng và phát huy một cách bền vững những giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống, sức lan tỏa sâu rộng của di sản phi vật thể vô cùng quý giá này. Giá trị đặc sắc của Mo Mường được thể hiện như sau:
- Mo Mường phản ánh về nhân sinh quan, vũ trụ quan: Chuỗi giá trị các nội dung phản ánh (sử thi) trong Mo Mường gồm các câu chuyện thần thoại có thời lượng 40 giờ gồm các nội dung: (1) Phản ánh nhận thức của con người về sự ra đời của trời đất trong vũ trụ, quá trình kiến tạo trái đất, quá trình biển tiến, biển lùi trong lịch sử; (2) Phản ánh nhận thức của con người về thế giới quan và vũ trụ quan; (3) Phản ánh sự phát triển của xã hội loài người, về mối quan hệ giữa con người với con người đấu tranh để bước đầu manh nha hình thành xã hội có giai cấp; (4) Phản ánh sự phát minh ra lửa; (5) Phản ánh những sáng tạo của con người trong quá trình tạo dựng cuộc sống để tồn tại và phát triển; (6) Phản ánh xã hội loài người thời kỳ quần hôn, con người phải trải qua những đớn đau để sàng lọc nòi giống; (7) Phản ánh quá trình đấu tranh với thiên nhiên để kiến lập cuộc sống tốt đẹp; (8) Phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong mối tương quan cộng đồng, thông qua đó nói lên mâu thuẫn giai cấp; (9) Những bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết và văn hóa tổ chức lãnh đạo để đấu tranh với thiên nhiên và xây dựng cuộc sống; (10) Phản ánh tình yêu, hôn nhân của thời kỳ chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong.
- Mo Mường chứa đựng giá trị các loại hình văn hóa dân gian: văn học dân gian; diễn xướng dân gian; âm nhạc, múa và sân khấu (kịch) dân gian; tín ngưỡng dân gian; tri thức dân gian.
- Về hình thức thể hiện: Mo Mường là những áng mo kể chuyện, mo nghi lễ và mo “Nhòm”. Về nội dung, Mo Mường phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan, chứa đựng tri thức dân gian, văn học dân gian sâu sắc. Ngôn ngữ Mường trong Mo Mường là kho từ vựng của ngôn ngữ dân tộc Mường. Mo Mường là tài sản, di sản quý giá được lưu truyền qua suốt chiều dài lịch sử của đất nước nói chung và của dân tộc Mường nói riêng.
- Về ngôn ngữ học, Mo Mường là một kho từ vựng tiếng Mường phong phú với việc lưu giữ nhiều từ ngữ Mường cổ; ngoài ra Mo Mường ở góc độ tiếp xúc ngôn ngữ còn có ý nghĩa giúp cho việc nghiên cứu tiếng Việt cổ.
- Nghệ nhân Mo Mường có vai trò là người trí thức dân gian: Đối với người Mường, trước đây khi đa số người dân chưa biết chữ quốc ngữ và chưa được hưởng một nền giáo dục quốc dân như ngày nay thì Ông Mo, thầy Mo được xem như một thành phần ưu tú nhất trong cộng đồng. Ngày nay, nghệ nhân Mo Mường là những người có đạo đức, lối sống lành mạnh và có uy tín đối với cộng đồng.
Năm 2016, Mo Mường Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Di sản Mo Mường) được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Mặc dù đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia với những giá trị đặc sắc, nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học nhưng cho đến nay Di sản văn hóa Mo Mường chưa được thực hiện nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị; Năm 2017, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh để “Nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình”. Tuy nhiên, các giải pháp mới dừng lại ở việc nghiên cứu mà chưa được áp dụng thực hiện trong thực tiễn. Hiện nay, Di sản Mo mường hiện đang phải đối mặt với các nguy cơ, tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, của quá trình dịch chuyển đô thị hóa và trước làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập vào môi trường sống của đồng bào dân tộc Mường, làm cho không gian văn hóa truyền thống, các ngành nghề thủ công, phong tục tập quán bị tác động, ảnh hưởng không nhỏ, nhất là sự mai một, biến đổi của di sản văn hóa Mo Mường.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, giai đoạn đến năm 2023” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời có những giải pháp cụ thể, phù hợp để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Mo Mường. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng không thể thiếu để đưa di sản Mo Mường vào danh mục trình Chính phủ trình tổ chức Khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Luật di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009 QH12 ngày 18/6/2009;
2. Nghị định số: 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
3. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
4. Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
5. Chương trình hành động số 27-CTr/TU, ngày 03/10/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”
6. Quyết định số: 449/QĐ-TTG, ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
7. Quyết định số: 2356/QĐ-TTG, ngày 4/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số: 1270/QĐ-TTg, ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020;
8. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, lần thứ XVI, ngày 16/9/2015 của ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020;
9. Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL, ngày 19/01/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
10. Chỉ thị số 08 CT/TU, ngày 20/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy Giá trị Di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA MO MƯỜNG
1. Về hiện trạng di sản Mo Mường
Như chúng ta đã biết, Mo Mường trước kia được thực hiện để tổ chức các nghi lễ, như: nghi lễ cầu phúc lộc bình an (nhóm gồm 7 nghi lễ), nghi lễ gọi vía (nhóm gồm 7 nghi lễ), nghi lễ trừ tà (nhóm gồm 7 nghi lễ),)... Đặc biệt, tang lễ cổ truyền được diễn ra 12 ngày đêm chủ yếu là thông qua Mo Mường.
Mo Mường dùng để cử hành nghi lễ, cúng lễ, tuy nhiên do người Mường trước đây chưa có chữ viết nên mặt khác Mo Mường còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển tải mang đến cho người dân kiến thức về lịch sử, văn hóa, đạo đức và truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thông qua nội dung những câu chuyện, áng mo rất cụ thể.
Trong một thời gian dài, Mo Mường bị coi là mê tín dị đoan, bị cấm hoạt động, thậm chí nhiều vùng Mường đến hiện nay không còn thực hành, hoặc có thực hành nhưng không đầy đủ nội dung; vì vậy giá trị của di sản Mo Mường đang phải đối diện với nguy cơ nhận thức không đúng và lệch lạc về giá trị;
Theo số liệu khảo sát thống kê, hiện nay có khoảng 25,5% người dân trên địa bàn tỉnh không quan tâm đến giá trị Mo Mường; khoảng 13,5% coi Mo Mường là mê tín dị đoan; khoảng 34% người dân tuy có hiểu về ý nghĩa và giá trị của Mo Mường nhưng không thật sự sâu sắc; số người còn lại am hiểu sâu sắc, đầy đủ về các giá trị nhân văn, lịch sử, khoa học... của Mo Mường chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 27% (phụ lục số 1 kèm theo).
Về môi trường thực hành di sản văn hóa Mo Mường chủ yếu là các nghi lễ trong đời sống theo phong tục truyền thông của người Mường. Trước đây Mo Mường được thực hành trong 23 nghi lễ trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường, gồm có: Tang lễ, nhóm nghi lễ cầu phúc lộc; nhóm nghi lễ thờ linh hồn con người và nhóm nghi lễ trừ tà. Tuy nhiên, môi trường thực hành di sản Mo Mường đang ngày càng bị thu hẹp, một số nghi lễ không còn được thực hành do quy định pháp luật hiện nay như tang lễ chỉ còn được tổ chức trong khoảng 48 giờ và một số nghi lễ không còn phù hợp với đời sống văn hóa ngày nay, cụ thể là nhóm nghi lễ trừ tà, một số nghi lễ làm vía, một số nghi lễ cầu phúc lộc... Tuy không còn phù hợp để tổ chức thường xuyên trong đời sống, nhưng ý nghĩa của nghi lễ, lời Mo của nghi lễ vẫn còn có giá trị nhân văn để nghiên cứu phổ biến.
Hiện nay, môi trường thực hành di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh chỉ còn ở một số nơi trên địa bàn huyện Tân Lạc và một số xã giáp ranh của huyện Lạc Sơn còn có 7 loại nghi lễ còn thực hành thường xuyên và tang lễ còn thực hành trong khoảng 35 giờ; một số vùng huyện Cao Phong, Kim Bôi, một số xã có người Mường ở huyện Mai Châu, huyện Đà Bắc còn thực hành khoảng 4 nghi lễ có sử dụng Mo Mường; trên địa bàn huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và một số xã của huyện Yên Thủy, một số xã của huyện Lạc Thủy chỉ còn thực hành Mo Mường trong tang lễ, song đã giản lược đi nhiều vì quy định về thời gian cho nghi lễ tang chỉ trong vòng 48 giờ (phụ lục số 2 kèm theo).
Về nghệ nhân Mo Mường trên địa bàn tỉnh hiện nay có: 190 nghệ nhân; trong đó:
- Huyện Tân Lạc: 74 nghệ nhân, chiếm 38,94%;
- Huyện Lạc Sơn: 45 nghệ nhân, chiếm 23,69%;
- Huyện Kim Bôi: 18 nghệ nhân, chiếm 9,48%;
- Huyện Cao Phong: 15 nghệ nhân, chiếm 7,9%;
- Huyện Đà Bắc: 10 nghệ nhân, chiếm 5,26%;
- Huyện Lạc Thủy: 03 nghệ nhân, chiếm 1,57%;
- Huyện Yên Thủy: 03 nghệ nhân, chiếm 1,57%;
- Huyện Kỳ Sơn: 05 nghệ nhân, chiếm 2,63%;
- Huyện Lương Sơn: 08 nghệ nhân, chiếm 4,21%;
- Huyện Mai Châu: 04 nghệ nhân, chiếm 2,1%;
- Thành phố Hòa Bình: 05 nghệ nhân, chiếm 2,63%.
Các nghệ nhân Mo Mường đều rất am hiểu phong tục tập quán, hiểu các giá trị tốt đẹp của Di sản văn hóa nói chung và Mo Mường nói riêng. Đa số các nghệ nhân đều là người có uy tín, trách nhiệm với cộng đồng; Tuy nhiên, hiện nay không phát triển được những lứa nghệ nhân trẻ, số người theo học Mo Mường là rất hạn chế do việc học tập, rèn luyện đòi hỏi năng khiếu và rất công phu, mất rất nhiều thời gian để truyền dạy (phụ lục số 3a, 3b kèm theo).
2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Mo Mường
2.1. Thuận lợi
Trong suốt những năm qua, mới chỉ có khoảng 30 tác phẩm sách đã xuất bản về Mo Mường và một số luận văn, luận án nghiên cứu về Mo Mường, về giá trị Mo Mường; song những tác phẩm này mới chỉ đáp ứng nhu cầu của một số đối tượng quan tâm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy một cách đơn lẻ mà chưa được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hóa của nhân dân.
Từ năm 2015 trở lại đây, nhận thức của các cấp các ngành và cộng đồng xã hội về những giá trị Mo Mường đã từng bước thay đổi, nhất là sau khi Mo Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. UBND tỉnh chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo di sản văn hóa Mo Mường để tham mưu chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Mo mường;
Công tác sưu tầm biên soạn tài liệu về Mo Mường được quan tâm chỉ đạo thực hiện; đội ngũ nghệ nhân Mo Mường được thống kê, rà soát, động viên, khích lệ kịp thời. Năm 2016, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với 200 nghệ nhân Mo Mường; hàng năm, thực hiện lập hồ sơ xem xét công nhận nghệ nhân Mo Mường đạt danh hiệu nghệ nhân ưu tú theo quy định (đến nay, có 05 nghệ nhân Mo Mường được công nhận là nghệ nhân ưu tú); Công tác nghiên cứu, sưu tầm các giá trị đặc sắc của Mo Mường tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh; nhiều chuyên gia, nhà khảo cổ học thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về giá trị của Mo Mường, nguồn gốc Mo Mường trong mối quan hệ với thế giới quan, những ảnh hưởng tích cực của Mo Mường đối với đời sống xã hội; chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và ban hành Bộ chữ dân tộc Mường theo quy định (Quyết định số 2295/QĐ-UBND, ngày 08/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình)... Tiếp tục chỉ đạo khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống, tạo môi trường thuận lợi để thực hành, tuyên truyền, quảng bá các giá trị Mo mường đến nhân dân và du khách thập phương...
2.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
Về cơ bản, đến nay chỉnh thể nội dung Mo Mường chưa được tổng hợp biên soạn và bảo tồn, lưu trữ và phát huy một cách đầy đủ. Các giải pháp mới chỉ dừng lại ở đề tài nghiên cứu mà chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn. Từ năm 1960 đến đầu những năm 1990, Mo Mường còn bị xem là gắn với mê tín, dị đoan, nên bị cấm thực hành, vì vậy nhiều giá trị tốt đẹp của Mo Mường đã dần bị mai một và đang dần mất đi giá trị.
Việc thực hiện đào tạo, truyền dạy Mo Mường trong suốt những năm qua gặp nhiều khó khăn do chưa có môi trường, do yêu cầu đòi hỏi cao về con người phải được lựa chọn kỹ lưỡng về tố chất, năng khiếu, phải hiểu và biết được tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mường mới có thể học được; bên cạnh đó, lợi ích của việc học Mo Mường, hành nghề Mo hiệu quả không cao, mất rất nhiều thời gian, nhiều công phu, kể cả đòi hỏi phải có uy tín xã hội mới có thể thực hiện được. Mặt khác, về nhận thức xã hội đối với vai trò, ý nghĩa của Mo Mường trong đời sống xã hội, ngay cả đối với những người dân tộc Mường cũng chưa thật sự đầy đủ, không hiểu hết các giá trị cốt lõi, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính lịch sử, khoa học của Mo Mường. Hiện nay, tổng số nghệ nhân Mo Mường trên địa bàn tỉnh chỉ còn khoảng 190 nghệ nhân, trong đó nhiều nghệ nhân tuổi rất cao, số nghệ nhân tuổi trẻ lại rất ít, vì vậy, nếu không kịp thời đào tạo đội ngũ nghệ nhân kế cận thì số lượng nghệ nhân Mo Mường sẽ tiếp tục có nguy cơ giảm dần theo thời gian.
Về môi trường thực hành Mo mường hiện nay cũng đang tiếp tục bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chưa có những giải pháp thực sự tích cực để xây dựng và tạo môi trường, địa điểm thực hành thuận lợi để thực hiện, trình diễn Mo mường;
Việc tuyên truyền, quảng bá các nội dung, giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản Mo Mường chưa được quan tâm thực hiện một cách bài bản; nội dung tuyên truyền còn đơn điệu, mang tính trực diện, truyền thông mà chưa được nghiên cứu, sáng tác để chuyển thể sang loại hình sân khấu hóa nên người dân và du khách rất khó có khả năng hấp thụ và cảm nhận đầy đủ các giá trị nội dung của di sản Mo Mường...
Chưa có cơ chế chính sách và kinh phí để thực hiện thường xuyên công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Mo Mường hàng năm trên địa bàn tỉnh.
Với các phân tích nêu trên, có thể khẳng định rằng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Mo Mường hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chưa xây dựng và đề ra những giải pháp thiết thực để bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường; di sản Mo Mường hiện đang đối diện với nguy cơ mai một và mất đi các giá trị theo thời gian nếu không thực hiện ngay các giải pháp để thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
Tập trung kiểm kê, sưu tầm và tổng hợp, lưu giữ đầy đủ các giá trị, nội dung và kịp thời khắc phục nguy cơ mai một và mất đi giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường; Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội trong việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị của di sản trong các lĩnh vực đời sống xã hội; đưa di sản Mo Mường trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu đặc sắc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; tạo cơ sở, tiền đề vững chắc để đưa vào danh mục trình Chính phủ, trình tổ chức Khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại theo quy định.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2019-2020: Hoàn thành công tác sưu tầm, thống kê đầy đủ các giá trị di sản Mo Mường; biên soạn Từ điển Mo Mường Hòa Bình; tái bản cuốn sách “Mo Mường Hòa Bình”. Hoàn thành việc tư liệu hóa, số hóa Di sản văn hóa Mo Mường.
- Đến năm 2025, có khoảng 15 Nghệ nhân ưu tú là nghệ nhân Mo Mường. Đảm bảo 100% người có công bảo tồn, giữ gìn và truyền dạy Mo Mường được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định.
- Phấn đấu đến năm 2025: Hoàn thành xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc; Phấn đấu 70% các trường THPT được phổ biến về những giá trị tốt đẹp của Di sản văn hóa Mo Mường; có từ 03 CLB Mo Mường trở lên được thành lập và hoạt động hiệu quả.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
2.1. Tập trung bảo tồn đầy đủ các giá trị di sản văn hóa Mo Mường
- Thực hiện việc thống kê, rà soát đầy đủ các nội dung, giá trị di sản văn hóa Mo Mường. Thực hiện sưu tầm, ghi âm, ghi hình để kịp thời lưu giữ được những áng Mo cổ, những kiến thức về Mo Mường có giá trị gốc; đồng thời, ghi chép, phân loại tư liệu một cách nghiêm túc và khoa học.
- Nghiên cứu, biên soạn, phát hành cuốn Từ điển Mo Mường, tái bản cuốn sách Mo Mường Hòa Bình.
- Hoàn thành việc tư liệu hóa, số hóa các nội dung, giá trị của di sản Mo Mường.
2.2. Tổ chức đào tạo, truyền dạy các lớp nghệ nhân Mo Mường.
- Duy trì động viên các lớp nghệ nhân Mo Mường hiện có tiếp tục thực hành và truyền dạy di sản Mo Mường thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
- Xem xét, lựa chọn và đề nghị công nhận nghệ nhân Mo Mường là nghệ nhân ưu tú theo quy định.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đãi ngộ, tôn vinh người có công bảo tồn, giữ gìn và truyền dạy và học Mo Mường cho phù hợp để kịp thời khuyến khích, động viên đội ngũ nghệ nhân Mo Mường quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ nghệ nhân kế cận.
2.3. Nghiên cứu, hướng dẫn thành lập các Câu lạc bộ Mo Mường đảm bảo hoạt động thường xuyên, hiệu quả theo quy định; trước mắt, tập trung hỗ trợ việc thành lập câu lạc bộ Mo Mường trên địa bàn các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, mỗi huyện 01 câu lạc bộ.
2.4. Tiến hành các bước đầu tư xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc theo quy định pháp luật hiện hành. Nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí đầu tư, phục hồi, tôn tạo một số di tích tiêu biểu để gắn với môi trường thực hành di sản Mo Mường.
2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quảng bá rộng rãi về di sản văn hóa Mo Mường trong nước và quốc tế.
- Nghiên cứu xây dựng tài liệu tuyên truyền về các giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản Mo Mường để thực hiện tuyên truyền quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang thông tin điện tử.
- Tổ chức nghiên cứu, sáng tác để chuyển thể các nội dung đặc sắc, tiêu biểu của Mo Mường sang các loại hình sân khấu hóa.
- Tổ chức cuộc thi quy mô cấp tỉnh để tìm hiểu về các giá trị nội dung của di sản văn hóa Mo Mường trong năm 2019.
- Thực hiện lồng ghép, giới thiệu quảng báo về di sản văn hóa Mo mường thông qua hoạt động các lễ hội hàng năm trên địa bàn tỉnh; tập trung các lễ hội lớn quy mô cấp tỉnh, cấp huyện.
- Nghiên cứu phổ biến, giới thiệu các giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản Mo Mường trong các trường học, trước mắt tập trung vào các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức Hội thảo nghiên cứu về các giá trị đắc sắc, tiêu biểu của di sản văn hóa Mo Mường và những tác động, ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội, phát triển kinh tế và gắn phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Mo Mường.
- Tổ chức trình diễn Văn hóa Mo Mường vào các chương trình sự kiện của tỉnh Hòa Bình, các ngày hội giao lưu văn hóa theo định kỳ được quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc ngày Di sản Việt Nam (23/11) để giới thiệu đến người dân và du khách trong và ngoài nước.
2.6. Xây dựng và ban hành Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
- Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và ban hành Đề án trong năm 2019.
- Tổ chức đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng dân tộc Mường đảm bảo chất lượng và số lượng để thực hiện nhiệm vụ; trước mắt thí điểm giao cho Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nghiên cứu thực hiện thí điểm trong phạm vi quản lý của Trường;
- Tổ chức các địa điểm đào tạo để đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng dân tộc Mường cho công chức, viên chức và nhân dân.
2.7. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng từ cấp tỉnh đến cơ sở về các nội dung, giá trị của di sản văn hóa Mo Mường.
2.8. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản Mo Mường nói riêng.
2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến các hoạt động văn hóa, di sản văn hóa theo quy định.
3. Một số nhiệm vụ cụ thể
3.1. Nghiên cứu, biên soạn Từ điển Mo Mường Hòa Bình; tái bản sách “Mo Mường Hòa Bình”
Công việc cụ thể:
- Xây dựng được bảng từ gồm toàn bộ số lượng từ ngữ xuất hiện trong Mo Mường, như: các từ, ngữ, thành ngữ, tục ngữ, cách nói của dân tộc Mường trong Mo Mường.
- Giải thích từng mục từ và có ví dụ cụ thể ngữ cảnh xuất hiện của từ ngữ này.
- Giải thích các từ ngữ mang tính điển cố gắn với các câu chuyện lịch sử cũng như đời sống văn hóa tâm linh, những ước nguyện,... của người Mường được thể hiện trong Mo Mường.
- Tổ chức bản thảo và in ấn, tái bản cuốn sách “Mo Mường Hòa Bình”
Sản phẩm:
- Xuất bản 2000 cuốn “Từ điển Mo Mường Hòa Bình”.
- In ấn, xuất bản, phát hành 2000 cuốn sách “Mo Mường Hòa Bình”.
3.2. Sưu tầm Tư liệu hóa, số hóa Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình.
Công việc cụ thể:
- Sưu tầm, ghi âm, ghi hình các bản Mo Mường tại 11 huyện/thành phố.
- Phục dựng để ghi hình tư liệu bảo tồn các nghi lễ của di sản Mo Mường: nghi lễ cầu phúc lộc bình an (nhóm gồm 7 nghi lễ), nghi lễ gọi vía (nhóm gồm 7 nghi lễ), nghi lễ trừ tà (nhóm gồm 7 nghi lễ), nghi lễ tang ma.
- Xây dựng CD-Rom tra cứu về di sản văn hóa Mo Mường (Tư liệu hóa, số hóa tất cả các tư liệu đã ghi âm, ghi hình và sưu tầm được về Di sản văn hóa Mo Mường)
- Phát hành phim tư liệu khoa học của dự án 2 nhằm phổ biến di sản văn hóa Mo Mường đến từng thôn/bản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Sản xuất phim quảng bá hình ảnh Di sản văn hóa Mo Mường để phát sóng trên các kênh truyền hình, Cổng thông tin điện tử, kênh youtube nhằm mục tiêu phát huy giá trị của di sản và làm một trong những sản phẩm quảng bá và xúc tiến du lịch.
Sản phẩm:
- 11 phim tư liệu khoa học về các bản Mo Mường tại 11 huyện/phố.
- 4 phim tư liệu khoa học về di sản văn hóa Mo Mường.
- CD-Rom tra cứu về Di sản văn hóa Mo Mương (Tư liệu hóa, số hóa tất cả các tư liệu đã ghi âm, ghi hình và sưu tầm được về Di sản văn hóa Mo Mường)
3.3. Tổ chức sáng tác các tác phẩm nghệ thuật từ đề tài các câu chuyện trong Mo Mường Hòa Bình.
Công việc cụ thể:
- Tổ chức một số trại sáng tác văn học, nghệ thuật về Mo Mường
- Tổ chức triển lãm và sản xuất chương trình biểu diễn một số tác phẩm nghệ thuật sáng tác từ đề tài Mo Mường.
Sản phẩm:
- Tổ chức 01 trại sáng tác văn học nghệ thuật từ đề tài Mo Mường
- 01 triển lãm mỹ thuật và nhiếp ảnh về Mo Mường.
- 01 chương trình nghệ thuật ca múa nhạc từ đề tài Mo Mường.
3.4. Quảng bá, phổ biến giá trị di sản Mo Mường Hòa Bình trong đời sống xã hội.
Công việc cụ thể:
- Biên soạn, tái bản và phổ biến các ấn phẩm sách, tác phẩm văn học nghệ thuật liên quan đến di sản văn hóa Mo Mường trong các trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Sản phẩm:
- Xuất bản 03 tạp chí chuyên đề các tác phẩm: văn học, kịch bản văn học, thơ, tản văn, ghi chép về đề tài Mo Mường (1.500 cuốn).
- Biên tập xuất bản các tài liệu Mo Mường phổ biến trong các bậc học tại tỉnh Hòa Bình (5.000 cuốn).
- Phát hành 15 phim tư liệu khoa học (1000 bộ đĩa DVD)
- Phim quảng bá hình ảnh di sản phát sóng trên các kênh truyền hình, cổng thông tin điện tử, kênh youtube: 15 phim (10-15 phút/phim).
3.5. Tổ chức Hội thảo Quốc gia “Xây dựng cơ chế, chính sách Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình”.
3.6. Xây dựng không gian bảo tồn văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc.
4. Kinh phí thực hiện
a) Tổng kinh phí dự kiến: 8.800.000.000 đồng (Tám tỷ tám trăm triệu đồng).
Trong đó:
- Nghiên cứu, biên soạn Từ điển Mo Mường Hòa Bình; tái bản sách Mo Mường Hòa Bình. | 1.549.959.000 đồng |
- Sưu tầm, tư liệu hóa, số hóa Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình | 3.501.241.000 đồng |
- Tổ chức sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ đề tài trong Mo Mường Hòa Bình. | 1.897.500.000 đồng |
- Quảng bá, phổ biến giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình trong đời sống xã hội. | 1.584.800.000 đồng |
- Tổ chức Hội thảo quốc gia “Xây dựng cơ chế, chính sách Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình”. | 266.500.000 đồng |
b) Nguồn kinh phí:
- Nguồn kinh phí ngân sách (chi Sự nghiệp văn hóa từ năm 2019 đến năm 2025).
- Nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
(Có dự toán chi tiết và biểu phân kỳ nhu cầu kinh phí đính kèm)
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan Thường trực chủ trì phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
Thực hiện nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm và biên soạn tài liệu về nội dung giá trị của di sản Mo Mường. Tham mưu đề xuất việc tổ chức đào tạo, truyền dạy các lớp nghệ nhân Mo Mường; Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất có chính sách đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng đối tượng có công trong duy trì, bảo tồn di sản Mo Mường.
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện tuyên truyền phổ biến các giá trị di sản Mo Mường; Nghiên cứu tổ chức các hội thảo chuyên đề nghiên cứu về giá trị di sản; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các Trại sáng tác để chuyển thể các nội dung di sản sang hình thức sân khấu hóa; các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ văn hóa về các giá trị, nội dung di sản.
Tham mưu lựa chọn một số di tích tiêu biểu để tu bổ, tôn tạo gắn với di sản Mo Mường; Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Nghiên cứu tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lập hồ sơ cấp nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ trình UNESCO đưa di sản văn hóa Mo mường là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghiên cứu phổ biến, giới thiệu các giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản Mo Mường trong các trường học, trước mắt tập trung vào các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu xây dựng và ban hành Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện Tân Lạc, Cao phong nghiên cứu đề xuất nguồn vốn đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc và Khu không gian văn hóa Mường trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
4. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án.
5. Sở khoa học Công nghệ
Thực hiện hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt các đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong liên quan đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Mo Mường.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, xét duyệt nội dung Từ điển Mo Mường Hòa Bình và các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thực hiện tư liệu hóa, số hóa tư liệu, dữ liệu di sản văn hóa Mo Mường.
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đẩy mạnh tuyên truyền các giá trị tiêu biểu, đặc sắc của Di sản văn hóa Mo Mường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
7. UBND các huyện: Cao Phong, Tân Lạc
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu đề xuất triển khai thực hiện dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.
8. UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành liên quan
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và phối hợp với các Sở ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường giai đoạn 2019-2025 phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị;
Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn.
HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
Việc ban hành Đề án có ý nghĩa thiết thực, nhằm giúp các cơ quan chức năng và các cấp, các ngành có chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường Hòa Bình một cách khoa học, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng.
Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Mo Mường đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn văn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa tinh thần dân tộc và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Bảo tồn và phát huy di sản Mo Mường Hòa Bình gắn với thực hiện những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh và đất nước; ngăn chặn sự mai một của văn hóa phi vật thể nói chung và di sản Mo Mường nói riêng; tạo dựng cơ sở vững chắc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần, là động lực, nhân tố thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trên phương diện kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra các sản phẩm cụ thể phục vụ chiến lược phát triển văn hóa, du lịch và giáo dục của tỉnh. Di sản Mo Mường có cơ hội trở thành những sản phẩm văn hóa - du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn; đồng thời, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản, mang tới cho cộng đồng địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững.
Thông qua Đề án, mọi tầng lớp nhân dân có cơ hội được hiểu biết về những giá trị của di sản Mo Mường lâu nay đang dần bị phai nhạt. Qua đó, góp phần tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về nền văn hóa Hòa Bình gắn với lịch sử dân tộc, góp phần xây dựng văn hóa con người Việt Nam phát triển bền vững. Các nghệ nhân Mo Mường có cơ hội và được khuyến khích trao truyền nghề nghiệp của mình một cách chính thức trong cộng đồng. Đồng thời, vai trò của người nghệ nhân Mo Mường được cộng đồng tôn vinh chính thức, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các chính sách khuyến khích nghiên cứu, học hỏi, trao đổi, tuyên truyền, phổ biến Di sản Mo Mường.
Khi di sản Mo Mường được xem xét để xây dựng thành các sản phẩm văn hóa trên các loại hình văn hóa, nghệ thuật đương đại và một số sản phẩm du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần đưa di sản Mo Mường được liên tục phát triển theo định hướng đúng đắn, khoa học. Triển khai nhiệm vụ này, các văn nghệ sĩ, người làm sáng tác văn học, nghệ thuật được hiểu biết thêm một nguồn chất liệu sáng tạo của chính các thế hệ trước để lại. Trên cơ sở đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có cơ hội lựa chọn đưa di sản Mo Mường làm sản phẩm du lịch đặc trưng của doanh nghiệp và của các địa phương trong tỉnh.
1. Đề nghị Chính phủ: Xem xét cho phép tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ cấp Nhà nước trình tổ chức UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường vào danh mục Di sản hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Quan tâm hỗ trợ tỉnh Hòa Bình trong việc triển khai thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
- Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ cấp Nhà nước trình tổ chức UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường vào danh mục Di sản hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
3. Đề nghị Tỉnh ủy: Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 08 CT/TU ngày 20/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”.
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường Hòa Bình giữ vai trò rất quan trọng đối với nền văn hóa dân tộc Mường nói riêng và nền văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung. Việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp của Di sản Mo Mường là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm của mỗi người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án này giúp cho việc thực thi các nhiệm vụ một cách khoa học và đạt được mục tiêu, kế hoạch giai đoạn 2019 - 2025, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung và Di sản Mo Mường nói riêng hiệu quả ngày càng cao, các ngành chức năng và các cấp chính quyền cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản một cách khoa học. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về giá trị của Di sản, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chung tay bảo vệ Di sản văn hóa nói chung và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường Hòa Bình nói riêng./.
BIỂU TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DI SẢN VĂN HÓA MO MƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Độ tuổi | Mức độ hiểu biết về Mo Mường | Số phiếu | Tỷ lệ |
Dưới 40 | Hiểu Mo Mường là giá trị của văn hóa truyền thống. Nhưng chỉ hiểu mơ hồ, không chắc chắn. | 68 | 34% |
Hiểu Mo Mường gắn với mê tín dị đoan, cổ hủ, lạc hậu. | 11 | 5,5% | |
40-60 | Có hiểu biết sâu sắc về Mo Mường | 8 | 4% |
Có hiểu biết về Mo Mường | 55 | 27,5% | |
Hiểu Mo Mường gắn với mê tín dị đoan | 14 | 7% | |
Trên 60 | Có hiểu biết sâu sắc về Mo Mường | 19 | 9,5% |
Có hiểu biết về Mo Mường | 23 | 11,5% | |
Hiểu Mo Mường gắn với mê tín dị đoan | 2 | 1% | |
Tổng số |
| 200 | 100% |
THƯỜNG XUYÊN THỰC HÀNH CÁC NGHI LỄ MO MƯỜNG TRONG ĐỜI SỐNG
Nghi lễ/ nhóm nghi lễ | Trước năm 1990 | Tù 1991 đến 2005 | Từ 2005 đến nay |
Nhóm nghi lễ cầu phúc lộc, cầu tài | Tổ chức các nghi lễ này thường xuyên vào dịp tết nguyên đán, khi mới thu hoạch vụ mùa (tết cơm mới). | Lễ tết Nguyên Đán vẫn duy trì thường xuyên vì đây là tết được Nhà nước quy định là nghi lễ của cả nước; Bắt đầu phát triển tổ chức nghi lễ mát nhà, cầu may vào dịp đầu năm ở các gia đình có điều kiện kinh tế khá và có thu nhập ổn định. | Lễ tết Nguyên Đán vẫn duy trì thường xuyên vì đây là tết được Nhà nước quy định là nghi lễ của cả nước; nghi lễ mát nhà, cầu may vào dịp đầu năm được tổ chức thường xuyên ở phần lớn các gia đình. |
Nghi lễ gọi vía hộp | Các gia đình có điều kiện thường xuyên thực hiện, khoảng 1 tháng/1 lần. Trong trường hợp bị ốm vừa khỏi; trong trường hợp đi xa trở về nhà; Đặc biệt không thể thiếu trong dịp cuối năm. | Thực hiện ít hơn khoảng 3 tháng/lần | Rất ít, khoảng 6 tháng - 8 tháng/lần. Dịp cuối năm cũng không còn thực hiện thường xuyên. |
Một số gia đình neo đơn thì thực hiện ít hơn, khoảng 3 tháng - 6 tháng 1 lần | Khoảng 6 tháng/lần | Khoảng 1 năm/ lần. Chỉ còn tổ chức trong dịp cuối năm, hoặc sau khi ốm nặng vừa khỏi | |
Nghi lễ cúng mụ (mụ sinh, mụ thố, mụ thảy) | Tổ chức thường xuyên trong những trường hợp: Trẻ em vừa sinh được từ 3 ngày đến khoảng 15 ngày; Trong trường hợp người già yếu thì làm lễ mụ thố; trong trường hợp gđ có người mới qua đời thì làm lễ mụ thảy cho những người là anh chị em ruột của người quá cố. | Tổ chức thường xuyên trong những trường hợp: Trẻ em vừa sinh được từ 3 ngày đến khoảng 15 ngày; Trong trường hợp người già yếu thì làm lễ mụ thố; lễ mụ thảy ít tổ chức hơn | Tổ chức thường xuyên trong những trường hợp: Trẻ em vừa sinh được từ 3 ngày đến khoảng 15 ngày; Trong trường hợp người già yếu thì làm lễ mụ thố; hầu như rất hiếm khi tổ chức lễ mụ thảy |
Nhóm nghi lễ trừ tà ma (cúng ma rừng, cúng ma nhà, cúng ma trài, cúng hu tồông...) | Tổ chức khi có sự bất an về sức khỏe, tinh thần trong gia đình. Sau khi gia đình có người trải qua tai nạn, sau khi có người qua đời vì bệnh tật, đau đớn). | Rất ít gia đình tổ chức do được hiểu là gắn với mê tín, dị đoan. | Hầu như không còn tổ chức vì được hiểu là gắn với mê tín dị đoan |
NHỮNG BÀI MO CÒN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TANG LỄ CỦA DÂN TỘC MƯỜNG HIỆN NAY
TT | Nội dung | Vùng mường/ huyện/ xã còn thực hành | Lý do |
1 | Nghi lễ của thầy mo |
|
|
2 | Mượn mo/ thiên thư | Tất cả các vùng mường | Vì quan niệm là rất cần thiết. |
3 | Mo thầy | Tất cả các vùng | Vì quan niệm là rất cần thiết. |
4 | Mo kể chuyện |
|
|
- | Mo đẻ đất, đẻ trứng điếng (cuông đẻ) | Thường xuyên có mặt ở các vùng Mường | Vì quan niệm là rất cần thiết. |
- | Đẻ khót, và cuông điềm, cuông chết | Thường xuyên có mặt ở các vùng Mường | Vì quan niệm là rất cần thiết. |
- | Đẻ dầu đèn (cuông đèn) | Thường xuyên có mặt ở các vùng Mường | Vì quan niệm là rất cần thiết. |
- | Đẻ tlôống thôm (đôi xống áo) | Tất cả các vùng Mường | Vì quan niệm là rất cần thiết. |
| Đẻ nhà, cuông cơm, cuông rượu, cuông lợn gà, trâu bò | Có ở tất cả các vùng Mường. Song ở vùng thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn thì chỉ ít gia đình yêu cầu có. |
|
| Đẻ Tá Cài, Đẻ Tá Cần, | - Có ở một số gia đình ở tất cả các vùng Mường (trong trường hợp gia đình yêu cầu thầy Mo. - Có trong lễ giỗ 3 ngày (của một số gia đình) ở vùng thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy. | Vì không có đủ thời gian (Tang lễ chỉ được phép tổ chức trong vòng tối đa là 48 giờ). |
| Lấy vợ cho Lang Cun Cần, Đẻ Dịt Dàng | - Có ở một số gia đình ở tất cả các vùng Mường (trong trường hợp gia đình yêu cầu thầy Mo. - Có trong lễ giỗ 3 ngày (của một số gia đình) ở vùng thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy. | Vì không có đủ thời gian (Tang lễ chỉ được phép tổ chức trong vòng tối đa là 48 giờ). |
- | Tìm chu, cổn chu, làm nhà cho Dịt Dàng | - Có trong lễ giỗ 10 ngày (của một số gia đình) ở vùng thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy. | Vì không có đủ thời gian (Tang lễ chỉ được phép tổ chức trong vòng tối đa là 48 giờ). |
- | Đốt nhà Dịt Dàng, xuất hiện con muông Tìl Wìl Tượng Wượng/ Đìl Wìl Đượng Wượng | - Có trong lễ giỗ 10 ngày (của một số gia đình) ở vùng thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy. | Vì không có đủ thời gian (Tang lễ chỉ được phép tổ chức trong vòng tối đa là 48 giờ). |
- | Săn muông Tìl Wìl Tượng Wượng/ Đìl Wìl Đượng Wượng | - Có trong lễ giỗ 1 tháng (của một số gia đình) ở vùng thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy. | Vì không có đủ thời gian (Tang lễ chỉ được phép tổ chức trong vòng tối đa là 48 giờ). |
5 | Mo lên trời | Chỉ có vùng huyện Lạc Sơn, một số ít của huyện Lạc Thủy và xã Nuông Răm của huyện Kim Bôi còn thực hiện, song bị giản lược đi nhiều đoạn mo nhòm đi kèm. | Vì không có đủ thời gian |
6 | Mo Nghìn họ | Tất cả các vùng Mường | Vì cảm thấy cần thiết, không thể bỏ qua |
7 | Mo Kẹ | Tất cả các vùng Mường | Vì cảm thấy cần thiết, không thể bỏ qua |
8 | Mo cuổi, lìa | Tất cả các vùng mường | Vì cảm thấy cần thiết, không thể bỏ qua |
9 | Mo đi chợ | Tấ cả các vùng Mường | Vì cảm thấy cần thiết, không thể bỏ qua |
10 | Mo Nhà xe | Chỉ còn ở xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc |
|
11 | Mo kể Vườn hoa núi cối ở vùng Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn Mo kể chuyện nàng Nga ở vùng Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy | Không còn ở các vùng mường. - Tuy nhiên có trong lễ giỗ 1 năm (của một số gia đình) ở vùng thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy. | Vì không có thời gian |
12 | Mo Nhòm | Chỉ còn một số ít đoạn mo nhòm được thực hiện. Việc này phụ thuộc vào thời gian cho từng đám và tùy thuộc vào thầy Mo (thầy Mo thấy còn có thời gian thì thực hiện) | Vì không có thời gian |
BIỂU SỐ LIỆU SỐ NGHỆ NHÂN MO MƯỜNG TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Huyện, thành phố | Số lượng | Tỷ lệ% |
Huyện Tân Lạc | 74 | 38,94% |
Huyện Lạc Sơn | 45 | 23,69% |
Huyện Kim Bôi | 18 | 9,48% |
Huyện Cao Phong | 15 | 7,9% |
Đà Bắc | 10 | 5,26% |
Lạc Thủy | 3 | 1,57% |
Yên Thủy | 3 | 1,57% |
Kỳ Sơn | 5 | 2,63% |
Lương Sơn | 8 | 4,21% |
Thành phố Hòa Bình | 5 | 2,63% |
Mai Châu | 4 | 2,1% |
Tổng cộng | 190 | 100% |
BIỂU DANH SÁCH NGHỆ NHÂN MO MƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
TT | HUYỆN | XÃ | XÓM | HỌ VÀ TÊN | TUỔI (năm sinh) | Năm bắt đầu thực hành nghề mo | HỌC TRÒ | Họ và tên học trò | Năm sinh của học trò | Địa chỉ của học trò |
1 | Cao Phong | Xuân Phong | Rú 1 | Bùi Trung Thành | 1957 | 2000 | 1 | Bùi Văn Sửng |
| Xóm Rủ 1, Xuân Phong |
2 | Cao Phong | Yên Lập | Quà | Bùi Văn Đông |
| 1976 | 1 | Bùi Văn Nhi |
| Xóm Quà, Yên tập |
3 | Cao Phong | Thu Phong | Thá | Bùi Văn Kệnh | 1942 | 1977 | 2 | Bùi Văn Điền | 1966 | Xóm Thá, Thu Phong |
Bùi Văn Dự | 1985 | Xóm Bưng, Thu Phong | ||||||||
4 | Cao Phong | Tây Phong | Bãi | Đinh Công Huynh | 1960 | 1988 | 0 |
|
|
|
5 | Cao Phong | Bắc phong | Má 1 | Bùi Văn Đính | 1956 | 1980 |
| Bùi Văn Tỉnh | 1977 | Xóm Má 1, Bắc Phong |
| Bùi Văn Đông |
| Xóm Má 1, Bắc Phong | |||||||
6 | Cao Phong | Tân Phong | Trang trên 1 | Bùi Văn Khỉu | 1949 | 1979 | 0 |
|
|
|
7 | Cao Phong | Xuân Phong | Rú | Bùi Xuân Điền | 1956 | 2000 | 0 |
|
|
|
8 | Cao Phong | Xuân Phong | Nhồi 3 | Bùi Văn Dung | 1942 | 1967 | 1 | Bùi Văn Đan |
| Xóm Nhối, Xuân Phong |
9 | Cao Phong | Xuân Phong | Rú 5 | Bùi Văn Chiển | 1971 | 2006 | 0 |
|
|
|
10 | Cao Phong | Yên Thượng | Đai | Bùi Văn Vượt | 1972 | 1993 | 0 |
|
|
|
11 | Cao Phong | Tây Phong | Lãi | Bùi Văn Nhân | 1959 | 1988 | 1 | Đinh Công Phú | 1980 | Xóm Lãi, xã Tây Phong |
12 | Cao Phong | Xuân Phong | Rú 4 | Bùi Quang Đạo | 1958 | 2000 | 0 |
|
|
|
13 | Cao Phong | Nam Phong | Trẹo ngoài 1 | Bùi Xuân Trường | 1956 | 1988 | 0 |
|
|
|
14 | Cao Phong | Dũng Phong | Đồng mới | Bùi Văn Bàng | 1964 | 1986 | 1 | Bùi Văn Anh | 1980 | Xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong |
15 | Cao Phong | Thung Nai | Đoàn Kết | Bùi Hữu Vượng | 1944 | 1996 | 1 | Bùi Văn Việt | 1966 | Xóm Đoàn Kết, Thung Nai |
16 | Kim Bôi | Nam Thượng | Bãi xe | Quách Công Thương | 1973 | 1990 | 1 | Hà Công Phóng | 1952 | Khai Hồi, Sào Báy |
17 | Kim Bôi | Sơn Thủy | Lốc | Bùi Văn Ái | 1948 | 2000 | 0 |
|
|
|
18 | Kim Bôi | Sơn Thủy | Khoang | Bùi Văn Chử | 1945 | 2010 | 0 |
|
|
|
19 | Kim Bôi | Nật Sơn | Bưa Cầu | Bùi Văn Tươi | 1955 | 2011 | 0 |
|
|
|
20 | Kim Bôi | Đú Sáng | Sáng Trong | Bùi Văn Minh | 1943 | 1983 | 0 | 0 |
|
|
21 | Kim Bôi | Sào Báy | Sào Bác | Quách Văn Đào | 1951 |
| 1 | Hà Công Tiêu | 1945 | Lầm trong, Nuông Răm |
22 | Kim Bôi | Cuối Hạ | Vọ | Bùi Văn Rậu | 1957 | 1974 | 1 | Bùi Văn Hưng | 1984 | Vọ, Cuối Hạ |
23 | Kim Bôi | Cuối Hạ | Nghĩa | Bùi Văn Ái | 1974 | 1995 | 1 | Bùi Văn Hài | 1971 |
|
24 | Kim Bôi | Nuông Răm | Lầm Trong | Hà Công Tiêu | 1946 | 1967 | 0 |
|
|
|
25 | Kim Bôi |
| Sim Trong | Hoàng Minh Chức |
| 1990 | 0 |
|
|
|
26 | Kim Bôi | Đú Sáng | Sáng Trong | Bùi Văn Chúc | 1952 | 1990 | 1 | Bùi Văn Thành | 1980 | Xóm Sáo, xã Đú Sáng |
27 | Kim Bôi | Hạ Bì | Sào | Nguyễn Văn Dần | 1962 | 1982 | 2 | Quách Căn Quỳnh |
| Xóm Sào, xã Hạ Bì |
| Bùi Văn Tiếp |
| Xóm Bãi, Kim Bình | |||||||
28 | Kim Bôi | Hùng Tiến | Ba Bị | Bùi trung Hiếu | 1952 | 1985 |
| Bùi Trung Thông | 1959 | Ba Bị, Hùng Tiến |
29 | Kim Bôi | Kim Tiến | Gò Mu | Quách Xuân Lội | 1957 | 1978 | 0 |
|
|
|
30 | Kim Bôi | Kim Truy | Dứng | Bùi Văn Hưng | 1960 | 1978 | 0 |
|
|
|
31 | Kim Bôi | Nuông Răm | Nuông Hạ | Bùi Huy Tiềm | 1980 | 2009 | 0 |
|
|
|
32 | Kim Bôi | Cuối Hạ | Pang | Quách Đinh Chót | 1949 | 2009 | 0 |
|
|
|
33 | Kim Bôi | Cuối Hạ | Nghìa | Bùi Văn Ươm | 1965 | 1992 | 0 |
|
|
|
34 | Tân Lạc | Gia Mô | Rên | Bùi Văn Lương | 1971 |
| 0 |
|
|
|
35 | Tân Lạc | Gia Mô | Rên | Bùi Văn Thực | 1961 | 2001 | 0 |
|
|
|
36 | Tân Lạc | Gia Mô | Rên | Cao Viết Lực | 1950 | 1979 | 3 | Cao Viết Nhảy | 1952 |
|
Cao Viết Đồng | 1984 |
| ||||||||
Cao Viết Trường | 1982 |
| ||||||||
37 | Tân Lạc | Địch Giáo | Kha | Bùi Tân Bính | 1966 |
|
| Bùi Văn Nguyết | 1956 | Xóm Chạo, xã Địch Giáo |
38 | Tân Lạc | Địch Giáo | Khạng | Đinh Công Soạn | 1956 | 1985 | 2 | Đinh Công Sạn | 1983 |
|
Đinh Công Mây | 1985 |
| ||||||||
39 | Tân Lạc | Thanh Hối | Tam 2 | Bùi Văn Đoàn | 1957 | 1985 | 0 |
|
|
|
40 | Tân Lạc | Thanh Hối | Cụ | Bùi Văn Quyến | 1973 | 1997 | 0 |
|
|
|
41 | Tân Lạc | Tuân Lộ | Cò | Đinh Công Phóng | 1948 | 1965 | 1 | Đinh Công Vinh | 1971 | Xóm Cò, Tuân Lộ |
42 | Tân Lạc | Tuân Lộ | Cò | Bùi Văn Kinh | 1959 | 1984 | 2 | Bùi Văn Lân | 1985 | Xóm Cò, Tuân Lộ |
| Đinh Mạnh Thường | 1977 |
| |||||||
43 | Tân Lạc | Phong Phú | Lầm | Bùi Văn Lựng | 1957 | 1985 | 1 | Bùi Văn Phận |
| Con trai |
44 | Tân Lạc | Phong Phú | Lồ | Bùi Văn Chiến | 1955 | 1955 | 1 | Bùi Văn Đăng | 1983 | Xóm Lồ, Phong Phú |
45 | Tân Lạc | Phong Phú | Mận | Bùi Văn Chúp | 1942 | 2000 |
| Bùi Văn Hượng |
| Con trai |
46 | Tân Lạc | Phú Cường | Khởi | Bùi Văn Sẩu | 1950 | 1990 | 1 | Bùi Văn Út | 1990 | Xóm Khởi, Phú Cường |
47 | Tân Lạc | Phú Cường | Vó | Bùi Văn Quynh | 1944 | 1969 |
| Bùi Văn Kiên | 1973 | Xóm Vó, Phú Cường |
48 | Tân Lạc | Phú Cường | Bái | Bùi Hồng Thanh | 1953 | 1988 | 1 | Bùi Văn Hải | 1970 | Xóm Bái, Phú Cường |
49 | Tân Lạc | Phú Cường | Vó | Bùi Văn Ục | 1956 |
|
|
|
|
|
50 | Tân Lạc | Quy Mỹ | Chiềng | Bùi Đặng Lươm | 1954 | 1985 | 1 | Bùi Văn Hạnh | 1973 | Xóm Chiềng, Quy Mỹ |
51 | Tân Lạc | Mãn Đức | Định | Bùi Văn Ợm | 1953 | 1989 | 0 |
|
|
|
52 | Tân Lạc | Mãn Đức | Bùi | Quách Văn Khơn | 1951 | 1997 | 0 |
|
|
|
53 | Tân Lạc | Mãn Đức | Định | Bùi Văn Chúc | 1939 | 1955 | 0 |
|
|
|
54 | Tân Lạc | Đông Lai |
| Bùi Văn Giảng | 1976 | 1998 | 0 |
|
|
|
55 | Tân Lạc | Đông Lai | Chông | Bùi Văn Chanh | 1977 | 2003 | 0 |
|
|
|
56 | Tân Lạc | Đông Lai | Bãi trong | Bùi Văn Nghĩa | 1973 | 1989 | 0 |
|
|
|
57 | Tân Lạc | Đông Lai | Chông | Bùi Duy Thiềm | 1979 | 2002 | 0 |
|
|
|
58 | Tân Lạc | Mỹ Hòa | Đon | Đinh Công Tỉnh | 1946 | 1979 | 3 | Bùi Văn Hung |
| Xóm Bụa, Mỹ Hòa (đã hành nghề) |
Bùi Văn Nhót |
| Xóm Chù, Mỹ Hòa | ||||||||
Đinh Văn Thịnh |
| Xóm Đon, Mỹ Hòa | ||||||||
59 | Tân Lạc | Mỹ Hòa | Bụa | Bùi Văn Hung | 1969 | 1989 | 2 | Bùi Văn Xầm |
|
|
| Đinh Đức Thịnh |
|
| |||||||
60 | Tân Lạc | Mỹ Hòa | Chuông | Đinh Văn Chiền | 1957 | 1985 | 1 | Bùi Văn Nậy |
| Xóm Ngay, Mỹ Hòa |
61 | Tân Lạc | Ngọc Mỹ | Cóc 1 | Bùi Thanh Tiền | 1968 | 1988 | 1 | Bùi Văn Thiện | 1984 | Xóm Cóc 1, Ngọc Mỹ |
62 | Tân Lạc | Ngọc Mỹ | Cóc | Bùi Văn Hiền | 1937 | 1990 | 0 |
|
|
|
63 | Tân Lạc | Tử Nê | Chùa | Bùi Văn Bằng | 1976 | 1997 | 0 |
|
|
|
64 | Tân Lạc | Phú Vinh | Kè | Bùi Văn Hiền | 1943 | 1971 | 3 | Đinh Công Bìu |
| Phú Vinh |
Bùi Văn Dung |
| Địch Giáo | ||||||||
Đinh Công Hiên |
| Phú Vinh | ||||||||
65 | Tân Lạc | Do Nhân | Sống | Đinh Thế Linh | 1957 | 1982 | 1 | Đinh Thế Dụng | 1984 | Xóm Sống, Do Nhân |
66 | Tân Lạc | Do Nhân | Khi | Bùi Đức Cử | 1956 | 1987 | 0 |
|
|
|
67 | Tân Lạc | Do Nhân | Sống | Bùi Văn Nhún | 1931 | 1965 |
| Đinh Thế Linh | 1957 | đã làm nghề |
68 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Đá 2 | Bùi Văn Khuya | 1966 | 2004 | 0 |
|
|
|
69 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Đá 2 | Bùi Văn Tạt | 1958 | 1990 | 0 |
|
|
|
70 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Tân Vượng | Bùi Văn Eo | 1956 | 2009 | 0 |
|
|
|
71 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Nghẹ 2 | Đinh Văn Lỉm | 1935 | 1952 | 0 |
|
|
|
72 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Đồi Mới | Bùi Văn Don | 1972 | 1992 | 0 |
|
|
|
73 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Bệ | Đinh Văn Chửng | 1966 | 2008 | 0 |
|
|
|
74 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Nghẹ | Bùì Văn Dệt | 1957 |
| 0 |
|
|
|
75 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Giang | Bùi Văn Chẩm | 1945 | 1991 | 0 |
|
|
|
76 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Úi | Bùi Văn Như | 1933 |
| 0 |
|
|
|
77 | Tân Lạc | Trung Hòa | Thung | Bùi Văn Ính | 1945 | 1978 | 1 | Bùi Văn Bểu | 1957 | Xóm Thung, Trung Hòa |
78 | Tân Lạc | Trung Hòa | Ong | Bùi Văn Nọi | 1953 | 2010 |
|
|
|
|
79 | Tân Lạc | Trung Hòa | Mè | Bùi Văn Cưa | 1940 | 1963 | 2 | Bùi Văn Mưởm | 1960 | Xóm Mè, Trung Hòa |
Bùi Văn Hưng | 1973 | Xóm Mè, Trung Hòa | ||||||||
80 | Tân Lạc | Trung Hòa | Đạy | Bùi Văn Nậu | 1973 |
| 0 |
|
|
|
81 | Tân Lạc | Trung Hòa | Đạy | Bùi Văn Dán | 1953 | 1985 | 0 |
|
|
|
82 | Tân Lạc | Địch Giáo | Bậy | Bùi Văn Ượm | 1948 |
| 0 |
|
|
|
83 | Tân Lạc | Địch Giáo | Mùn | Bùi Văn Xiên | 1951 | 1974 | 0 |
|
|
|
84 | Tân Lạc | Địch Giáo | Lạ | Bùi Văn Nhảu | 1971 | 2005 | 2 | Bùi Văn San | 1969 | Xóm Dọi, Tuân Lộ |
Bùi Văn Nhện | 1956 | Xóm Lạ, Địch Giáo | ||||||||
85 | Tân Lạc | Địch Giáo | Sung | Đinh Công Hậu | 1936 |
| 0 |
|
|
|
86 | Tân Lạc | Địch Giáo | Mùn | Bùi Văn Phin | 1934 | 1960 | 1 | Bùi Văn Phía | 1971 |
|
87 | Tân Lạc | Địch Giáo | Khạng | Đinh Công Banh | 1947 | 2002 | 0 |
|
|
|
88 | Tân Lạc | Địch Giáo | Khạng | Bùi Văn Sươn | 1942 |
| 0 |
|
|
|
89 | Tân Lạc | Đông Lai | Gà | Bùi Văn Mậu | 1967 | 1994 | 0 |
|
|
|
90 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Úi | Bùi Văn Dản | 1970 | 2005 | 0 |
|
|
|
91 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Đá 1 | Bùi Văn Mớc | 1970 | 2002 | 0 |
|
|
|
92 | Tân Lạc | Lỗ Sơn | Đá | Bùi Văn Suộn | 1951 |
| 0 |
|
|
|
93 | Tân Lạc | Phú Vinh | Láo | Đinh Công Ninh | 1947 | 1972 | 2 | Bùi Văn Biện | 1983 | Xóm Chỏi, Phú Vinh |
Đinh Công Yên | 1986 | xóm Láo, Phú Vinh | ||||||||
94 | Tân Lạc | Phú Vinh | Kè | Đinh Công Kiên | 1956 | 1980 | 1 | Đinh Công Gực | 1976 | Xóm Kè, Phú Vinh |
95 | Tân Lạc | Phú Vinh | Giác | Đinh Thanh Nhím | 1947 |
| 0 |
|
|
|
96 | Tân Lạc | Tuân Lộ | Bận | Bùi Văn Nây | 1936 |
| 1 | Bùi Văn Niên |
| Xóm Bận, Tuân Lộ |
97 | Tân Lạc | Tuân Lộ | Bận | Bùi Văn Nịch | 1946 | 2004 | 0 |
|
|
|
98 | Tân Lạc | Tuân Lộ | Thọng | Bùi VănTởng | 1938 | 1968 | 0 |
|
|
|
99 | Tân Lạc | Tuân Lộ | Bận | Bùi Văn Lếch | 1938 |
| 1 | Bùi Văn Nịch |
| (Đã hành nghề) |
100 | Tân Lạc | Gia Mô | Rén | Cao Viết Nhảy | 1952 | 1982 | 0 |
|
|
|
101 | Tân Lạc | Gia Mô | Đứng | Bùi Văn Hiên | 1948 | 1988 | 0 |
|
|
|
102 | Tân Lạc | Gia Mô | Rén | Bùi Văn Ót | 1963 | 1986 | 0 |
|
|
|
103 | Tân Lạc | Do Nhân | Sống | Bùi Văn Sơn | 1932 | 1967 | 1 | Bùi Văn Bỉnh | 1966 | Xóm Sống, Do Nhân |
104 | Tân Lạc | Phú Cường | Khiềng | Bùi Văn Nhậu | 1952 | 1982 | 2 | Bùi Văn Diệu |
| Xóm Khiềng, Phú Cường |
Bùi Văn Liên |
| Xóm Khiềng, Phù Cường | ||||||||
105 | Tân Lạc | Trung Hòa | Đạy | Bùi Văn Nậu | 1973 | 1981 | 1 | Bùi Văn Tiến |
| xóm Đạy, Trung Hòa (con trai) |
106 | Tân Lạc | Quy Mỹ | Ảo | Bùi Văn Nía | 1950 | 2000 | 0 |
|
|
|
107 | Tân Lạc | Quy Mỹ | Nước | Bùi Văn Thọ | 1971 | 2009 | 0 |
|
|
|
108 | Lạc Sơn | Định Cư | Bán | Bùi Văn Bài | 1955 | 1995 | 1 | Bùi Văn Khoạn |
| Xóm Bai, Định Cư |
109 | Lạc Sơn | Định Cư | Đôm Trong | Bùi Văn Dớt | 1956 | 1986 | 0 |
|
|
|
110 | Lạc Sơn | Yên Phú | Vành | Bùi Thị Nùng | 1934 | 2005 | 0 |
|
|
|
111 | Lạc Sơn | Yên Phú | Đá Mới | Bùi Văn Sịnh | 1963 | 1990 | 0 |
|
|
|
112 | Lạc Sơn | Yên Phú | Vành | Bùi Văn Vinh | 1943 | 2005 | 0 |
|
|
|
113 | Lạc Sơn | Quý Hòa | Ngọc | Quách Văn Phừn | 1953 | 1999 | 0 |
|
|
|
114 | Lạc Sơn | Quý Hòa | Dọi | Bùi Thanh Chợ | 1947 | 2003 |
| Bùi Văn Chúc |
| Xóm Dọi, Quý Hòa |
115 | Lạc Sơn | Nhân Nghĩa | Dằm Làng | Bùi Văn Lân | 1959 | 1995 |
| Bùi Văn Trường |
| Xóm Dằm, Nhân Nghĩa |
116 | Lạc Sơn | Xuất Hóa | Bầu | Bùi Văn Hải | 1962 | 1997 |
|
|
|
|
117 | Lạc Sơn | Bình Cảng | Trung | Bùi Văn Hổn | 1957 | 1980 |
|
|
|
|
118 | Lạc Sơn | Liên Vũ | Chiềng | Bùi Văn Sươm | 1942 | 1972 | 1 | Quách Văn Trận | 1949 | Xóm Chiềng, Lên Vũ |
119 | Lạc Sơn | Tân Mỹ | Câu | Bùi Văn Bịch | 1971 | 2001 |
|
|
|
|
120 | Lạc Sơn | Phúc Tuy | Chiếng rồng | Bùi Văn Quỳn | 1961 | 1984 | 2 | Bùi Văn Lân | 1963 | Xóm Chầm, Phú Lương |
Bùi Văn Hoàn | 1964 | Xóm Đảng, xã Chí Thiện | ||||||||
121 | Lạc Sơn | Miền Đồi | Báng | Bùi Văn Linh | 1960 | 1980 | 0 |
|
|
|
122 | Lạc Sơn | Binh Chân |
| Bùi Văn Đôn | 1966 | 2006 | 0 |
|
|
|
123 | Lạc Sơn | Ngọc Lâu | Xê 2 | Bùi Văn Vịnh | 1982 | 1995 | 0 |
|
|
|
124 | Lạc Sơn | Thượng Cổc | Râm | Bùi Văn Rửm | 1957 | 1990 | 0 |
|
|
|
125 | Lạc Sơn | Ân Nghĩa | Ngái | Bùi Văn Khít | 1937 | 2010 | 0 |
|
|
|
126 | Lạc Sơn | Ân Nghĩa | Tưa | Bùi Văn Mạch | 1931 | 2005 | 0 |
|
|
|
127 | Lạc Sơn | Hương Nhượng | Chum | Bùi Văn Khoa | 1938 | 1961 | 2 | Bùi Văn Quý |
| Xóm Chum, Hương Nhượng |
Bùi Văn Thành |
| Xôm Chum, Hương Nhượng | ||||||||
128 | Lạc Sơn | Hương Nhượng | Chum | Bùi Thế Ngưởng | 1955 | 2012 | 0 |
|
|
|
129 | Lạc Sơn | Tân Lập | Chiềng | Bùi Văn Nhự | 1940 | 1980 | 1 | Bùi Văn Bé | 1962 | Xóm Chiềng, Tân Lập |
130 | Lạc Sơn | Tân Lập | Đắc | Bùi Văn Biền | 1973 | 1994 | 0 |
|
|
|
131 | Lạc Sơn | Tân Lập | Đăc | Bùi Văn Ảng | 1962 | 1988 | 0 |
|
|
|
132 | Lạc Sơn | Tân Lập | Trại | Bùi Văn Trựn | 1937 | 1982 | 1 | Bùi Thanh Phiến | 1979 | Xóm Trại, Tân Lập |
133 | Lạc Sơn | Tuân Đạo | Rải | Bùi Văn Lương | 1985 | 2010 | 0 |
|
|
|
134 | Lạc Sơn | Tuân Đạo | Khụ | Bùi Văn Sủng | 1945 | 1975 | 0 |
|
|
|
135 | Lạc Sơn | Tuân Đạo | Đào | Bùi Văn Rằm | 1954 | 1971 | 1 | Bùi Văn Vin | 1983 |
|
136 | Lạc Sơn | Ngọc Sơn | Trung Sơn | Bùi Văn Von | 1958 | 1980 | 2 | Bùi Văn Kiền |
|
|
Bùi Văn Xiềm |
|
| ||||||||
137 | Lạc Sơn | Ngọc Sơn | Khú | Bùi Văn Trẻng | 1926 | 1942 | 1 | Bùi Văn Coi | 1935 | Xóm Khú, Ngọc Sơn (đã làm nghề) |
138 | Lạc Sơn | Ngọc Sơn | Khú | Bùi Văn Coi | 1935 | 1953 | 2 | Bùi Văn Thắng | 1998 | Xóm Khú, Ngọc Sơn |
Bùi Văn Ôn | 1990 | Xóm Khú. Ngọc Sơn | ||||||||
139 | Lạc Sơn | Văn Sơn | Trào | Bùi Văn Ích | 1948 | 1996 | 1 | Bùi Văn Khoan |
| Xóm Tre, Thượng Cốc |
140 | Lạc Sơn | Văn Sơn | Ráy | Bùi Văn Hữu | 1943 | 1980 | 2 | Bùi Văn Thỉn | 1971 | Xóm Ráy, Văn Sơn |
Bùi Văn Vừn | 1992 | Xóm Ráy, Văn Sơn | ||||||||
141 | Lạc Sơn | Bình Hẻm | Phướng 2 | Quách Văn Chìm | 1968 | 1994 | 1 | Quách Văn Thiệp |
| Phướng 2, Bình Hẻm (đã làm nghề) |
142 | Lạc Sơn | Mỹ Thành | Vó Cỏ | Bùi Văn Sổng | 1958 | 1991 | 0 |
|
|
|
143 | Lạc Sơn | Chí Đạo | Be Ngoài | Bùi Văn Nhan | 1956 | 1998 | 0 |
|
|
|
144 | Lạc Sơn | Chí Đạo | Man | Bùi Văn Khoáng | 1974 | 2009 | 0 |
|
|
|
145 | Lạc Sơn | Bình Chăn | Cổi | Bùi Văn Xanh | 1961 | 2010 | 0 |
|
|
|
146 | Lạc Sơn | Hương Nhượng | Bưng | Bùi Văn Cù | 1924 | 1950 | 0 |
|
|
|
147 | Lạc Sơn | Yên Nghiệp | Yên Kim | Bùi Văn Bởn | 1931 | 1985 | 0 |
|
|
|
148 | Lạc Sơn | Chỉ Đạo | Be dưới | Bùi Văn Ngong | 1940 | 1975 | 2 | Bùi Vân Đơ |
| Be trên, Chí Đạo |
Bùi Văn Sinh |
| Man, Chí Đạo | ||||||||
149 | Lạc Sơn | Tự Do | Kháy | Bùi Văn Kiên | 1974 | 1986 | 0 |
|
|
|
150 | Lạc Sơn | Bình Cảng | Thông | Bùi Văn Yếu | 1946 | 1996 | 0 |
|
|
|
151 | Lạc Sơn | Định Cư | Bán | Bùi Văn Ây | 1959 | 1979 | 0 |
|
|
|
152 | Lạc Sơn | Bình Hẻm | Phướng 2 | Quách Văn Thiệp | 1979 | 2008 | 0 |
|
|
|
153 | Lương Sơn | Trường Sơn | Bằng | Bùi Văn Chính | 1977 | 2007 | 0 |
|
|
|
154 | Lương Sơn | Cư Yên | Ao Đa | Hoàng Văn Rỏi | 1947 | 2000 | 0 |
|
|
|
155 | Lương Sơn | Cao Răm | Sáng | Bùi Ngọc Bằng | 1957 | 1990 | 0 |
|
|
|
156 | Lương Sơn | Cao Răm | Vai Đào | Bùi Văn Nhu | 1948 | 2000 | 0 |
|
|
|
157 | Lương Sơn | Lâm Sơn | Rổng Vòng | Đinh Thế Sinh | 1940 | 1965 | 0 |
|
|
|
158 | Lương Sơn | Trung Sơn | Bến Cuối | Bùi Văn Lịnh | 1957 | 1981 | 2 | Bùi Văn Toàn | 1990 | Bến Cuối, Trung Sơn |
Bùi Văn Thành | 1992 | Bến Cuối, Trung Sơn | ||||||||
159 | Lương Sơn | Long Sơn | Yên Lịch | Nguyễn Văn An | 1960 | 1986 | 0 |
|
|
|
160 | Lương Sơn | Thanh Lương | Sấu Hạ | Bùi Hải Yến | 1938 |
|
|
|
|
|
161 | Kỳ Sơn | Phúc Tiền | Đoàn Kết 1 | Nguyễn Văn Chiền | 1935 | 2010 | 0 |
|
|
|
162 | Kỳ Sơn | Dân Hạ | Đồng Bến | Nguyễn Văn Đức | 1933 | 1963 | 1 | Nguyễn Văn Nuôi |
|
|
163 | Kỳ Sơn | Dân Hạ | Rối | Đinh Văn Bậm | 1935 | 1989 | 0 |
|
|
|
164 | Kỳ Sơn | Độc Lập | Nội | Nguyễn Hữu Ích | 1956 |
|
|
|
|
|
165 | Kỳ Sơn | Độc Lập | Sòng | Nguyễn Văn Thọ | 1944 | 1974 |
| Nguyễn Văn Hợp | 1963 | Sòng, Độc Lập |
166 | TP Hòa Bình | Dân Chủ | Mát trên | Nguyễn Văn Tiện | 1941 | 1997 | 0 |
|
|
|
167 | TP Hòa Bình | Thái Bình | Tổ 14 | Bùi Văn Thanh | 1966 | 1987 | 1 | Nguyễn Thanh Dự | 1978 | Bưng 2, Thị trấn Cao Phong |
168 | TP Hòa Bình | Thổng Nhất | Gạo | Bạch Văn Liền | 1962 | 1987 | 1 | Bùi Văn Xưởng |
| Xóm Đúp, Kim Bôi |
169 | TP Hòa Bình | Thái Bình | Xóm trại T16 | Quách Văn Nhất | 1966 |
| 0 |
|
|
|
170 | TP Hòa Bình | Sù Ngòi | Xóm 2 | Nguyễn Văn Quê | 1957 | 1999 | 0 |
|
|
|
171 | Đà Bắc | Hiền Lương | Mái | Hà Viết Lơ | 1944 | 1993 | 0 |
|
|
|
172 | Đà Bắc | Hiền Lương | Dướng | Xa Tiến Thọ | 1969 | 2010 | 0 |
|
|
|
173 | Đà Bắc | Hào Lý | Quyết chiến 1 | Đinh Công Mận | 1973 | 2000 | 0 |
|
|
|
174 | Đà Bắc | Hào Lý | Hào Phú | Bùi Văn Huận | 1964 |
| 0 |
|
|
|
175 | Đà Bắc | Hào Lý | Quyết Chiến | Quách Công Chiến | 1942 | 1998 | 0 |
|
|
|
176 | Đà Bắc | Vầy Nưa | Vầy | Đinh Công Lạnh | 1947 | 1968 | 1 | Xa Văn Yêm | 1972 | Xóm Tham, Vầy Nưa |
177 | Đà Bắc | TT Đà Bắc | Mụ | Nguyễn Quốc Di | 1952 |
| 0 |
|
|
|
178 | Đà Bắc | TT Đà Bắc | Tổ 5 | Bùi Duy Thuận | 1947 |
| 1 | Hà Văn Bầu | 1956 | Mó Lu, Tu Lý |
179 | Đà Bắc | Cao Sơn | Sơn Phú | Đinh Văn Đụ | 1946 | 2005 | 0 |
|
|
|
180 | Đà Bắc | Toàn Sơn | Cha | Quách Công Quy | 1933 | 1973 | 1 | Quách Công Định | 1967 | Cha, Toàn Sơn |
181 | Mai Châu | Phúc Sạn | Xo Lo | Đinh Văn Phùng | 1948 |
| 0 |
|
|
|
182 | Mai Châu | Cun Pheo | Mượt | Đinh Công Vinh | 1971 |
| 0 |
|
|
|
183 | Mai Châu | Piềng Vế | Pạnh | Bùi Văn Dưng | 1970 | 2001 | 0 |
|
|
|
184 | Mai Châu | Ba Khan | Khan Thượng | Đinh Công Náy | 1956 | 1989 | 0 |
|
|
|
185 | Lạc Thủy | Hưng Thi | Thơi | Đinh Công Bần | 1937 | 1965 | 0 |
|
|
|
186 | Lạc Thủy | An Bình | Thắng Lợi | Bùi Văn Dương | 1964 | 1995 | 0 |
|
|
|
187 | LạcThùy | An Lạc | Minh Thành | Bùi Thanh Toàn | 1973 | 1998 | 0 |
|
|
|
188 | Yên Thủy | Lạc Lương |
| Bùi Xuân Đử | 1961 | 2006 | 0 |
|
|
|
189 | Yên Thủy | Đa Phúc |
| Bùi Văn Mẻo | 1952 | 2003 | 0 |
|
|
|
190 | Yên Thủy | Đa Phúc |
| Trương Đức Him | 1958 | 2010 | 0 |
|
|
|
- 1Quyết định 1899/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018-2023
- 2Quyết định 1515/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018-2020”
- 3Quyết định 28/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 4Quyết định 06/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 5Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2023
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 449/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 2295/QĐ-UBND năm 2016 phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình
- 11Quyết định 1899/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018-2023
- 12Quyết định 1515/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018-2020”
- 13Quyết định 28/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 14Quyết định 06/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 15Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2023
Quyết định 3015/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Hòa Bình ban hành
- Số hiệu: 3015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực