Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 298/1999/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 28 tháng 10 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Giám đốc các sở: Khoa học Công nghệ và Môi trường tại Tờ trình số 648 ngày 27.10.1999, Tư pháp tại văn bản số 315/PQ-STP ngày 26.10.1999,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ. Những vấn đề khác chưa được quy định trong Quy chế này thì được thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm Pháp luật khác của Nhà nước ban hành.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động liên quan đến môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 298/QĐ-UB ngày 28/10/1999 của UBND tỉnh Lào Cai)
- Bảo vệ sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
- Giữ gìn môi trường sống luôn luôn được trong sạch, góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Hồng, sông Đà, sông Chảy.
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đảm bảo phát triển bền vững.
- Khuyến khích đầu tư tài chính, công nghệ tiên tiến để bảo vệ và cải thiện môi trường.
Điều 5. Một số thuật ngữ dùng trong quy chế này được hiểu theo nghĩa sau đây:
1. Bảo vệ môi trường: Là những hoạt động giữ cho Môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
2. Quản lý môi trường: Là biện pháp tổng hợp: Chính sách, Pháp luật, Kỹ thuật, Kinh tế tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu của con người vừa bảo đảm chất lượng môi trường.
3. Quan trắc môi trường: Là quá trình quan sát và đo đạc thường xuyên theo các mục tiêu xác định 1 hay nhiều chỉ tiêu về tình trạng vật lý, hóa học, sinh học của một hoặc nhiều yếu tố môi trường theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian và không gian.
4. Kiểm soát ô nhiễm: Là tổng hợp các hoạt động về Luật pháp, chính sách và công nghệ nhằm phòng ngừa và xử lý ô nhiễm đến một định chuẩn cần thiết.
5. Kiểm toán chất thải: Là quá trình khảo sát, phân tích một cách chi tiết quy trình công nghệ và chất thải của cơ sở sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu và loại bỏ các chất thải ngay từ các công đoạn sản xuất.
6. Đánh giá tác động môi trường: Là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về BVMT. Đánh giá tác động môi trường là công cụ phục vụ cho công tác quản lý môi trường.
7. Tổ chức: Là danh từ chung dùng để chỉ các cơ quan, các công ty, xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện, trường học, khách sạn, cơ sở dịch vụ… thuộc mọi thành phần kinh tế. Danh từ Tổ chức trong Quy chế này có thể được hiểu tương đương với “Đơn vị” hoặc “Cơ sở”.
8. Phát triển bền vững: Là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Hay nói một cách khác Phát triển bền vững là sự hài hòa giữa phát triển kinh tế bảo vệ môi trường lâu dài.
BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
I. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ:
IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN RỪNG, ĐA DẠNG SINH HỌC, DU LỊCH VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN:
V. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ TẬP TRUNG:
1. Xả đất đá, cát sỏi, xi măng, dầu mỡ, chất nhờn, hóa chất, rác và các chất gây ô nhiễm khác.
2. Độ ồn, độ rung, xả thải khói đen quá tiêu chuẩn cho phép.
Việc chở đất đá hoặc các vật liệu khác gây bụi trong khu vực đô thị và khu dân cư tập trung phải thực hiện các biện pháp che phủ kín và các quy định khác về an toàn.
VI. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP:
+ Đối với các cơ sở đang hoạt động phải lập Báo cáo “Đánh giá tác động môi trường” gửi cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT (Sở KHCN&MT Lào Cai) để xem xét, thẩm định và cấp giấy phép môi trường. Các cơ sở chỉ được phép hoạt động khi đã thực hiện các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT phê duyệt.
+ Đối với các dự án đầu tư, chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT có thẩm quyền thẩm định. Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những điều kiện không thể thiếu để cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc không cấp phép đầu tư xây dựng.
+ Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh có dự kiến nâng cấp, mở rộng sản xuất, thay đổi địa điểm, công nghệ thì phải xây dựng phương án đánh giá tác động môi trường và phải được cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT có thẩm quyền thẩm định.
+ Rác có nguồn gốc từ Silicat, kim loại …
+ Rác có nguồn gốc từ hữu cơ.
+ Rác có nguồn gốc từ Polyme, Composit …(nhựa)
+ Rác thải độc hại: Phóng xạ, hóa chất …
+ Rác thải bệnh viện (rác thải y tế).
Các cơ sở phải hợp đồng riêng với các Doanh nghiệp môi trường đô thị để tái sinh hoặc có biện pháp xử lý thích hợp. Nghiêm cấm mọi hành vi chuyển rác thải từ bất cứ nơi nào vào tỉnh Lào Cai.
Điều 33. Các cơ sở sản xuất công nghiệp phải thực hiện:
+ Áp dụng các công nghệ xử lý làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đảm bảo các chất thải ra đạt tiêu chuẩn cho phép.
+ Việc lắp đặt hệ thống, công nghệ xử lý môi trường tại nơi sản xuất phải có sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT của tỉnh.
+ Tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy trong việc tồn trữ các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất và phải có các biện pháp giảm thiểu các chất phát thải ra môi trường xung quanh.
VII. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN:
Điều 37. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và kinh doanh thuốc BVTV phải theo sự hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Không được dùng thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT ở thời điểm hiện hành.
VIII. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỨC XẠ.
PHÒNG CHỐNG, KHẮC PHỤC SUY THOÁI, Ô NHIỄM VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Tìm nguyên nhân gây ra.
2. Xác định chi phí cần thiết để khắc phục hậu quả. Các chi phí này do tổ chức, cá nhân gây ra hậu quả chịu trách nhiệm chi trả.
3. Trường hợp nghiêm trọng phải có ngay các hành động khắc phục đồng thời phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để có biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố một cách toàn diện, lâu dài.
4. Cơ quan chuyên trách về khắc phục sự cố môi trường có quyền huy động nhân, tài, vật lực và phương tiện của mình để khắc phục khẩn cấp sự cố môi trường.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
1. Hoạch định kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh và quyết định nguồn ngân sách cấp cho việc thực hiện bảo vệ môi trường.
2. Tạo các cơ chế, chính sách thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tiến hành BVMT trên địa bàn của tỉnh.
3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về BVMT của tỉnh, kiểm tra việc thực hiện các văn bản Pháp luật, quy định của Nhà nước và của tỉnh Lào Cai về công tác BVMT.
4. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch cụ thể về BVMT của tỉnh.
5. Chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, quản lý các công trình BVMT.
6. Chỉ đạo việc lập báo cáo Đánh giá Hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường báo cáo cấp có thẩm quyền.
7. Chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và hợp tác Quốc tế về BVMT của tỉnh.
8. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện BVMT, cải thiện Môi trường, phòng chống, khắc phục sự cố môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, hậu quả thiên tai.
9. Thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo phân cấp. UBND tỉnh chỉ phê duyệt và cấp Giấy phép đầu tư cho các Dự án, giấy phép xây dựng sau khi đã có quyết định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
10. Cấp và thu hồi các giấy phép trong lĩnh vực BVMT theo phân cấp.
11. Chỉ đạo và kiểm tra các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã của tỉnh về công tác BVMT, giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức Pháp luật về BVMT.
12. Kiến nghị Bộ KHCN&MT và trình HĐND tỉnh về các khoản thu phí và lệ phí BVMT.
13. Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm Pháp luật về BVMT tại địa phương theo phân cấp.
14. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về BVMT, tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo BVMT, xử lý các vi phạm Pháp luật về BVMT theo thẩm quyền.
15. Hợp tác Quốc tế và hợp tác với các tỉnh bạn trong lĩnh vực BVMT.
1. Phối hợp với các Sở, ban, ngành nghiên cứu xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành.
2. Xây dựng các biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch về BVMT của tỉnh và Bộ KHCNMT. Lập báo cáo đánh giá Hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường theo yêu cầu của UBND tỉnh và Bộ KHCNMT.
3. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu và ứng dụng các đề tài, dự án KHCN về môi trường do UBND tỉnh hoặc Bộ KHCNMT giao.
4. Tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp khắc phục, bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng chống và khắc phục hậu quả của các sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh.
5. Tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phân cấp hoặc do UBND tỉnh và Bộ KHCNMT ủy quyền. Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án/cơ sở chuyển cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
6. Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ trong việc cấp và thu hồi các loại giấy phép về môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về BVMT. Thông tin kịp thời các diễn biến về môi trường trong tỉnh. Định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, Bộ KHCNMT kết quả hoạt động BVMT ở địa phương.
8. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về BVMT, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền BVMT do UBND tỉnh và Bộ KHCNMT giao. Xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị UBND tỉnh xử lý các hành vi vi phạm Pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh.
9. Phối hợp với các Sở, ban ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã xây dựng phương án tổ chức thu phí và lệ phí về môi trường theo quy định của Pháp luật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
10. Thực hiện các chương trình hợp tác Quốc tế và hợp tác với các tỉnh bạn về BVMT do Bộ KHCNMT và UBND tỉnh giao.
11. Thực hiện việc lập các Trạm quan trắc địa phương theo yêu cầu của UBND tỉnh hoặc các Trạm quan trắc môi trường của Trung ương đóng tại địa phương theo yêu cầu của bộ KHCNMT.
Điều 48. Các Sở, ban ngành trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật về BVMT trong phạm vi quản lý của ngành.
2. Phối hợp với sở KHCNMT trong công tác kiểm tra, thanh tra các vấn đề có liên quan đến BVMT trong phạm vi của ngành.
3. Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về BVMT. Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến về BVMT trong các cơ sở của ngành.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch các công trình BVMT trong lĩnh vực ngành quản lý.
5. Định kỳ 6 tháng và đột xuất báo cáo về tình hình BVMT của ngành gửi về Sở KHCN&MT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
6. Tuyên truyền và phổ biến Pháp luật, phối hợp với các ngành chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến BVMT của các đơn vị do ngành quản lý.
Điều 49. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện, thị xã trong lĩnh vực BVMT:
1. Tổ chức thực hiện các văn bản, quy định Pháp luật của Nhà nước về BVMT trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Bố trí cán bộ theo dõi về công tác BVMT trên địa bàn (trong điều kiện không được tăng thêm biên chế). Hướng dẫn các đơn vị, cơ sở thuộc địa bàn quản lý lập “Bản kê khai các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường” để cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT thẩm định. Phối hợp với các ngành tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể về BVMT, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ BVMT ở địa phương.
3. Phối hợp với các ngành chức năng: Tổ chức quy hoạch, phát triển các công trình cấp thoát nước, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, trồng, và chăm sóc cây xanh vệ sinh môi trường đô thị: Thực hiện phòng chống, khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn quản lý; Quản lý các Doanh nghiệp môi trường đô thị đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Phối hợp với Sở KHCN&MT làm việc thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực BVMT trên địa bàn.
5. Tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về BVMT. Định kỳ 6 tháng báo cáo về các diễn biến môi trường trên địa bàn. Kịp thời báo cáo đột xuất: Các thiên tai, hỏa hoạn, sụt lở đất đá, cháy rừng, lũ lụt (gây thiệt hại về người và của), gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở KHCN&MT tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, HĐND và Bộ KHCN&MT.
Điều 50. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong lĩnh vực BVMT:
1. Tổ chức thực hiện các quy định Pháp luật về BVMT. Tạo điều kiện để các cơ quan Nhà nước thực hiện các chương trình kế hoạch nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực BVMT.
2. Tổ chức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường, phòng chống, khắc phục hậu quả suy thoái, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT. Cung cấp các thông tin về diễn biến môi trường tại địa phương với UBND cấp trên trực tiếp.
4. Tham gia cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về BVMT của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG CÔNG TÁC BVMT
Điều 51. Quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc BVMT:
1. Có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm Pháp luật về BVMT.
2. Có quyền kiến nghị việc xây dựng các biện pháp để bảo vệ môi trường ở địa phương.
3. Có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại do các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường theo quy định của Pháp luật.
4. Có nghĩa vụ tuân thủ Pháp luật về BVMT, hỗ trợ cho các cơ quan Nhà nước trong việc phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thanh tra, kiểm tra về BVMT thi hành nhiệm vụ. Có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý những vấn đề về môi trường.
6. Có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi gây tác hại đến môi trường làm thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.
Điều 53. Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về BVMT:
1. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện các biện pháp, phương án BVMT đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quy định, đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường, phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
2. Đóng góp tài chính BVMT, bồi thường thiệt hại do hành vi gây tổn hại môi trường của mình theo đúng quy định của Pháp luật.
3. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động của cơ sở mình về các quy định Pháp luật BVMT. Định kỳ báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT ở địa phương về hiện trạng môi trường nơi hoạt động của mình.
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CẤP VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
I. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Điều 54. Thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với các Dự án đầu tư.
Bước 1:
Chủ dự án cần tìm hiểu các quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo sự hướng dẫn của Sở KHCN & MT để xác định trách nhiệm phải thực hiện Luật BVMT ở một trong hai mức độ sau:
* Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
* Lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bước 2:
Việc xem xét hồ sơ dự án thực hiện theo Thông tư 490/1998/BKHCNMT ngày 29.4.1999 của Bộ KHCN&MT . Các dự án được phân thành 2 loại:
* Dự án loại I (gồm 25 loại hình) sẽ phải lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ lục 1A).
* Dự án loại II bao gồm tất cả các dự án còn lại sẽ phải được đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở tự xác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình. (Phụ lục 1B).
Bước 3:
Chủ dự án tùy theo mức độ yêu cầu sẽ phải có nội dung về môi trường tương xứng: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ (đối với dự án loại I) hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (đối với dự án loại II) và nộp cho Sở KHCN&MT xem xét.
Bước 4:
Thời gian xem xét “Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường” và cấp “Phiếu xác nhận” bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (đối với dự án loại II) hoặc văn bản chấp thuận báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ (đối với dự án loại I) không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ chậm nhất 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ Sở KHCN&MT có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư biết để điều chỉnh bổ sung hồ sơ.
UBND tỉnh chỉ cấp giấy phép đầu tư sau khi các dự án được Sở KHCN&MT xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (đối với các dự án loại II) hoặc có ý kiến bằng văn bản với các dự án bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án loại I).
Bước 5:
Sau khi được cấp phép đầu tư, chủ dự án (loại I) phải chịu trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết và nộp cho Sở KHCN&MT (trước khi được phép xây dựng). (Phụ lục 1C)
Bước 6:
Sở KHCN&MT xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết. Nếu báo cáo ĐTM chưa đạt yêu cầu thì trong vòng 5 ngày, Sở KHCN&MT sẽ có văn bản yêu cầu chủ dự án chỉnh sửa bổ sung.
Bước 7:
Khi hồ sơ nộp đầy đủ theo quy định (bao gồm: đơn xin thẩm định, 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường, 01 bản luận chứng kinh tế-kỹ thuật và phải nộp lệ phí thẩm định theo quy định). Sở KHCN&MT có trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo sự ủy quyền của Bộ KHCN&MT hoặc UBND tỉnh. Trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định, thì các báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ được Sở KHCN&MT chuyển đến các thành viên của Hội đồng trước để lấy ý kiến. Các ý kiến nhận xét gửi về Sở KHCN&MT (thường trực Hội đồng thẩm định) trước khi Hội đồng họp 5 ngày để tổng hợp.
Bước 8:
Kết luận thẩm định có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình lên được chấp thuận.
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình lên chưa hoàn chỉnh, chủ dự án cần phải điều chỉnh bổ sung.
+ Tác động của dự án là nghiêm trọng, các biện pháp khắc phục đưa ra không được chấp nhận và dự án này không được thực hiện.
Trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đại diện địa phương ở khu vực bị ảnh hưởng do thực hiện dự án, tùy trường hợp cụ thể sẽ được mời tham dự.
Thời gian thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không quá 2 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 9:
Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua, Sở KHCN&MT trình UBND tỉnh xem xét cấp Quyết định phê chuẩn cho dự án. Thời gian cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường không quá 10 ngày kể từ ngày Hội đồng thẩm định họp thông qua.
Sau khi có Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án mới được UBND tỉnh cấp giấy phép xây dựng.
1. Được áp dụng theo thông tư 1940/1997/TT- BKHCN&MT ngày 15.11.1997 của Bộ KHCN&MT về “Hướng dẫn thẩm định công nghệ các dự án đầu tư trong giai đoạn xem xét cấp giấy phép đầu tư”.
2. Đối với các thiết bị đã qua sử dụng phải thực hiện theo quyết định 2019/1997/QĐ-BKHCN&MT ngày 1.12.1997 của Bộ KHCN&MT “Quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng”.
Nội dung thẩm định đặc biệt lưu ý quá trình hoạt động của thiết bị phải đáp ứng được các yêu cầu về BVMT và an toàn lao động. Nghiêm cấm việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư vào tỉnh Lào Cai có khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường và an toàn lao động.
Điều 56. Thẩm định đối với các cơ sở đang hoạt động.
1. Các cơ sở đang hoạt động phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư 1420/MTg ngày 26.11.1994 của Bộ KHCN&MT. Tùy theo quy mô, địa điểm và công nghệ của cơ sở, phải thực hiện ở các mức độ sau:
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dưới dạng đơn giản là “Bản kê khai” các hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến môi trường (Phụ lục 2A).
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo mẫu phụ lục 2B).
2. Hồ sơ xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Đơn xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo mẫu).
+ 09 Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Thuyết minh hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
+ Nộp lệ phí thẩm định theo quy định.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục, cơ sở đưa ra các biện pháp đảm bảo về môi trường sẽ được thẩm định.
Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động là căn cứ để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định cơ sở phải đầu tư xử lý ô nhiễm đầu tư đổi mới công nghệ, buộc phải di chuyển địa điểm hoặc đình chỉ hoạt động.
II. THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
* Hồ sơ xin cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm (theo mẫu).
+ Báo cáo về công tác BVMT của cơ sở từ trước đến nay và kế hoạch sắp tới trong việc thực hiện công tác này.
+ Kết quả phân tích các chỉ tiêu thải đã qua xử lý bao gồm: Nước thải, khí thải tại nguồn, tiếng ồn ngoài hàng rào sản xuất, bụi, nhiệt độ …do một cơ quan chuyên trách đo đạc.
+ Biên bản kèm theo xác nhận rõ những chỉ tiêu thải nào đã đạt tiêu chuẩn Việt Nam, những vấn đề còn vướng mắc của cơ sở trong việc hoàn thiện và xử lý chất thải theo yêu cầu và thời gian quy định để cơ sở sản xuất đó phải thực hiện được (thời gian này tối đa là 18 tháng).
Trong thời hạn 1 tháng, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm cho cơ sở.
Kết quả của hoạt động kiểm soát ô nhiễm là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT tiến hành cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (giấy phép môi trường).
Điều 58. Thủ tục cấp, gia hạn và hiệu lực giấy phép về môi trường cho các cơ sở công nghiệp.
* Hồ sơ xin cấp giấy phép về môi trường bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép về môi trường (theo mẫu).
+ Bản kê khai hiện trạng về môi trường (theo mẫu).
+ Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với cơ sở phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT hoặc cơ quan Nhà nước được ủy quyền (đối với cơ sở phải kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường).
+ Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm của cơ quan Nhà nước về BVMT hoặc cơ quan Nhà nước được ủy quyền cấp cho cơ sở.
* Cấp giấy phép về môi trường:
Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và xét cấp giấy phép môi trường, nếu từ chối sẽ được thông báo bằng văn bản. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép về môi trường phải cấp giấy biên nhận đã tiếp nhận đủ hồ sơ. Trường hợp phải bổ sung số liệu, nội dung của hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép về môi trường yêu cầu cơ sở phải bổ sung, nếu quá thời hạn này coi là hồ sơ không hợp lệ.
* Thời hạn hiệu lực của giấy phép về môi trường
+ Đối với cơ sở công nghiệp có sử dụng chất độc hại, phóng xạ là 3 năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
+ Đối với cơ sở không sử dụng chất độc hại, chất phóng xạ thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
* Gia hạn và hiệu lực giấy phép về môi trường:
Giấy phép về môi trường được gia hạn hiệu lực nhiều lần, mỗi lần không quá 3 năm.
Trước khi giấy phép về môi trường hết hạn 6 tháng, chủ cơ sở phải làm đơn xin gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường.
* Hồ sơ xin gia hạn bao gồm:
- Đơn xin gia hạn (theo mẫu).
- Bản kê khai hiện trạng môi trường (theo mẫu).
- Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm của cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT phải xem xét và quyết định việc gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường cho cơ sở. Nếu không được chấp thuận thì cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở và phải nêu rõ lý do từ chối.
KIỂM TRA, THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 63. Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền:
1. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, các chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra.
2. Tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường.
3. Quyết định tạm thời đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường và phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ các hoạt động có thể gây sự cố môi trường.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về môi trường.
- Thanh tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất theo yêu cầu của cấp trên để phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BVMT.
- Thanh tra để xác minh lại hoặc phúc tra việc chấp hành các kiến nghị, quyết định được ghi trong biên bản sau thanh tra.
Điều 65. Đối tượng và nội dung thanh tra:
Thanh tra Sở KHCN&MT thực hiện quyền thanh tra về BVMT trong phạm vi địa phương với các nội dung và đối tượng sau:
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định về BVMT của các Sở, ngành và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BVMT của UBND các huyện, xã.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác các thành phần về môi trường của các tổ chức/cá nhân trong phạm vi địa phương.
3. Giúp Giám đốc Sở KHCN&MT giải quyết các khiếu nại – tố cáo các hành vi vi phạm Pháp luật về BVMT và tranh chấp môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của giám đốc.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI TRÌNH DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DỰ ÁN LOẠI I)
1. Công trình nằm trong hoặc kế cận các khu vực nhậy cảm về môi trường, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, di tích văn hóa, lịch sử có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
2. Quy hoạch:
2.1. Phát triển vùng;
2.2. Phát triển ngành;
2.3. Đô thị;
2.4. Khu công nghiệp/Khu chế xuất;
3. Về dầu khí:
3.1. Khai thác;
3.2. Chế biến;
3.3. Vận chuyển;
3.4. Kho xăng dầu (dung tích từ 20.000 m3 trở lên);
4. Nhà máy luyện gang thép, kim loại mầu (công suất từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên).
5. Nhà máy thuộc da (từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên).
6. Nhà máy dệt nhuộm (từ 20 triệu m vải/năm trở lên).
7. Nhà máy sơn (công suất từ 1000T sản phẩm/năm), chế biến cao su (công suất từ 10.000T sản phẩm/năm).
8. Nhà máy đường (công suất từ 100.000T mía/năm trở lên).
9. Nhà máy chế biến thực phẩm (công suất từ 1000T sản phẩm/năm).
10. Nhà máy đông lạnh (công suất từ 1000T sản phẩm/năm).
11. Nhà máy nhiệt điện (công suất từ 200MW trở lên).
12. Nhà máy bột giấy và giấy (công suất từ 40.000 tấn bột giấy/năm trở lên).
13. Nhà máy xi măng (công suất từ 1 triệu tấn xi măng/năm trở lên).
14. Khu du lịch, giải trí (diện tích từ 100 ha trở lên).
15. Sân bay.
16. Bến cảng (cho tàu trọng tải từ 10.000 DWT trở lên).
17. Đường sắt, đường ôtô cao tốc, đường ôtô (thuộc cấp I đến cấp II theo tiêu chuẩn (TCVN 4054-85) có chiều dài trên 50 km).
18. Nhà máy thủy điện (hồ chứa nước từ 100 triệu m3 nước trở lên).
19. Công trình thủy lợi (tưới, tiêu, ngăn mặn … từ 10.000 ha trở lên).
20. Xử lý chất thải (khu xử lý nước thải tập trung công suất 100.000m3/ngày đêm trở lên; bãi chôn lấp chất thải rắn).
21. Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng (tổng khối lượng khoáng sản rắn và đất đá từ 100.000m3/năm trở lên).
22. Lâm trường khai thác gỗ (tất cả).
23. Khu nuôi trồng thủy sản (diện tích từ 200 ha trở lên).
24. Sản xuất, kho chứa và sử dụng hóa chất độc hại (tất cả).
25. Lò phản ứng hạt nhân (tất cả).
* Dự án loại II bao gồm các dự án còn lại phải tiến hành lập Bản đăng ký đạt Tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở tự xác lập và phân tích báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình.
CÁC DỰ ÁN LOẠI I TRƯỚC KHI XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ PHẢI CÓ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ
(Giải trình về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường) theo nội dung dưới đây:
I. Thuyết minh tóm tắt những yếu tố chính ảnh hưởng tới môi trường.
1. Tư liệu về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án (chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, hệ sinh thái …). Nhận xét tổng quát mức độ ô nhiễm tại địa điểm sẽ thực hiện dự án.
2. Mô tả sơ đồ/quy trình công nghệ sản xuất, nguyên, nhiên liệu sẽ sử dụng, danh mục hóa chất…(nếu trong giải trình kinh tế kỹ thuật thuyết minh chưa rõ).
3. Khi thực hiện dự án, thuyết minh rõ những yếu tố chính sẽ ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động của dự án (ước lượng các loại: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn …). Dự đoán mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra đối với môi trường.
II. Đề xuất (tóm tắt) giải pháp khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến môi trường.
ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ (DỰ ÁN LOẠI II)
NỘI DUNG BẢN ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
Tên dự án:
Địa chỉ liên hệ:
Số điện thoại: ; Số Fax:
1. Mô tả địa điểm dự kiến triển khai các hoạt động của dự án
- Vị trí
- Diện tích mặt bằng
- Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác
- Hiện trạng sử dụng khu đất.
- Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước, nhu cầu nước/ngày đêm.
- Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm.
- Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án.
- Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn.
2. Tóm tắt công nghệ sản xuất (Lưu ý: nếu dự án bao gồm cả vùng khai thác và cung cấp nguyên liệu thì phải mô tả rõ các vấn đề liên quan.
- Tổng vốn đầu tư.
- Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu (tính chất, nhu cầu hàng năm, nơi cung cấp).
- Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu.
- Công suất.
- Sơ đồ dây chuyền sản xuất (Lưu ý: mô tả đầy đủ cả các công đoạn phụ trợ, xử lý nước cấp, máy phát điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát thiết bị…
- Đặc tính thiết bị
- Chất lượng sản phẩm
- Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
3. Các nguồn gây ô nhiễm
- Khí thải
+ Nguồn phát sinh
+ Tải lượng
+ Nồng độ các chất ô nhiễm
- Nước thải (Lưu ý: nêu rõ cả các thông số liên quan về nước làm mát nước tuần hoàn trong quá trình sản xuất).
+ Nguồn phát sinh
+ Tải lượng
+ Nồng độ các chất ô nhiễm
- Chất thải rắn
+ Nguồn phát sinh
+ Tải lượng
+ Nồng độ các chất ô nhiễm
- Sự cố do hoạt động của dự án (cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu)
+ Nguyên nhân nảy sinh
+ Quy mô ảnh hưởng
3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
- Hệ thống thu gom và xử lý khí thải:
+ Chiều cao ống khói
+ Đặc tính thiết bị xử lý
+ Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý
+ Hóa chất sử dụng (lượng, thành phần)
+ Các chất thải từ quá trình xử lý
+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
+ Đường thu gom và thoát nước
+ Kết cấu bể xử lý
+ Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý
+ Hóa chất sử dụng (lượng, thành phần)
+ Các chất thải từ quá trình xử lý
+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành
- Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn:
+ Kết cấu bể/ kho lưu giữ chất thải rắn
+ Quy trình vận chuyển
+ Kỹ thuật xử lý (phơi khô, đóng rắn, chôn lấp; thiêu hủy; làm phân bón…
+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và xử lý
- Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy
- Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố:
+ Thiết bị
+ Quy trình
+ Hóa chất sử dụng
+ Hiệu quả
+ Dự kiến kinh phí mua thiết bị, tập dượt định kỳ.
5. Chương trình giám sát môi trường:
+ Vị trí giám sát
+ Các chỉ tiêu giám sát
+ Tần suất giám sát
+ Dự kiến kinh phí thực hiện
6. Cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng
- Tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng nếu tiêu chuẩn Việt Nam không có (tên nước, năm ban hành, cơ quan ban hành, hiệu lực áp dụng). (Lưu ý: kèm theo bản sao toàn bộ nội dung tiêu chuẩn)
- Thời gian hoàn thành công trình xử lý
- Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
| (Nơi lập bản đăng ký) ngày tháng năm 199 |
NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ (DỰ ÁN LOẠI I)
I. Mô tả sơ lược dự án
1. Tên dự án
2. Tên chủ dự án, cơ quan xây dựng Luận chứng kinh tế-kỹ thuật hoặc văn bản có giá trị tương đương của dự án.
3. Nội dung cơ bản của dự án. Lợi ích kinh tế, xã hội mà dự án có khả năng đem lại.
4. Tiến độ thực hiện dự án.
5. Chi phí cho dự án. Dự kiến tiến độ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
II. Hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án
1. Mô tả khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan tại địa điểm thực hiện dự án.
2. Mức độ ô nhiễm hiện tại ở khu vực thực hiện dự án.
III. Tác động của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
1. Mô tả tác động của việc thực hiện dự án đến từng yếu tố môi trường tại địa điểm thực hiện dự án.
Trình bày tính chất, phạm vi, mức độ, diễn biến theo thời gian của từng tác động (tùy theo tình hình nếu có).
A. Tác động đối với thành phần môi trường: Thủy quyển, khí quyển, thạch quyển, đất …
B. Tác động đối với các dạng sinh học và các hệ sinh thái
1. Tài nguyên sinh học ở dưới nước.
2. Tài nguyên sinh học ở trên cạn.
C. Tác động đối với các hoạt động kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật:
1. Cung cấp nước.
2. Giao thông vận tải.
3. Nông nghiệp
4. Thủy lợi.
5. Năng lượng.
6. Khai khoáng.
7. Công nghiệp.
8. Thủ công nghiệp.
9. Sử dụng đất vào các mục tiêu khác nhau.
10. Giải trí, bảo vệ sức khỏe.
D. Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người:
1. Hoạt động kinh tế khác, hoạt động xã hội.
2. Các di tích văn hóa lịch sử.
3. Diễn biến tổng hợp về môi trường trong trường hợp thực hiện dự án.
Phân tích diễn biến tổng hợp về môi trường theo từng phương án thực hiện dự án.
- Các xí nghiệp nhỏ do địa phương quản lý.
- Các tổ hợp, hợp tác xã sản xuất.
- Các hộ gia đình có sản xuất các loại sản phẩm (ngoài sản xuất nông nghiệp), sửa chữa các loại thiết bị - công cụ, ở lẫn trong khu vực dân cư.
- Các kho hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón, trạm xăng dầu.
- Các bến xe, bến cảng liên tỉnh.
- Các trạm xá, bệnh viện huyện/quận.
- Các lò giết mổ gia súc, gia cầm cung cấp thực phẩm tại chỗ.
- Các loại hình sản xuất, dịch vụ khác …nếu có ảnh hưởng đến môi trường.
BẢN KÊ KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1. Tên cơ sở sản xuất:
2. Họ và tên chủ cơ sở:
3. Địa chỉ:
4. Diện tích mặt bằng dành cho sản xuất (m2):
5. Khoảng cách gần nhất đến hộ dân cư xung quanh (m):
6. Loại hình SXKD:
7. Tên các loại sản phẩm tính theo năm:
8. Số lượng người tham gia:
9. Các loại năng lượng sử dụng tính theo năm: Số lượng (T/năm; KW)
- Dầu
- Củi
- Than
- Điện
10. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất (m3/ngày đêm).
11. Các loại chất thải trong hoạt động SXKD:
a) Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Bụi.
- Các loại khí độc.
- Tiếng ồn và độ rung động.
Đã có hệ thống hoặc bộ phận thu khói – bụi chưa?
b) Nguồn nước thải:
- Tổng lượng nước thải (m3/ngày đêm).
- Các chất lẫn trong nước thải: Cặn bẩn, dầu mỡ, hóa chất, chất hữu cơ dễ thối rữa …
- Nước thải chảy vào đâu? (cống, rãnh chung; ao; hồ; sông ngòi …)
- Đã có biện pháp xử lý chưa? Nếu có, biện pháp gì?
c) Rác thải (chất thải rắn).
- Loại rác thải (kim loại, chất dẻo, bao bì …)
- Số lượng thải (m3/ngày đêm).
- Đã có biện pháp thu gom chưa? Nếu có biện pháp gì?
12. Thời gian sản xuất (quanh năm, theo mùa vụ, những tháng cao điểm).
13. Những bệnh mà người trực tiếp sản xuất hay mắc phải.
14. Tự đánh giá về nguồn gây ô nhiễm chính và dự kiến khắc phục:
16. Cam kết các hoạt động SXKD của cơ sở từ ngày tháng năm 1999 không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh và đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo quy định./.
| Ngày tháng năm 1999 |
NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG
I. Mở đầu
1. Mục đích báo cáo.
2. Tình hình tài liệu, số liệu căn cứ của báo cáo.
3. Tóm tắt quá trình hoạt động, công suất, nguyên liệu, sản phẩm, doanh thu, đời sống công nhân.
II. Sơ lược về quá trình hoạt động của cơ sở, công nghệ và hiệu quả hoạt động của cơ sở …
III. Mô tả hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện của cơ sở:
- Yếu tố vật lý: Đất, nước, không khí …
- Yếu tố sinh vật, các hệ sinh thái thủy vực và trên cạn …
- Cơ sở hạ tầng: Cấp, thoát nước; Giao thông vận tải; Thủy lợi …
- Các điều kiện kinh tế xã hội và sức khỏe cộng đồng…
IV. Đánh giá tác động đến môi trường của cơ sở:
Đánh giá tác động do hoạt động của cơ sở đến các yếu tố môi trường chung.
- Tác động đến không khí ở xung quanh cơ sở.
- Nước: Tác đồng đến các nguồn nước (nước thải, nước mặt, nước ngầm …)
- Tiếng ồn do cơ sở gây nên.
- Đất: mức độ gây ô nhiễm, xói mòn, nghèo kiệt …
- Hệ sinh thái: Hệ sinh thái cụ thể, mức độ suy thoái, hủy diệt …
- Chất thải rắn: Biện pháp xử lý đã có chưa ? Mức độ gây ô nhiễm của chất thải rắn.
- Cảnh quan lịch sử: Mô tả cảnh quan lịch sử ở gần cơ sở và mức độ ảnh hưởng do hoạt động của cơ sở tác động đến …
- Cơ sở hạ tầng: Tác động do hoạt động của cơ sở đối với cơ sở hạ tầng chung và của chính cơ sở.
- Giao thông: Tác động của cơ sở đối với hệ thống giao thông chung ở địa phương …
- Sức khỏe cộng đồng: Các hậu quả ô nhiễm môi trường do cơ sở gây nên đối với sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và cộng đồng dân cư xung quanh.
- Các ảnh hưởng khác có liên quan đến hoạt động của cơ sở …
Với từng yếu tố cần được định lượng và so sánh với các tiêu chuẩn cho phép của Nhà nước.
Với những yếu tố không thể định lượng được, thì định tính và phân theo mức độ: Nặng, trung bình, nhẹ, chưa rõ …
Đánh giá chung những tổn thất về môi trường, các mặt lợi, hại về kinh tế - xã hội.
V. Phương án giải quyết về mặt môi trường
Nêu rõ các phương án công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý, yêu cầu cụ thể về thời gian và kinh phí thực hiện.
IV. Kết luận và kiến nghị:
- Những kết luận chủ yếu.
- Những kiến nghị về các phương án và biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cực gây ra của cơ sở đang hoạt động.
- 1Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Nghị định 175-CP năm 1994 hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 4Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 5Nghị định 26-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
- 6Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp năm 1996
- 7Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
- 8Thông tư liên tịch 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn Chỉ thị 199/TTg về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường-Bộ Xây Dựng ban hành
- 9Thông tư 1940/1997/TT-BKHCNMT hướng dẫn thẩm định công nghệ các Dự án đầu tư trong giai đoạn xem xét cấp giấy phép đầu tư do Bộ Khoa Học, Công Nghê và Môi Trường ban hành
- 10Quyết định 2019/1997/QĐ-BKHCNMT Quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng do Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 11Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường ban hành
- 12Thông tư 1420/MTg năm 1994 hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 13Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 14Thông tư 54/1999/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 04/1999/NĐ-CP về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 481/QĐ.UB năm 1995 về Quy định tiêu chuẩn tạm thời bảo vệ môi trường ở tỉnh Lào Cai
Quyết định 298/1999/QĐ-UB ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 298/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Giàng Seo Phử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra