Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2957/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 01 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích một số điều Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị Quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về việc ban hành danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 304/NQ-HĐND ngày 11/9/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 259 /TTr- SGTVT ngày 24 /11/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

1. Điều chỉnh cục bộ hệ thống cảng thủy nội địa

- Đưa ra khỏi quy hoạch Cảng khách Kho Ba (bờ trái sông Đà, phía hạ lưu đập Thuỷ điện Hoà Bình, cách đập thuỷ điện khoảng 2km, thuộc phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình).

- Điều chỉnh công năng của Cảng Xi măng sông Đà (bờ trái sông Đà, phía hạ lưu đập Thuỷ điện Hoà Bình, cách đập thuỷ điện khoảng 8km, thuộc phường Tân Hòa, thành phố Hoà Bình) từ cảng hàng hóa thành cảng tổng hợp với diện tích vùng đất khoảng 20ha, vùng nước khoảng 8ha. Trong đó bổ sung thêm 01 bến khách trong cảng, công suất của bến khách đạt 10.000 khách/năm đến 2025, và đạt 15.000 khách/năm đến 2030.

2. Điều chỉnh cục bộ hệ thống bến thủy nội địa

2.1. Điều chỉnh cục bộ hệ thống bến thủy nội địa bến thủy nội địa trên sông Đà. Điều chỉnh, bổ sung 03 bến thủy đón khách; 08 bến thủy, cụm bến thủy hàng hóa và 11 bến tổng hợp trên sông Đà.

(Có Phụ lục I chi tiết đính kèm)

2.2. Điều chỉnh cục bộ hệ thống bến thủy nội địa trên sông Bôi gồm:

a) Bổ sung 01 bến đón khách và 08 bến, cụm bến hàng hóa.

(Có Phụ lục II chi tiết đính kèm)

b) Đưa ra khỏi quy hoạch bến Đồng Thung là bến hàng hóa trên bờ trái sông Bôi, thuộc xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy.

2.3. Phương án bố trí hệ thống bãi tập kết và kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh cụ thể: Bố trí 10 vị trí đồng bộ với vị trí cảng, bến thủy nội địa, tổng diện tích đất sử dụng là 28,495ha. Trong đó: Thành phố Hòa Bình 07 vị trí, diện tích là 26,125ha; huyện Lạc Thủy 03 vị trí, diện tích là 2,37ha.

(Có Phụ lục III chi tiết kèm theo)

3. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giao thông vận tải:

- Thực hiện việc công bố điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định này.

- Thực hiện việc cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức cá nhân có nhu cầu mở vị trí bến thủy nội địa phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

- Không thực hiện cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với các tổ chức, cá nhân (chủ bến) có vị trí bến thủy nội địa không phù hợp quy hoạch được duyệt theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động các cảng, bến thủy nội địa theo quy định.

2. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn việc triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật đối với hệ thống bãi tập kết và kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan thường xuyên kiểm tra hoạt động của các bãi tập kết, vận chuyển cát, sỏi, vật liệu xây dựng, thực hiện thỏa thuận địa điểm nghiên cứu đầu tư xây dựng các bãi tập kết cát sỏi trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện điều chỉnh bổ sung phương án bố trí hệ thống bãi tập kết và kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế ở địa phương theo quy định pháp luật.

- Có trách nhiệm cung cấp thông tin để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh khi có yêu cầu.

3. Công an tỉnh:

- Cập nhật nội dung điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định này, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý theo thẩm quyền đối với các vị trí bến thủy nội địa, bãi tập kết kinh doanh cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch được duyệt.

- Thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời xử lý các phương tiện, chủ phương tiện hoạt động, vận chuyển không đúng các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, xử lý nghiêm các bãi chứa cát, sỏi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới công tác phòng chống đê điều, thoát lũ và gây mất trật tự trị an trong khu vực.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở giao thông vận tải, cập nhật, triển khai thực hiện hiệu quả nội dung điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Tổ chức thực hiện việc di chuyển các điểm kinh doanh cát, sỏi không phù hợp quy hoạch về các vị trí tập kết theo đúng quy hoạch được phê duyệt.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện việc cắm mốc quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo quản lý hiệu quả, đúng quy định.

- Thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về việc sử dụng bãi chứa cát, sỏi trên địa bàn không đúng mục đích, tập kết cát, sỏi không rõ nguồn gốc, các bến thủy nội địa hoạt động trái phép, không nằm trong quy hoạch được duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội dung điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tập kết, vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn. Yêu cầu chủ các bãi tập kết kinh doanh cát, sỏi có cam kết đảm bảo tập kết, kinh doanh cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp; vận chuyển đúng tải trọng cho phép; cam kết không ảnh hưởng môi trường trong quá trình tập kết, vận chuyển cát sỏi; trường hợp không thực hiện nghiêm sẽ bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh theo quy định.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có các điểm bến, bãi trong quy hoạch có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép trên địa bàn; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại khu vực.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của Nhà nước về Luật Đê điều, Pháp lệnh Phòng chống lụt bão, các quy định của Nhà nước về quản lý, khai thác, kinh doanh cát, sỏi lòng sông và Quyết định này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về đê điều, khoáng sản nói chung và quản lý, bảo vệ đê điều, bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông nói riêng.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên, môi trường, giao thông, thủy lợi của cấp huyện, cấp xã để cập nhật, nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Đê điều, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, các quy định của Nhà nước về quản lý, khai thác, kinh doanh cát, sỏi lòng sông.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương thực hiện các thủ tục về đất đai, môi trường đối với các bãi tập kết cát, sỏi, các cảng, bến thủy nội theo quy hoạch được duyệt.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai, môi trường đối với hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa, các bãi tập kết, kinh doanh và vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.

- Phối với với Cục Thuế tỉnh kiểm soát khối lượng cát, sỏi trong khai thác, tập kết, kinh doanh và vận chuyển thực tế đối với từng đơn vị theo giấy phép khai thác và kinh doanh cát, sỏi đã được cấp.

7. Cục Thuế tỉnh

- Có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc kê khai và nộp các loại thuế và phí trong hoạt động, kinh doanh của các chủ bến, bãi tập kết cát, sỏi. Phối hợp với các ngành, các cấp kiểm soát khối lượng mua bán cát, sỏi thực tế trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc thu thuế tài nguyên khoáng sản theo đúng chế độ và khung thuế suất quy định và thu phí bảo vệ môi trường;

- Kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động khai thác cát, sỏi thực hiện đúng pháp luật về thuế.

8. Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở giao thông vận tải, Sở Xây dựng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và cập nhật, triển khai thực hiện các nội dung điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định này.

9. Các tổ chức, cá nhân hoạt động tập kết kinh doanh cát, sỏi

- Sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án, các tổ chức, cá nhân khai thác kinh doanh cát, sỏi phải thực hiện hoàn tất các thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa (nếu có); đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa theo đúng quy định trước khi hoạt động tập kết, vận chuyển cát, sỏi. Có cam kết với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đảm bảo tập kết, buôn bán cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp, niêm yết giá bán theo quy định của pháp luật; vận chuyển đúng tải trọng cho phép; cam kết không ảnh hưởng môi trường trong quá trình tập kết, vận chuyển cát sỏi; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tình hoạt động kinh doanh cát, sỏi xây dựng về Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Đối với các vị trí đã có đơn vị kinh doanh cát, sỏi đang hoạt động nhưng chưa đầy đủ các thủ tục về đất đai, môi trường, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa; đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy nội địa và các thủ tục khác có liên quan thì tiếp tục thực hiện các thủ tục theo quy định. Sau 02 tháng kể từ ngày Quyết định này được phê duyệt, các đơn vị chưa thực hiện các thủ tục liên quan nêu trên sẽ bị xem xét đình chỉ hoạt động.

- Đối với các cơ sở đang sản xuất kinh doanh tại khu vực cảng Hòa Bình và xóm Miều, xã Trung Minh được phép tồn tại tạm thời (quy định cụ thể trong Phụ lục III kèm theo).

10. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Quyết định số 883/QĐ -UBND ngày 31/5/2017) và điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 này sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 04/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp hệ thống bãi tập kết và kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do các vị trí bãi tập kết kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh đã được tích hợp vào Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công an tỉnh, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chánh VP, Phó CVP/UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh;
- Lưu: VT, CNXD (TD.25b).

CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

 

PHỤ LỤC I.

ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ HỆ THỐNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN SÔNG ĐÀ
(Kèm theo Quyết định số 2957/QĐ-UBND ngày 01/12/2020 của UBND tỉnh)

TT

Tên bến

Vị trí

Chức năng

Ghi chú

Hàng hóa

Hành khách

Tổng hợp

1

Bến Nam Hải

Bờ phải sông Đà thuộc phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình

 

X

 

Bổ sung mới

2

Cụm Bến Tôm

Bờ phải sông Đà, thuộc xóm Tôm, xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình

X

 

 

Bổ sung mới

3

Cụm bến Tân Lập

Bờ phải sông Đà, thuộc xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình

X

 

 

Bổ sung mới

4

Cụm bến Mỏ Ngô

Bờ phải sông Đà, thuộc xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình

X

 

 

Bổ sung mới

5

Bến Hợp Thành

Bến bờ phải sông Đà, thuộc xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình.

X

 

 

Bổ sung mới

6

Cụm bến Thia

Bờ trái sông Đà thuộc xóm Thia, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình

X

 

 

Bổ sung mới

7

Cụm bến Bún

Bờ trái sông Đà thuộc xóm Bún, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình

X

 

 

Bổ sung mới

8

Bến Cụm công nghiệp Yên Mông

Bờ trái sông Đà, thuộc xóm Yên Hòa 1 và xóm Yên Hòa 2, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình

X

 

 

Bổ sung mới

9

Cụm bến Yên Hòa

Bờ trái sông Đà, thuộc xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình

X

 

 

Điều chỉnh từ Bến cát sỏi Yên Mông

10

Bến Khoang

Bờ phải hồ Hòa Bình, thuộc xóm Tân Thủy, xã Tân Thành, huyện Mai Châu

 

 

X

Bổ sung mới

11

Bến Bó Hòn

Bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong

 

 

X

Bổ sung mới

12

Bến Dốc Tráng

Bờ phải hồ Hòa Bình thuộc xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong

 

X

 

Bổ sung mới

13

Bến Lanh

Bờ trái nhánh ngập Cao Sơn, Hồ Hòa Bình thuộc xóm Lanh, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

 

 

X

Bổ sung mới

14

Bến Kế

Bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc

 

 

X

Bổ sung mới

15

Bến Nhạp

Bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc

 

 

X

Bổ sung mới

16

Bến Nánh Nghê

Bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc

 

 

X

Bổ sung mới

17

Bến Đá Bia

Bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc

 

 

X

Bổ sung mới

18

Bến Mơ

Bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc

 

 

X

Bổ sung mới

19

Bến Dưng

Bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc

 

 

X

Bổ sung mới

20

Bến Hoàng Anh

Bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xóm Săng Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc

 

X

 

Bổ sung mới

21

Bến Hoàng Sơn

Bờ trái tuyến nhánh Ngòi Hoa, hồ Hòa Bình thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc

 

 

X

Bổ sung mới

22

Bến Suối Hoa - Thung Nai

Bờ trái tuyến nhánh Ngòi Hoa, hồ Hòa Bình thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc.

 

 

X

Bổ sung mới

Tổng

8

3

11

 

 

PHỤ LỤC II.

ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ HỆ THỐNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN SÔNG BÔI
(Kèm theo Quyết định số 2957/QĐ-UBND ngày 01/12 /2020 của UBND tỉnh)

TT

Tên bến

Vị trí

Chức năng

Ghi chú

Hàng hóa

Hành khách

Tổng hợp

Khách ngang sông

1

Cụm bến Mạnh Tiến

Bờ phải sông Bôi, thuộc thôn Mạnh Tiến, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy

X

 

 

 

Bổ sung mới

2

Bến Gốm Mỹ - HB

Bờ phải sông Bôi, thuộc thôn Hồng Phong 2, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy

X

 

 

 

Bổ sung mới

3

Cụm bến Hồng Phong

Bờ phải sông Bôi thuộc Thôn Hồng Phong 2, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy

X

 

 

 

Bổ sung mới

4

Bến Đồng Bông

Bờ phải sông Bôi, thuộc Thôn Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy

X

 

 

 

Bổ sung mới

5

Cụm Bến Liên Hồng

Bờ phải sông Bôi, thuộc Thôn Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy

X

 

 

 

Bổ sung mới

6

Cụm Bến Cáy

Bờ phải sông Bôi, thuộc thôn Liên Hồng, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy

X

 

 

 

Bổ sung mới

7

Cụm Bến Đồng Sắn

Bờ trái sông Bôi, thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy

X

 

 

 

Bổ sung mới

8

Cụm Bến Liên Sơn

Bờ phải sông Bôi, thuộc thôn Liên Sơn, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy.

X

 

 

 

Bổ sung mới

9

Bến Nhà máy in tiền

Bờ trái sông Bôi thuộc thôn Sông Bôi, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy

 

X

 

 

Bổ sung mới

Tổng

8

1

0

0

 

 

PHỤ LỤC III

PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ, SẮP XẾP HỆ THỐNG BÃI TẬP KẾT VÀ KINH DOANH CÁT, SỎI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 2957/QĐ-UBND ngày 01/12 /2020 của UBND tỉnh)

STT

Vị trí bến bãi

Tọa độ ranh giới bến bãi

Diện tích (ha)

Ký hiệu trên bản đồ

X (m)

Y (m)

Thành phố Hòa Bình: 07 vị trí 26,125ha

1

Cảng Hưng Long Điện Biên, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình

2308573.57

430637.17

3,80

TH-01

2308599.09

430660.44

2308608.65

430688.59

2308580.11

430797.06

2308323.09

430724.99

2308359.29

430607.03

2308382.33

430593.67

2

Xóm Thia, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình

2309248.254

430783.693

0,403

YM-01.1

230.9266.157

430837.709

2309270.791

430874.938

2309221.937

430872.391

2309221.000

430825.000

2309205.790

430785.223

2309075.994

430772.027

0,262

YM-01.2

2309074.000

430782.000

2309074.000

430798.000

2309076.000

430814.000

2307064.000

430828.000

2309065.000

430844.000

2309034.697

430845.697

2309026.252

430836.384

2309035.013

430814.956

2309049.727

430766.892

3

Xóm Bún, xóm Thia, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình

2309850.225

430946.035

4,2

YM-02

2310065.966

430983.406

2310088.459

430897.369

2309726.966

430792.400

2309702.982

430933.551

2309790.813

430947.842

4

Xóm Yên Hòa 1, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình

2312544.371

431742.035

3,11

YM-03

2312614.558

431753.814

2312680.364

431767.762

2312764.669

431775.186

2312773.095

431678.928

2312678.517

431670.084

2312618.931

431664.180

2312530.083

431643.714

2312472.56

431626.413

2312460.986

431621.090

2312410.259

431712.214

2312422.144

431713.488

2312485.787

431714.976

5

Xóm Mỏ Ngô, xã Hợp Thành

2320133.19

431250.47

3,07

HTA-01

2320153.08

431303.48

2320136.93

431376.54

2320087.30

431366.75

2320016.16

431368.16

2319887.88

431381.33

2319866.50

431258.40

2320034.57

431260.54

6

Xóm Tân Lập, xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình

2320317.95

431205.51

1,45

HTI-01

2320331.39

431300.94

2320153.08

431303.48

2320133.19

431250.47

2320257.00

431213.00

7

Xóm Tôm, xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình

2324837.32

428956.65

9,83

HTI-02

2324961.41

429084.41

2324842.82

429221.44

2324744.96

429315.58

2324628.16

429212.93

2324554.73

429250.39

2324457.24

429322.33

2324350.03

429400.29

2324144.01

429553.76

2324102.01

429495.03

2324104.37

429462.00

2324173.04

429415.83

2324265.75

429369.51

2324335.31

429342.12

2324436.16

429288.28

2324536.38

429221.41

2324649.72

429130.85

2324746.68

429045.67

Huyện Lạc Thủy: 03vị trí 2,37ha

1

Thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy

2266004.96

476157.29

1,16

CN-01

2266018.31

476169.87

2266027.16

476192.00

2266046.83

476211.31

2266023.19

476229.14

2265983.28

476248.94

2265950.17

476259.93

2265912.49

476286.12

2265884.64

476329.29

2265872.78

476331.60

2265855.77

476266.42

2

Thôn Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy

2266324.28

476238.26

0,06

KD-01

2266318.13

476253.73

2266286.55

476238.70

2266293.07

476220.18

3

Thôn Mạnh Tiến, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy

2261379.88

476713.46

1,15

YB-01

2261386.14

476766.79

2261301.00

476795.60

2261295.04

476810.88

2261250.67

476834.62

2261219.94

476729.18

2261280.06

476726.35

2261291.21

476725.71

Tổng cộng

28,495

10

Một số quy định cụ thể đối với các vị trí bãi tập kết và kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình:

1. Việc bố trí bãi tập kết và kinh doanh cát, sỏi tại khu vực cảng Hưng Long (TH-01 với 3,80ha) không làm mất đi chức năng chính của cảng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Diện tích của vị trí này không tham gia vào tính toán, đáp ứng nhu cầu cho việc bố trí, sắp xếp các cơ sở phải di chuyển; do vậy, phương án này làm cơ sở cho đề xuất dự án đầu tư của Chủ đầu tư cảng hoặc đề xuất mới phát sinh (nếu có). Trước khi thực hiện dự án đầu tư bãi tập kết và kinh doanh cát, sỏi, thì Nhà đầu tư có trách nhiệm xin ý kiến thỏa thuận về vị trí, diện tích đất với cơ quan quản lý có thẩm quyền;

Sau khi Quyết định này được phê duyệt, đối với khu vực thành phố Hòa Bình không xem xét cấp mới, chỉ bổ sung điều chỉnh diện tích các bến bãi tập kết trong các vị trí trên tổng diện tích 22,325ha nêu trên. Yêu cầu quản lý tập trung loại hình đầu tư kinh doanh này sẽ được xem xét thực hiện trên khu vực xã Thịnh Minh thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình.

2. Các cơ sở hiện đang sản xuất kinh doanh tại khu vực cảng Hòa Bình và khu vực xóm Miều, xã Trung Minh, chỉ được phép tồn tại tạm thời. Theo đó, thời gian và các yếu tố liên quan đến dừng hoạt động và di chuyển, cụ thể như sau:

- Khu vực cảng Hòa Bình: Thời gian 02 năm (kể từ khi Quyết định này được phê duyệt); Trong khoảng thời gian tồn tại tạm thời, Chủ các cơ sở này có trách nhiệm đề xuất và hoàn thiện thủ tục đầu tư và tự chủ kinh phí di chuyển về các khu vực quy định trong phương án được phê duyệt;

- Khu vực xóm Miều, xã Trung Minh: Thời gian tồn tại được xác định theo kế hoạch đền bù, giải phóng mặt bằng của Chủ đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Trung Minh. Theo đó, Chủ đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Trung Minh có trách nhiệm về kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di chuyển các cơ sở kinh doanh cát, sỏi theo quy định; Chủ các cơ sở tập kết, kinh doanh cát sỏi có trách nhiệm thực hiện thủ tục đầu tư và tự chủ kinh phí di chuyển về các khu vực quy định trong phương án được phê duyệt.

3. Quy định về xây dựng bến bãi:

a) Vị trí: Địa điểm xây dựng bến, bãi phù hợp với địa điểm được quy định

trong phương án (trong bảng nêu trên).

b) Khả năng tập kết: Chiều cao tập kết cát, sỏi tối đa 5m; xung quanh bến bãi phải xây dựng tường bao để đảm bảo cát, sỏi và nước thải không được tràn ra ngoài phạm vi bến bãi.

c) Quy định thiết kế, xây dựng bãi

- Diện tích khu vực sử dụng làm bãi tập kết: Theo quy định và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà điều hành: Nhà tạm dạng bán kiên cố, 1 tầng, mái tôn hoặc ngói; chiều cao công trình ≤ 6m; diện tích ≤ 50m2.

- Tường rào:

+ Đối với những bãi vị trí gần khu dân cư và đường giao thông (cách khu dân cư và đường giao thông ≤ 20m) tiếp tục áp dụng chiều cao tường rào theo quy định tường xây cao từ 1,5m - 2,5m;

+ Đối với những bãi xa khu dân cư và đường giao thông (cách khu dân cư và đường giao thông ≥ 20m) chiều cao tường rào 0,5m - 1m hoặc xây dựng đê chắn bằng các loại vật liệu (đất, đá) phù hợp.

- Cổng phù hợp với cảnh quan, môi trường xung quanh; có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp hoặc tên hộ.

- Kết cấu công trình do nhà đầu tư tự quyết định và phải đảm bảo an toàn trong thời gian khai thác, sử dụng và các công trình lân cận.

- Công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, thời gian tồn tại công trình ghi trong giấy phép (không quá 5 năm).

- Khi hết thời hạn của giấy phép nếu không được tiếp tục gia hạn thì chủ bến bãi tự tháo dỡ công trình, vật kiến trúc đã xây dựng để bàn giao mặt bằng lại cho Nhà nước và không được bồi thường, hỗ trợ; trường hợp do yêu cầu thu hồi đất đột xuất khi giấy phép còn thời gian hoạt động do điều chỉnh quy hoạch, thì chủ bến, bãi sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

d) Đảm bảo điều kiện về môi trường: Thực hiện theo đúng kế hoạch bảo vệ môi trường nêu trong Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền xác nhận theo quy định.

e) Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ: Phải có đủ phương tiện, thiết bị để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định.

f) Đảm bảo an toàn giao thông: Yêu cầu Chủ bến, bãi và phương tiện vận tải thủy tuân thủ quy định về công suất phương tiện, giờ hoạt động đã đăng ký và được phép lưu hành. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển, lưu thông vào ban đêm phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

g) Xây dựng và công bố nội quy hoạt động bến, bãi (nội dung cụ thể do chủ đầu tư xây dựng nhưng phải bao gồm các nội dung được quy định về phương án hoặc Kế hoạch Bảo vệ môi trường được duyệt).

h) Quy định tập kết cát, sỏi: Các bãi tập kết cát, sỏi trên các tuyến sông yêu cầu tập kết bằng các loại hình theo dự án được duyệt (khuyến khích sử dụng ống đẩy), khoảng cách từ tường rào của bãi tập kết cát, sỏi đến mép bờ sông đảm bảo hành lang bảo vệ nguồn nước và không ảnh hưởng đến cảnh quan.

k) Điều kiện khác: Nhà điều hành bến, bãi chỉ sử dụng để quản lý và hoạt động bến, bãi; không được sử dụng cho các mục đích khác.

4. Tọa độ ranh giới các bến bãi tập kết kinh doanh cát, sỏi trong phương án được sử dụng trên hệ thống VN 2000, KTT 1060, múi chiếu 30.

5. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về quản lý Nhà nước

- Công bố công khai Phương án; giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý các hoạt động của bãi theo Phương án đã được phê duyệt;

- Triển khai Phương án tới cấp huyện, cấp xã và giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ bãi theo quy định; thông báo rộng rãi quy trình, thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động bãi tập kết cát, sỏi để các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;

- Các đơn vị chức năng ở cấp huyện, cấp xã (theo thẩm quyền) tiến hành rà soát, đình chỉ, thu hồi những văn bản, hợp đồng, những thỏa thuận dưới mọi hình thức, cấp phép sai thẩm quyền cho sử dụng bãi ven sông chứa cát sỏi. Xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động, giải tỏa tất cả các bãi không nằm trong Phương án;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp; yêu cầu các chủ bến bãi ký cam kết với chính quyền địa phương đảm bảo kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật.

b) Giải pháp về truyền thông

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của Nhà nước về quản lý: Đê điều; khai thác, kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và Phương án này tới mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các địa phương có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của mọi người v ề pháp luật đê điều, khoáng sản nói chung và quản lý, bảo vệ đê điều, bảo vệ tài nguyên cát sỏi lòng sông nói riêng;

- Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên cát, sỏi lòng sông. Có cơ chế để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ việc giám sát bảo vệ các công trình đê điều và các công trình quan trọng khác;

- Đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát thực thi pháp luật về quản lý, khai thác, kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và Phương án này;

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên, môi trường, giao thông, thủy lợi của cấp huyện, cấp xã để nắm bắt được nội dung các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác, kinh doanh cát, sỏi lòng sông.

c) Các giải pháp về chính sách

- Xây dựng cơ chế đóng góp đối với các Chủ đầu tư bến bãi trong việc đầu tư nâng cấp hạ tầng khu vực;

- Bố trí kinh phí, trang thiết bị cho địa phương kiểm tra, xử lý hoạt động các bến bãi trên địa bàn; thực hiện cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện các vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền theo quy định của pháp luật.

d) Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Ưu tiên bố trí vốn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng các tuyến đường để thuận tiện cho công tác vận chuyển cát, sỏi.

đ) Giải pháp về môi trường

- Các dự án sử dụng, khai thác bến bãi trước khi cấp phép phải thực hiện nghiêm việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về môi trường;

- Trong quá trình hoạt động phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, định kỳ quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm. Thực hiện đầu tư kinh phí bảo vệ và khắc phục sự cố môi trường do việc tập kết gây ra.