Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2935/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 27 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG, CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ QUI CHẾ KIỂM TRA, NGHIỆM THU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017;

Căn cứ Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

Căn cứ Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Quyết định 1573/QĐ-UBND ngày 03/7/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự toán và thực hiện đặt hàng một số nhiệm vụ thuộc dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực nông nghiệp & PTNT năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 169/TTr-SNN&PTNT ngày 15/10/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và qui chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Điều 2. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện các quy định tại Điều 1 và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG, CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ QUI CHẾ KIỂM TRA, NGHIỆM THU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2935/QĐ-UBND ngày 27/11/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi áp dụng

a) Quy định này quy định một số nội dung về tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm dịch vụ công:

- Bảo tồn nguồn gen thủy sản truyền thống, bản địa quý hiếm (Bảo tồn nuôi giữ cá giống gốc) và dịch vụ thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo giống thủy sản.

- Dịch vụ nuôi giữ giống gốc (Chăn nuôi lợn ông bà).

- Sản xuất liều tinh lợn.

- Thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo giống cây trồng mới.

- Bảo tồn các nguồn gien quí hiếm về giống cây trồng truyền thống, sản xuất lưu giữ giống gốc giống cây trồng.

- Thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt vào sản xuất.

 b) Quy định này áp dụng đối với phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

1.2. Đối tượng áp dụng:

- UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

- Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước.

- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức, đơn vị (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập không trực thuộc cơ quan được giao kinh phí để đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công), hợp tác xã có tư cách pháp nhân, các cá nhân hành nghề độc lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có chức năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công phù hp với yêu cầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của Nhà nước; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc tổ chức thực hiện và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(1). Nuôi giữ cá giống gốc là việc tổ chức thực hiện quản lý, chăm sóc nuôi giữ đàn cá bố mẹ, sản xuất cá giống cung ứng cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh.

(2). Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.

(3). Khảo nghiệm giống thủy sản là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm.

(4). Loài thủy sản bản địa là loài thủy sản có nguồn gốc và phân bố trong môi trường tự nhiên ở khu vực địa lý xác định.

(5). Hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng

(6). Trồng trọt là ngành kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người.

(7). Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.

(8). Khảo nghiệm giống cây trồng là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng.

(9). Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.

(10). Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

(11). Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

(12). Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

(13). Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây, nấm ăn hoặc bộ phận của nấm ăn có thể phát triển thành một cá thể mới, dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.

(14). Cây đầu dòng là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống được công nhận qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.

(15). Vườn cây đầu dòng là vườn cây được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sản xuất giống vô tính.

 (16). Nguồn gen cây trồng là những thực vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng mới.

(17). Giống gốc là đàn giống cấp cụ kỵ, ông bà đối với lợn, gia cầm; đàn giống hạt nhân đối với giống gia súc khác; đàn thuần chủng đối với ong; giống nguyên chủng đối với tằm.

(18). Đàn giống cấp ông bà đối với lợn, gia cầm là đàn giống vật nuôi được sinh ra từ đàn giống cấp cụ kỵ để sản xuất ra đàn giống cấp bố mẹ.

(19). Đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm là đàn giống vật nuôi được sinh ra từ đàn giống cấp ông bà để sản xuất ra đàn thương phẩm.

(20). Nuôi giữ giống gốc (chăn nuôi lợn ông bà) là việc tổ chức thực hiện quản lý, chăm sóc nuôi giữ đàn lợn nái ông bà, sản xuất lợn giống cấp bố mẹ cung ứng cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản trên địa bàn tỉnh.

(21). Sản xuất liều tinh lợn là việc tổ chức thực hiện quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn đực giống đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để khai thác và sản xuất tinh dịch lợn nhân tạo, phục vụ công tác phối giống bằng thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn nái sinh sản trên địa bàn tỉnh.

3. Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công (gọi chung là cơ quan đặt hàng)

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc ủy quyền cho Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện.

4. Đơn vị được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công(gọi chung là đơn vị nhận đặt hàng)

- Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước.

- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức, đơn vị (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập không trực thuộc cơ quan được giao kinh phí để đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công), hợp tác xã có tư cách pháp nhân, các cá nhân hành nghề độc lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có chức năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công phù hp với yêu cầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của Nhà nước.

5. Căn cứ giao nhiệm vụ,đặt hàng hoặc đu thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

- Căn cứ giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

- Căn cứ đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

- Căn cứ đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định tại điều 18 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

- Đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

- Đấu thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

II. CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

1. Cơ chế giám sát, đánh giá

- Cơ quan đặt hàng tổ chức giám sát, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng Ngân sách Nhà nước (theo nội dung công việc, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này); nội dung giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và các quy định khác có liên quan.

- Nội dung giám sát:

+ Công tác quản lý, chăm sóc nuôi giữ giống gốc (chăn nuôi lợn ông bà) sản xuất lợn giống bố mẹ, thương phẩm cung ứng cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh: Số lượng lợn nái ông bà, lợn giống bố mẹ, lợn giống thương phẩm, chất lượng đàn nái ông bà, lợn giống bố mẹ, lợn giống thương phẩm.

+ Công tác quản lý, chăm sóc nuôi giữ đàn lợn đực giống và sản xuất liều tinh lợn nhân tạo cung ứng cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; Số lượng, chất lượng lợn đực được chăm sóc nuôi dưỡng; số lượng, chất lượng liều tinh lợn nhân tạo được sản xuất.

+ Thực hiện triển khai các nhiệm vụ, công tác bố trí thí nghiệm, chăm sóc, chọn tạo, lưu giữ bảo tồn nguồn gen; Công tác thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm, chọn tạo Giống cây trồng mới, thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt vào sản xuất, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm về giống cây trồng truyền thống; sản xuất, lưu giữ giống gốc giống cây trồng.

+ Thực hiện bảo tồn nguồn gen thủy sản truyền thống, bản địa quí hiếm (nuôi giữ giống gốc đàn cá bố mẹ); thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo giống thủy sản. Công tác quản lý, chăm sóc nuôi giữ cá giống gốc, sản xuất cá giống thương phẩm cung ứng cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh: Số lượng, chất lượng cá bố mẹ, cá giống thương phẩm.

- Công tác giám sát của Cơ quan đặt hàng được thực hiện định kỳ 1-2 lần trên năm đối với nuôi giữ giống gốc (chăn nuôi lợn ông bà), sản xuất liều tinh lợn và bảo tồn nguồn gen thủy sản truyền thống, bản địa quí hiếm (nuôi giữ giống gốc đàn cá bố mẹ); thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo giống thủy sản. Thực hiện định kỳ theo vụ (đối với công tác thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm, chọn tạo Giống cây trồng mới, thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt vào sản xuất) và hằng năm đối với bảo tồn các nguồn gen quý hiếm về giống cây trồng truyền thống, sản xuất, lưu giữ giống gốc giống cây trồng.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, giám sát cơ quan đặt hàng tổ chức lập biên bản xác định số lượng lợn nái ông bà không đảm bảo năng suất sinh sản; đàn lợn đực giống khai thác tinh, chất lượng liều tinh phục vụ thụ tinh nhân tạo;xác định mô hình, giống cây trồng không đảm bảo năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận, không phù hợp với canh tác của địa phương; xác định số lượng cá bố mẹ không đảm bảo năng suất sinh sản và thông báo trực tiếp cho đơn vị nhận đặt hàng để làm cơ sở giảm trừ khi nghiệm thu.

- Đơn vị nhận đặt hàng có trách nhiệm xác nhận kết quả kiểm tra, giám sát, ký các biên bản kết quả giám sát do cơ quan đặt hàng lập.

2. Kiểm định chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu có nội dung công việc bằng mắt thường hoặc các dụng cụ đo đạc thông dụng không đo lường, xác định được, cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng thống nhất thuê đơn vị có đủ chức năng phù hợp để thực hiện đo lường, kiểm định chất lượng làm cơ sở lập biên bản kết quả giám sát. Kinh phí thực hiện kiểm định do đơn vị nhận đặt hàng chi trả.

III. QUY CHẾ KIỂM TRA, NGHIỆM THU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

1. Công tác kiểm tra của cơ quan đặt hàng

- Cơ quan đặt hàng có trách nhiệm định kỳ kiểm tra đơn vị nhận đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong việc thực hiện các nội dung theo quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết.

- Thời điểm kiểm tra định kỳ vào thời điểm đầu và giữa mỗi năm; định kỳ vào thời điểm đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ. Thời gian kiểm tra cụ thể do cơ quan đặt hàng ấn định và thông báo trước cho đơn vị nhận đặt hàng biết để chuẩn bị đầy đủ các nội dung phục vụ cho công tác kiểm tra. Căn cứ vào thực tiễn sản xuất hoặc yêu cầu của cấp trên, cơ quan đặt hàng tiến hành kiểm tra đột xuất đối với một hoặc nhiều nội dung do đơn vị nhận đặt hàng thực hiện và không cần thông báo trước.

- Sau mỗi kỳ kiểm tra, cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng lập biên bản, xác định những nội dung công việc đã thực hiện được và không thực hiện theo quy định hoặc thực hiện nhưng không đạt chất lượng để làm cơ sở nghiệm thu, giảm trừ vào cuối năm.

2. Nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ

- Đối với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản: Nghiệm thu 1 lần cuối năm trước 31 tháng 12 hàng năm theo nội dung quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết. Các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định nghiệm thu thông qua hình thức quan sát trực tiếp, kiểm đếm số lượng tại thời điểm nghiệm thu và thông qua hệ thống sổ theo dõi kỹ thuật, quy trình sản xuất và các chứng từ kế toán kèm theo.

- Đối với lĩnh vực trồng trọt:

+ Công tác khảo nghiệm, chọn tạo giống cây trồng mới; thực nghiệm, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt vào sản xuất: Nghiệm thu 1 lần, cuối mỗi vụ theo nội dung quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết. Nghiệm thu thông qua hình thức quan sát trên đồng ruộng, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, tính chống chịu với điều kiện bất thuận, khả năng thích ứng và đánh giá thông qua hệ thống sổ theo dõi kỹ thuật trên đồng ruộng, đánh giá mẫu mã, năng suất, chất lượng sản phẩm thu được, và các chứng từ kế toán kèm theo.

+ Công tác bảo tồn nguồn gen quý hiếm về giống cây trồng truyền thống, sản xuất lưu giữ giống gốc giống cây trồng: Nghiệm thu 1 lần cuối năm trước 31 tháng 12 hàng năm trên cơ sở nội dung quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết, các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định thông qua hình thức quan sát trên thực tế đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh hại, khả năng thích ứng, tính ổn định về gen di truyền…

3. Nghiệm thu, thanh lý

- Kết thúc năm, cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng tiến hành nghiệm thu,thanh lý các nội dung triển khai thực hiện theo quy định.

- Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu, thanh lý

+ Quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết.

+ Quyết định phê duyệt nội dung công việc, dự toán kinh phí.

+ Các biên bản kiểm tra, giám sát giữa cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng.

+ Các biên bản nghiệm thu đối với từng nội dung gồm: nghiệm thu công tác nuôi giữ giống gốc (chăn nuôi lợn ông bà), sản xuất lợn giống bố mẹ, lợn giống thương phẩm; đàn lợn đực giống, sản xuất liều tinh lợn phục vụ thụ tinh nhân tạo; bảo tồn nguồn gen thủy sản truyền thống, bản địa quí hiếm (nuôi giữ giống gốc đàn cá bố mẹ), công tác sản xuất cá giống thương phẩm; thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo giống thủy sản. Thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm, chọn tạo Giống cây trồng mới, thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt vào sản xuất; bảo tồn các nguồn gen quý hiếm về giống cây trồng truyền thống; sản xuất, lưu giữ giống gốc giống cây trồng.

+ Quy trình chăn nuôi đàn cá giống gốc, sổ theo dõi kết quả sinh sản đàn cá giống gốc, sổ theo dõi sinh sản, khẩu phần ăn của đàn cá…Báo cáo kỹ thuật hàng năm;

+ Quy trình chăn nuôi đàn lợn nái giống gốc, sổ theo dõi kết quả sinh sản đàn lợn nái giống gốc, sổ theo dõi phối giống, khẩu phần ăn của đàn lợn.... Báo cáo kỹ thuật hàng năm.

+ Quy trình chăn nuôi đàn lợn đực, sổ theo dõi kết quả sản xuất tinh. Báo cáo kỹ thuật hàng năm.

+ 10TCN 395: 2006: Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa,

+ Thông tư số 45/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng giống cây trồng.

+ Thông tư số 48/2011/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng.

+ Thông tư số 67/2011/TT-BNNPTNT ngày 17/10/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hanh Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 19/6/2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hanh Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng.

+ Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hanh Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng.

+ Thông tư số 05/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/2/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia lĩnh vực trồng trọt.

- Thời gian cơ quan đặt hàng tổ chức nghiệm thu, thanh lý các nội dung triển khai thực hiện chậm nhất 31/12 hàng năm.

(Có phụ lục kèm theo).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp & PTNT

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đặt hàng hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

 b) Căn cứ quy định này và các quy định liên quan, chủ trì tổ chức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công:

- Bảo tồn nguồn gen thủy sản truyền thống, bản địa quý hiếm (nuôi giữ giống gốc đàn cá bố mẹ) và dịch vụ thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo giống thủy sản.

- Dịch vụ nuôi giữ giống gốc (Chăn nuôi lợn ông bà).

- Sản xuất liều tinh lợn phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn nái trên địa bàn tỉnh.

- Thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo giống cây trồng mới.

- Bảo tồn các nguồn gien quí hiếm về giống cây trồng truyền thống; sản xuất lưu giữ giống gốc giống cây trồng.

- Thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt vào sản xuất.

c) Hướng dẫn chi tiết các nội dung, bảng biểu để triển khai thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo quy định.

2. Trách nhiệm của Sở tài chính: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch đặt hàng hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện giao nhiệm vụ, đt hàng, đu thu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi và giám sát việc thực hiện giao nhiệm vụ, đt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.

4. Trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công:

a) Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo số lượng và chất lượng sản phẩm; cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát theo yêu cầu của cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; thông báo đầy đủ và kịp thời tất cả các thông tin liên quan đến nội dung đã thực hiện.

b) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ đúng với quy định của pháp luật hiện hành đối với các hoạt động giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công tại đơn vị.

5. Các nội dung khác không quy định tại Quyết định này thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

 

PHỤ LỤC

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ DỊCH VỤ CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP & PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2935/QĐ-UBND ngày 27/11/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

I. Tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng bảo tồn nguồn gien thủy sản truyền thống, bản địa quy hiếm (nuôi giữ giống gốc đàn cá bố mẹ); thực nghiệm, khảo nghiệm chọn tạo giống thủy sản

Tiêu chí đánh giá chất lượng:

- Theo tiêu chuẩn: TCVN 9586: 2014; cá nước ngọt-yêu cầu kỹ thuật

- Thông tư Số: 05/2020/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản: QCVN 02 - 33 - 1 : 2020/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: Giống cá nước ngọt. Phần 1: cá Chép, cá Rô phi

1. Phạm vi áp dụng

Quy định chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột, cá hương, cá giống và cá bố mẹ của 08 loài cá nước ngọt gồm: Mè hoa, Mè trắng Hoa Nam, Rôhu(Trôi Ấn Độ), Mrigal, Rô phi vằn, Trắm cỏ, Trắm đen, cá Chép V1.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Đối với cá bố mẹ

2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ được tuyển chọn nuôi vỗ

2.1.1.1. Yêu cầu chung

Cá bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu chung đi với cá bố mẹ được tuyển chọn nuôi vỗ

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Chất lượng di truyền

Là dòng thuần chủng hoặc dòng chọn giống được nhận từ Hệ thống giống thủy sản quốc gia (HTGQG), hoặc tuyển chọn từ vùng nước tự nhiên theo quy định trong Bảng 9.

2. Ngoại hình

Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng đặc trưng của loài.

3. Trạng thái hoạt động

Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.

4. Tình trạng sức khỏe

Cá khỏe mạnh, không bị dị hình, không có dấu hiệu bệnh lý;

Khi bắt buộc xét nghiệm: không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài.

2.1.1.2. Yêu cầu đối với bố mẹ mỗi loài

Cá bố mẹ mỗi loài khi tuyển chọn để nuôi vỗ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đi với cá bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ

Tên loài

Các chỉ tiêu

Tuổi cá
(năm)

Khối lượng
(kg)

Màu sắc đặc trưng của loài

Nguồn 

gốc

Tuổi thành thục
(năm)

Thời hạn sử dụng
(năm)

Số lần sinh sản
(lần/năm)

Cá đực

Cá cái

Cá đực

cái

 

 

 

 

 

1. Mè hoa

3 đến 8

3 đến 7

2,0 đến 6,0

3,0 đến 6,0

Nâu vàng

Từ HTGQG và tự nhiên

Từ 2 năm trở lên

5

2

2. Mè trắng Hoa Nam

2 đến 6

2 đến 6

1,2 đến 4,0

1,5 đến 4,0

Sáng trắng

Từ HTGQG và tự nhiên

Từ 2 năm tr lên

5

2

3. Mrigal

2 đến 5

2 đến 5

1,0 đến 3,0

1,2 đến 3,0

Sáng bạc

Từ HTGQG và tự nhiên

Từ 2 năm trở lên

5

2

4. Rôhu (trôi Ấn độ)

2 đến 5

2 đến 5

1,0 đến 3,0

1,2 đến 3,0

Nâu đen tía

Từ HTGQG và tự nhiên

Từ 2 năm trở lên

5

2

5. Rô phi vằn

1 đến 2

1 đến 2

0,3 đến 1,2

0,25 đến 1,0

Xám nhạt

Từ HTGQG

Từ 1 năm trở lên

3

6

6. Trắm cỏ

3 đến 8

3 đến 7

3,0 đến 8,0

3,0 đến 8,0

Xanh vàng

Từ HTGQG và tự nhiên

Từ 3 năm trở lên

5

2

7. Trắm đen

3 đến 8

3 đến 7

3,0 đến 9,0

3,0 đến 10,0

Đen sẫm

Từ HTGQG và tự nhiên

Từ 2 năm trở lên

5

1

8. Chép V1

2 đến 6

2 đến 6

1,0 đến 6,0

1,5 đến 6,0

Vàng nhạt

Từ HTGQG

Từ 2 năm tr lên

6

2

2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ tuyển chọn cho sinh sản

Cá bố mẹ tuyển chọn cho sinh sản phải được nuôi vỗ theo quy trình kỹ thuật và phải đạt độ thành thục theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Yêu cầu kỹ thuật chọn cá bố mẹ để cho sinh sản

Tên loài

Yêu cầu kỹ thuật

Cá cái

Cá đực

1. Rô phi vằn

Bụng to, phân biệt rõ 3 lỗ ở vùng huyệt.

Trứng có màu vàng.

Vây có màu sắc sặc sỡ.

Thấy rõ 2 lỗ ở vùng huyệt hậu môn.

2. Mè trắng Hoa Nam

Bụng to, mềm đều, da bụng mỏng.

Lỗ sinh dục màu đỏ hồng, không bị loét.

Lấy trứng quan sát: các hạt trứng tròn đều, rời nhau, từ 70 % đến 80 % số trứng đã chuyển cực.

Da bụng mỏng, vây ngực nháp.

Hậu môn màu hồng và hơi lồi.

Vuốt nhẹ hai bên lườn gần hậu môn thấy sẹ chảy ra đặc, màu trắng.

3. Mè hoa

 

4. Mrigal

5.Rôhu (trôi Ấn độ)

6. Trắm cỏ

7. Trắm đen

8. Chép V1 (chọn giống)

Bụng to, da bụng mỏng, mềm.

Lỗ sinh dục lồi lên và có màu hồng.

Buồng trứng to, mềm và đàn hồi.

Lấy trứng quan sát: các hạt trứng đồng đều, rời nhau, màu ngà vàng sáng bóng, kích thước từ 1,15 mm đến 1,17 mm.

Bụng to, da bụng mỏng, mềm.

Có các nốt sần ở nắp mang, vây ngực.

Vuốt nhẹ hai bên bụng gần hậu môn thấy sẹ đặc màu trắng sữa.

2.2. Đối với cá bột

2.2.1. Yêu cầu chung

Cá bột các loài phải đáp ứng các yêu cầu chung được quy định trong Bảng 4

Bảng 4 - Yêu cầu chung đi với cá bột

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Xuất xứ

Được sản xuất ra từ đàn cá bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng.

2. Giai đoạn phát triển

Đã tiêu hết noãhoàng và bắt đầu ăn được mồi bên ngoài.

3. Ngoại hình

Cơ thể đã hoàn chỉnh, chủ động bơi lội.

4. Trạng thái hoạt động

Bơi nhanh nhẹn quanh thành dụng cụ chứa cá (chậu, chén, bát), có tính hướng quang, có phản ứng với tiếng động khi gõ nhẹ vào thành dụng cụ chứa cá bột.

5. Tình trạng sức khỏe

Không có dấu hiệu bệnh lý, cỡ cá đồng đều, tỷ lệ dị hình trong đàn không quá 2 %.

2.2.2. Yêu cầu đối với cá bột mỗi loài

Cá bột mỗi loài phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Bảng 5.

Bảng 5 - Yêu cầu kỹ thuật đi với cá bột

Tên loài

Các chỉ tiêu

Màu sắc

Tuổi tính từ sau khi trứng nở,
(ngày)

Chiều dài,
(mm)

1. Mè hoa

Phần lưng cá xuất hiện dây màu đen (bắt chỉ thâm)

3 đến 5

7,0 đến 9,0

2. Mè trắng Hoa Nam

Phần lưng cá xuất hiện dây màu đen (bắt chỉ thâm)

3 đến 5

6,0 đến 8,0

3. Mrigal

Phần lưng cá xuất hiện dây màu đen (bắt chỉ thâm)

3 đến 4

5, đến 8,0

4. Rôhu (trôi Ấn Độ)

Phần lưng cá xuất hiện dây màu đen (bắt chỉ thâm)

3 đến 4

4,0 đến 7,0

5. Rô phi vằn

Màu vàng sẫm, vẫn còn một ít noãn hoàng

2 đến 3

3,0 đến 4,0

6. Trắm cỏ

Phần lưng cá xuất hiện dây màu đen (bắt chỉ thâm)

4 đến 5

6,0 đến 8,0

7. Trắm đen

Phần lưng cá xuất hiện dây màu đen (bắt chỉ thâm)

3 đến 4

6,0 đến 8,0

8. Chép V1 (chọn giống)

Màu nâu sẫm

2 đến 3

5,0 đến 7,0

2.3. Đối với cá hương

2.3.1. Yêu cầu chung

Cá hương các loài phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong Bảng 6.

Bảng 6 - Yêu cầu chung đối với cá hương

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Tuổi tính từ cuối giai đoạn cá bột, tính bằng ngày

Từ 20 đến 25

2. Ngoại hình

Mang hình dạng và những nét đặc trưng của loài, màu sắc tươi sáng, cơ thể cân đối, không sây sát, không mất nhớt

3. Trạng thái hoạt động

Bơi lội nhanh nhẹn thành đàn, có phản ứng mạnh với tiếng động; cá hương các loài rô đồng, sặc rằn, lóc, lóc bông thường ngoi lên đớp khí

4. Tình trạng sức khỏe

Không có dấu hiệu bệnh lý, cỡ cá đồng đều

2.3.2 Yêu cầu đi với cá hương mỗi loài

Cá hương mỗi loài phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 7.

Bảng 7 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương

Tên loài

Màu sắc

Chiều dài,
(cm)

Khối lượng,
(g)

1. Mè hoa

Sáng sẫm

2,5 đến 3,0

0,3 đến 0,5

2. Mè trắng Hoa Nam

Sáng bạc

2,5 đến 3,0

0,2 đến 0,3

3. Mrigal

Sáng bạc

2,5 đến 3,0

0,4 đến 0,5

4. Rôhu (trôi n Độ)

Sáng xanh

2,5 đến 3,0

0,4 đến 0,5

5. Rô phi vằn

Sáng sẫm

1,5 đến 2,5

0,06 đến 0,08

6. Trắm cỏ

Xanh vàng

2,5 đến 3,0

0,5 đến 0,7

7. Trắm đen

Đen sẫm

3,0 đến 3,5

0,4 đến 0,6

8.Chép V1

Trắng bạc

2,5 đến 3,0

0,6 đến 1,0

2.4. Đối với cá giống

2.4.1. Yêu cầu chung

Cá giống các loài phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong Bảng 8.

Bảng 8 - Yêu cầu chung đối với cá giống

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Ngoại hình

Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng

2. Trạng thái hoạt động

Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.

3. Tình trạng sức khỏe

Không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1 %.

2.4.2. Yêu cầu kỹ thuật đi với cá giống mỗi loài

Cá giống mỗi loài phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Bảng 9.

Bảng 9 - Yêu cầu kỹ thuật đi với cá giống

Tên loài

Tuổi tính từ cá hương,
ngày

Chiều dài,
cm

Khối lượng,
g

1. Mè hoa

85 đến 90

12,0 đến 15,0

25,0 đến 30,0

2. Mè trng Hoa Nam

85 đến 90

10,0 đến 12,0

18,0 đến 20,0

3. Mrigal

85 đến 90

8,0 đến 10,0

15,0 đến 20,0

4. Rôhu (trôi Ấn Độ)

85 đến 90

8,0 đến 10,0

15,0 đến 20,0

5. Rô phi vằn

50 đến 60

5,0 đến 6,0

10,0 đến 12,0

6. Trắm cỏ

105 đến 110

12,0 đến 15,0

40,0 đến 45,0

7. Trắm đen

105 đến 110

12,0 đến 15,0

35,0 đến 40,0

8. Chép V1 (chọn giống)

45 đến 60

7,0 đến 10,0

15,0 đến 20,0

II. Tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ nuôi giữ lợn giống gốc (chăn nuôi lợn ông bà) và dịch vụ sản xuất liều tinh lợn

Tiêu chí đánh giá chất lượng: Theo tiêu chuẩn: TCVN 9111: 2011; Lợn giống ngoại - Yêu cầu kỹ thuật

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với lợn giống ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Yêu cầu về ngoại hình

Bảng 1 - Yêu cầu về ngoại hình

Giống lợn

Đặc điểm ngoại hình

Yorkshire

Toàn thân có da màu trắng, lông có ánh vàng; đầu to, mặt gãy; tai đứng ngả về phía trước, thân mình hình chữ nhật, lưng phẳng; chân cao, chắc khỏe

Landrace

Toàn thân có da, lông màu trắng; đầu nhỏ, mõm dài, tai to rủ về phía trước che lấp mắt; thân mình dạng hình quả lê, lưng vồng lên; chân cao, chắc khỏe

Duroc

Toàn thân da, lông có màu hung đỏ hoặc nâu thẫm; đầu nhỏ, mõm đen; tai rủ về phía trước; thân hình vững chắc, mông nở; bốn móng chân màu đen, chân chắc khỏe

Pietrain

Toàn thân da, lông có những đốm màu xẫm đen và trắng xen lẫn không đều; đầu to, tai đứng; thân hình vững chắc, trường mình, mông vai nở, chân chắc khỏe, cân đối

2.2. Yêu cầu về năng suất

Bảng 2 -Yêu cầu về năng suất

TT

Chỉ tiêu

Giống lợn

Yorkshire

Landrace

Duroc

Pietrain

I. Lợn đực hậu bị (từ 30 kg đến 100 kg)

1

Khả năng tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn

700

700

730

730

2

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam, không lớn hơn

2,5

2,5

2,4

2,4

3

Độ dày mỡ lưng tại điểm P2, tính bằng milimet, không lớn hơn

10,0

10,0

9,5

9,5

II. Lợn cái hậu bị (từ 30 kg đến 100 kg)

1

Khả năng tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn

600

600

620

620

2

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam, không lớn hơn

2,5

2,5

2,4

2,4

3

Độ dày mỡ lưng tại điểm P2 tính bằng milimet, không lớn hơn

11,0

11,0

10,2

10,2

III. Lợn nái sinh sản

1

Số con sơ sinh sống/ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn

10,0

10,0

9,0

8,5

2

Số con cai sữa/ổ, không nhỏ hơn

9,0

9,0

8,0

7,7

3

Số ngày cai sữa, tính bằng ngày, trong khoảng

21 đến 28

21 đến 28

21 đến 28

21 đến 28

4

Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh, tính bằng kilogam, không nhỏ hơn.

 

13,5

13,5

12,5

12,8

5

Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, tính bằng kilogam, không nhỏ hơn

55

55

50

50

6

Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng ngày, không lớn hơn

380

380

385

385

7

Số lứa đẻ/nái/năm, tính bằng lứa, không nhỏ hơn

2,1

2,1

1,9

1,8

IV. Lợn đực khai thác tinh (TTNT)

1

Lượng xuất tinh (V), tính bằng mililit, không nhỏ hơn

220

220

220

220

2

Hoạt lực tinh trùng (A), tính bằng %, không nhỏ hơn

80

80

80

80

3

Mật độ tinh trùng (C), tính bằng triệu/ml, không nhỏ hơn

250

250

250

270

4

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), tính bằng %, không lớn hơn

15

15

15

15

5

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC), tính bằng tỷ, không nhỏ hơn

44

44

44

47

III. Tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ thực hiện khảo nghiệm, chọn tạo giống cây trồng mới; bảo tồn nguồn gien quý hiếm giống cây trồng truyền thống; chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt vào sản xuất và sản xuất lưu giữ giống gốc giống cây trồng

1. Tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng công tác thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo giống cây trồng mới; Thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt vào sản xuất

Tiêu chuẩn chất lượng: Tuân thủ theo quy định của các tiêu chuẩn sau:

1.1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT

a. Quy định kỹ thuật

Để xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu ở Bảng 1.

Bảng 1 - Các chỉ tiêu theo dõi

Chỉ tiêu

Giai đoạn*

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

1. Sức sống của mạ

2

1

Khỏe: Cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh

Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy

5

Trung bình: Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh

9

Yếu: Cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng

2. Độ dài giai đoạn trỗ

6

1

Tập trung: Không quá 3 ngày

Quan sát toàn bộ ô thí nghiệm. Cây lúa trỗ khi bông thoát khỏi bẹ lá đòng từ 5cm trở lên

5

Trung bình: 4-7 ngày

9

Dài: Hơn 7 ngày

3. Độ thuần đồng ruộng

6-9

1

Cao: Cây khác dạng <0,3% (lúalai < 2%)

Đếm và tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô

3

Trung bình: Cây khác dạng >0,3 -0,5% (lúa lai >2- 4%)

5

Thấp: Cây khác dạng >0,5% (lúa lai >4%)

4. Độ thoát cổ bông

7-9

1

Thoát hoàn toàn

Quan sát toàn bộ các cây trên ô.

5

Thoát vừa đúng cổ bông

9

Thoát một phần

5. Độ cứng cây

8-9

1

Cứng: Cây không bị đổ

Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch

5

Trung bình: Hầu hết cây bị nghiêng

9

Yếu: Hầu hết cây bị đổ rạp

6. Độ tàn lá

9

1

Muộn: Lá giữ màu xanh tự nhiên

Quan sát sự chuyển màu của lá

5

Trung bình: Các lá trên biến vàng

9

Sớm: Tất cả lá biến vàng hoặc chết

7.Thời gian sinh trưởng

9

ngày

 

Tính số ngày từ khi gieo đến khi khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông chín

8. Chiều cao cây

9

cm

 

Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt). Số cây mẫu: 10

9. Độ rụng hạt

9

1

Khó rụng: <10% số hạt rụng

Giữ chặt cổ bông và vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng. Số bông mẫu: 5

5

Trung bình: 10-50% số hạt rụng

9

Dễ rụng: >50% số hạt rụng

10. Số bông hữu hiệu

9

bông

 

Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây. Số cây mẫu: 5

11. Số hạt trên bông

9

hạt

 

Đếm tổng số hạt có trên bông. Số cây mẫu: 5

12. Tỷ lệ lép

9

%

 

Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông. Số cây mẫu: 5

13. Khối lượng 1000 hạt

9

gam

 

Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy

14. Năng suất hạt

9

tạ/ha

 

Cân khối lượng hạt trên mỗi ô ở độ ẩm hạt 14%, đơn vị tính kg/ô, lấy hai chữ số sau dấu phẩy

15. Bệnh đạo ôn hại lá

Pyricularia oryzae

2-3

0

Không có vết bệnh

Quan sát vết bệnh gây hại trên lá

1

Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử

2

Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh

3

Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên

4

Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá

5

Vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá

6

Vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá

7

Vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá

8

Vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá

9

Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá

16. Bệnh đạo ôn cổ bông

Pyricularia oryzae

8

0

Không có vết bệnh

Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông

1

Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2

3

Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông

5

Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông

7

Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc

9

Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%

17. Bệnh bạc lá

Xanthomonas oryzae pv.oryzal

5-8

1

1-5% diện tích vết bệnh trên lá

Quan sát diện tích vết bệnh trên lá

3

6 -12%

5

13 -25

7

26 -50%

9

51-100%

18. Bệnh khô vằn

Rhizoctonia solani

7-8

0

Không có triệu chứng

Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây)

1

Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây

3

Vết bệnh 20-30% chiều cao cây

5

Vết bệnh 31-45% chiều cao cây

7

Vết bệnh 46-65% chiều cao cây

9

Vết bệnh > 65% chiều cao cây

19. Bệnh đốm nâu

Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae

2 và

5-9

0

Không có vết bệnh

Quan sát diện tích vết bệnh trên lá

1

<4% diện tích vết bệnh trên lá

3

4-10% diện tích vết bệnh trên lá

5

11-25% diện tích vết bệnh trên lá

7

26-75% diện tích vết bệnh trên lá

9

>76% diện tích vết bệnh trên lá

20. Sâu đục thân

3-5 và

8-9

0

Không bị hại

Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc

1

1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc

3

11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc

5

21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc

7

31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc

9

>51% số dảnh chết hoặc bông bạc

21. Sâu cuốn lá

Cnaphalocrosis

 

3-9

0

Không bị hại

Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống

1

1-10% cây bị hại

3

11-20% cây bị hại

5

21-35% cây bị hại

7

36-51% cây bị hại

9

>51% cây bị hại

22. Rầy nâu

Ninaparvata lugens

3-9

0

Không bị hại

Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết

1

Hơi biến vàng trên một số cây

3

Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”

5

Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng

7

Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng

9

Tất cả cây bị chết

23. Khả năng chịu hạn

2-7

0

Lá bình thường

Quan sát độ cuốn lá sau thời gian bị hạn ít nhất 1 tuần

1

Lá bắt đầu cuốn (hình chữ V nông)

3

Lá cuộn lại (hình chữ V sâu)

5

Lá cuốn hoàn toàn (hình chữ U)

7

Mép lá chạm nhau (hình chữ O)

9

Lá cuộn chặt lại

24. Khả năng chịu ngập

2-5

%

 

Tính tỷ lệ (%) cây sống sau khi bị ngập nước

25. Khả năng chịu lạnh

2

1

Mạ màu xanh đậm

Quan sát sự thay đổi màu sắc lá và sự sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 15 0C

3

Mạ màu xanh nhạt

5

Mạ màu vàng

7

Mạ màu nâu

9

Mạ chết

4-9

1

Cây xanh bình thường, sinh trưởng và trỗ bình thường

3

Cây hơi bị còi, sinh trưởng bị chậm lại

5

Cây còi, lá biến vàng, sinh trưởng chậm

7

Cây còi cọc nặng, lá vàng, sinh trưởng chậm, trỗ không thoát,

9

Cây còi cọc nặng, lá màu nâu, sinh trưởng chậm, không trỗ

26. Khả năng chịu nóng

7-9

1

> 80%

Tính tỷ lệ (%) hạt chắc trên bông sau khi gặp nóng. Số cây mẫu: 5

3

61-80%

5

41-60%

7

11-40%

9

< 11%

27. Khả năng chịu kiềm, mặn

3-4

1

Sinh trưởng, đẻ nhánh gần như bình thường

Quan sát sự sinh trưởng và đẻ nhánh của cây khi gieo cấy trong điều kiện kiềm hoặc mặn

3

Sinh trưởng gần như bình thường, song đẻ nhánh bị hạn chế, một số lá bị biến màu hoặc cuộn lại

5

Sinh trưởng giảm, hầu hết lá bị biến màu hoặc cuộn lại, chỉ rất ít lá vươn dài

7

Sinh trưởng hoàn toàn bị kiềm chế, hầu hết lá bị khô, một số cây bị khô

28. Chất lượng thóc gạo

9

 

 

Đánh giá các chỉ tiêu về tỷ lệ xay xát, tỷ lệ gạo nguyên, kích thước hạt gạo, tỷ lệ trắng trong, độ bạc bụng, hàm lượng amylose, độ bền gel, nhiệt độ hoá hồ theo tiêu chuẩn hiện hành

29. Chất lượng cơm

9

 

 

Đánh giá bằng cảm quan các chỉ tiêu mùi thơm, độ trắng, độ bóng, độ mềm, độ dính và độ ngon theo tiêu chuẩn hiện hành

PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

* Các bước khảo nghiệm

- Khảo nghiệm cơ bản

Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.

- Khảo nghiệm sản xuất

Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống lúa có triển vọng.

* Bố trí khảo nghiệm

- Khảo nghiệm cơ bản

+ Bố trí thí nghiệm

Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5m x 2m). Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm có ít nhất 3 hàng lúa bảo vệ.

+ Giống khảo nghiệm

- Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi khảo nghiệm và lưu mẫu là:

+ Giống thuần: 7 kg/1giống /vụ

- Chất lượng hạt giống:

+ Đối với lúa thường: chất lượng hạt giống tối thiểu phải đạt cấp xác nhận 1 theo QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa.

+ Giống đối chứng

Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định. Chất lượng của hạt giống phải tương đương với giống khảo nghiệm

- Khảo nghiệm sản xuất

+ Diện tích: Mỗi giống ít nhất 1000 m2/điểm, tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất qua các vụ không vượt quá mức quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Giống đối chứng: Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định. Chất lượng của hạt giống phải

+ Quy trình kỹ thuật

- Khảo nghiệm cơ bản

+ Thời vụ

Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.

+ Yêu cầu về đất

Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động tưới tiêu.

+ Mật độ cấy

Cấy 1 dảnh, mỗi ô thí nghiệm 10 hàng (theo chiều dài ô thí nghiệm) cách nhau 20 cm

+ Phân bón

Bảng 4 - Liều lượng phân bón vô cơ

Loại đất

Nhóm cực ngắn và ngắn ngày

Nhóm trung ngày và dài ngày

N

P2O5

K2O

N

P2O5

K2O

Đất tốt (phù sa sông...)

80-90

60-70

40-60

90-100

60-90

50-70

Đất trung bình (phù sa sông...)

90-100

60-90

70-80

100-110

60-90

70-80

Đất xấu (bạc màu, cát ven biển...)

100-110

60-70

80-90

110-120

60-70

80-90

Đất nhiễm mặn

90-100

60-70

0

90-100

60-90

0

Đất phèn

90-100

60-90

40-60

90-120

90-120

40-60

Đất trũng, lầy thụt

60-90

60-70

40-60

90-100

60-90

40-60

Bảng 5 - Phương pháp bón phân đạm và kali

Thời điểm

Nhóm cực ngắn và ngắn ngày

Nhóm trung ngày và dài ngày

N

K2O

N

K2O

Bón lót trước khi cấy

50

30

30

0

Thúc 1 khi lúa bén rễ hồi xanh

40

40

40

30

Thúc 2 sau lần 1 từ 10-12 ngày

-

-

20

40

Trước trỗ 17-22 ngày

10

30

10

30

+ Tưới tiêu nước

Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trên ruộng từ 3 đến 5cm, khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng từ 7 đến10 ngày. Các giai đoạn sau, giữ mực nước không quá 10cm.

+ Làm cỏ, sục bùn

- Nhóm cực ngắn ngày, ngắn ngày và lúa lai: Làm cỏ, sục bùn một lần kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh.

- Nhóm trung ngày và dài ngày: Làm cỏ, sục bùn 2 lần: lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc lần 1; lần 2: sau làm cỏ, sục bùn lần 1 từ 10 đến12 ngày, kết hợp bón thúc lần 2.

+ Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật (trừ những thí nghiệm khảo nghiệm quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật).

+ Thu hoạch

Thu hoạch khi có khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông đã chín. Trước khi thu hoạch mỗi giống lấy mẫu 10 khóm để đánh giá các chỉ tiêu trong phòng.

Thu hoạch riêng từng ô, phơi hoặc sấy đến khô. Xác định độ ẩm hạt bằng máy đo độ ẩm hoặc sấy và cân khối lượng (kg/ô), sau đó quy đổi ở độ ẩm hạt 14%.

Có thể tính năng suất ô theo phương pháp lấy mẫu tươi như sau: Làm sạch hạt và cân thóc tươi từng ô. Lấy 1000g mẫu thóc tươi mỗi ô, phơi hoặc sấy đến khô. Xác định độ ẩm hạt bằng máy đo độ ẩm hoặc sấy và cân khối lượng (kg/ô), sau đó quy đổi ở độ ẩm hạt 14%

Năng suất của ô = Tỷ lệ khô/tươi của mẫu (%) x khối lượng thóc tươi của ô (kg/ô).

- Khảo nghiệm sản xuất

+ Phương pháp đánh giá

+ Khảo nghiệm cơ bản

Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Riêng các chỉ tiêu về phản ứng của giống với sâu bệnh hại hoặc điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn, úng, nóng, lạnh, kiềm và mặn...) khi có yêu cầu thì bố trí thí nghiệm trong điều kiện nhân tạo.

Các chỉ tiêu định tính được đánh giá bằng mắt, thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hoặc các bộ phận của cây và cho điểm.

Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên cây mẫu được lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở hàng biên.

Phương pháp theo dõi, đánh giá: Các chỉ tiêu về giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa mới được theo dõi, đánh giá như quy định ở Bảng 1.

- Khảo nghiệm sản xuất

Theo dõi các chỉ tiêu:

- Thời gian sinh trưởng: Tính thời gian từ gieo đến chín.

- Năng suất: Cân khối lượng thực thu trên diện tích khảo nghiệm, quy ra năng suất tạ/ha.

- Đặc điểm giống: Nhận xét chung về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.

- Ý kiến của người sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.

1.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận áp dụng theo 10 tiêu chuẩn ngành: 10TCN 395 : 2006

a. Quy trình sản xuất

* Kỹ thuật gieo trồng

Ruộng giống

- Đất: Chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu, sạch cỏ dại và sâu bệnh, không có lúa vụ trước mọc lại, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

- Cách ly: Ruộng giống phải được cách ly với các ruộng lúa xung quanh.

- Thời vụ

Tuỳ thời gian sinh trưởng và đặc tính phản ứng với điều kiện ngoại cảnh của giống để gieo cấy vào khung thời vụ tốt nhất của vùng sản xuất giống.

- Làm mạ

Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng phải làm mạ, sản xuất hạt giống nguyên chủng và xác nhận có thể làm mạ hoặc gieo thẳng.

- Làm đất: Chọn loại đất thịt nhẹ, độ phì khá, được làm nhuyễn, lên luống rộng 1,2-1,4m, có rãnh rộng 25- 30cm, mặt luống phẳng và không đọng nước.

Phân bón: Lượng phân bón cho 1ha mạ: 10-12 tấn phân hữu cơ hoai mục, 30-35kg N, 40-45kg P2O5 và 40-45kg K2O.

Cách bón:

- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và P2O5 trước khi bừa lần cuối, trước khi gieo bón 50% N + 50% K2O bằng cách rải và xoa đều trên mặt luống.

- Bón thúc lượng N và K2O còn lại từ 1 đến 2 lần tuỳ theo tuổi mạ và kết thúc trước khi nhổ cấy 5 - 7 ngày.

Gieo và chăm sóc: Gieo 30-50g mộng trên 1m2, gieo đều và chìm mộng. Sau khi gieo 3 ngày có thể phun thuốc trừ cỏ dại. Nếu nhiệt độ không khí dưới 150C cần che phủ bằng nylon để chống rét cho mạ. Thường xuyên giữ nước để ruộng mạ liền bùn. Chú ý theo dõi phòng trừ sâu bệnh và khử bỏ cỏ dại trong suốt thời kỳ mạ.

* Cấy và chăm sóc

Đối với mạ nền: 2,5-3,0 lá, khoảng 12-15 ngày sau khi gieo.

Kỹ thuật cấy

Cấy 1 dảnh (không tính ngạnh trê), nông tay, thẳng hàng, theo băng. Sản xuất giống siêu nguyên chủng, các dòng phải cấy xong trong 1 ngày.

Tuỳ điều kiện cụ thể (giống, tính chất đất, thời vụ…) có thể cấy thưa hơn để tăng số dảnh, bông và hạt trên một cây.

- Phân bón

Lượng phân bón cho 1ha: 10T phân hữu cơ hoai mục + 100-120kg N + 60-90kg P2O5 + 60- 90kg K2O. Có thể thay thế bằng các loại phân khác (phân vi sinh, phân tổng hợp…) nhưng phải đảm bảo đủ lượng N-P-K như đã nêu.

Cách bón:

- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và P2O5 trước khi bừa lần cuối, bón 50% N + 30% K2O trước khi cấy.

- Bón thúc hai lần kết hợp làm cỏ sục bùn

+ Khi lúa bén rễ, hồi xanh: 30% N + 40% K2O

+ Khi lúa kết thúc đẻ nhánh: 20% N + 30% K2O

- Tưới nước

Sau khi cấy giữ lớp nước 3 - 5cm cho lúa hồi xanh, sau đó thường xuyên giữ nước ở mức 2 - 3cm. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng 5 - 7 ngày, sau đó tưới và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày rút kiệt nước.

b. Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

Kỹ thuật nhân từ hạt giống tác giả hoặc duy trì từ hạt giống siêu nguyên chủng (Sơ đồ 1)

Vụ thứ nhất (G0)

* Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng: Trên cơ sở bản mô tả giống của cơ quan khảo nghiệm hoặc của tác giả, người sản xuất giống phải căn cứ vào thực tế của địa phương để bổ sung và hoàn thiện bảng các tính trạng đặc trưng của giống nêu ở phụ lục 1, làm cơ sở để chọn lọc các cá thể.

Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 100m2. Khi bắt đầu đẻ nhánh, chọn ít nhất 200 cây điển hình và cắm que theo dõi. Thường xuyên quan sát các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại bỏ dần những cây có tính trạng không phù hợp, cây sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh hại hoặc chống chịu yếu.

Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây không đạt yêu cầu, nhổ hoặc cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu, đeo thẻ đánh số thứ tự để tiếp tục đánh giá trong phòng.

* Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Tiến hành đo đếm các tính trạng số lượng của từng cá thể đã được chọn ngoài ruộng (các tính trạng số 19, 20, 21, 28, 29 trong phụ lục 1), tính giá trị trung bình ( ), độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (s) theo các công thức sau :

- Giá trị trung bình :

- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình :  ( nếu n > 25)

 và  ( nếu n < 25 )

Trong đó: s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình

 xi là giá trị đo đếm được của cá thể ( hoặc dòng) thứ i (i từ 1...n);

 n là tổng số cá thể hoặc dòng được đánh giá

 là giá trị trung bình.

Chọn các cá thể có giá trị nằm trong khoảng .

Các tính trạng số 15, 27 của các cá thể hoặc dòng phải bằng nhau (cùng ngày).

Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu ở vị trí dưới cổ bông khoảng 10cm, cho vào túi vải hoặc túi giấy riêng biệt, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ tiếp theo.

Vụ thứ hai (G1)

Gieo riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất và cấy mỗi dòng thành một ô, các ô tuần tự theo hàng ngang. Chiều dài các ô phải bằng nhau, số hàng cây nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng mạ đã có, không được để đất trống trong ô. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh dấu ở đầu mỗi ô ngay sau khi cấy xong.

Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, không được khử bỏ cây khác dạng, trừ trường hợp xác định được chính xác cây khác dạng là do lẫn cơ giới thì phải khử bỏ sớm trước khi trỗ. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.

Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.

Thu hoạch, phơi khô, làm sạch và tính năng suất cá thể (gam/cây) của từng dòng, tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu. Đối với lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.

Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 85% tổng số dòng G1 thì hỗn hạt của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu gửi kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định. Bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.

Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G1 làm vật liệu khởi đầu để chọn cá thể nhằm tiếp tục sản xuất lô hạt giống siêu nguyên chủng khác với các bước như trên.

 Kỹ thuật phục tráng từ hạt giống trong sản xuất (Sơ đồ 2)

Trong trường hợp không có hạt giống tác giả hoặc siêu nguyên chủng thì có thể sản xuất hạt giống lúa siêu nguyên chủng bằng cách phục tráng từ hạt giống có cấp chất lượng thấp hơn có trong sản xuất (Sơ đồ 2).

Vụ thứ nhất (G0)

Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 200m2 hoặc sử dụng ruộng giống đang sản xuất hạt giống nguyên chủng, xác nhận (cấy 1 dảnh) sẵn có làm ruộng giống vật liệu. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì chọn và đánh dấu ít nhất 150 cây để theo dõi, đánh giá và chọn những cây đạt yêu cầu.

Gieo cấy toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất thành ruộng dòng G1. Kỹ thuật bố trí ô, cấy và đánh giá để chọn ra các dòng đạt yêu cầu như mục

Sau thu hoạch, tuốt hạt các dòng đạt yêu cầu, phơi khô, làm sạch, cho vào túi vải hoặc giấy riêng biệt, ghi mã số và bảo quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ thứ ba.

Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G1 làm vật liệu khởi đầu để tiếp tục chọn và nhân lô hạt giống siêu nguyên chủng khác với các bước như trên.

Vụ thứ ba (G2)

Lượng hạt giống của mỗi dòng thu được ở vụ trước được chia làm hai phần: Phần nhỏ (khoảng 1/3 - 1/4) để dự phòng, phần còn lại được gieo cấy trên ruộng so sánh và ruộng nhân dòng, các ruộng phải có sơ đồ riêng sau khi cấy.

- Ruộng so sánh: Chọn ruộng thật đồng đều, cấy các dòng thành từng ô theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi ô có diện tích ít nhất 10m2 và cách nhau 30 - 35cm. Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ được phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi tung phấn, không khử bỏ các cây khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng có tính trạng biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số dòng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.

Đánh giá các dòng đạt yêu cầu lần cuối trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, mỗi dòng thu 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.

- Ruộng nhân dòng: Sau khi cấy ruộng so sánh, cấy hết số mạ còn lại ở ruộng nhân dòng. Tiến hành kiểm định các dòng đã được chọn ở ruộng so sánh vào thời kỳ trỗ 50% và trước thu hoạch để phát hiện cây khác dạng. Cho phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới, loại bỏ các dòng có cây khác dạng.

Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn (kg/m2), tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, nếu là lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.

Dựa trên kết quả đánh giá ở ruộng so sánh, ruộng nhân dòng và kết quả đánh giá trong phòng để chọn ra các dòng đạt yêu cầu.

Tự kiểm tra chất lượng gieo trồng của từng dòng được chọn trước khi hỗn các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định, bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.

c. Kỹ thuật sản xuất hạt giống nguyên chủng

Hạt giống nguyên chủng phải được nhân trực tiếp từ hạt giống siêu nguyên chủng.

Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5-1/25 diện tích ruộng cấy, lượng giống gieo để cấy 1ha lúa nguyên chủng khoảng 22 - 30kg tuỳ giống và thời vụ. Cấy 1 dảnh (kể cả ngạnh trê), theo băng.

Tuỳ tập quán và điều kiện cụ thể, có thể gieo thẳng theo hàng và băng trên ruộng giống.

Thường xuyên theo dõi, phát hiện và khử bỏ cây khác dạng trong ruộng giống từ khi gieo, cấy đến trước khi thu hoạch. Ruộng giống phải được kiểm định theo quy định và phải đạt tiêu chuẩn ruộng giống.

Hạt giống nguyên chủng được đóng bao, gắn tem nhãn theo quy định và được bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống xác nhận ở vụ sau.

d. Kỹ thuật sản xuất hạt giống xác nhận

Hạt giống xác nhận phải được nhân trực tiếp từ hạt giống nguyên chủng.

Kỹ thuật sản xuất hạt giống xác nhận như sản xuất hạt giống nguyên chủng.

e. Thu hoạch và bảo quản

Phải kiểm tra cẩn thận các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn tạp cơ giới.

Bao giống trong kho được xếp theo hàng, theo lô, theo cấp, không để sát tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.

Kiểm tra định kỳ 2,0 - 2,5 tháng một lần đối với các chỉ tiêu độ ẩm, tỷ lệ nảy mầm và sâu mọt, trước khi xuất kho một tháng phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng gieo trồng của lô giống lần cuối.

 

SƠ ĐỒ 1. KỸ THUẬT NHÂN TỪ HẠT GIỐNG TÁC GIẢ HOẶC DUY TRÌ TỪ HẠT GIỐNG SIÊU NGUYÊN CHỦNG

 

SƠ ĐỒ 2. KỸ THUẬT PHỤC TRÁNG TỪ HẠT GIỐNG TRONG SẢN XUẤT

 

CÁC TÍNH TRẠNG ĐẶC TRƯNG CỦA GIỐNG LÚA

TT

Tính trạng

Thời điểm đánh giá

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

1

Màu sắc gốc mạ

Cây mạ

 

Quan sát

2

Mức độ xanh của lá

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

3

Sắc tố Antoxian ở lá

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

4

Sự phân bố sắc tố Antoxian ở lá

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

5

Sắc tố Antoxian ở bẹ lá

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

6

Tai lá

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

7

Gối lá (cổ lá)

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

8

Sắc tố Antoxian ở gối lá

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

9

Độ dầy lá

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

10

Góc thân (thế cây)

Chuẩn bị làm đòng

 

Quan sát

11

Chiều dài phiến lá

Bông trỗ hoàn toàn

 

Quan sát lá giáp lá đòng

12

Chiều rộng phiến lá

Bông trỗ hoàn toàn

 

Quan sát lá giáp lá đòng

13

Trạng thái phiến lá đòng (quan sát sớm)

Bông trỗ hoàn toàn

 

Quan sát

14

Trạng thái phiến lá đòng (quan sát muộn)

Bông trỗ hoàn toàn

 

Quan sát

15

Thời gian trỗ (số ngày từ gieo đến 50% số cây có bông trỗ)

Trỗ bông

 

Đo đếm

16

Bất dục đực

3/4 bông trỗ thoát

 

Quan sát

17

Màu sắc vỏ trấu

Gié đầu bông chín

 

Quan sát

18

Màu sắc mỏ hạt

Chín sáp - gié đầu bông chín

 

Quan sát

19

Chiều cao thân (cm)

(không tính bông)

Chín sữa / Thu hoạch

 

Đo từ mặt đất đến cổ bông

20

Số bông trên cây

Chín sữa

 

Đếm

21

Chiều dài trục chính của bông (cm)

Gié đầu bông chín/ Thu hoạch

 

Đo từ cổ bông đến đầu bông

22

Trạng thái trục chính của bông

Gié đầu bông chín

 

Quan sát

23

Râu trên bông

Gié đầu bông chín

 

Quan sát

24

Sự phân bố của râu trên bông

Gié đầu bông chín

 

Quan sát

25

Trạng thái của bông

Gié đầu bông chín

 

Quan sát bông đặt xuôi theo chiều thẳng đứng

26

Thoát cổ bông

Gié đầu bông chín

 

Quan sát

27

Thời gian chín (số ngày từ gieo đến 85% số hạt chín)

Gié đầu bông chín

 

Đo đếm

28

Tổng số hạt chắc trên bông

Thu hoạch

 

Đếm

29

Khối lượng 1000 hạt (gam)

Thu hoạch

 

Cân hạt ở độ ẩm 13,5%

30

Dạng hạt thóc (D/R)

Thu hoạch

 

Quan sát

31

Kiểu xếp hạt

Gié đầu bông chín

 

Quan sát trên gié cấp 1 và xác định mức độ gối lên nhau của các hạt liền kề

32

Màu sắc hạt gạo lật

Thu hoạch

 

Quan sát gạo lật

33

Hương thơm

Thu hoạch

 

Cảm quan hoặc hóa chất

1.3. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống lúa QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT

a. Ruộng sản xuất giống

- Yêu cầu về đất

Ruộng sản xuất hạt giống lúa phải sạch cỏ dại và các cây trồng khác, không có lúa chét và lúa mọc từ hạt rụng của vụ trước.

- Yêu cầu về cách ly

Ruộng sản xuất giống phải cách ly với các ruộng trồng lúa khác ở xung quanh bằng một trong các phương pháp quy định ở Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu về cách ly

Ruộng sản xuất giống

Phương pháp cách ly

Cách ly không gian

Cách ly thời gian

Siêu guyên chủng

Ít nhất 20m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày

Nguyên chủng, Xác nhận 1 và Xác nhận 2

Ít nhất 3m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày

- Độ thuần giống và cỏ dại

Bảng 2 - Chỉ tiêu độ thuần giống và cỏ dại

Chỉ tiêu

Ruộng sản xuất giống

Siêu nguyên chủng

Nguyên chủng

Xác nhận 1

Xác nhận 2

1. Độ thuần ruộng giống, % số cây, không nhỏ hơn

100

99,9

99,5

99,0

2. Cỏ dại nguy hạia, số cây/100m2, không lớn hơn

0

5

10

15

Chú thích: a Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona); cỏ lồng vực nước (Echinochloa crusgalli.); cỏ lồng vực tím (Echinochloa.glabrescens); cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensnis); lúa cỏ (Oryza sativa L. var fatua Prain)

- Các chỉ tiêu chất lượng hạt giống lúa

Bảng 3 - Các chỉ tiêu chất lượng hạt giống lúa

Chỉ tiêu

Hạt giống siêu nguyên chủng

Hạt giống nguyên chủng

Hạt giống xác nhận 1

Hạt giống xác nhận 2

1. Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn

99,0

99,0

99,0

99,0

2. Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt, không lớn hơn

0

0,05

0,3

0,5

3. Hạt cỏ dại nguy hạia, số hạt/ kg, không lớn hơn

0

5

10

15

4. Tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn

80

80

80

80

5. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

13,5

13,5

13,5

13,5

Ghi chú: a Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona); cỏ lồng vực nước (Echinochloa crusgalli.); cỏ lồng vực tím (Echinochloa.glabrescens); cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensnis); lúa cỏ (Oryza sativa L. var fatua Prain)

C. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

- Phương pháp kiểm định

- Các chỉ tiêu chất lượng của ruộng sản xuất giống lúa quy định ở mục 2.1 của quy chuẩn này được kiểm định theo TCVN 8550: 2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống.

- Số lần kiểm định: Ít nhất 3 lần tại các thời điểm sau:

- Lần 1: Sau cấy hoặc gieo thẳng 10 đến 20 ngày

- Lần 2: Khi trỗ khoảng 50%

- Lần 3: Trước thu hoạch từ 5 đến 7 ngày

- Phương pháp kiểm nghiệm

+ Phương pháp lấy mẫu lô hạt giống lúa theo TCVN 8548: 2011 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.

+ Các chỉ tiêu chất lượng hạt giống lúa quy định tại mục 2.2 của Quy chuẩn kỹ thuật này được xác định theo TCVN 8548: 2010 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.

- Phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần giống trên ô thí nghiệm

Kiểm tra tính đúng giống và độ thuần giống trên ô thí nghiệm khi cần thiết theo theo TCVN 8547: 2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần lô hạt giống

2. Tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng bảo tồn nguồn gen quý hiếm về giống cây trồng truyền thống và sản xuất lưu giữ giống gốc giống cây trồng

ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG

Theo dõi và đánh giá các đặc điểm nông sinh học, các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu…đối chiếu với quy phạm khảo nghiệm DUS:

2.1. Đối với cây xoài: 10TCN: 2006 Quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống xoài.

BẢNG CÁC TÍNH TRẠNG ĐẶC TRƯNG CỦA GIỐNG XOÀI

TT

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

1

(*)

PQ

 VG

Cây : Trạng thái của cành chính

Tree: Attitude of main branches

Đứng

Ngang

Rủ xuống

 

1

2

3

2

VS/VG

(*)

PQ

Lá non: Mức độ sắc tố antoxian

Young leaf: Intensity of anthocyanin coloration

Không có hoặc rất nhạt

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

 

1

3

5

7

9

3(a)

QN

MS

Phiến lá: Chiều dài

Leaf blade: length

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

4(a)

QN

MS

Phiến lá: Chiều rộng

Leaf blade: width

Hẹp

Trung bình

Rộng

 

3

5

7

5(a)

(*)

QN

MS

Phiến lá: Tỷ lệ chiều dài/rộng

Leaf blade: ratio length/width

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

 

3

5

7

9

6(a)

(+)

 PQ

 VG

Phiến lá: Hình dạng

Leaf blade: shape

Trứng

Elíp

Thuôn

 

1

2

3

7(a)

 PQ

VG

 

Phiến lá: Màu sắc

Leaf blade: color

Xanh vàng

Xanh nhạt

Xanh

Xanh đậm

 

1

2

3

4

8(a)

(+)

QL

VG

Phiến lá: Sự xoắn

Leaf blade: twisting

Không có

 

1

9

9(a)

QN

VS

Phiến lá: Khoảng cách giữa các gân lá thứ cấp

Leaf blade: spacing of secondry veins

Rất hẹp

Hẹp

Trung bình

Rộng

Rất rộng

 

1

3

5

7

9

10(a)

QN

VG

Phiến lá: Mức độ gợn sóng của mép lá

Leaf blade: undulation of margin

Không có hoặc rất ít

Trung bình

Nhiều

 

1

2

3

11(a)

(+)

PQ

VG

Phiến lá: Hình dạng gốc lá

Leaf blade: Shape of base

Nhọn

Tròn

 

1

2

3

12(a)

(+)

PQ

VG

Phiến lá: Hình dạng ở đỉnh

Leaf blade: shape of apex

Nhọn hẹp

Nhọn ở mũi

Nhọn

 

1

2

3

13(a)

QN

VG

Cuống lá: Trạng thái so với cành

Petiole: attitude in relation to shoot

Đứng

Bán đứng

Vuông góc

Uốn ngược ra ít

Uốn ngược ra nhiều

 

1

3

5

7

9

14(a)

QN

MS

Cuống lá: Chiều dài

Petiole: length

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

15(b)

(*)(+)

QN

MS

Chùm hoa: Chiều dài

Infloresscence: length

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

16(b)

(+)

QN

MS

Chùm hoa: Đường kính

Infloresscence: Diameter

Nhỏ

Trung bình

Lớn

 

3

5

7

17(b)

(+)

QN

MS

Chùm hoa: Tỷ lệ chiều dài/đường kính

Infloresscence: ratio length/diameter

Nhỏ

Trung bình

Lớn

 

3

5

7

18(b)

(+)

QN

MS

Chùm hoa: Số nhánh sơ cấp

Infloresscence: number of primary branches

Ít

Trung bình

Nhiều

 

3

5

7

19(b)

(*)

QN

MG

Chùm hoa: Sắc tố antoxian ở trục và nhánh

Infloresscence: anthocyanin coloration of axis and branches

Không có hoặc rất nhạt

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

 

1

3

5

7

9

20(c)

(*)

(+)

QN

MS

Quả chín chưa hoàn toàn : Chiều dài

Mature fruit: length

Ngắn

Trung bình

Dài

Rất dài

 

3

5

7

9

21(c)

(*)(+)

QN

MS

Quả chín chưa hoàn toàn : Chiều rộng

Mature fruit: width

Hẹp

Trung bình

Rộng

Rất rộng

 

3

5

7

9

22(c)

(*)(+)

QN

MS

Quả chín chưa hoàn toàn : Tỷ lệ dài/rộng

Mature fruit: ratio length/width

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

 

1

3

5

7

9

23(c)

(*)(+)

PQ

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Hình dạng mặt cắt ngang

Mature fruit: shape in cross section

E líp

E líp rộng

Tròn

 

1

2

3

24(c)

(*)

PQ

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Màu sắc của vỏ

Mature fruit: color of skin

Vàng

Xanh

Xanh và Vàng

Xanh và Cam

Xanh và Hồng

Xanh và Đỏ

Xanh và Tím

 

1

2

3

4

5

6

7

25(c)(e)

QN

VS

Quả chín chưa hoàn toàn : Mật độ bì khổng

Mature fruit: density of lenticels

Thưa

Trung bình

Dày

 

3

5

7

26(c)(e)

QN

VS

Quả chín chưa hoàn toàn : Tương phản màu giữa vỏ và bì khổng

Mature fruit : color contrast between lenticels and skin

Yếu

Trung bình

Mạnh

 

3

5

7

27(c)(e)

QN

VS

Quả chín chưa hoàn toàn : Kích cỡ của bì khổng

Mature fruit : size of lenticels

Nhỏ

Trung bình

Rộng

 

3

5

7

28(c)(e)

QL

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Độ ráp của bề mặt (mức độ hóa bần) gây ra bởi bì khổng

Mature fruit: roughness of surface (corkiness) caused by lenticels

Không có

 

1

9

29(c)

(+)

QN

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Hốc cuống

Mature fruit: stalk cavity

Không có hoặc nông

Trung bình

Sâu

 

1

2

3

30(c)

(+)

QL

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Sự xuất hiện của cổ

Mature fruit: presence of neck

Không có

 

1

9

31(c)

QN

MS

Quả chín chưa hoàn toàn : Chiều dài của cổ

Mature fruit: length of neck

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

32(c)

(*)(+)

PQ

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Hình dạng vai phía bụng

Mature fruit: shape of ventral shoulder

Tròn hướng lên trên

Tròn hướng ra ngoài

Tròn hướng xuống

 Xuôi

 Rất xuôi

 

1

2

3

4

5

33(c)

(*)(+)

PQ

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Hình dạng vai phía lưng

Mature fruit: shape of dorsal shoulder

Tròn hướng lên trên

Tròn hướng ra ngoài

Tròn hướng xuống

Xuôi

 Rất xuôi

 

1

2

3

4

5

34(c)

(+)

QN

VS

Quả chín chưa hoàn toàn : Chiều dài của rãnh ở vai phía bụng

Mature fruit: length of groove in ventral shoulder

Không có hoặc ngắn

Trung bình

Dài

 

1

2

3

35(c)

(+)

QN VS

Quả chín chưa hoàn toàn : Chiều sâu của rãnh ở vai bụng

Mature fruit: depth of groove in ventral shoulder

Không có hoặc nông

Trung bình

Sâu

 

1

2

3

36(c)

(+)

QL

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Sự phình lên ở vai bụng

Mature fruit: bulging on ventral shoulder

Không có

 

1

9

37(c)

(*)(+)

QL

VG

Quả chín chưa hoàn toàn : Sự xuất hiện của lõm gian thuỳ

Mature fruit: presence of sinus

Không có

 

1

9

38(c)

(*)

QN

VS

Quả chín chưa hoàn toàn : Độ sâu của lõm gian thuỳ

Mature fruit: depth of sinus

Nông

Trung bình

Sâu

 

3

5

7

39(c)

(*)(+)

QN

VS

Quả chín chưa hoàn toàn : Sự phình lên gần tâm của vết sẹo vòi nhụy

Mature fruit: bulging proximal of stylar scar

Không có hoặc mờ

Trung bình

 

1

2

3

40(c)

(+)

QN

VS

Quả chín chưa hoàn toàn : Đầu nhọn ở vết sẹo vòi nhụy

Mature fruit: point at stylar scar

Không có hoặc nhỏ

Trung bình

To

 

1

2

3

41(c)

QN

MS

Quả chín chưa hoàn toàn : Đường kính cuống phần đính quả

Mature fruit: diameter of stalk attachment

Nhỏ

Trung bình

To

 

3

5

7

42(d)

(*)

PQ

VG

Quả chín hoàn toàn: Màu chiếm ưu thế của vỏ

Ripe fruit: predominant color of skin

Xanh

Xanh vàng

Xanh và Vàng

Vàng

Vàng cam

Vàng và Cam

Cam

Vàng và Đỏ

Cam và Đỏ

Đỏ

Cam và Tím

Đỏ và Tím

Tím

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

43(d)(e)

QN

VG

Quả chín hoàn toàn : Mức độ đốm của vỏ

Ripe fruit: Speckling of skin

Không có hoặc rất nhạt

Nhạt

Trung bình

Đậm

 

1

3

5

7

44(d)

QN

MS

Quả chín hoàn toàn : Độ dày của vỏ

Ripe fruit: thickness of skin

Mỏng

Trung bình

Dày

 

3

5

7

45(d)

QN

VG

Quả chín hoàn toàn : Độ bám của vỏ với thịt quả

Ripe fruit: adherence of skin to flesh

Yếu

Trung bình

Chặt

 

3

5

7

46(d)

PQ

VG

Quả chín hoàn toàn : Màu chính của thịt quả

Ripe fruit: main color of flesh

Vàng xanh

Vàng nhạt

Vàng

Cam nhạt

Cam

Cam đậm

 

1

2

3

4

5

6

47(d)

QN

MG

Quả chín hoàn toàn : Mức độ cứng của thịt quả

Ripe fruit: firmness of flesh

Mềm

Trung bình

Cứng

 

3

5

7

48(d)

QN

MG

Quả chín hoàn toàn : Độ mọng nước

Ripe fruit: juiciness

Ít

Trung bình

Nhiều

 

3

5

7

49(d)

QN

VS

Quả chín hoàn toàn : Kết cấu của thịt quả

Ripe fruit: texture of flesh

Mịn

Trung bình

Thô

 

3

5

7

50(d)

(*)

QN

VS

Quả chín hoàn toàn: Số lượng xơ bám vào hột

Ripe fruit: amount of fiber attached to stone

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

 

1

3

5

7

9

51(d)

QN

VS

Quả chín hoàn toàn: Số lượng sơ bám vào vỏ . Ripe fruit: amount of fiber attached to skin

Ít

Trung bình

Nhiều

 

3

5

7

52(d)

(*)(+)

QL

VG

Quả chín hoàn toàn: " Mùi nhựa thông"

Ripe fruit : " turpentine flavor"

Không có

 

1

9

53

PQ

VS

Hột (quả hạnh): Trạng thái bề mặt

Stone: relief of surface

Có rãnh

Bằng phẳng

Nhấp nhô

 

1

2

3

54

(+)

QL

VG

Hạt : Hình dạng khi nhìn một bên

Seed : shape in lateral view

Dạng thuôn

Dạng thận

 

1

2

55

(*)

QL

VG

Hạt : Phôi

Seed: embryony

Đơn phôi

Đa phôi

 

1

2

56

QN

MS

Thời gian bắt đầu ra hoa:

Time of begining of flowering

Sớm

Trung bình

Muôn

 

3

5

7

57

(*)

QN

MS

Thời gian quả chín

Time of fruit maturity

Rất sớm

Sơm

Trung bình

Muộn

Rất muộn

 

1

3

5

7

9

2.2. Đối với cây nhãn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-128: 2013/BNNPTNT về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống nhãn.

Bảng 1 - Các tính trạng đặc trưng của giống nhãn

STT

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

Miền Bắc

Miền Nam

1.

PQ

VG

Thân: Dạng cây

Stem: Tree type

Dạng thân gỗ - arborescent

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1,

HTM-1

Tiêu da bò;

Xuồng cơm vàng

1

Dạng thân bụi - shrubby

 

 

2

2.

(+)

(a)

PQ

VG

Lá chét non: Màu sắc

Young leaflet: Color

Xanh vàng - yellowish green

 

 

1

Xanh nâu - browish green

 

 

2

Vàng nâu - browish yellow

 

 

3

Xanh đỏ - reddish qreen

Tiêu da bò

 

4

Xanh - green

 

 

5

Tím đỏ- reddish purpil

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1;

HTM-1

Xuồng cơm vàng

6

3.

(*)

(b)

QL

VG

Lá chét: Lông ở mặt dưới

Leaflet: Pubescence in the fower side

Không - absent

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1;

HTM-1

Tiêu da bò

1

Có - present

 

Xuồng cơm vàng

9

4.

(*)

(+)

(b)

QN

MS/

VG

Lá chét: Chiều dài

Leaflet: Length

Ngắn - short

 

Xuồng cơm vàng

3

Trung bình - medium

PH-M99-1.1;

HTM-1

Tiêu da bò

5

Dài - long

 

 

7

5.

(*)

(+)

(b)

QN

VG/

MS

Lá chét: Chiều rộng

Leaflet: Width of blade

Hẹp - narrow

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1;

HTM-1

Tiêu da bò

3

Trung bình - medium

 

Xuồng cơm vàng

5

Rộng - broad

 

 

7

6.

(b)

PQ

VG

Lá chét: Màu sắc mặt trên

Leaflet: Color of upper side

Xanh nhạt - light green

 

 

1

Xanh - green

HTM-1

 

2

Xanh đậm - dark green

PH-M99-2.1

 

3

Xanh vàng - yellowish green

PH-M99-1.1

Tiêu da bò (146A);

Xuồng cơm vàng (147A);

4

7.

(b)

PQ

VG

Lá chét: Màu sắc mặt dưới

Leaflet: Color of lower side

Xanh nhạt - light green

PH-M99-1.1

PH-M99-2.1;

HTM-1

 

1

Xanh - green

 

 

2

Xanh vàng - yellowish green

 

Tiêu da bò (147B);

Xuồng cơm vàng (147B);

3

8.

(+)

(b)

QL

VG

Lá chét: Sự lượn sóng của mép lá

Leaflet: Undulation of margin

Không - absent

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1;

HTM-1

Tiêu da bò;

Xuồng cơm vàng;

1

Có - present

 

 

9

9.

(+)

QN

VG

(b)

Lá chét: Mức độ lượn sóng của phiến lá

Leaflet: Undulation of blade

Không hoặc rất ít - absent or very weak

PH-M99-1.1

Tiêu da bò;

Xuồng cơm vàng

1

Trung bình - medium

PH-M99-2.1;

HTM-1

 

2

Nhiều - strong

 

 

3

10.

(*)

(+)

(b)

PQ

VG

Lá chét: Hình dạng của đỉnh lá

Leaflet: Shape of apex

Nhọn - acute

PH-M99-1.1;

HTM-1

Tiêu da bò

1

Tù - obtuse

PH-M99-2.1

Xuồng cơm vàng

2

11.

(b)

PQ

VG

Lá chét: Kiểu đầu nhọn

Leaflet: Type of acuminate tip

Nhọn - acute

Vặn - twisted

Rất nhọn - caudate

 

 

1

2

3

12.

(b)

QN

VG

Lá chét: Mức dài của đầu nhọn

Leaflet: Length of acuminate tip

Ngắn - short

Trung bình - medium

Dài - long

 

 

1

2

3

13.

(+)

(b)

PQ

VG

Lá chét: Hình dạng của phần gốc lá

Leaflet: Shape of base

Nhọn và đối xứng - acute and symmetry

 

Tiêu da bò

1

Nhọn và không đối xứng - acute and asymmetry

 

 

2

Tù và đối xứng - obtuse and asymmetry

 

Xuồng cơm vàng

3

Tù và không đối xứng - obtuse and asymmetry

HTM-1

 

4

14.

(*)

(+)

(b)

PQ

VG

Lá chét: hình dạng

Leaflet: shape

Hình lưỡi mác - lanceolate

 

 

1

Hình bầu dục - elliptic

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1;

HTM-1

Tiêu da bò;

Xuồng cơm vàng

2

Trứng ngược - obovate

 

 

3

15.

(b)

QN

VG

Lá chét: Độ bóng mặt trên

Leaflet: Glossiness in upper side

Không có hoặc rất ít - absent or very weak

PH-M99-2.1

Xuồng cơm vàng

1

Trung bình - medium

PH-M99-1.1;

HTM-1

 

2

Nhiều - much

 

Tiêu da bò

3

16.

(*)

(+)

(c)

QN

MS

Lá chét: Số lượng

Leaflet: Number of leaflet

Ít - few (<8)

PH-M99-2.1

Tiêu da bò

1

Trung bình - medium (8- 12)

PH-M99-1.1;

HTM-1

Xuồng cơm vàng

2

Nhiều - many (>12)

 

 

3

17.

(*)

(+)

(c)

QL

VG

Lá kép: Sự đối xứng của lá chét

Compound leaf: Symmetry of leaflet

Không đối xứng - asymmetry

HTM-1

Xuồng cơm vàng

1

Đối xứng - symmetry

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1

Tiêu da bò

9

18.

(+)

(c)

QN

MS

Lá kép: Chiều dài

Compound leaves: Length

Ngắn - short

PH-M99-2.1;

HTM-1

 

3

Trung bình - medium

PH-M99-1.1

 

5

Dài - long

 

 

7

19.

(*)

(+)

(d)

QN

VG

Chùm hoa: Khả năng ra hoa

Inflorescence: Flowering possibility

Dễ - easy

PH-M99-1.1

Xuồng cơm vàng

1

Trung bình - medium

PH-M99-2.1

 

2

Khó - hard

HTM-1

Tiêu da bò

3

20.

(+)

(d)

QN

MS

Chùm hoa: chiều dài

Inflorescence: length

Ngắn - short

PH-M99-2.1

Xuồng cơm vàng

3

Trung bình - medium

Tiêu da bò

 

5

Dài - long

PH-M99-1.1;

HTM-1

 

7

21.

(+)

(d)

QN

MS

Chùm hoa: Chiều rộng

lnflorescence: width

Hẹp - narrow

 

Xuồng cơm vàng

3

Trung bình - medium

 

 

5

Rộng - broad

 

Tiêu da bò

7

22.

(d)

PQ

MS/

VG

Chùm hoa: Vị trí

Inflorescence: Position

Đầu cành - Terminal

 

 

1

Nách lá - auxillary

 

 

2

Cả hai - both

 

 

3

23.

(d)

QN

VG

Chùm hoa: Mức độ hoa

Inflorescence: Abundance of flower

Nhiều - profuse

 

 

1

Trung bình - moderate

 

 

2

Ít - sparse

 

 

3

24.

(*)

QN

VG

(e)

Chùm quả: số lượng quả

Fruit cluster: number of fruit

Ít - few

 

Xuồng cơm vàng

3

Trung bình - medium

 

 

5

Nhiều - many

 

Tiêu da bò

7

25.

QN

VG

(e)

Quả: Thời gian chín

Fruit: Maturity time

Chín sớm - early maturity

 

 

1

Chín trung bình - Medium maturity

 

 

2

Chín muộn - late maturity

 

 

3

26.

(*)

(+)

(g)

PQ

VG

Quả: Hình dạng

Fruit: Shape

Cầu dẹt - oblate

HTM-1

 

1

Tròn - circle

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1

Tiêu da bò;

Xuồng cơm vàng

2

Dạng khác - others

 

 

3

27.

(*)

(+)

(g)

QL

VG

Quả: Tính đối xứng

Fruit: Symmetry

Không đối xứng - asymmetry

HTM-1

 

1

Đối xứng - symmetry

PH-M99-1.1;

PH-M99-2.1

Tiêu da bò;

Xuồng cơm vàng

9

28.

(+)

(g)

PQ

VG

Quả: Hình dạng của đỉnh

Fruit: Shape of apex

Cầu dẹt - oblate

 

Xuồng cơm vàng, Tiêu da bò

1

Tròn - circle

 

 

2

29.

(g)

QN

VG/

MS

Quả: Khối lượng

Fruit: Weight

Nhẹ - light

 

 

3

Trung bình - medium

HTM-1,

PH-M99-2.1

 

5

Nặng - heavy

 

 

7

30.

(*)

(+)

(g)

QN

MS

Quả: Chiều cao

Fruit: Height

Thấp - short

 

 

3

Trung bình - medium

 

Tiêu da bò

5

Cao - high

 

Xuồng cơm vàng

7

31.

(*)

(+)

(g)

QN

MS

Quả: Chiều rộng

Fruit: Width

Hẹp - narrow

 

 

3

Trung bình - medium

 

Tiêu da bò

5

Rộng - broad

 

Xuồng cơm vàng

7

32.

(g)

PQ

VG

Quả: Bề mặt của vỏ quả

Fruit: Peel surface

Nhẵn - smooth

PH-M99-2.1;

HTM-1

Tiêu da bò

1

Gồ ghề - rough

PH-M99-1.1

Xuồng cơm vàng

2

33.

(*)

(g)

PQ

VG

Quả: Màu sắc vỏ khi chín

Fruit: Color

Nâu - brown

PH-M99-1.1;

HTM-1

Nhãn Long

1

Nâu vàng - brownish yellow

PH-M99-2.1

Tiêu da bò;

Xuồng cơm vàng

2

Nâu xanh - greenish brow

 

 

3

Nâu đỏ - reddish brow

 

 

4

Vàng - yellow

 

 

5

34.

(*)

(g)

PQ

VG

Quả: màu sắc cùi

Fruit: Color of flesh

Trắng trong - pure white

PH-M99-2.1

Tiêu da bò

1

Trắng sữa - milky white

PH-M99-1.1

 

2

Trắng vàng - yellowish white

HTM-1

Xuồng cơm vàng

3

35.

(*)

(g)

QN

MS

Quả: Độ dày cùi

Fruit: Thickness of flesh

Mỏng - thin

 

 

1

Trung bình - medium

 

Tiêu da bò

2

Dày - thick

HTM-1;

PH-M99-2.1;

PH-M99-1.1

Xuồng cơm vàng

3

36.

(*)

(h)

QN

VG

Cùi: Mức độ dịch quả

Flesh: Juiciness

Ít - little

 

Xuồng cơm vàng

3

Trung bình - medium

PH-M99-1.1

Tiêu da bò

5

Nhiều - much

HTM-1;

PH-M99-2.1

 

7

37.

(*)

(h)

QN

VG

Cùi: Độ ngọt

Flesh: Brix content

It - little

 

 

1

Trung bình - medium

PH-M99-1.1

Tiêu da bò; Xuồng cơm vàng

2

Nhiều - much

HTM-1;

PH-M99-2.1

Nhãn Long

3

38.

(*)

(i)

QN

MG

Hạt: Kích cỡ

Seed: Size

Rất nhỏ - very small

 

 

1

Nhỏ - small

 

Tiêu da bò

3

Trung bình - medium

 

Xuồng cơm vàng

5

Lớn - lagre

HTM-1

 

7

Rất lớn - very large

PH-M99-1.1,

PH-M99-2.1

 

9

39.

(*)

(i)

VG

PQ

Hạt: Màu sắc vỏ

Seed: Color

Đen - black

 

 

1

Nâu - brown

 

 

2

Trắng - white

 

 

3

40.

(*)

(i)

VG

QN

Hạt: Kích cỡ rốn

Seed: Hilum size

Nhỏ - small

 

 

3

Trung bình - medium

Hương Chi

 

5

Lớn - large

PH-M99-1.1

 

7

CHÚ THÍCH:

(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.

(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi ở Phụ lục A.

(a) Thân: Đánh giá khi cây được 3 tuổi, tại phần chính giữa của thân;

(b) Lá chét (gồm lá chét non và lá chét thành thục): Đánh giá lá ở vị trí thứ 4 hoặc thứ 5 tính từ lá đầu tiên của lá kép, là các lá thuần thục.

(c) Lá kép: lấy lá ở vị trí thứ 4 hoặc thứ 5 trên cành, là lá thuần thục, ở vị trí giữa tán và phía ngoài

(d) Chùm hoa: Đánh giá chùm hoa ở vị trí giữa tán và ngoài tán, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.

(e) Chùm quả: Đánh giá chùm quả ở vị trí giữa tán và ngoài tán, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.

(g) Quả: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.

(h) Cùi: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.

(i) Hạt: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.

2.3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC: CÂY XOÀI, CÂY BƯỞI,CÂY NHÃN, CÂY HỒNG XIÊM, CÂY MÍT, CÂY ỔI.

A. CÂY XOÀI (XOÀI ĐÀI LOAN)

Nguồn gốc, đặc điểm:

* Nguồn gốc: Là giống nhập từ Đài Loan, được chọn tạo, nhân giống, tại Viện nghiên cứu rau quả TW, Viện cây lương thực, Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Vĩnh Phúc (miền Bắc) và một số cơ sở sản xuất các tỉnh Tiền Giang, Bến tre…(miền Nam).

* Đặc điểm: Cây sinh trưởng nhanh, phân cành trung bình, tán thưa, dễ ra hoa, tỷ lệ đậu hoa cao, hoa ra tập trung từ tháng 1 đến tháng 4, tỷ lệ đậu quả khá cao, cho quả sớm sau 24 tháng trồng. Quả khi chín có màu vàng xanh, cùi mịn, không có xơ, hạt lép có mùi thơm đặc trưng (có thể sử dụng ăn xanh, không chua, vị đậm và giòn), hạt lép. Trọng lượng trung bình từ 0,8-1,2 kg/quả (cá biệt tới 1,4 kg/quả).

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Thời vụ:

- Vụ Xuân: Trồng vào tháng 2 - 3.

- Vụ Thu: Trồng vào tháng 8 - 10.

Mật độ, khoảng cách:

Có thể trồng thưa, dày khác nhau tuỳ điều kiện đất đai, khả năng thâm canh, kỹ thuật cắt tỉa cành, duy trì độ lớn khung tán, xử lý ra hoa… Mật độ trồng trung bình từ 300-350 cây/ha (6m x 5m); trồng dày khoảng cách (4 x 5m hoặc 3 x 3,5m) mật độ 500 - 950 cây/ha.

Cách trồng:

+ Đào hố: Đào hố vuông, rộng 70 - 80 cm, sâu 50 - 70 cm.

+ Bón phân lót cho 1 hố: 20 - 30kg phân chuồng mục + 1- 2kg super lân + 0,1kg Kali + 0,3-0,5kg vôi bột. Trộn đều phân với đất, lấp bằng miệng hố (công việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng).

+ Cách trồng: Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu ni lon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh lay gốc làm chết cây. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển.

Chăm sóc.

* Tưới nước: Cần phải tưới nước sau trồng. Trời nắng hạn tưới 1 lần/ngày, đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện thời tiết và sinh trưởng để tưới.

* Bón phân.

- Cây còn non: Bón phân NPK, mỗi cây 0,3 - 0,5 kg, bón tăng dần theo tuổi lớn của cây.

- Cây cho thu hoạch quả: Mỗi cây bón 1,5 - 2,0kg phân NPK. Bón 2 lần bón/năm chủ yếu khi xoài ra hoa và sau thu hoạch quả. Để giúp cho cây ra hoa đều, tăng tỷ lệ giữ quả; có thể dùng chất kích thích ra hoa, đậu quả.

* Cắt tỉa, tạo hình.

Bắt đầu cắt tỉa cành khi cây được 1 năm tuổi, để lại 2 - 3 cành tạo tán cây phát triển cân đối. Mỗi năm cắt tỉa một lần vào thời kỳ sau khi thu hoạch quả, cắt bỏ hết cành tăm, cành sâu bệnh, tạo cho tán cây luôn có độ thông thoáng, cân đối.

* Phòng trừ sâu bệnh.

- Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 7 ngày phun 1 lần, sau đó 1 tháng phun 1 lần.

- Bệnh phấn trắng: Gây hại trong điều kiện nóng ẩm hoặc có sương đêm. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC….

- Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp , dùng Bassa 50EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…

- Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72WP, Kasumin 2L….

- Sâu đục thân, đục cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như : Actara 25WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

- Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa50EC, Trebon2.5EC, Supracide 40EC, Songmã 24,5 EC…

- Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25EC, Lục Sơn 0,26DD, Padan 95SP.

* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.

Thu hoạch, bảo quản:

Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

B. CÂY BƯỞI (BƯỞI DIỄN).

Nguồn gốc, đặc điểm:

* Nguồn gốc: Đoan Hùng - Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm) tại Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương.

* Đặc điểm: Cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng khoảng 1-1,5kg/ quả. Thu hoạch tháng 11 đến tháng 2.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Làm đất, đào hố, bón lót:

* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước, rộng 60 cm; sâu 60 cm.

* Bón lót:

- Phân chuồng hoai mục: 20 - 30 kg/hố

- Super lân: 0,5 - 0,7 kg/hố

- Vôi bột: 0,3 - 0,5 kg/hố

(Nếu không có phân chuồng thì bón thay bằng 5 - 7 kg phân vi sinh).

Thời vụ, mật độ, cách trồng:

* Thời vụ:

- Vụ Xuân trồng tháng 2 - 4.

- Vụ Thu trồng tháng 8 - 10.

* Mật độ, khoảng cách:

Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (5m x 6m), mật độ 333 cây/ha. Điều kiện thâm canh cao có thể trồng dày khoảng cách (3 x 3,5m), mật độ 800 - 1.000 cây/ha.Vùng đồi có thể trồng với khoảng cách (6 - 7m), mật độ 238 - 300 cây/ha.

* Cách trồng: Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 - 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây.

Chăm sóc sau khi trồng:

* Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1 lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

* Bón phân: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:

+ Bón cơ bản (tháng 8 - tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi.

+ Bón đón hoa , cành xuân từ 15/1 - 15/3: Đạm urê + kali.

+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 - tháng 7: Đạm urê + kali

Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:

+ Ure: 0,1 - 0,2 kg/cây

+ Super lân: 0,2 - 0,5 kg/cây

+ Kali: 0,1 - 0,3kg/cây.

Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất.

* Phòng trừ sâu bệnh:

- Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC, Trebon 2,5 EC, Pegasus 500 EC, Actara 25 WG, Danitol 10 EC…

- Sâu đục thân, ruồi đục quả, (sâu vẽ bùa) dòi hại lá, hại hoa phun: Sumicidin 20 EC, Padan 95 SP…

- Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: RhidomilMZ, 72WP, Score 250 EC…

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

Thu hoạch bảo quản:

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

C. CÂY NHÃN (NHÃN HƯƠNG CHI, NHÃN LỒNG HƯNG YÊN CHÍN MUỘN)

I. Nguồn gốc, đặc điểm giống:

 Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp ( gọi làn nhãn lồng lùn). Cùi khô ráo, độ đường cao. Được Viện nghiên cứu rau quả xác nhận là 1 trong 14 giống nhãn chất lượng cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Làm đất, đào hố, bón lót:

- Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước: Rộng 70 cm; Sâu 60 cm.

- Bón lót:

Phân chuồng hoai mục: 40 - 50 kg/hố

Super lân: 0,7 - 1kg/hố

Vôi bột: 0,3 - 0,5 kg/hố

(Nếu không có phân chuồng thì bón thay bằng 5 - 7 kg phân vi sinh).

Thời vụ, mật độ, cách trồng.

- Thời vụ:

Vụ xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4

Vụ thu đông trồng từ tháng 8 đến tháng 10

- Mật độ:

Vùng đồng bằng trồng 7m x 7m

Vùng trung du miền núi trồng 8m x 8m

Hoặc 8m x 7m

- Cách trồng: Hố trồng thường phải đào trước khi trồng 15 -30 ngày. Trộn toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 - 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt.

Chăm sóc sau khi trồng.

* Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Sau đó 2-3 ngày tưới một lần vào các buổi chiều mát để cây nhanh hồi phục.

* Bón phân: Hàng năm cần bón thúc vào các thời điểm tháng 2-3, tháng 6-7, tháng 8-9. Trong đó đợt bón tháng 8-9 sử dụng loại phân hữu cơ và phân chậm tiêu.

Lượng bón như sau:

+ Ure: 0,1- 0,15kg/cây

+ Super lân: 0,7 - 1 kg/cây

+ Ka ly: 0,1 kg/cây

+ Phân chuồng hoai: 30 kg/cây

Tuỳ theo tuổi cây, năng suất quả và loại đất mà lượng phân bón tăng lên cho phù hợp.

* Cắt tỉa, tạo tán: Trong hai năm đầu khi cây đạt 1-1,5m cần bấm ngọn để tạo tán. Sau đó vào những năm thu hoạch cần tỉa bỏ bớt những cành già, dưới tán bị sâu bệnh, cành vô hiệu, để tập trung dinh dưỡng nuôi cành hữu hiệu (cho quả)

* Phòng trừ sâu bệnh:

- Bọ xít, nhện chích hút phun: Sherpa 25 EC, Trebon 2,5 EC, Dipterex 80 SP, Pegasus 500 EC, Padan 95 SP...

- Bệnh đốm lá, khô đầu lá cần phun: Rhidomil MZ 72 WP, Score 250 EC, Anvil 5 SC.

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng.

Thu hoạch bảo quản:

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào hòm không quá 5 lớp.

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

D. CÂY MÍT ( MÍT THÁI SIÊU SỚM, MÍT RUỘT ĐỎ)

Mít là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi.

Thời vụ trồng

Cây mít có thể trồng quanh năm. Tốt nhất nên trồng đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch để nhẹ công chăm sóc, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

Phương thức và mật độ trồng

Mật độ và khoảng cách: Mít Changai cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 5 x 6m hoặc 6 x 7m. Sau khi khai thác quả được 5 - 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7-8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu.

Làm đất, bón lót và trồng cây 

Đất bằng phẳng phải xẻ rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm. Đất có độ dốc 5% không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg super lân, 10kg phân chuồng hoặc trấu mục…

- Trồng:

+ Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 - 70cm .

+ Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.

+ Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.

+ Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây, dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ rễ cọc bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ và rút nhẹ túi đựng bầu ra và lấp đất lại. Nếu đất khô phải tưới cho cây, dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.

Chăm sóc sau trồng

Khi trồng xong phải đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.Tháng đầu nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, giảm 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

 Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc. Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m. Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất. Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.

- Bón phân

+ Phân hữu cơ: Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón. Chỉ tiêu Thời vụ bón Lượng phân Cách gốc Rãnh bón (sâu x rộng)

Năm 1 Cuối mùa mưa 8kg 30cm 20cm x 20cm

Năm 2 Đầu mùa mưa 15kg 80cm 25cm x 20cm

Năm 3 Đầu mùa mưa 25kg Rìa tán cây 30cm x 25cm

Năm 4 Thu hoạch xong 35kg Rìa tán cây 30cm x 25cm

Năm 5 Thu hoạch xong 45kg Rìa tán cây 30cm x 25cm

+ Phân hóa học: Trước khi bón phân hóa học nên phân tích mẫu đất để quyết định lượng và loại phân phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây…

Trước khi bón phân hóa học nên phân tích mẫu đất để quyết định lượng và loại phân phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây…

Bón phân NPK 16.16.8 (Tỷ lệ 2.2.1) trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Đơn vị tính: Gram

Năm 1: Lần 1: 40g L2: 60g L3: 80g L4: 100g

Năm 2: Lần 1: 120g L2: 140g L3: 160g L4: 180g

Bón phân tỷ lệ 2.3.3 có thể sử dụng 100Kg NPK 20.20 15.13 S + 60 kg Super lân + 30Kg K2SO4 liều lượng. Lần bón Trước khi ra hoa/ Đậu trái được 30 ngày/ Đậu trái sau 75 ngày/ Thu hoạch xong:

Năm 3: 250g 150g 150g 300g

Năm 4: 350g 200g 200g 400g

Năm 5: 450g 250g 250g 500g

+ Chú ý: Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái. Bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng. Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh hại

* Bệnh thối nhùn: Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên. Trên thân gốc và bề mặt cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc và lây lan nhanh. Làm teo gốc, phần non chết.

- Phòng bệnh: Sử dụng phân oai mục, tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt, xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral, Ridomyl …

- Trị bệnh: Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250 ND.

* Bệnh thối gốc, chảy nhựa: Vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập. Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch chảy rỉ, vỏ vùng gốc bị thối, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun như Ridomyl, Aliette.

* Sâu đục thân, cành: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC…

* Ruồi đục quả: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào quả già, gây thối nhũn quả. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc quả hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…

* Sâu đục quả: Gây hại nặng làm giảm chất lượng và sản lượng. Quả có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao quả vào cuối giai đoạn quả rụng sinh lý.

* Ngài đục quả: Chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn quả chín. Phòng trị giống sâu đục quả.

Thu hoạch, sơ chế

Thu hoạch từ 90 - 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Changai tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 - 13 độ C. Bình thường để được 7 - 10 ngày.

E. CÂY HỒNG XIÊM

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng

Cây hồng xiêm có thể trồng bất cứ vụ nào trong năm khi có điều kiện chủ động trong tưới tiêu cho cây.

* Phương thức và mật độ trồng

Cây hồng xiêm được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 5 - 8m. Khoảng cách giữa hai cây là 5 - 7m tương đương với 200 - 400 cây/ha.

* Làm đất, bón lót và trồng cây

- Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm

- Bón lót: Bón lót từ 10kg phân chuồng hoai + 1 kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

- Trồng cây:

Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.

Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.

* Chăm sóc sau trồng

Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.

Khi cây lên cao được 60 - 80cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên.

Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,… nên tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả, vào những ngày nắng.

- Bón phân hàng năm:

Mỗi năm cần bổ xung lượng dinh dưỡng như sau: 0,6 - 1,0kg ure + 1kg supe lân + 0,6 - 1,0 kg kali clorua/cây. Khi cây đã ra nhiều quả cần bổ xung thêm phân chuồng với lượng 20 - 50kg/cây, từ 2 - 3 năm bón phân chuồng một lần.

Cách bón: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. Với phân chuồng và supe lân, đầu rãnh theo hình chiếu tán, bón phân và lấp kín đất.

* Phòng trừ sâu bệnh

- Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

- Sâu tiện vỏ: Cần theo dõi và phát hiện sớm khi sâu mới gây hại. Dùng dao cậy lớp vỏ tại vị trí có mùn cưa mới nhất, dùng que sắt nhỏ luồn theo đường đi của sâu để giệt sâu, hoặc dùng thuốc sâu thấm vào miếng giẻ nhỏ và nhít kín lỗ sâu vừa khoét.

Thu hoạch

Ở miền Bắc từ khi nở hoa phải sau 8 - 10 tháng quả mới chín. Tiêu chuẩn xác định độ già thu hái là: cuống nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra vỏ quả chuyển màu xanh vàng và nhẵn, khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có .Nên hái quả từng đợt cách nhau 1-2 tuần/lần. Quả thu hoạch lên phân loại trước khi đem rấm.

F. CÂY ỔI

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 - 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3- 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết.

* Thời vụ trồng

Cây ổi có thể trồng gần như quanh năm, đặc biệt là khi trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên nên trồng vào mùa xuân, tháng 2, 3, hoặc khi trời có mưa, đất đủ ẩm.

* Phương thức và mật độ trồng

Cây ổi được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 3-4m. Khoảng cách giữa hai cây là 3 - 4m tương đương với 600 - 1000 cây/ha.

* Làm đất, bón lót và trồng cây

- Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm

- Bón lót: Bón lót từ 5kg phân chuồng hoai + 1 kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

- Trồng cây:

+ Tiêu chuẩn cây giống: Cây ghép phải có ít nhất một đợt mầm dài từ 15cm trở lên và cây không có lộc non.

+ Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.

+ Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.

* Chăm sóc sau trồng

- Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.

- Khi cây lên cao được 60 - 80cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên.

- Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,… nên tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả, vào những ngày nắng.

* Bón phân hàng năm

- Năm đầu tiên bón 4 lần, mỗi lần 0,1 - 0,2kg NPK (12 - 5 - 10 - 14)/ cây bắt đầu từ sau trồng 1 tháng.

- Khi cây mang trái bón NPK (12 - 5 - 10 - 14) bón mỗi tháng 0,1 - 0,3 kg/cây đến khi quả bắt đầu chín.

- Cách bón: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

- Tháng 6, 7 ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 - 80% số quả chín. Do vây phải thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam,..)

Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Vì vậy có thể phun Sherpa 0,2-0,3%, Trebon 0,2%, hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon,..

Phun lân hữu cơ, cacbamat để phòng trừ sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non, kiến mang rệp,…

Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Không được tưới phân tươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống các bệnh chết cây; khi xuất hiện bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả thì…;

Phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2% để phòng bệnh sương mai,đốm quả; có thể phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi polyetylen hoặc các vật liệu khác.

Thu hoạch: Khi quả to đẫy, màu xanh chuyển sang sáng thì thu hoạch. Nên thu vào buổi sáng. Trước khi thu 10-15 ngày không nên phun thuốc bảo vệ thực vật.

2.4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính

Thực hiện theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

D. Phí, lệ phí: Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2935/QĐ-UBND năm 2020 về tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và qui chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của địa phương do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

  • Số hiệu: 2935/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/11/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Nguyễn Văn Khước
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản