Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 298/2004/QĐ-UB | TP.Cần Thơ, ngày 05 tháng 10 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ KHU ĐÔ THỊ NAM CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đai 05 năm (2001-2005) tỉnh Cần Thơ;
Xét đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ là cơ quan thuộc UBND thành phố Cần Thơ, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý về đầu tư và xây dựng Khu đô thị Nam Cần Thơ theo đúng qui hoạch, kế hoạch và pháp luật.
Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ (sau đây viết tắt là Ban Quản lý Khu đô thị) chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND thành phố; đồng thời, có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định pháp luật về đầu tư và xây dựng.
Ban Quản lý Khu đô thị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Phạm vi do Ban Quản lý Khu đô thị quản lý được xác định theo ranh giới với diện tích 2.082 ha, được UBND tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ) phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 90/2002/QĐ-UB ngày 04 tháng 10 năm 2002 và Quyết định số 2207/QĐ-UB ngày 02 tháng 7 năm 2003.
Thời gian hoạt động của Ban Quản lý Khu đô thị cho đến khi hoàn thành việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị Nam Cần Thơ (sau đây viết tắt là Khu đô thị). Việc chấm dứt hoạt động của Ban Quản lý Khu đô thị sẽ do UBND thành phố xem xét, quyết định.
2. Ban Quản lý Khu đô thị có trách nhiệm giúp UBND thành phố tổ chức vận động đầu tư, thực hiện việc quản lý đầu tư theo cơ chế “một cửa” về đầu tư và xây dựng; đồng thời, phối hợp với các cơ quan trực thuộc UBND thành phố, UBND quận Cái Răng và các địa phương, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện việc quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định pháp luật.
3. Về lĩnh vực quản lý kiến trúc, quy hoạch:
3.1. Căn cứ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của Khu đô thị được duyệt, Ban Quản lý Khu đô thị tổ chức quản lý về triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết các dự án; phối hợp với các ngành chức năng tham mưu về lập và điều chỉnh quy hoạch chi tiết phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình UBND thành phố xem xét phê duyệt (quy trình lập và trình duyệt theo quy định của Nhà nước);
3.2. Tổ chức kiểm tra các đơn vị, nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định, công bố công khai các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; cắm các mốc giới quy hoạch ngoài thực địa; kiểm tra, giám sát việc xây dựng và kết nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc xây dựng và mẫu nhà trong Khu đô thị; phát hiện kịp thời các tổ chức và cá nhân vi phạm để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật;
3.3. Phối hợp với cơ quan quản lý kiến trúc xây dựng của thành phố công bố các mẫu nhà, thỏa thuận kiến trúc xây dựng quy hoạch đối với các dự án đầu tư và xây dựng theo sự hướng dẫn của Sở Xây dựng; trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ban hành Điều lệ quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị và môi trường theo quy hoạch và định hướng kiến trúc đô thị.
4. Về lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng:
4.1. Thống nhất quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư và xây dựng trong Khu đô thị theo đúng quy định Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm tra, giám sát các Chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch, tiến độ, chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về trách nhiệm và nghĩa vụ có liên quan trong quá trình đầu tư. Xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm trong đầu tư và xây dựng theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý đúng quy định pháp luật hiện hành;
4.2. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách và các giải pháp triển khai thực hiện trong quá trình đầu tư và xây dựng Khu đô thị, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định; các phương án thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật;
4.3. Phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức huy động vốn để triển khai thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật giáp ranh giữa các khu dân cư theo quy định của nhà nước và quy hoạch được duyệt;
4.4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND thành phố ghi kế hoạch vốn ngân sách đối với dự án do Nhà nước đầu tư trong Khu đô thị. Quản lý các dự án thuộc kế hoạch do UBND thành phố giao, trên cơ sở bảo đảm các thủ tục theo quy định pháp luật;
4.5. Tiếp nhận và thẩm tra các hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án đầu tư để trình cơ quan chức năng phê duyệt theo thẩm quyền;
4.6. Phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan thống nhất quản lý các dự án đầu tư trong việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, công viên, cây xanh,...) theo đúng quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước và tiến độ thời gian, đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật.
5. Về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai:
5.1. Phối hợp với cơ quan quản lý đất đai tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính và kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch;
5.2. Làm đầu mối phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Cái Răng và các cơ quan có chức năng trong việc quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục thu hồi đất và giao đất, giải phóng mặt bằng, các chính sách bồi thường thiệt hại, tái định cư và huy động quỹ đất ở theo quy định pháp luật hiện hành;
5.3. Giám sát, xử lý và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về việc sử dụng đất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
6. Về lĩnh vực quản lý khai thác và sử dụng công trình hạ tầng:
6.1. Làm đầu mối quản lý thống nhất các hoạt động đầu tư và xây dựng của các nhà đầu tư phát triển đô thị trong Khu đô thị;
6.2. Lập và lưu trữ hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật và hồ sơ hoàn công công trình theo quy định của pháp luật;
6.3. Kiểm tra, phát hiện hư hỏng, sự cố kỹ thuật để phối hợp với Nhà đầu tư có biện pháp sửa chữa, khôi phục kịp thời, bảo đảm chất lượng các công trình trong Khu đô thị;
6.4. Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng để duy trì chất lượng công trình theo định kỳ và kế hoạch hàng năm đối với những khu dân cư đã được nhà đầu tư bàn giao;
6.5. Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện khai thác sử dụng công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Nhà nước và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành Quy chế thu, quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí sử dụng các công trình công cộng, các dịch vụ trên địa bàn do các chủ đầu tư được phép khai thác theo quy định pháp luật;
6.6. Phối hợp với UBND quận Cái Răng, các phường và các cơ quan có liên quan lập đề án đặt tên đường và số nhà trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;
6.7. Phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để thực hiện về công tác an ninh, an toàn, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn Khu đô thị;
7. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện đầu tư và xây dựng Khu đô thị trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
8. Ngoài ra, Ban Quản lý Khu đô thị thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác có liên quan đến việc quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Khu đô thị do Chủ tịch UBND thành phố giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế:
1. Lãnh đạo:
Ban Quản lý Khu đô thị có Trưởng ban và các Phó trưởng ban. Trưởng ban là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về toàn bộ các hoạt động của Ban Quản lý Khu đô thị.
Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban phụ trách một số hoặc một số lĩnh vực công tác do Trưởng ban phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật về các nhiệm vụ công tác được giao.
2. Cơ cấu tổ chức:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Quản lý kiến trúc - quy hoạch và xây dựng;
- Phòng Quản lý khai thác cơ sở hạ tầng và môi trường;
- Phòng Quản lý sử dụng đất và tái định cư.
3. Biên chế:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Trưởng ban Ban Quản lý Khu đô thị phối hợp cùng với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định số lượng biên chế hàng năm.
- Việc bố trí cán bộ, công chức của đơn vị phải căn cứ vào nhu cầu, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạnh công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 70/2003/QĐ-UB ngày 17/11/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ và Quyết định số 29/2004/QĐ-UB ngày 02/01/2004 của UBND thành phố Cần Thơ.
Giao Trưởng ban Ban Quản lý Khu đô thị phối hợp cùng với Sở Nội vụ xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của đơn vị phù hợp với Quy chế hoạt động của UBND thành phố và các quy định hiện hành.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố, Chủ tịch UBND quận Cái Răng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ |
- 1Quyết định 134/2005/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý Cụm Công nghiệp-Khu dân cư đô thị mới Nhị Xuân trực thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 103/2001/QĐ-UB về thành lập Ban Quản lý đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 147/2002/QĐ-UB thành lập Ban quản lý dự án đâù tư và xây dựng khu đô thị Nam Trung Yên thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 4Quyết định 04/2011/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 298/2004/QĐ-UB thành lập Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ
- 5Quyết định 70/2003/QĐ-UB thành lập Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ
- 6Quyết định 29/2004/QĐ-UB về thành lập Ban Quản lý khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ
- 7Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2011 về thành lập Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ
- 8Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 04/2011/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 298/2004/QĐ-UB thành lập Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ
- 2Quyết định 70/2003/QĐ-UB thành lập Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ
- 3Quyết định 29/2004/QĐ-UB về thành lập Ban Quản lý khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 134/2005/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý Cụm Công nghiệp-Khu dân cư đô thị mới Nhị Xuân trực thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 103/2001/QĐ-UB về thành lập Ban Quản lý đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 147/2002/QĐ-UB thành lập Ban quản lý dự án đâù tư và xây dựng khu đô thị Nam Trung Yên thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Quyết định 90/2002/QĐ-UB về phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ do tỉnh Cần Thơ ban hành
- 7Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2011 về thành lập Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ
Quyết định 298/2004/QĐ-UB về thành lập Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ do Thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 298/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thanh Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra