BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2988/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2020 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 1496/QĐ-TTg ngày 02/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Hoàng Minh Sơn giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị quyết số 440-NQ/BCSĐ ngày 08/10/2020 của Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và thực hiện nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng theo các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Thứ trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các quyết định của mình. Các Thứ trưởng thường xuyên báo cáo Bộ trưởng về chủ trương và tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng về những vấn đề quan trọng, phức tạp hoặc nhạy cảm trước khi quyết định.
3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các Thứ trưởng phối hợp, trao đổi và hỗ trợ nhau, đảm bảo mọi hoạt động của Bộ được thực hiện hiệu quả, đúng kế hoạch. Trường hợp không thống nhất được ý kiến giữa các Thứ trưởng khi xử lý công việc liên quan đến nhiều Thứ trưởng thì Thứ trưởng chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.
4. Bộ trưởng tham gia giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của Thứ trưởng khi có yêu cầu hoặc thấy cần thiết.
5. Bộ trưởng và các Thứ trưởng duy trì các cuộc họp giao ban lãnh đạo Bộ định kỳ hoặc đột xuất để phối hợp xử lý công việc.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo; tổ chức cán bộ.
c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ.
d) Trực tiếp phụ trách các địa bàn: Các thành phố trực thuộc Trung ương.
đ) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước; Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học; Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương, quân khu; Ủy viên thường trực Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Ủy viên Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo; Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em; Thành viên Hội đồng quy hoạch quốc gia; Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương; Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và các nhiệm vụ khác theo phân công của Đảng, Nhà nước.
e) Là chủ tài khoản số 1 của Bộ.
g) Thực hiện các nhiệm vụ của Thành viên Chính phủ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
2. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc
a) Phụ trách các lĩnh vực: Khoa học, công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến pháp luật; giáo dục quốc phòng và an ninh.
b) Phụ trách các đơn vị: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Cục Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam; Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của SEAMEO tại Việt Nam; Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;
c) Phụ trách các địa bàn: Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
d) Phụ trách các Đề án, Chương trình: Đề án Nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt - Lào; Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020.
đ) Tham gia các Ban chỉ đạo, Hội đồng quốc gia, Hiệp hội: Trưởng Ban Chỉ đạo chống khủng bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hội Cựu chiến binh Cơ quan Bộ; Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước (Đề án 165);
e) Là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
3. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ
a) Phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục phổ thông; giáo dục thường xuyên; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh.
b) Phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục Tiểu học; Vụ Giáo dục Trung học; Vụ Giáo dục thường xuyên; Cục Quản lý chất lượng; Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia.
c) Phụ trách các địa bàn: Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
d) Phụ trách các Đề án: Đề án Phát triển các trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020; Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020; Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020; Đề án Dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài; Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025.
đ) Tham gia các Ban chỉ đạo, Hội: Ủy ban quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam; Hội Khuyến học Việt Nam.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
4. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng
a) Phụ trách các lĩnh vực: Kế hoạch - tài chính ngành; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; thanh tra; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; xã hội hóa giáo dục; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; xuất bản; công tác Đảng và Đoàn thanh niên; công tác công đoàn cơ quan Bộ.
b) Phụ trách các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục; Cục Cơ sở vật chất; Thanh tra; Văn phòng Đảng - Đoàn thể; Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo; Viện Nghiên cứu thiết kế trường học; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
c) Phụ trách các địa bàn: Các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
d) Phụ trách các Đề án, Chương trình: Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 (Đề án 732); Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
đ) Tham gia các Ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; Ban Chỉ đạo điều hành giá; Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Ban Chỉ đạo Trung ương về đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; Hiệp hội Thiết bị Giáo dục Việt Nam; Thành viên Hội đồng chỉ đạo biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam.
e) Là chủ tài khoản số 2 của Bộ.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
5. Thứ trưởng Ngô Thị Minh
a) Phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục mầm non; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; thi đua - khen thưởng; giáo dục thể chất; giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; giáo dục dân tộc; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
b) Phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục Mầm non; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Giáo dục thể chất; Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục dân tộc.
c) Phụ trách các địa bàn: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
d) Phụ trách các Đề án: Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025; Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Đề án Phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú; Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025; Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025.
đ) Tham gia các Ban chỉ đạo, Ủy ban quốc gia, Ban, Hội: Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam; Ủy ban Quốc gia Phòng Chống tội phạm; Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; Ủy ban quốc gia vì sự phát triển bền vững; Hội Cựu giáo chức Việt Nam; Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid 19; Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam; Hội Thể thao học sinh Việt Nam.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
6. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn
a) Phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục đại học; phát triển ngành sư phạm; ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm định chất lượng giáo dục đại học; đảm bảo cơ sở vật chất và hoạt động của cơ quan Bộ; báo chí, truyền thông giáo dục.
b) Phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục Đại học; Cục Công nghệ thông tin; Văn phòng; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; Học viện Quản lý giáo dục; Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực.
c) Phụ trách các địa bàn: Các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
d) Phụ trách các Đề án: Đề án Đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (Đề án 89); Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 (Đề án 69).
đ) Tham gia các Ban chỉ đạo, Hội đồng quốc gia, Hiệp hội: Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam; Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật; Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Ban Chỉ đạo cải cách hành chính; Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Ban Chỉ đạo 896); Chủ tịch Hội đồng văn bằng, chứng chỉ của Bộ.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2727/QĐ-BGDĐT ngày 23/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, để bảo đảm yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh phân công nhiệm vụ của các Thứ trưởng cho phù hợp.
3. Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2076/QĐ-BTNMT năm 2014 về Quy chế phân công phối hợp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 1739/QĐ-BTTTT năm 2014 phân công nhiệm vụ triển khai trong Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Thông tư 39/2015/TT-BCA về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4Quyết định 2727/QĐ-BGDĐT năm 2020 về phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 3082/QĐ-BCT năm 2020 về điều chỉnh phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ Công thương
- 6Quyết định 1440/QĐ-BGDĐT năm 2021 về phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 1Quyết định 2076/QĐ-BTNMT năm 2014 về Quy chế phân công phối hợp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 1739/QĐ-BTTTT năm 2014 phân công nhiệm vụ triển khai trong Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4Thông tư 39/2015/TT-BCA về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 5Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 6Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 7Quyết định 3082/QĐ-BCT năm 2020 về điều chỉnh phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ Công thương
Quyết định 2988/QĐ-BGDĐT năm 2020 về phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Số hiệu: 2988/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/10/2020
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Phùng Xuân Nhạ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực