Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2979/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 03 tháng 11 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025; vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Căn cứ Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Căn cứ Quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025;

Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 953/TTr-BDT ngày 31/10/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2022.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện có tên tại các Phụ lục kèm theo Kế hoạch và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ủy ban Dân tộc;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ VN tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN (Th).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 2979/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Chương trình) năm 2022;

- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành, địa phương trong việc thực hiện các dự án của Chương trình năm 2022;

- Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các huyện vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong triển khai thực hiện Chương trình năm 2022.

2. Yêu cầu

- Xây dựng tiến độ cụ thể thực hiện các nội dung dự án của Chương trình năm 2022;

- Xây dựng nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các Sở, Ban, ngành, địa phương trong việc thực hiện hiện các dự án của Chương trình năm 2022;

- Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, địa phương; phát huy vai trò của người có uy tín trong phổ biến, tuyên truyền các dự án của Chương trình năm 2022.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU NĂM 2022

1. Mục tiêu chung năm 2022

Tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo thứ tự ưu tiên:

- Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt;

- Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai;

- Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định từ bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm sinh kế bền vững;

- Đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu; trong đó ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong lộ trình giai đoạn 2021-2025; một số dự án đặc thù như: Trung tâm y tế huyện Nam Trà My, chợ huyện Tây Giang, các điểm định canh định cư tập trung ở địa phương thường xuyên xảy ra thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng của Nhân dân;

- Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia;

- Quan tâm công tác truyền thông, tuyên truyền và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến;

- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

2. Một số chỉ tiêu trọng tâm năm 2022

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số năm giảm trên 3%[1].

- Số hộ được sắp xếp, ổn định dân cư 160 hộ;

- Triển khai xây dựng mới và sửa chữa 209 công trình các loại;

- Giải quyết đất ở cho 257 hộ;

- Hỗ trợ hộ chưa có nhà, xóa nhà tạm cho 84 hộ;

- Thực hiện giao khoán, bảo vệ ổn định 54.557 ha rừng tự nhiên cho nhân dân quản lý bảo vệ; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung 4.346 ha; trồng mới 1.220 ha rừng sản xuất, lâm sản ngoài gỗ và hỗ trợ gạo cho 2.204 hộ/8.989 nhân khẩu.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

a) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt tập trung.

b) Kinh phí thực hiện: 58.400 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư: 54.183 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 4.217 triệu đồng[2]), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 54.163 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 50.347 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 3.816 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 4.237 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 3.836 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 401 triệu đồng).

c) Tổ chức thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Dự án và trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư;

- UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất;

- Ngân hàng Chính sách xã hội thự hiện cho vay vốn tín dụng theo quy định hiện hành.

2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

a) Nội dung thực hiện:

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các điểm định canh định cư tập trung.

- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình sắp xếp, ổn định dân cư.

b) Kinh phí thực hiện: 29.314 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 18.635 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 10.679 triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 26.944 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 17.280 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 9.664 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 2.370 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 1.355 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 1.015 triệu đồng).

c) Tổ chức thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án và trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư;

- UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

a) Nội dung thực hiện

- Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân:

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch; hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; hỗ trợ trồng rừng sản xuất và lâm sản ngoài gỗ; hỗ trợ trồng rừng phòng hộ; trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.

Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Kinh phí thực hiện: 70.218 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển:  6.907 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 63.311 triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 63.608 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 6.394 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 57.214 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 6.610 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 513 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 6.097 triệu đồng);

c) Tổ chức thực hiện:

- Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân:

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án;

UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành tỉnh liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện.

. UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách theo quy định hiện hành.

Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.

. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện phương án phát triển dược liệu và phê duyệt dự án; xây dựng, đề xuất cơ chế quản lý, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu và hướng dẫn tổ chức thực hiện ở địa phương;

. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư;

. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách đối với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn triển khai các hoạt động thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và và trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư;

. Sở Công Thương hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

. UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nội dung liên quan theo định kỳ, đột xuất.

4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

Tiểu Dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nội dung thực hiện:

- Nội dung số 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Nội dung số 02: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Kinh phí thực hiện: 144.370 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 136.795 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 7.575 triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 133.878 triệu đồng (gồm: kinh phí đầu tư phát triển: 127.023 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 6.855 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 10.492 triệu đồng (gồm: kinh phí đầu tư phát triển: 9.772 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 720 triệu đồng);

c) Tổ chức thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn chung về tổ chức thực hiện Tiểu dự án và hướng dẫn thực hiện Nội dung số 01; chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế hướng dẫn các địa phương rà soát danh mục đầu tư bảo đảm không trùng lặp về nội dung, nguồn vốn trên cùng một địa bàn và trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư;

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Nội dung số 02;

- UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Nội dung thực hiện:

- Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú;

Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Nội dung số 01: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc;

Nội dung số 02: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học.

- Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;

Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số;

Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Xây dựng các mô hình đào tạo nghề, giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo;

Hỗ trợ đào tạo nghề;

Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát đánh giá.

- Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc;

Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước;

Thực hiện nâng cao năng lực chuyên sâu phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các nhóm địa bàn;

Hỗ trợ chuyển đổi số và nâng cao khả năng học tập, chia sẻ kinh nghiệm trực tuyến cho cán bộ triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp...;

b) Kinh phí thực hiện: 62.018 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển:

42.861 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 19.157 triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 57.059 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 39.792 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 17.267 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 4.960 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 3.069 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 1.891 triệu đồng).

c) Tổ chức thực hiện:

- Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án và trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao;

UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện và trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao;

UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.

UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án và trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao;

UBND huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

a) Nội dung thực hiện:

- Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;

- Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận;

- Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể;

- Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một (các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc cụ, kiến trúc truyền thống, trang phục truyền thống, các môn thể thao truyền thống, tiếng nói, chữ viết và các giá trị khác văn hóa khác);

- Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù các dân tộc thiểu số, mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số; mô hình xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số; mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng);

- Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư;

- Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống;

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu;

- Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số để cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số;

- Tổ chức Ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

b) Kinh phí thực hiện: 11.407 triệu đồng (gồm: kinh phí đầu tư phát triển: 8.898 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 2.509 triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 10.522 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 8.268 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 2.254 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 885 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 630 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 255 triệu đồng).

c) Tổ chức thực hiện:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư;

- UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

a) Nội dung thực hiện:

- Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số.

b) Kinh phí thực hiện: 8.761 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 5.808 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 2.953 triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 8.059 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 5.397 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 2.662 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 702 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 411 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 291 triệu đồng).

c) Tổ chức thực hiện:

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.

- UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

a) Nội dung thực hiện:

- Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em;

- Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị:

- Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

b) Kinh phí thực hiện: 7.294 triệu đồng[3], trong đó:

Kinh phí sự nghiệp Trung ương: 6.561 triệu đồng;

Kinh phí sự nghiệp tỉnh đối ứng: 733 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án và trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao;

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và địa phương liên quan trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao;

- UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

a) Nội dung thực hiện

- Tiểu dự án 1. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

Đối với các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn: Hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng chăn nuôi, phát triển sản xuất thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt. Trường hợp xác định vật nuôi hoặc cây trồng khác phù hợp với địa phương, thực hiện đầu tư và tính quy đổi giá trị từ bò hoặc gà nhưng tổng kinh phí hỗ trợ/hộ không thay đổi so với hạn mức được giao.

- Tiểu dự án 2. Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Công tác truyền thông;

Duy trì và triển khai mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nhân rộng các mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc tham gia thực hiện Dự án;

Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện mô hình, dự án và thực hiện các chính sách.

b) Kinh phí thực hiện: 21.749 triệu đồng, trong đó:

Kinh phí sự nghiệp Trung ương: 19.666 triệu đồng;

Kinh phí sự nghiệp tỉnh đối ứng: 2.083 triệu đồng;

c) Tổ chức thực hiện

- Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.

UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn bảo đảm không trùng lắp đối tượng, nội dung với các Dự án, Tiểu dự án khác thuộc Chương trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan xác định đối tượng, địa bàn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án và trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao thực hiện;

Sở Y tế hướng dẫn về chuyên môn của nội dung giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thuộc Tiểu dự án;

UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

a) Nội dung thực hiện:

- Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín;

Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số;

Nội dung số 03: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị, Hội thảo, buổi làm việc trực tuyến của Ban Chỉ đạo tỉnh và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo tỉnh liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;

Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự;

Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi thực hiện, khung kết quả của Chương trình;

Xây dựng, thí điểm, tập huấn và vận hành phần mềm giám sát đánh giá, đảm bảo thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin giám sát và đánh giá phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý Chương trình;

Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho các địa phương, gồm cả cơ quan chủ trì và các ban ngành tham gia tổ chức thực hiện Chương trình;

Tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình;

Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng. Tổ chức giám sát, phản biện xã hội đối với các chính sách của Chương trình;

Tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm Chương trình tại một số địa bàn phù hợp;

Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở cấp tỉnh và các cấp địa phương.

b) Kinh phí thực hiện: 9.028 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 5.294 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 3.734 triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 8.200 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 4.880 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 3.320 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 828 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 414 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 414 triệu đồng).

c) Tổ chức thực hiện

- Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín.

. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan hướng dẫn tổ chức thực và trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao thực hiện;

. UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.

. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện và trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao;

. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dung thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

. UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện;

. UBND cấp huyện có liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

- Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án và trực tiếp thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao (trừ nhiệm vụ do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện);

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”;

Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn thực hiện nội dung “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

- Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

Ban Chỉ đạo tỉnh lựa chọn và tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm ở cấp tỉnh, huyện và xã tại một số địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình để kịp thời tham mưu ban hành, điều chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện;

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí Trung ương và tỉnh đối ứng: 422.560 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 279.381 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 143.179 triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 388.660 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 259.381 triệu đồng, kinh phí sự nghiệp: 129.379 triệu đồng);

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 33.900 triệu đồng (gồm, kinh phí đầu tư phát triển: 20.000 triệu đồng[4], kinh phí sự nghiệp: 13.900 triệu đồng).

(Chi tiết tại các Phụ lục I, II kèm theo)

2. Kinh phí huyện đối ứng: Thực hiện theo Điều 16 Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 23/7/2022 của HĐND tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn các địa phương liên quan triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án được giao chủ trì;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương liên quan.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tham mưu nguồn vốn đối ứng hằng năm đối với nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành hướng dẫn cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình đối với nguồn vốn đầu tư phát triển.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tham mưu nguồn vốn đối ứng hằng năm đối với nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chủ trì xây dựng quy định về cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.

4. Các Sở, Ban, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến quản lý, điều hành, hướng dẫn các địa phương liên quan triển khai tổ chức thực hiện Chương trình; tổ chức kiểm tra, giám sát; nghiên cứu tham mưu ban hành cơ chế, chính sách giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình.

5. UBND các huyện có liên quan xây dựng Kế hoạch hằng năm và tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn. Bố trí nguồn vốn đối ứng thực hiện chương trình theo đúng tỷ lệ quy định tại Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư phát triển; tận dụng các tiềm năng, lợi thế vùng và vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội.

6. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có)./.

 

PHỤ LỤC II.

DỰ KIẾN DANH MỤC CÔNG TRÌNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KT-XH VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 2979/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

TT

Dự án/ nội dung

ĐVT

Số lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng

Trong đó

NS Trung ương

NS tỉnh (12%/ tổng NS Trung ương)

NS huyện (3%/tổng NS Trung ương)

 

TỔNG CỘNG

 

 

285.458,83

259.381,20

19.999,23

7.404,49

 

TÂY GIANG

 

 

54.096,95

50.103,00

3.816,95

1.503,09

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

8.851,67

8.002,00

609,61

240,06

1

Đất ở

hộ

105

4.645,96

4.200,00

319,96

126,00

2

Nước sinh hoạt thôn Axưr (K'la 2), xã Dang

CT

1

2.473,98

2.236,50

170,38

67,10

3

Nước sinh hoạt thôn Arooi-Ating, xã Gari

CT

1

1.731,73

1.565,50

119,26

46,97

II

Dự án 2: Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ dân tộc thiểu số còn du canh, du cư, dân di cư tự do và những nơi cần thiết

 

 

5.840,64

5.280,00

402,24

158,40

1

Mở rộng mặt bằng thôn Atu I (70 hộ): hạng mục: San nền, các hạng mục dân sinh, xã Ch'ơm

CT

1

5.840,64

5.280,00

402,24

158,40

III

Tiểu dự án 2, Dự án 3: Hỗ trợ PTSX theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MT

 

 

2.778,73

2.512,00

191,37

75,36

1

Vườn ươm Ba kích

Vườn ươm

1

1.451,31

1.312,00

99,95

39,36

2

Vườn ươm Đảm sâm

Vườn ươm

1

1.327,42

1.200,00

91,42

36,00

IV

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

 

 

25.327,36

24.095,00

1.835,61

722,85

1

Nâng cấp cải tạo cánh đồng Chuôr, xã Axan

CT

1

2.320,44

2.097,70

159,81

62,93

2

Đường giao thông từ ĐH4 (ĐT606) đi mặt bằng thôn T'râm, hạng mục: Mặt đường và các công trình trên tuyến, xã Axan

CT

1

795,68

719,30

54,80

21,58

3

Chợ Trung tâm huyện Tây Giang

CT

1

6.630,23

5.993,80

456,62

179,81

4

Cầu treo đi khu sản xuất Adăl, thôn Cr'toonh (thôn Xà ơi II cũ, dài 90m), xã Avương

CT

1

2.983,59

2.697,20

205,48

80,92

5

Đường giao thông đi khu sản xuất Auốt (Ga’nil-Agriíh), xã Axan; Hạng mục: Mặt đường và các công trình trên tuyến (chiều dài 2,9km)

CT

1

2.983,59

2.697,20

205,48

80,92

6

Nâng cấp, sửa chữa đường giao thông từ thôn K’xêêng đến khu sản xuất (thôn cũ); hạng mục: Nền đường (6km), xã Dang

CT

1

2.983,59

2.697,20

205,48

80,92

7

Đường giao thông từ thôn Apát đi khu sản xuất Zamul

CT

1

1.657,50

1.498,40

114,15

44,95

8

Trụ sở xã Dang, hạng mục: Sân nền, tường rào, cổng ngõ, xã Dang

CT

1

1.326,09

1.198,80

91,33

35,96

9

Đường giao thông từ Arui (cũ) đi khu sản xuất Gớp, xã Dang

CT

1

2.320,55

2.097,80

159,81

62,93

10

Nhà sinh hoạt cộng đồng gắn với phòng chống thiên tai thôn thôn Adốc, xã Bhalêê

CT

1

1.326,09

1.198,80

91,33

35,96

11

Nhà sinh hoạt cộng đồng gắn với phòng chống thiên tai thôn thôn Cr'toonh, xã Avương

CT

1

 

1.198,80

91,33

35,96

V

Tiểu dự án 1, Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

9.276,44

8.386,00

638,86

251,58

1

Trường PTDTBT TH Ch'ơm, hạng mục: Nhà đa năng, xã Ch'ơm

CT

1

2.281,09

2.062,13

157,10

61,86

2

Trường PTDTBT TH xã Dang, hạng mục: 10 phòng, xã Dang

CT

1

3.193,53

2.886,98

219,94

86,61

3

Trường PTDTBT Tiểu học Axan, hạng mục: Nhà đa năng, xã Axan

CT

1

1.900,91

1.718,44

130,91

51,55

4

Trường PTDTBT Tiểu học Tr'hy, hạng mục: Nhà đa năng, xã Tr'hy

CT

1

1.900,91

1.718,44

130,91

51,55

VI

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

 

 

1.662,59

1.503,00

114,50

45,09

1

Nâng cấp cải tạo Làng truyền thống C'tu, xã Atiêng

CT

1

1.662,59

1.503,00

114,50

45,09

VII

Tiểu dự án 2, Dự án 10: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

359,51

325,00

24,76

9,75

1

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để chuyển đổi số

CT

1

359,51

325,00

24,76

9,75

 

BẮC TRÀ MY

 

 

35.249,29

31.866,00

2.427,31

955,98

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

8.634,14

7.805,26

594,73

234,16

1

Đất ở

hộ

45

1.991,21

1.800,00

137,21

54,00

2

Sửa chữa, nâng cấp HTNSH Suối Dú, thôn 2 Trà Đốc

CT

1

387,50

350,00

27,00

10,50

3

Hệ thống nước sinh hoạt tổ 5 thôn 3 Trà Bui

CT

1

1.068,51

966,90

72,60

29,01

4

Hệ thống nước sinh hoạt Suối Part Trà Giáp

CT

1

648,58

586,00

45,00

17,58

5

Hệ thống nước sinh hoạt thôn Long Sơn

CT

1

809,48

732,50

55,00

21,98

6

Nước sinh hoạt khu dân cư Tam Số, Trà Nú

CT

1

494,63

446,24

35,00

13,39

7

Sửa chữa, nâng cấp, mở rộng hệ thống nước sinh hoạt Suối Xa, thôn 2 Trà Nú

CT

1

530,48

480,00

36,08

14,40

8

Hệ thống nước sinh hoạt trung tâm xã Trà Ka

CT

1

2.087,47

1.888,97

141,83

56,67

9

Hệ thống nước sinh hoạt Nóc Bà Cúc, thôn 4 xã Trà Giác

CT

1

616,29

554,65

45,00

16,64

II

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MT

 

 

18.149,35

16.407,54

1.249,58

492,23

1

Cầu vượt lũ thôn 1 xã Trà Giang

CT

1

2.939,73

2.657,60

202,40

79,73

2

Đường từ nhà bà Xiên đến nóc Tư Dênh thôn Long Sơn xã Trà Sơn

CT

1

1.496,59

1.352,96

103,04

40,59

3

Đường giao thông qua Mrup, xã Trà Kot

CT

1

2.565,58

2.319,36

176,64

69,58

4

Đường GTNT thôn 3, xã Trà Đốc

CT

1

1.352,27

1.222,50

93,10

36,67

5

Nâng cấp đường GTNT xã Trà Bui; đoạn từ ngã tư Bình Quyền đến nhà ông Tuấn thôn 5, Trà Bui

CT

1

2.458,68

2.222,72

169,28

66,68

6

Chợ Trà Bui

CT

1

1.603,49

1.449,60

110,40

43,49

7

Đường GTNT từ trường tiểu học Lý Tự Trọng đến cầu bản Trạm y tế xã Trà Giác

CT

1

1.457,04

1.317,20

100,32

39,52

8

Đường GTNT xã Trà Giáp; đoạn từ nhà ông Minh đến nhà ông Bường, ông Sơn thôn 1;

CT

1

2.672,48

2.416,00

184,00

72,48

9

Nhà Văn hóa, kết hợp phòng tránh thiên tai thôn 1 xã Trà Giáp

CT

1

1.603,49

1.449,60

110,40

43,49

III

Tiểu dự án 1, Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

6.345,29

5.736,20

437,00

172,09

1

Nâng cấp, mở rộng CSVC Trường PTDTBT TH Trà Bui

CT

1

3.314,06

2.995,20

229,00

89,86

2

Nâng cấp, mở rộng CSVC trường học Tiểu học Trần Cao Vân

CT

1

741,13

671,00

50,00

20,13

3

Nâng cấp, mở rộng CSVC trường PTDTBT TH -THCS Bán Trú Trần Phú

CT

1

2.290,10

2.070,00

158,00

62,10

IV

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

 

 

1.662,59

1.503,00

114,50

45,09

1

Đầu tư đường đi bộ điểm du lịch nóc Sơ rơ, Trà Bui

CT

1

1.662,59

1.503,00

114,50

45,09

V

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

457,92

414,00

31,50

12,42

1

Đầu tư hạ tầng,trang thiết bị công nghệ thông tin tại các điểm hổ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT tại cấp xã để phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo ANTT

CT

1

457,92

414,00

31,50

12,42

 

NAM TRÀ MY

 

 

48.854,53

44.165,00

3.364,58

1.324,95

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

3.321,86

3.003,00

228,77

90,09

1

Nước sinh hoạt nóc Tắk Rân T2 Trà Cang

CT

1

3.321,86

3.003,00

228,77

90,09

II

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

 

 

5.530,91

5.000,00

380,91

150,00

1

ĐCĐC tập trung Mô Tiêu thôn 1 Trà Linh

CT

1

5.530,91

5.000,00

380,91

150,00

III

Dự án 3: Hỗ trợ PTSX theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MT

 

 

2.778,73

2.512,00

191,37

75,36

1

Đầu tư cơ sở hạ tầng vườn sâm Tak Ngo - Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện Nam Trà My

CT

1

2.778,73

2.512,00

191,37

75,36

IV

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MT

 

 

22.678,94

20.502,00

1.561,88

615,06

1

N/cấp đường từ Đ1/K8 vào làng Ô.Deo Trà Dơn

CT

1

2.654,84

2.400,00

182,84

72,00

2

NC đường vào KDC làng Ngọc Lê, T4, Trà Nam

CT

1

2.544,22

2.300,00

175,22

69,00

3

Đường GT kết nối KDC làng ô.Bình, T3 Trà Dơn

CT

1

2.654,84

2.400,00

182,84

72,00

4

Nâng cấp đường giao thông đi KDC Tu Du, Tu Chân, thôn 1 Trà Cang

CT

1

2.544,22

2.300,00

175,22

69,00

5

Nâng cấp đường vào điểm định canh định cư tập trung thôn 3, xã Trà Leng

CT

1

1.216,80

1.100,00

83,80

33,00

6

Nâng cấp đường vào thôn 3 Trà Vinh

CT

1

2.654,84

2.400,00

182,84

72,00

7

NC đường GT vào KDC làng ô.Sinh, T1, Trà Vân

CT

1

2.433,60

2.200,00

167,60

66,00

8

Đường giao thông kết nối vùng dược liệu KDC Tắc Vinh đi KDC Tu Ron, Trà Nam

CT

1

2.212,36

2.000,00

152,36

60,00

9

Đường GT kết nối KDC làng Măng Ổi Trà Tập

CT

1

2.015,46

1.822,00

138,80

54,66

10

Nước sinh hoạt KDC làng ông Tiêu, thôn 2 Trà Leng

CT

1

796,45

720,00

54,85

21,60

11

Nước sinh hoạt KDC làng Tăk Pổ thôn 2, Trà Tập

CT

1

951,32

860,00

65,52

25,80

V

Tiểu dự án 1, Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

7.283,10

6.584,00

501,58

197,52

1

Phòng công vụ giáo viên bổ sung, nâng cấp

Phòng

14

1.054,19

953,00

72,60

28,59

2

Phòng ở nội trú học sinh BT, NT bổ sung, n/cấp

Phòng

15

1.129,41

1.021,00

77,78

30,63

3

Nhà ăn nhà bếp bổ sung, nâng cấp.

Phòng

1

300,88

272,00

20,72

8,16

4

Nhà kho chứa lương thực bổ sung, nâng cấp

Phòng

3

702,43

635,00

48,38

19,05

5

Công trình vệ sinh, nước sạch bổ sung, nâng cấp

Phòng

2

690,26

624,00

47,54

18,72

6

Phòng học thông thường, phòng học bộ môn bổ sung, nâng cấp

Phòng

18

3.301,95

2.985,00

227,40

89,55

7

Các công trình phụ trợ khác (Sân chơi, bãi tập, vườn ươm, ….) bổ sung, nâng cấp

Phòng

1

103,98

94,00

7,16

2,82

VI

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

 

 

832,96

753,00

57,37

22,59

1

Làm nhà đón khách , nhà xe, nhà vệ sinh

CT

1

832,96

753,00

57,37

22,59

VII

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

 

 

5.970,06

5.397,00

411,15

161,91

 

Xây mới Bệnh viện đa khoa huyện Nam Trà My

CT

1

5.970,06

5.397,00

411,15

161,91

VIII

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

457,96

414,00

31,54

12,42

 

Xây dựng dữ liệu số về văn hóa, cảnh báo thiên tai

CT

1

457,96

414,00

31,54

12,42

 

PHƯỚC SƠN

 

 

35.104,69

31.735,00

2.417,64

952,05

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

9.872,67

8.925,00

679,92

267,75

1

Đất ở

nhà

101

4.468,98

4.040,00

307,78

121,20

2

Nước sinh hoạt trung tâm xã Phước Chánh

CT

1

2.359,49

2.133,00

162,50

63,99

3

Hệ thống nước sinh hoạt thôn Lao Đu xã Phước Xuân

CT

1

3.044,21

2.752,00

209,65

82,56

II

Tiểu dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&M

 

 

19.050,67

17.222,00

1.312,01

516,66

1

Điện khu giãn dân thôn 1 Phước Năng (Có trạm biến áp)

CT

1

663,71

600,00

45,71

18,00

2

Điện khu giãn dân thôn 2 Phước Năng

CT

1

608,40

550,00

41,90

16,50

3

Xây mới 04 phòng 02 tầng trường mẫu giáo liên xã Năng - Mỹ (điểm trường Phước Năng)

CT

1

663,71

600,00

45,71

18,00

4

Trường TH&THCS xã Phước Năng; hạng mục: phòng chức năng, vệ sinh giáo viên

CT

1

774,33

700,00

53,33

21,00

5

Trường tiểu học liên xã Chánh - Công

CT

1

4.172,52

3.772,00

287,36

113,16

6

Nước sinh hoạt thôn 3 (thôn 5A cũ) xã Phước Lộc

CT

1

768,80

695,00

52,95

20,85

7

Nước sinh hoạt thôn 1 (thôn 7 cũ) Phước Lộc

CT

1

337,39

305,00

23,24

9,15

8

Sửa chữa thủy lợi Nước Tót xã Phước Thành

CT

1

1.106,18

1.000,00

76,18

30,00

9

Xây dựng nối tiếp đường sản xuất từ cầu khe mẹ vào khe xưởng thôn 1(giai đoạn 2) xã Phước Hòa

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

10

Xây dựng nối tiếp đường sản xuất vào khu đồi cháy thôn 1 (giai đoạn 2) xã Phước Hòa

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

11

Đường nối tiếp bê tông hóa đoạn đường giao thông thôn 1 đến thôn 5 xã Phước Đức

CT

1

1.106,18

1.000,00

76,18

30,00

12

Duy tu sửa chữa đường giao thông nông thôn Tổ dân phố số 1

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

13

Xây mới cầu bản, đường vào khu dãn dân thôn 2 xã Phước Chánh

CT

1

1.106,18

1.000,00

76,18

30,00

14

Kiên cố hóa kênh mương thôn 4 xã Phước Hiệp

CT

1

1.106,18

1.000,00

76,18

30,00

15

Đường giao thông ngõ, xóm thôn 1 xã Phước Mỹ

CT

1

1.106,18

1.000,00

76,18

30,00

16

Xây dựng bờ kè chống sạt khu dân cư thôn 2 (đoạn nhà ông Hồ Văn Hương thôn 3 cũ) xã Phước Năng

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

17

Xây dựng bờ kè chống sạt lỡ đường sản xuất thôn 1 xã Phước Năng

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

18

Nước sinh hoạt tổ Luông A, thôn 2 xã Phước Kim

CT

1

1.106,18

1.000,00

76,18

30,00

19

Khu vui chơi giải trí xã Phước Công

CT

1

1.106,18

1.000,00

76,18

30,00

20

Đường giao thông thôn Nước Lang xã Phước Xuân (nâng cấp, mở rộng)

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

III

Trường PTDT bán trú THCS Phước Chánh (đề nghị đầu tư xây dựng năm 2022 thay cho năm 2023); Mua sắm trang thiết bị

 

 

4.008,80

3.624,00

276,08

108,72

1

Trường PTDT bán trú THCS Phước Chánh (đề nghị đầu tư xây dựng năm 2022 thay cho năm 2023)

CT

1

4.008,80

3.624,00

276,08

108,72

IV

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

 

 

1.662,59

1.503,00

114,50

45,09

1

Hỗ trợ đầu tư bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tiêu biểu, xây dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng của mỗi DTTS phục vụ phát triển du lịch; xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn.

CT

1

1.662,59

1.503,00

114,50

45,09

V

Dự án 10 (Tiểu dự án 2): Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

509,95

461,00

35,12

13,83

 

Thiết lập hệ thống Wifi cộng đồng, trang thiết bị (Máy tính, máy in) tại các nhà làng, nhà sinh hoạt cộng đồng và khu đông dân cư...

CT

1

509,95

461,00

35,12

13,83

 

ĐÔNG GIANG

 

 

28.491,93

25.757,00

1.962,22

772,71

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

5.754,36

5.202,00

396,30

156,06

1

Đất ở

hộ

55

2.433,60

2.200,00

167,60

66,00

2

Nước Sinh hoạt tập trung xã Zahung

CT

1

3.320,76

3.002,00

228,70

90,06

II

Tiểu dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&M

 

 

17.905,77

16.187,00

1.233,16

485,61

1

Nhà văn hóa thôn Ra Đung, xã Jơ Ngây

CT

1

1.589,98

1.437,36

109,50

43,12

2

Nhà văn hóa thôn Ra Nuối, xã Jơ Ngây

CT

1

1.589,98

1.437,36

109,50

43,12

3

Nhà văn hóa thôn A Xờ, xã Mà Cooih

CT

1

1.589,98

1.437,36

109,50

43,12

4

Nhà văn hóa thôn Cutchrun, xã Mà Cooih

CT

1

1.589,98

1.437,36

109,50

43,12

5

Nhà văn hóa thôn Tà Vạc, TT P'rao

CT

1

1.589,99

1.437,37

109,50

43,12

6

Nhà văn hóa thôn Prao, TT P'rao

CT

1

1.589,99

1.437,37

109,50

43,12

7

Nhà Văn hóa thôn Bến Hiên, xã Kà Dăng

CT

1

1.589,99

1.437,37

109,50

43,12

8

Nhà Văn hóa thôn Xà Nghir, xã Za Hung

CT

1

1.296,47

1.172,02

89,29

35,16

9

Nhà Văn hóa thôn Kà Dâu, xã Za Hung

CT

1

1.296,47

1.172,02

89,29

35,16

10

Nhà Văn hóa thôn A Ngung - Tu Bung, xã A Rooi

CT

1

1.589,99

1.437,37

109,50

43,12

11

Nhà Văn hóa thôn A Điêu, xã A Rooi

CT

1

1.296,47

1.172,02

89,29

35,16

12

Nhà Văn hóa thôn K8, xã Sông Kôn

CT

1

1.296,47

1.172,02

89,29

35,16

III

Tiểu dự án 1, Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

2.711,25

2.451,00

186,72

73,53

1

Xây mới 1 số công trình Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trần Phú năm 2022

CT

1

2.711,25

2.451,00

186,72

73,53

IV

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

 

 

1.662,59

1.503,00

114,50

45,09

1

Đầu tư xây dựng nhà làng truyền thống (gươl)

CT

1

884,95

800,00

60,95

24,00

2

Đầu tư sửa chữa nhà làng truyền thống

CT

1

497,78

450,00

34,28

13,50

3

Đầu tư cải tạo tân trang 2 điểm du lịch cộng đồng Bhơhôồng - xã Sông Kôn và Đhrồng - xã Tà lu

CT

1

221,24

200,00

15,24

6,00

4

Đầu tư kinh phí sửa chữa homestay tại điểm du lịch cộng đồng

CT

1

58,63

53,00

4,04

1,59

V

Tiểu dự án 2, Dự án 10: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

457,96

414,00

31,54

12,42

1

Đầu tư hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT tại cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự

CT

1

457,96

414,00

31,54

12,42

 

NAM GIANG

 

 

54.922,16

49.650,20

3.782,45

1.489,51

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

11.819,78

10.685,20

814,02

320,56

1

Đất ở

hộ

22

973,44

880,00

67,04

26,40

2

Hệ thống nước sinh hoạt thôn Ga Lêê, xã Tà Bhing

CT

1

1.587,15

1.434,80

109,31

43,04

3

Hệ thống nước sinh hoạt thôn Vinh, xã Tà Pơơ

CT

1

1.683,28

1.521,70

115,93

45,65

4

Hệ thống nước sinh hoạt thôn Pà Dấu 2, TT Thạnh Mỹ

CT

1

1.490,91

1.347,80

102,68

40,43

5

Hệ thống nước sinh hoạt thôn 47, xã Đắc Pring

CT

1

1.539,03

1.391,30

105,99

41,74

6

Hệ thống nước sinh hoạt thôn 57, xã Đắc Pre

CT

1

1.539,03

1.391,30

105,99

41,74

7

Hệ thống nước sinh hoạt thôn Đắc Pênh, xã La Dêê

CT

1

1.539,03

1.391,30

105,99

41,74

8

Hệ thống nước sinh hoạt thôn Pa Lan, xã La Êê

CT

1

1.467,90

1.327,00

101,09

39,81

II

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

 

 

5.530,91

5.000,00

380,91

150,00

1

Khu tái định cư thôn Tà Đắc, xã Tà Bhing

CT

1

5.530,91

5.000,00

380,91

150,00

III

Tiểu dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&M

 

 

24.031,80

21.725,00

1.655,05

651,75

1

Đường giao thông vào vùng sản xuất cụm dân cư Pà Căng, thôn Pà Ong

CT

1

331,85

300,00

22,85

9,00

2

Đường và cầu treo ra vùng sản xuất thôn bến Giằng, xã Cà Dy

CT

1

1.548,65

1.400,00

106,65

42,00

3

Đường giao thông nông thôn, thôn ALiêng xã Tà Bhing (Điểm đấu nối thêm từ đường bê tông nhà ông Bling Nhã - giáp với đường thác Grăng)

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

4

Đường giao thông nông thôn, thôn Vinh, xã Tà Pơ

CT

1

774,33

700,00

53,33

21,00

5

Đường GTNT thôn La Bơ, xã Chà Vàl

CT

1

442,47

400,00

30,47

12,00

6

Đường GTNT Xóm 10, xã Đắc Tôi; Địa điểm: Từ nhà văn hóa thôn đến đường La La.

CT

1

1.327,42

1.200,00

91,42

36,00

7

Đường GTNT thôn 56A-56B, xã Đắc Pre

CT

1

1.438,04

1.300,00

99,04

39,00

8

Đường GTNT thôn 48 -49A, xã Đắc Pring; Đại điểm: Từ rãy ông Zrâm Huân thôn 48 đến rãy ông Hiên Nhăm thôn 49a.

CT

1

663,71

600,00

45,71

18,00

9

Đường giao thông nông thôn thôn Công Dồn, xã Zuôih; Địa điểm: Từ nhà Pơ Loong Déo đi ra vùng sản xuất đến nhà A Rất Mông

CT

1

663,71

600,00

45,71

18,00

10

Đường GTNT thôn Đắc Pênh, xã La Dêê

CT

1

387,16

350,00

26,66

10,50

11

Đường GTNT thôn Đắc Pênh, xã La Dêê

CT

1

331,85

300,00

22,85

9,00

12

Đường GTNT thôn Pà Oai, xã La Êê (Giai đoạn 1); Địa điểm: đoạn nối đường từ sân vận động xã đến nhà Ông A Lăng Đhép

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

13

Đường GTNT thôn Pà Lan, xã La Êê; Địa điểm: Tuyến 1: Từ nhà ông Pơ Loong Thiếu đến nhà ông A Lăng Rơơng và nhà ông Bờ Nướch Trăm. Tuyến 02: Từ nhà ông BLing Tuấn đến nhà ông BLing Rươi

CT

1

331,85

300,00

22,85

9,00

14

Đường giao thông nông thôn Khu dân cư Zà Lào, xã Chơ Chun; Địa điểm: Từ nhà ông Bling B Lếch đến ruộng bà Pơ Loong Non

CT

1

774,33

700,00

53,33

21,00

15

Đường giao thông nông thôn thôn Pà Dấu 2, thị trấn Thạnh Mỹ

CT

1

331,85

300,00

22,85

9,00

16

Đường giao thông nông thôn thôn Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ

CT

1

221,24

200,00

15,24

6,00

17

Đường giao thông nông thôn thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ (GĐ 1)

CT

1

221,24

200,00

15,24

6,00

18

Đường giao thông nông thôn thôn Hà Ra, thị trấn Thạnh Mỹ

CT

1

110,62

100,00

7,62

3,00

19

Cầu BTCT từ tổ 3 qua tổ 4, thôn Dung, thị trấn Thạnh Mỹ

CT

1

663,71

600,00

45,71

18,00

20

Đường giao thông nông thôn thôn Dung, thị trấn Thạnh Mỹ

CT

1

331,85

300,00

22,85

9,00

21

Đường giao thông nông thôn thôn Pà Dấu 1, thị trấn Thạnh Mỹ

CT

1

331,85

300,00

22,85

9,00

22

Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

23

Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn 57, xã Đắc Pre; HM: Tường rào, cổng ngõ, nền sân

CT

1

221,24

200,00

15,24

6,00

24

Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn 49a, xã Đắc Pring; HM: Tường rào, cổng ngõ, nền sân

CT

1

221,24

200,00

15,24

6,00

25

Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Pà Đhí, xã Zuôih; HM: Nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà vệ sinh, tường rào cổng ngõ

CT

1

663,71

600,00

45,71

18,00

26

Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Blăng, xã Chơ Chun: HM:Tường rào, cổng ngõ

CT

1

442,47

400,00

30,47

12,00

27

Trường tiểu học Tà Bhing (điểm trường chính) HM: 08 phòng (gồm 2 phòng chức năng và 6 phòng học), tường rào cổng ngõ, sân nền

CT

1

1.438,04

1.300,00

99,04

39,00

28

Trường TH và THCS Tà Pơơ; HM: Tường rào, cổng ngõ, sân nền

CT

1

774,33

700,00

53,33

21,00

29

Trường Mẫu giáo liên xã Chà Vàl - Zuôih (điểm trường chính) HM: Nhà ăn học sinh

CT

1

331,85

300,00

22,85

9,00

30

Trường Mẫu giáo liên xã Chà Vàl - Zuôih (điểm trường thôn Pring) HM: Nhà ăn học sinh

CT

1

331,85

300,00

22,85

9,00

31

Trường mẫu giáo xã Đắc Pre (điểm trường thôn 56A- 56B) HM: Nhà ăn học sinh

CT

1

442,47

400,00

30,47

12,00

32

Tiểu học liên xã Đắc Pre - Đắc Pring (điểm trường chính); HM: Kè chống sạt lỡ và đường dẫn vào trường (GĐ 1)

CT

1

1.438,04

1.300,00

99,04

39,00

33

Trường mẫu giáo Liên xã Chà Vàl - Zuôih (điểm trường thôn Công Dồn); Hm: Nhà ăn học sinh

CT

1

553,09

500,00

38,09

15,00

34

Trường mẫu giáo xã La Dêê; HM: 04 phòng học, tường rào

CT

1

940,25

850,00

64,75

25,50

35

Trường PTDTBT tiểu học liên xã La Dêê - Đắc Tôi (điểm trường chính)i; HM: 04 phòng học, tường rào

CT

1

774,33

700,00

53,33

21,00

36

Trường PTDTBT THCS Liên xã La Êê - Chơ Chun; HM: Khu hành chính quảng trị, 2 phòng công vụ giáo viên

CT

1

1.106,18

1.000,00

76,18

30,00

37

Trường tiểu học liên xã La Ê ê - Chơ chun (điểm trường thôn Côn Zốt); HM: 01 nhà vệ sinh học sinh; tường rào cổng ngõ, kè ta luy

CT

1

774,33

700,00

53,33

21,00

38

Thủy lợi khu Đơ Đơm thôn Tà Đắc, xã Tà Bhing

CT

1

442,47

400,00

30,47

12,00

39

Nâng cấp, cải tạo chợ Thạnh Mỹ

CT

1

248,89

225,00

17,14

6,75

IV

Tiểu dự án 1, Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

11.315,14

10.229,00

779,27

306,87

1

Trường THCS LX Cà Dy-Tà Bhing HM: Nhà tắm học sinh nội trú, hệ thống nước sinh hoạt, sân chơi bãi tập, tường rào

CT

1

1.659,27

1.500,000

114,27

45,00

2

Trường TH và THCS Tà Pơ HM: Hệ thống nước sinh hoạt, tường rào, sân bê tông, nhà vệ sinh học sinh

CT

1

1.659,27

1.500,000

114,27

45,00

3

Trường PTDTBT-THCS cụm xã Chà Val-Zuôi HM: Nhà ăn, bếp ăn, nhà tắm học sinh, Sân chơi bãi tập, tường rào (Thôn A bát xã CHà Val)

CT

1

1.659,27

1.500,000

114,27

45,00

4

Trường PTDTBT-THCS LX Đắc Pring-Đắc Pre HM: 06 phòng học, phòng nội trú, khu vệ sinh, nhà tắm, hệ thống nước sinh hoạt, 3 phòng công vụ

CT

1

1.659,27

1.500,000

114,27

45,00

5

Trường PTDTBT-Tiểu học liên xã Đắc Pring-Đắc Pre HM: 03 phòng công vụ, nhà tắm học sinh -Tại thôn 49 xã Đắc Pring

CT

1

1.659,27

1.500,000

114,27

45,00

6

Trường PTDTBT- Tiểu học xã Zuôi HM: Khu vệ sinh, sân nền, tiểu cảnh, Hệ thống nước sinh hoạt, nhà ở học sinh, tường rào( thôn Công Dồn xã Zuôi)

CT

1

1.672,55

1.512,000

115,19

45,36

7

Trường PTDTBT THCS LX Cà Dy - Tà Bhing (tại thôn Bến Giằng, xã Cà Dy; HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

8

Trường PTDTBT Tiểu học Cà Dy (tại thôn Pà Ong, xã Cà Dy); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

9

Trường Tiểu học Tà Bhing (tại thôn A Liêng, xã Tà Bhing); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi)

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

10

Trường TH&THCS Tà Pơ (tại thôn Vinh, xã Tà Pơơ); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

11

Trường PTDTBT THCS Cụm xã Chà Val - Zuôih (tại thôn A Bát, xã Chà Val) HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

12

Trường PTDTBT Tiểu học Chà Val (tại thôn A Bát, xã Chà Val); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

13

Trường PTDTBT THCS LX Đắc Pring-Đắc Pre (tại thôn 49, xã Đắc Pring); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

14

Trường PTDTBT Tiểu học LX Đắc Pring-Đắc Pre (tại thôn 49, xã Đắc Pring) HM:Phòng họp trực tuyến (camera, micro, máy tính, tivi)

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

15

Trường PTDTBT Tiểu học Zuôih (tại thôn Công Dồn xã Zuôih); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

16

Trường PTDTBT THCS LX La Dê-Đắc Tôi (tại thôn Đắc Ốc, xã La Dêê); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

17

Trường PTDTBT Tiểu học LX La Dê-Đắc Tôi (tại thôn Đắc Ốc, xã La Dêê); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

18

Trường PTDTBT THLX La Ê-Chơ Chun (tại thôn Pà Oai, xã La Êê); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

19

Trường PTDTBT TH CS LX La Ê-Chơ Chun (tại thôn Pà Oai, xã La Êê); HM: Phòng họp trực tuyến: Cmera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,16

86,93

6,62

2,61

20

Trường PTDTNT THCS Nam Giang (tại thôn Dung; TT Thạnh Mỹ); HM: Phòng họp trực tuyến: Camera, micro, máy tính, tivi

CT

1

96,15

86,92

6,62

2,61

V

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

 

 

1.662,59

1.503,00

114,50

45,09

1

Kè chống sạt lở, nhà vệ sinh, sân BT, nhà trưng bày sản phẩm làng dệt thổ cẩm thôn Za Ra Tà Bhing

CT

1

1.662,59

1.503,000

114,50

45,09

VI

Tiểu dự án 2, Dự án 10: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

561,94

508,00

38,70

15,24

1

Đầu tư mua thiết bị cho bộ phận một cửa các xã (máy photo, máy in, máy tính)

 

 

561,94

508,00

38,70

15,24

 

HIỆP ĐỨC

 

 

10.358,29

9.364,00

713,37

280,92

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

3.321,86

3.003,00

228,77

90,09

1

Nước sinh hoạt tập trung suối Chai, thôn Gia Cao, xã Phước Gia

CT

1

3.321,86

3.003,00

228,77

90,09

II

Tiểu dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&M

 

 

6.006,57

5.430,00

413,67

162,90

1

Trường Mẫu giáo Họa My, phân hiệu thôn Trà Sơn

CT

1

1.050,87

950,0

72,37

28,50

2

Điện chiếu sáng trục đường ĐX thôn Trà Va

CT

1

774,33

700,0

53,33

21,00

3

Tường rào, cổng ngõ Nhà SHCĐ thôn Trà Sơn

CT

1

262,17

237,0

18,06

7,11

4

Trường TH Lê Lợi, hạng mục: 02 phòng học thôn Trà Hân

CT

1

1.106,18

1.000,0

76,18

30,00

5

Trường TH Lê Lợi, hạng mục: 02 phòng thôn Trà Nhan

CT

1

929,19

840,0

63,99

25,20

6

Trường Mẫu giáo Ánh Dương

CT

1

663,71

600,0

45,71

18,00

7

Nhà văn hóa xã Phước Gia

CT

1

1.220,12

1.103,0

84,03

33,09

III

Tiểu dự án 1, Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

876,10

792,00

60,34

23,76

1

Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức; hạng mục mua sắm

CT

1

442,47

400,00

30,47

12,00

2

Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức; hạng mục: Nâng cấp sửa chữa phòng học, phòng kho, nhà nghỉ nhân viên và nhà bếp, nhà ăn, khu nội trú.

CT

1

433,62

392,00

29,86

11,76

VI

Tiểu dự án 2, Dự án 10: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

 

 

153,76

139,00

10,59

4,17

1

Đầu tư lắp đặt đài truyền thanh công nghệ thông tin (IP) xã Sông Trà

CT

1

153,76

139,00

10,59

4,17

 

TIÊN PHƯỚC

 

 

251,10

227,00

17,29

6,81

I

Tiểu dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&M

 

 

251,10

227,00

17,29

6,81

1

Công trình điện thắp sáng đường giao thông bằng điện năng lượng mặt trời thôn 1, xã Tiên Lập

CT

1

251,10

227,00

17,29

6,81

 

ĐẠI LỘC

 

 

4.368,31

3.949,00

300,84

118,47

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

4.117,21

3.722,00

283,55

111,66

1

Đất ở

hộ

18

796,45

720,00

54,85

21,60

2

Nước Sinh hoạt tập trung thôn Yều, xã Đại Hưng

CT

1

3.320,76

3.002,00

228,70

90,06

II

Tiểu dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&M

 

 

251,10

227,00

17,29

6,81

1

Dự án: Nâng cấp Công trình thủy lợi thôn Yều

CT

1

251,10

227,00

17,29

6,81

 

BAN DÂN TỘC

 

 

11.582,08

10.575,00

1.007,08

 

1

Dự án Cấu trúc làng và sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới đối với đồng bào dân tộc Co, Thôn 2, xã Trà Nú, huyện Bắc Trà My

 

 

1.095,23

1.000,00

95,23

 

2

Dự án Cấu trúc làng và sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới đối với đồng bào dân tộc Cơ Tu, thôn A Chiing, xã A Tiêng, huyện Tây Giang

 

 

1.095,23

1.000,00

95,23

 

3

Xây dựng Trung tâm giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao, xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang

 

 

1.500,47

1.370,00

130,47

 

4

Xây dựng đường giao thông tuyến ĐH 4 từ xã Chơ Chun, huyện Nam Giang đi xã Ga ri, huyện Tây Giang (thuộc địa phận xã Chơ Chun, huyện Nam Giang)

 

 

5.476,15

5.000,00

476,15

 

5

Ứng dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi

 

 

2.415,00

2.205,00

210,00

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

2.179,51

1.990,00

189,51

 

1

Trường PTDTNT Nam Trà MY

 

 

2.179,51

1.990,00

189,51

 

 

 

 

 



[1] Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025

[2] Nguồn kinh phí sự nghiệp chưa được UBND tỉnh phân bổ do chưa có cơ sở thẩm định, phân bổ vốn theo từng lĩnh vực

[3] Nguồn kinh phí sự nghiệp chưa được UBND tỉnh phân bổ do chưa có cơ sở thẩm định, phân bổ vốn theo từng lĩnh vực

[4] Kinh phí đầu tư phát triển tỉnh đối ứng năm 2022 là 20.000 triệu đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2979/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2022

  • Số hiệu: 2979/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Trần Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản