Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2019/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 19 tháng 07 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngầy 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
Căn cứ Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ;
Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 276/TTr-SXD ngày 10/5/2019 và Báo cáo thẩm định số 68/BC-STP ngày 18/4/2019 của Sở Tư pháp, sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của các thành viên UBND tỉnh Vĩnh Phúc và báo cáo tiếp thu giải trình của Sở Xây dựng tại Văn bản số 2265/SXD-CCGĐXD ngày 11/7/2019,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định đảm bảo an toàn các công trình thi công lân cận và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2019 và thay thế Quyết định số 23/2005/QĐ-UBND, ngày 17/8/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành Quy chế đảm bảo an toàn các công trình lân cận và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn, các chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẢM BẢO AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH LÂN CẬN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 30/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này áp dụng trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng và nhà ở, nhằm đảm bảo an toàn công trình lân cận, công trình hiện hữu liền kề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan quản lý nhà nước; các chủ đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng nhà ở; các Ban Quản lý dự án; nhà thầu khảo sát; nhà thầu thiết kế; nhà thầu thi công; nhà thầu giám sát thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Việc đảm bảo an toàn các công trình lân cận và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công các công trình phải thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn, vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ, Văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan, Quyết định của UBND tỉnh và bản quy định này.
2. Công tác thi công xây dựng công trình chỉ được thực hiện khi có thiết kế biện pháp thi công được chủ đầu tư phê duyệt đảm bảo an toàn các công trình lân cận và bảo vệ môi trường.
3. Phương án thi công, thiết bị thi công được chọn phải đảm bảo ít ảnh hưởng nhất đến công trình lân cận, môi trường xung quanh.
Điều 3. Đối với Chủ đầu tư và đơn vị được ủy thác quản lý dự án
1. Giai đoạn trước khi thi công:
Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn khi lập dự án phải khảo sát đầy đủ hiện trạng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thuộc phạm vi mặt bằng thi công và các công trình lân cận, liền kề để có biện pháp đảm bảo an toàn.
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ thông báo ngày khởi công, báo cáo thông tin công trình bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi xây dựng công trình và Sở Xây dựng, Sở quản lý các công trình xây dựng chuyên ngành để thực hiện việc quản lý, kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD và điểm a Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 26/2016/TT-BXD;
b) Phải phối hợp với chính quyền địa phương nơi đặt công trình xây dựng, lập hồ sơ khảo sát hiện trạng các công trình lân lận (hồ sơ khảo sát hiện trạng có thể được lập bằng cách chụp ảnh, đo vẽ, lập sơ đồ và cần lập thành biên bản có xác nhận của chủ sở hữu, chủ sử dụng và chính quyền địa phương), để theo dõi từ khi khởi công xây dựng công trình đến khi hoàn thành công trình, làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp, đền bù trong trường hợp do hoạt động xây dựng công trình của các chủ thể tham gia xây dựng gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận;
c) Nếu phải di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư phải liên hệ với cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành để được hướng dẫn và thống nhất biện pháp di chuyển. Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu khảo sát hiện trạng các công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật (kể cả công trình ngầm) cho đơn vị thiết kế để có giải pháp bảo vệ hoặc di dời trước khi thi công công trình;
d) Đối với các dự án thuộc diện phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hoặc xác nhận trước khi triển khai dự án; có trách nhiệm lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc tổ chức thực hiện các biện pháp pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;
e) Phải đặt ra những yêu cầu cụ thể về an toàn đối với công trình lân cận và vệ sinh môi trường trong nội dung hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu cần xem xét biện pháp tổ chức thi công để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công;
f) Khi hợp đồng với các Nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công công trình phải có nội dung yêu cầu đảm bảo an toàn các công trình lân cận, công trình ngầm và vệ sinh môi trường;
g) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; phê duyệt, chấp thuận thiết kế biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu thi công xây dựng bảo đảm an toàn cho công trình và cho các công trình lân cận trong vùng bị ảnh hưởng (Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; thiết kế biện pháp thi công trước khi chấp thuận);
h) Đối với công trình xây chen, có tầng hầm, công trình nhà ở riêng lẻ có công trình liền kề theo quy định tại Khoản 2, 4, Điều 15, Thông tư số 15/2016/TT-BXD, Chủ đầu tư, hộ gia đình phải có văn bản cam kết đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, công trình liền kề; Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 03 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m hộ gia đình được tự thiết kế, tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các ảnh hưởng đến các công trình liền kề, lân cận theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 và điểm a, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 05/2015/TT-BXD.
2. Giai đoạn thi công công trình.
a) Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát biện pháp thi công và công tác giữ gìn vệ sinh môi trường của Nhà thầu thi công. Theo dõi những tác động ảnh hưởng tới các công trình lân cận trong quá trình thi công, nếu phát hiện thi công có ảnh hưởng đến các công trình lân cận và làm ảnh hưởng về vệ sinh môi trường thì yêu cầu nhà thầu thi công phải dừng thi công để khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Khi thi công làm ảnh hưởng tới công trình lân cận, phải có trách nhiệm báo cáo với Sở Xây dựng và UBND cấp huyện (thành phố) nơi công trình đang thi công, tiến hành kiểm kê, đánh giá mức độ ảnh hưởng, lập giá đền bù đối với các công trình lân cận bị ảnh hưởng, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương sở tại, các cơ quan liên quan và nhà thầu thi công giải quyết sự việc.
Điều 4. Đối với Nhà thầu khảo sát
1. Nhà thầu khảo sát phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác khảo sát, đồng thời phải khảo sát đầy đủ hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thuộc phạm vi mặt bằng thi công và các công trình lân cận, liền kề để có biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình đã có.
2. Lập Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải thể hiện biện pháp bảo đảm an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực. Phải có biện pháp bảo vệ môi trường trong khu vực khảo sát. Phải hoàn trả mặt bằng sau khi khoan hoặc đào giếng khảo sát địa chất công trình, phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
3 . Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các công trình lân cận và ô nhiễm môi trường do đơn vị khảo sát gây ra.
Điều 5. Đối với Nhà thầu thiết kế
1. Thiết kế công trình phải tuân thủ quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn xây dựng được phép áp dụng, đảm bảo chất lượng công trình, không ảnh hưởng đến công trình lân cận như lún, nứt, biến dạng, nghiêng, đổ công trình, đồng thời đảm bảo đúng quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ các công trình giao thông, đường sắt, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; phù hợp với điều kiện thi công tại địa điểm xây dựng công trình; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ.
2. Phối hợp với Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công giải quyết, khắc phục các trường hợp gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận trong quá trình thi công.
3. Nhà thầu thiết kế phải thực hiện giám sát tác giả thường xuyên để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
4. Bồi thường thiệt hại do lỗi của Nhà thầu thiết kế gây ra làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận và ảnh hưởng môi trường xung quanh.
Điều 6. Đối với Nhà thầu thi công
1. Khi thi công các công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt, có kỹ thuật phức tạp, xây dựng công trình nhà cao tầng có tầng hầm, xây dựng các công trình có nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận khác (Công trình có các công việc như khoan, hạ thấp mực nước ngầm, đào đất, đóng cọc, ép cọc móng, thi công bằng lu, đầm...) nhà thầu xây dựng tuân thủ thực hiện theo các nội dung sau:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện khảo sát bổ sung để lập thiết kế biện pháp thi công bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề, lân cận (Tính toán phạm vi ảnh hưởng do biện pháp thi công gây ra ứng với các giai đoạn thi công để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp), chỉ được khởi công xây dựng khi đã có giải pháp thi công đảm bảo an toàn được chủ đầu tư phê duyệt, chấp thuận và có đủ các điều kiện khác theo quy định;
b) Trường hợp phạm vi hoạt động của máy, thiết bị thi công vượt khỏi mặt bằng công trường hoặc do điều kiện thi công, thiết bị thi công phải đặt ở ngoài phạm vi công trường tạo ra vùng nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng thì nhà thầu thi công xây dựng phải lập và trình chủ đầu tư phê duyệt biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình lân cận, báo cáo cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi thi công công trình;
c) Thi công công trình theo đúng thiết kế và biện pháp thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận; phối hợp với chủ đầu tư tiến hành kiểm tra các công trình lân cận trước khi khởi công; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hệ thống quan trắc biến dạng công trình và các công trình lân cận, liền kề, khi có dấu hiệu bất thường phải tạm dừng thi công và báo cáo cho Chủ đầu tư để tìm biện pháp xử lý, nếu cố tình không thông báo kịp thời để gây ra sự cố thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
2. Các công trình thi công dưới đường dây điện trên không hoặc gần trạm biến áp phải có biện pháp thi công đảm bảo an toàn hành lang lưới điện theo quy định.
3. Phải đảm bảo về điều kiện làm việc cho người lao động trong quá trình lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường trong quá trình thi công công trình;
a) Đối với công trình trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định
b) Vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn để hạn chế bụi, rơi vãi trên đường vận chuyển, đối với công trình xây dựng trong đô thị, khu đông dân cư phải bố trí xịt rửa tại trạm gác chắn khi xe ra khỏi công trường, bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
c) Thi công công trình giao thông qua khu dân cư phải có biện pháp thường xuyên tưới nước chống bụi, có biện pháp nấu nhựa khi thi công rải đường để hạn chế khí thải ô nhiễm môi trường;
d) Đối với các chất thải rắn phải được thu gom và vận chuyển đến nơi đổ theo quy định;
e) Các kho chứa chất thải nổ, hóa chất độc hại, nhiên liệu phục vụ thi công phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình lân cận theo quy định;
f) Không được để vật liệu lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm cản trở giao thông công cộng;
g) Hệ thống thoát nước công trường phải đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận;
h) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ, thiết bị an toàn, vệ sinh lao động... và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công; bồi thường thiệt hại do lỗi của nhà thầu thi công gây ra như nứt, lún, nghiêng, đổ vỡ, mất an toàn các công trình lân cận theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Đối với Nhà thầu tư vấn giám sát.
1. Có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công theo đúng thiết kế và biện pháp tổ chức thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận.
2. Kiểm tra, theo dõi, Phát hiện kịp thời và yêu cầu Nhà thầu thi công thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
3. Khi phát hiện các công trình lân cận bị ảnh hưởng do thi công gây ra phải thông báo kịp thời cho Chủ đầu tư và yêu cầu Nhà thầu thi công dừng thi công,
Điều 8. Giải quyết tranh chấp khi xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến công trình lân cận, liền kề.
1. Trình tự giải quyết thực hiện theo hướng dẫn giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng, quy định tại Khoản 2, Điều 22, Thông tư số 26/2016/TT-BXD, ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng.
2. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình có hành vi tổ chức thi công vi phạm các quy định về xây dựng, gây thiệt hại cho công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật) thì bị xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại theo quy định cụ thể tại Khoản 3 điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ và Điều 3 Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng.
Điều 9. Đối với các Sở, ngành liên quan.
Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh theo phân cấp chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các ngành liên quan hướng dẫn kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Quy định này.
Điều 10. Đối với UBND các huyện, thành phố.
1. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các phòng chức năng trực thuộc, thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện Quy định này.
2. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường, ảnh hưởng đến an toàn các công trình lân cận trên địa bàn.
Điều 11. Đối với UBND các xã, phường, thị trấn,
1. UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện Quy định này.
2. Thường xuyên giám sát, phát hiện các sai phạm đối với các công trình xây dựng trên địa bàn, yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình dừng thi công để xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp hoạt động xây dựng gây ảnh hưởng đến công trình lân cận và không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mọi tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 13/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 2Quyết định 21/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về mức bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất và di chuyển mồ mả khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 29/2022/QĐ-UBND quy định khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 4Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 5Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở
- 11Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
- 12Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 13Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 14Quyết định 13/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 15Quyết định 21/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Long An
- 16Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về mức bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất và di chuyển mồ mả khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 17Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 18Quyết định 29/2022/QĐ-UBND quy định khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 30/2019/QĐ-UBND quy định về đảm bảo an toàn công trình thi công lân cận và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 30/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Trì
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra